Xu Hướng 3/2023 # Viêm Họng Hạt Khi Mang Thai Xử Lý Như Thế Nào? # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Viêm Họng Hạt Khi Mang Thai Xử Lý Như Thế Nào? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Viêm Họng Hạt Khi Mang Thai Xử Lý Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, các mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây hại, nhất là ở vùng hầu họng và các cơ quan hô hấp – nơi được coi là cửa ngõ của cơ thể.

Nếu tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng này không được khắc phục kịp thời, chúng có thể kéo dài và dẫn đến viêm họng hạt khi mang thai. Viêm họng hạt là tình trạng các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng, nguyên do là các tổ chức lympho này phải hoạt động quá sức khi chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus,…

Không giống như viêm họng cấp tính, viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, nó là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Tình trạng viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây dị tật ở thai nhi nhưng nếu không điều trị sớm, các niêm mạc vùng cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và dẫn tới những biến chứng viêm họng hạt nghiêm trọng khác như áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể là viêm cầu thận, viêm màng tim, tăng nguy cơ ung thư vòm họng,…

Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm họng hạt khi mang thai là do vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp được kể đến gồm phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A,… còn virus gồm các loại như virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…

Ngoài ra viêm họng hạt khi mang thai còn do một số yếu tố sau:

Do rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu mang thai khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài

Do mắc các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản

Thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn, nấm mốc, khí độc, hóa chất,…

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top nguyên nhân gây viêm họng hạt

Triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai

Phụ nữ bị viêm họng hạt khi mang thai cũng có những biểu hiện tương tự như như các trường hợp viêm họng hạt ở người bình thường khác, bao gồm:

Cổ họng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu

Thấy các đốm đỏ nhỏ, thường mọc tập trung với nhau ở vùng niêm mạc họng

Xuất hiện tình trạng ho dai dẳng nhưng không có đờm

Khó thở, người bệnh thường phải thở bằng miệng

Tai cảm thấy đau nhức

Làm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai?

Mang thai là thời điểm nhạy cảm, việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm họng hạt không thích hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm họng hạt thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu xác định mẹ bầu bị viêm họng hạt, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng để nuôi cấy nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh. Có một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc hợp lý.

Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt cần phải duy trì liên tục trong khoảng từ 7-10 ngày nhằm ức chế hoàn toàn vi khuẩn. Việc dừng thuốc đột ngột trong thời gian được chỉ định sẽ tạo tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát trở lại, thậm chí làm phát triển một số chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý là không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ vì nhóm thuốc này có thể gây dị tật thai nhi, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ,… cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra khi bị viêm họng hạt khi mang thai có thể gây ho khan kéo dài nhưng các bác sĩ thường không kê toa thuốc giảm ho cho người bệnh trừ trường hợp cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai.

Viêm họng hạt khi mang thai uống thuốc gì?

Nếu tình trạng viêm họng hạt khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì bắt buộc phải dùng thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên uống những loại thuốc nhóm A – thuốc đã trải qua các cuộc thử nghiệm và chắc chắn an toàn với thai nhi. Còn với những loại thuốc nhóm B – thuốc đã được thử nghiệm trên động vật nhưng chưa được sử dụng ở phụ nữ mang thai thì cần hết sức cẩn trọng.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc:

Có thể dùng thuốc xịt họng theo chỉ định của bác sĩ nếu muốn làm dịu cổ họng

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cũng cần kiểm tra cẩn thận các thành phần của thuốc, không dùng những loại thuốc chứa các chất làm co mạch

Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không được dùng các loại thuốc như thuốc aspirin hoặc ibuprofen

Cần đặc biệt tránh sử dụng những loại thuốc chứa hoạt chất xylometazoline – một chất bị khuyến cáo tránh dùng trong thai kỳ.

Cephalexin, amoxicillin, penicillin là 3 loại kháng sinh được phép dùng cho bà bầu. Tuy nhiên muốn sử dụng các loại thuốc này thì các mẹ bầu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc thời gian quy định có thể khiến bệnh không khỏi và dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.

Một số cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu an toàn

Dùng chanh và muối

Dùng chanh và muối giúp giảm các triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai tương đối hiệu quả. Các mẹ bầu thái chanh thành những lát nhỏ, trộn với muối xong ngậm đến khi muối tan hết hoặc pha nước chanh muối ngậm hàng ngày, mỗi ngày ngậm 5 lần. Kiên trì thực hiện các thấy các dấu hiệu sưng đau, rát họng và ho giảm hẳn

Cà rốt và củ cải trắng

Để đẩy lùi các triệu chứng viêm họng hạt, các mẹ bầu có thể uống nước cà rốt pha cùng 2-3 thìa mật ong hàng ngày hoặc pha loãng nước cà rốt với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 dùng để súc họng hàng ngày, súc 3-5 lần/ngày. Nếu tình trạng viêm họng khiến mẹ bầu khàn tiếng, mất tiếng thì có thể ép nước củ cải trắng tươi để uống vào sáng và tối, giúp trị khàn tiếng do viêm họng cực kỳ hiệu quả

Sử dụng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ không những có tác dụng làm đẹp da mà còn có thể chữa các triệu chứng viêm họng nhanh chóng. Các mẹ lấy 1/2 thìa bột nghệ cho vào 1/2 cốc nước nóng cùng 1 thìa muối rồi quấy đều, uống mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Với các mẹ bầu bị đau dạ dày thì nên uống hỗn hợp này sau khi ăn no, có thể pha 1 thìa bột nghệ cùng với 1 cốc sữa nóng sau đó sử dụng để không gây kích ứng cho dạ dày.

Lá tía tô

Dùng lá tía tô đun nước uống hàng ngày sẽ giúp các mẹ bầu giảm đau họng hiệu quả. Trường hợp mẹ bầu bị sốt cũng có thể dùng tía tô nấu cháo với gạo nếp rang giải bệnh, có thể dùng chung với vỏ quýt để trị ho, đau họng. Ăn cháo nóng với nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng là cách giúp diệt vi khuẩn vùng họng tức thì

Biện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai

Để các mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm họng hạt, ngoài việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ đề ra thì cần phối hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà, giúp hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị:

Nên uống từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, hạn chế tình trạng khô rát họng. Không những vậy, cung cấp đủ nước giúp ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai

Nên uống 1 cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để giảm ho, cải thiện tình trạng nóng rát ở họng. Trong mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm giúp ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh

Nên súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày để làm sạch răng miệng, giảm sưng viêm và kháng khuẩn

Nếu xuất hiện các cơn ho dai dẳng, các mẹ bầu có thể uống trà gừng để cải thiện tình trạng này

Bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như trái cây, rau xanh, trứng, cá,…

Mẹ Bầu Đau Dạ Dày Phải Xử Lý Như Thế Nào?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu gặp rất nhiều khó khăn khi thay đổi về cả ngoại hình lẫn tâm lý. Trong 3 tháng đầu thai kì, những khó chịu kèm theo tâm lý bất ổn khiến bà bầu trong tâm lý mệt mỏi. Với những mẹ bầu bị đau dạ dày lại càng khó khăn hơn nữa. Vậy làm sao để mẹ bầu đỡ đau dạ dày?

Sức khỏe trong thai kỳ của người phụ nữ luôn là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm. Đau dạ dàykhi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ cách chữa trị nào mà bắt buộc phải dùng thuốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Lý do là vì điều này có thể gây ra những biến chứng và dị tật nguy hiểm cho bé yêu của bạn trong thai kỳ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai, mà do các biểu hiện ốm nghén là một ví dụ. Dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn để đẩy thức ăn ra ngoài khi bị nghén, dẫn đến cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng. Còn khi cơn nghén đã kết thúc, thì lúc đó em bé cũng đã lớn lên, dạ dày sẽ bị chèn ép một chút dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Nếu chỉ có các triệu chứng như vậy và không kèm thêm bất cứ dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh đau dạ dày như đã nói ở trên, thì bạn hoàn toàn không cần dùng thuốc mà chúng vẫn sẽ từ từ giảm bớt hoặc biến mất. Còn nếu cơn đau quá khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vì vậy, để phòng và tránh bệnh dạ dày khi mang thai các mẹ nên có chế đệ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này.

Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.

Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn: Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.

Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn: Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.

Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress: Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.

Sử dung thức ăn khuyên dùng cho bà bầu đau dạ dày: Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là những loại có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị. Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.

Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa.

Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tây là những món ăn rất cần thiết để chữa bệnh dạ dày.

Tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.

Kiêng ăn những loại thức ăn có tính chất cứng, dày, khó tiêu hóa hoặc những thức ăn gây nóng hay dễ bị ngộ độc.

Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,…mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Liên hệ trực tiếp, để chúng tôi tư vấn giúp bạn!

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG XUÂN

WEBSITE: chúng tôi

VPGD: Phòng 310, nhà 7, tập thể đại học thủy lợi, Đống Đa, Hà Nội (Đi ngõ 95 hoặc ngõ 165 Chùa Bộc Vào)

Showroom: Số 36, ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh:

Số 15A, Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận.

(024) 3564.0311 Tel: Mobi/Zalo: 0978.491.908 – 0984.795.198.

Facebook: http://www.facebook.com/www.thaoduocquy.vn

Dùng Thuốc Gì Và Xử Lý Như Thế Nào Khi Trẻ Bị Cảm Cúm, Ho, Nghẹt Mũi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc dễ lây nhiễm virut gây cảm cúm, ho khan, ho có đờm, ngạt mũi. Nhất là vào mùa đông. Chính vì vậy, các bà mẹ cần bỏ túi cho mình các cách xử lý khi con bị cảm cúm, ho, ngạt mũi cũng như trữ sẵn các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tối đa việc dùng kháng sinh cho bé. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các cách xử lý khi con bị cảm, ho… Và giới thiệu một số sản phẩm hiệu quả cho bé.

Nguyên nhân trẻ bị cảm, ho và ngạt mũi

Do thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống

Do lây nhiễm virut cúm từ người lớn hoặc các bạn nhỏ khác.

Do không gian sinh hoạt không đủ vệ sinh, các vật dụng không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên, nhiều bụi bặm.

Do phụ huynh lạm dụng việc rửa mũi, rửa họng quá đà, sai cách gây tổn thương niêm mạc mũi, họng.

Các bước xử lý khi trẻ bị cảm, ho, ngạt mũi:

Bước 1: Kiểm tra môi trường sống của bé, tránh gió lùa, tránh hơi lạnh trực tiếp thổi vào cơ thể bé. Đồng thời, khử trùng kỹ các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với bé. Bản thân mẹ và người thân cũng cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ, bôi dầu làm ấm cơ thể bé ở các vùng lưng, bụng, ngực, sau tai, tay chân.

Bước 3: Làm sạch mũi, họng cho bé bằng cách hút mũi, vỗ long đờm.

Bước 4: Sử dụng các sản phẩm trị ngạt mũi, trị ho, đau họng cho bé. Ưu tiên các sản phẩm có thành phần lành tính, làm từ thảo dược, không chất kháng sinh.

Bước 5: Giữ ấm cho bé bằng cách mặc thêm áo, tránh mặc quá dày khiến mồ hôi không thoát ra được hoặc mặc quá nhiều lớp khiến bé khó khăn khi cử động.

Các sản phẩm hỗ trợ trị cảm cúm, ho, ngạt mũi cho bé:

Máy hút mũi hoặc dụng cụ hút mũi

Tùy vào tình hình tài chính và sở thích của mẹ và bé mà mẹ có thể chọn mua máy hút mũi hoặc dụng cụ hút mũi. Giá thành các loại máy và dụng cụ hút mũi rất đa dạng, từ vài trăm đến vài triệu.

Máy hút mũi thường hoạt động bằng pin, máy chạy tự động với các nút điều khiển, các chế độ hút được cài đặt phù hợp cho bé từ sơ sinh, độ an toàn cao và thao tác nhanh gọn nên nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho con mình. Tuy nhiên hầu hết máy hút mũi tốt đều có giá thành khá cao.

Dụng cụ hút mũi thiên về các thao táo thủ công. Cha mẹ tháo lắp theo hướng dẫn và thao táo cho con bằng tay và lực hút từ miệng hoặc lực bóp của tay. Vì vậy, lực hút khó điều chỉnh phù hợp với trẻ, có thể khiến trẻ khó chịu, khóc quấy, không hợp tác. Giá thành các loại dụng cụ hút mũi khá mềm. Phù hợp với hầu hết các gia đình có con nhỏ.

Mình gợi ý các sản phẩm máy hút mũi tốt như Comfy baby, Little Martin; các dụng cụ hút mũi phổ biến và hiệu quả mang lại khá tốt như Nose Frida, Kuku, Kichilachi … Riêng máy hút mũi Little Martin có giá thành gần như cao nhất trong các dòng máy hút mũi. Máy có giá khoảng 1.500.000-1.800.000.

Nước muối sinh lý, nước muối kháng viêm

Nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm dùng để làm mềm dịch nhầy trong khoang mũi. Rất cần thiết và là sản phẩm bắt buộc phải có trong quá trình trị cảm cúm, ho, ngạt mũi cho bé. Nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm dùng trước khi thực hiện hút mũi để giúp dễ thao tác hút mũi, làm đường thở thông thoáng.

Loại nước muối sinh lý phổ biến nhất là Natri Clorid 0.09%, được đóng thành chai nhỏ dung tích 10ml. Phù hợp để sử dụng cho bé từ sơ sinh lẫn người lớn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể tham khảo các loại chai xịt mũi có thành phần thảo dược như Sterima, Boogie mist, Zarbee …

Các sản phẩm trị ngạt là bước sau cùng nhưng không kém quan trọng trong quá trình xử lý các cơn ho, ngạt mũi, cảm cúm của trẻ. Mình xin giới thiệu hai sản phẩm theo kinh nghiệm sử dụng mình thấy tốt nhất cho bé.

Đầu tiên là tinh dầu trị ngạt Babix. Xuất xứ sản phẩm: Đức. Đóng chai theo dạng chai thủy tinh, dung tích 10ml. Chai nhỏ gọn, thuận tiện mang theo mọi lúc mọi nơi. Điểm đặc biệt khiến mình thích chai tinh dầu này là bởi nó phát huy tốt nhiệm vụ chống ngạt của mình cho dù không cần bôi trực tiếp lên da bé. Chỉ cần nhỏ vài giọt lên cổ áo, cạnh gối bé là bé đã an tâm ngủ ngon mà không bị ngạt, khò khè.

114 views

Tức Giận Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi

Thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi.  Đây là giai đoạn mà người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy sức sống nhất vì sấp chính thức sấp được làm mẹ. Tuy nhiên, đôi khi hạnh phúc có thể biến thành tức giận, trầm cảm vì những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khi mang thai, thậm chí đôi khi gây căng thẳng / stress về tinh thần. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ trải qua những khoảng thời gian thay đổi toàn bộ cuộc đời, thay đổi vai trò trong cuộc sống, thay đổi cơ thể và thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi nội tiết tố là lý do khiến hầu hết tất cả các Mẹ bầu thường hay cáu gắt và có xu hướng trầm cảm.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm và dễ nổi giận ở phụ nữ có thai 

Khi bước vào giai đoạn mang bầu mỗi bà mẹ mang thai đều ở những tình trạng khác nhau. Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm của các bà mẹ mang thai thường xuất phát từ cảm giác yếu đuối và bất lực. Những cảm giác này thường nảy sinh do bà bầu khó ngủ ngon và hay cáu gắt,cáu gắt và dễ khóc.

Khi bị trầm cảm kéo theo ảnh hưởng đến tâm trạng, khi mang bầu người mẹ cũng trải qua những thăng trầm vì luôn bồn chồn, giảm cảm giác thèm ăn hoặc luôn lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Trầm cảm ở bà mẹ mang thai là một vấn đề nghiêm trọng cần phải theo dõi dù nó không kéo dài, mặc dù tự nhiên cơ thể của phụ nữ mang thai đã có sẵn một hệ thống nội tiết tố để ngăn chặn những tác động xấu của những thay đổi trong tình trạng tinh thần này.

Hậu quả cáu gắt và giận dữ khi Mang thai

Ví dụ, khi mẹ bầu tức giận, tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, hơi thở trở nên ngắn hơn bình thường, các cơ co lại, nhu động ruột của bạn sẽ rối loạn.. Còn khi cảm xúc của mẹ bầu dâng cao trào, tim bơm máu nhanh hơn, do đó oxy không thể lưu thông đúng cách đến tất cả các mô của cơ thể mẹ. Cơ thể sẽ trở nên tỉnh táo và kích hoạt một số hormone gây co thắt và co thắt trong tử cung.

Nếu những điều này xảy ra thường xuyên, sau này trẻ khi trẻ sinh ra trẻ sẽ khó sinh, đau bụng ở trẻ, nhẹ cân, dễ lo lắng, khó khăn trong học tập sau này, thậm chí dễ quấy khóc.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai bị trầm cảm có thể dẫn đến trẻ nhẹ cân, biến chứng, sẩy thai hoặc sinh non. Chồng và những người xung quanh phải quan tâm nhiều hơn để các Mẹ bầu vững vàng đối mặt với quá trình mang thai.

Các bà mẹ mang thai khi bị trầm cảm được khuyên nên tìm gốc rễ của vấn đề khiến cảm xúc của họ kéo theo và giải quyết chúng ngay lập tức. Nếu cảm xúc của bạn tăng lên, hãy cố gắng kiên nhẫn, hít thở sâu, nhắm mắt và tưởng tượng những điều bạn yêu thích.

Sự hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn từ người chồng và những người xung quanh cũng có thể giúp lấy lại được sự bình tĩnh và khiến mẹ bầu trở nên mạnh mẽ hơn trong suốt quá trình thai kỳ. Ngoài ra, Mẹ bầu có thể tham gia các lớp học dành cho Bà mẹ mang thai,với nhau để có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung, đồng thời giúp nhau vượt qua những cảm giác có thể phải đã và đang  trải qua vì một quá trình thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Họng Hạt Khi Mang Thai Xử Lý Như Thế Nào? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!