Bạn đang xem bài viết Tuần Thai Thứ 35: Bé Đã Biết Mỉm Cười Trong Bụng Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
08/07/2020 lúc 10:00 AM
/
by Admin
/
Chăm sóc mẹ bầu
Tuần thai thứ 35, bé đã nặng gần 2,7kg, dài hơn 47cm. Còn với mẹ, những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Đây cũng là thời điểm mẹ nên chuẩn bị đầy đủ hành lý đi sinh.
Sự phát triển của bé trong tuần thai 35
Cũng như các tuần thai trước, đây là giai đoạn tăng cân rất nhanh của bé. Mỗi ngày, bé có thể tăng đến 30gr. Bụng mẹ chật chội dần và đôi lúc bé tỏ thái độ khó chịu bằng cách đá vào bụng để mẹ thay đổi tư thế.
Lúc này, lớp lông tơ cũng như lớp sáp bao phủ cơ thể bé bắt đầu rụng dần. Bé sẽ nuốt những chất này cũng như các chất bài tiết khác và tạo ra phân su. Đặc biệt giờ đây, dù rất hiếm hoi nhưng bé đã biết mỉm cười trong bụng mẹ.
Nếu tuần này bé chưa nằm ở ngôi thuận thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách “xoay thai từ bên ngoài” để giúp bé về đúng vị trí để việc sinh nở dễ dàng hơn. Nếu bé vẫn không xoay thì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai 35
Vậy là chẳng còn bao lâu nữa là đến ngày dự sinh! Lúc này, các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn, việc nằm, ngồi, đi lại đều khá khó khăn. Bàng quang lúc nào cũng ở trang thái căng cứng, lâu lâu xuất hiện cảm giác như điện giật; còn dịch âm hộ ra mỗi ngày một nhiều hơn. Hãy dùng băng vệ sinh hàng ngày để thoải mái hơn.
Nếu đầu bé đã lọt vào vùng chậu, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mà hiện tượng ợ nóng, khó thở giảm dần. Quá trình này được gọi là sa bụng, thường diễn ra vài tuần trước khi sinh. Nhưng lúc này, việc đi lại của mẹ sẽ khó khăn hơn một chút vì áp lực ở vùng bụng dưới sẽ tăng lên.
Trong thời điểm này mẹ nên tránh đi máy bay, du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất kì lúc nào. Khi những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, bé giảm hoạt động và nước ối bị rỉ hoặc chảy máu âm đạo, nhức đầu, đau bụng liên tục, giảm thị lực thì mẹ cần gọi bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện ngay.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 35
+ Ở tuần này mẹ nên kiểm soát cân nặng của mình, hạn chế ăn các chất ngọt, béo nhằm duy trì cân nặng tốt nhất cho bé. Theo dõi mọi
chuyển động của bé yêu trong giai đoạn này là rất cần thiết.
+ Tiếp tục trò chuyện, tâm sự, đọc truyện và cho bé nghe nhạc hằng đêm.
+ Tiếp tục ghi lại những hình ảnh bầu bí ở các tuần thai cuối.
Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Tp.HCM
Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.
Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.
Mẹ Bầu Đã Biết Nên Uống Sữa Similac Mom Cho Con Khỏe Mạnh Ngay Từ Trong Bụng Chưa?
Vũ Bằng , 16/10/2017 (563 lượt xem)
Giới thiệu về dòng sản phẩm sữa bà bầu Similac Mom
Thương hiệu Similac Mom là thương hiệu sữa của tập đoàn Abbott, đây là tập đoàn chuyên về sữa bột cho bà bầu và các loại sữa bột cho bé tại Hoa Kỳ. Trong thành phân sữa Similac Mom có chứa 24 vitamin và các vi chất cần thiết để hỗ trợ tối đa nhu cầu về dinh dưỡng cao của bà bầu trong cả 9 tháng thai nghén, có khi cả trong khoảng thời gian sau sinh khi cho con bú.
Hiện nay sữa bà bầu Similac Mom có 2 dòng sản phẩm là loại 400gram và 900gram. Có 2 laoij mùi vị quen thuộc đó là vani và socola, rất dễ uống để lựa chọn. Sữa bà bầu béo nhưng không gây ngậy, giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và đủ chất cho thai nhi phát triển.
Sữa bà bầu Similac Mom đem lại những điều tuyệt vời cho mẹ và bé
Không chỉ có các bé sơ sinh cần uống sữa bột công thức mà ngay cả những bà mẹ đang mang thai cũng rất cần bổ sung nguồn dinh dưỡng từ sữa bột. Mẹ có khỏe thì thai nhi mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện để chào đời.
Sữa bà bầu Similac Mom hỗ trợ tối đa cho việc phát triển trí não của thai nhi trong bụng mẹ. Trong công thức sữa có chứa hệ dưỡng chất IQ vượt trội, hàm lượng DHA, Choline, Acid chúng tôi giúp thai nhi có bộ não hoàn thiện chuẩn bị cho nhận thức sau này. Ngoài ra sữa còn bổ sung các vi chất như canxi, sắt giúp thai nhi có hệ xương vững chắc, giảm thiểu tình trạng thiếu sắt và tụt huyết áp của mẹ.
sữa bột Similac Mom của shop trẻ thơ
Sữa Similac Mom còn giúp mẹ bầu không bị táo bón bởi có hoạt chất FOS có tác dụng cải thiện đại tràng nhu động. Hệ tiêu hóa của mẹ được hỗ trợ, mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn để có sức khỏe tốt nhất cho giai đoạn cho em bé chào đời.
Khi chọn mua sản phẩm sữa bột Similac Mom thì các mẹ cần chú ý nên chọn mua sản phẩm ở những đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, chú ý hạn sử dụng và nhất định phải pha chế theo định lượng trên hướng dẫn sử dụng. Tránh tình trạng lạm dụng sữa quá nhiều hoặc uống quá ít không bổ sung đủ dinh dưỡng cơ thể cần.
Hãy đến với shop trẻ thơ để nhận được sự tư vấn nhiệt thành nhất, chúng tôi tự hào là đơn vị cung ứng các sản phẩm đồ dùng cho bé sơ sinh, đồ dùng cho bà bầu hay các loại đồ chơi, sản phẩm dinh dưỡng cho mẹ và bé…Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh để chào đón bé yêu !
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6 Mẹ Cần Lưu Ý Gì?
Với những mẹ lần đầu mang thai hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 làm các mẹ lo lắng.
Nguyên nhân mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 6
Tử cung phát triển đẩy căng thành bụng
Khi mang thai, tử cung sẽ tác động vào thành bụng để bụng to lên giúp thai nhi phát triển. Khi tử cung phát triển cũng sẽ làm tác động đến dạ dày và khiến mẹ bầu căng tức bụng nhiều hơn, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và chướng bụng.
Tử cung phát triển khiến mẹ bầu đau bụng
Đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn là một bộ phận mang chức năng nâng đỡ tử cung, giữ tử cung ở tư thế gập trước. Khi phụ nữ có thai, tử cung to ra đồng thời cũng kéo giãn dây chằng tròn gây cảm giác đau.
Cảm giác đau có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bụng dưới lan xuống vùng háng, đau tăng lên khi vận động, hắt hơi. Triệu chứng đau do dây chằng tròn thường xuất hiện vào quý thứ 2 của thai kỳ và sẽ tự khỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những bệnh khi mang thai phổ biến thường gặp và có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ như tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc thai bị nhẹ cân,…
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài cảm giác bị đau bụng dưới, bà bầu còn cảm thấy bị nóng rát khi đi tiểu, rất khó chịu, đau lưng, đau xương chậu, có thể kèm theo sốt, đổ mồi hôi ớn lạnh, buồn nôn.
Chuyển dạ sớm
Bạn có thể bị chuyển dạ sớm hơn dự tính nếu như có những dấu hiệu như âm đọa ra máu, dịch tiết thay đổi, đau bụng kèm theo sự xuất hiện của các cơn co, đau lưng dưới…
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 do sảy thai
Sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ cũng không nên loại trừ trường hợp này. Với trường hợp này thì thường có biểu hiện ra máu tùy trường hợp nặng hay nhẹ, các cơn đau ngày một nặng thêm và lan dần qua vùng xương chậu và lưng.
Tiền sản giật
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm với bà bầu giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tiền sản giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch máu, thận, gan và nhau thai. Nếu bầu tháng thứ 6 các mẹ thường xuyên bị đau bụng, đau đầu, thị giác thay đổi và buồn nôn thì hãy ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám ngay.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?
Những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 là bình thường vì khi bụng của mẹ càng lớn, buộc các dây chằng và các cơ phải căng ra để nâng đỡ thai nhi. Mẹ bầu thường cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối, trước khi sinh do dịch vị tăng hoặc đầy bụng.
Tuy nhiên nếu thấy có máu hoặc chảy nhiều dịch, bạn cần hỏi bác sĩ ngay lập tức
Những trường hợp mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới gây nguy hiểm thường rất ít sảy ra, nhưng khi bị đau bụng dưới khi mang thai mẹ bầu nên đi khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các vận động mạnh, hạn chế việc di chuyển lên xuống cầu thang.
VIDEO: Đau bụng khi mang thai – cách giải quyết hiệu quả
Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 6?
Đối với những trường hợp mẹ bị đau bụng nhẹ, mẹ hãy ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa để thư giãn. Ngoài ra, khi vừa nằm xuống thư giãn mẹ hãy nghiêng người và dậy từ từ, lấy tay làm điểm tựa. Việc làm này sẽ giúp mẹ giảm áp lực cơ bụng dưới hiệu quả.
Nên nằm nghỉ ngoi khi bị đau bụng
Đối với những mẹ làm trong môi trường văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều thì nên đi lại, vận động cơ thể để máu được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng các mẹ nên uống nhiều nước để tránh bị mệt mỏi.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên ngồi xe đi xa trong thời gian dài. Bởi sự lắc của xe sẽ khiến thai phụ bị đau bụng. Bên cạnh đó, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh vì nó có thể gây các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sinh non.
Massage nhẹ nhàng, tập một số bài thể dục đơn giản: Massage nhẹ nhàng cũng là một trong những giải pháp giúp mẹ bầu thư giãn và điều trị khi bị đau bụng dưới. Việc massage tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho mẹ bầu.
Giúp Thai Nhi Phát Triển Trí Não Từ Trong Bụng Mẹ
Chắc nhiều mẹ đã biết những thực phẩm mình ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp để sự hình thành cấu trúc cơ thể của bé. Thế nên, mẹ nhớ chú ý để khẩu phần ăn luôn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Sau khi mẹ thụ thai thành công, hệ thần kinh bao gồm não bộ là một trong những hệ thống đầu tiên phát triển của bé (i). Thế làm sao để giúp con yêu có não bộ khỏe mạnh cho nền tảng trí tuệ vững chắc, đây là vài bí quyết đảm bảo rất có ích cho mẹ bầu.
Ăn uống đúng cách giúp thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ
Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng bao gồm rau củ, trái cây, các thức ăn giàu đạm như sữa, các loạt đậu, các loạt hạt, ngũ cốc kèm theo các dưỡng chất bổ sung sẽ giúp cân bằng nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, bao gồm trí não của bé.
Bên cạnh đó, các dưỡng chất như DHA, folate… cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé mà mẹ cần bổ sung trong thai kỳ. Vì thế, nếu mẹ dự tính mang thai hoặc đã có ‘tin vui” thì hãy tích cực ăn các thức ăn giàu folate và DHA. Các chất này có thể tìm thấy trong bơ, bông cải xanh, cam quýt và các loại rau lá xanh. Ngoài ra, các loại cá như cá hồi, cá mòi cũng cung cấp kha khá DHA cho cơ thể mẹ bầu. Và mẹ cũng đừng quên nghe theo chỉ định của bác sĩ để sử dụng các chất bổ sung để cung cấp thêm sắt và axit folic cho cơ thể.
Có thể nhiều mẹ thắc mắc tại sao phải bổ sung nhiều DHA. Thực tế, DHA là một trong những dưỡng chất quan trọng hàng đầu cho trí não bé yêu. Loại axit béo omega -3 này là một trong những thành phần cần cho sự phát triển của não bộ. Nó giúp hình thành cấu trúc và chức năng của não, trung tâm điều khiển các hoạt động của con.
Tránh xa các hóa chất độc hại để thai nhi phát triển khỏe mạnh
Chất độc, hoặc các hóa chất độc hại, được tìm thấy ở khắp mọi nơi, ngay từ cả thức ăn và môi trường. Và chắc chắn hơn ai hết, mẹ cũng hiểu rõ rằng chúng không hề tốt cho sức khỏe hai mẹ con. Các hóa chất thông thường trong nhà thường có chứa chất phthalates, chì và thủy ngân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não nếu tiếp xúc lâu ngày.
Nếu mẹ cần uống thuốc, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ để tư vấn sử dụng đúng cách. Ngay cả các loại thuốc mua bán tại các nhà thuốc không cần toa của bác sĩ, cũng không đảm bảo sẽ an toàn cho các bà bầu.
Kích thích cảm xúc của bé yêu
Theo nghiên cứu, em bé có thể lắng nghe và dần biết cảm thụ âm thanh, lời nói từ khi còn trong bụng mẹ. Việc tương tác với bé sẽ giúp gắn kết mẹ con và hỗ trợ cho việc phát triển của trí não.
Nghe nhạc cho bà bầu luôn là một liệu pháp khoa học mà rất nhiều mẹ bầu áp dụng. Tùy theo thể loại khác nhau, âm nhạc sẽ kích thích hoạt động hoặc xoa dịu bé yêu không chỉ trong bụng mẹ mà đến khi bé chào đời. Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc cho thai nhi tiếp xúc sớm với âm nhạc sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển hành vi của trẻ. Ngoài việc cho con nghe nhạc có sẵn, mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe.
i. Fetal development: The 1st trimester. (n.d.). Retrieved March 21, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de…
ii. Why should I avoid some foods during pregnancy? Retrieved 2 June 2017 from, http://www.nhs.uk/chq/Pages/917.aspx?CategoryID=54
iii. Eating Fish: What Pregnant Women and Parents Should Know. Retrieved 2 June 2017 from, https://www.fda.gov/food/foodborneillnesscontaminants/metals/ucm393070.htm
iv. Pregnancy and exercise: Baby, let’s move! (2016, June 09). Retrieved February 22, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de…
v. Babies Learn to Recognize Words in the Womb. Retrieved 2 June 2017 from, http://www.sciencemag.org/news/2013/08/babies-learn-recognize-words-womb
vi. Arya, R., Chansoria, M., Konanki, R., & Tiwari, D. K. (2012). Maternal Music Exposure during Pregnancy Influences Neonatal Behaviour: An Open-Label Randomized Controlled Trial. International Journal of Pediatrics, 901812.
vii. Left-handed fetuses could show effects of maternal stress on unborn babies. (2014, June 3). Retrieved February 22, 2017, from https://www.dur.ac.uk/news/newsitem/?itemno=21328
(i) Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất (n.d.). đăng lại vào ngày 31.3.2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302
(ii) Tại sao mẹ bầu cần tránh những loại thức ăn này khi mang thai. Đăng lại vào 2.6.2017, theo http://www.nhs.uk/chq/Pages/917.aspx?CategoryID=54
(iii) Ăn cá: Những điều mẹ bầu và cha mẹ cần biết, đăng lại 2.6.2017, theo
(iv)Thai kỳ và thể dục: Con yêu ơi, mình cùng vận động nào (9.6.2016), đăng lại 22.2.2017 theo
(v): Bé yêu học hỏi cảm nhận thế giới từ trong bụng mẹ, đăng lại 2.6.2017 theo
(vi): Arya, R., Chansoria, M., Konanki, R., & Tiwari, D. K. (2012). Cho con tiếp xúc với âm nhạc từ trong bụng mẹ: những tác động đến hành vi của con – Thử nghiệm trên các đối tượng ngẫu nhiên. International Journal of Pediatrics, 901812.
(vii) Tác động do sự căng thẳng của mẹ lên thai nhi: Kiểm chứng trên thai nhi thuận tay trái (3.6.2014), đăng lại vào 22.2.2017, theo https://www.dur.ac.uk/news/newsitem/?itemno=21328
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuần Thai Thứ 35: Bé Đã Biết Mỉm Cười Trong Bụng Mẹ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!