Bạn đang xem bài viết Trong Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Có 5 Thực Phẩm Này! được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị tiêu chảy hầu như đều do chế độ ăn uống chưa được hợp lý. Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy không thể tùy tiện mà cần phải đặc biệt chú ý. Nó không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người mẹ mà còn liên lụy đến thai nhi. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn tốt cho bà bầu bị tiêu chảy cần có những gì? Cùng tham khảo 5 loại thực phẩm sau!
5 thực phẩm trong thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy
1. Sữa chua
Sữa chua được liệt kê vào danh sách đồ ăn vặt quan trọng với mẹ bầu bị tiêu chảy vì chúng có chứa nhiều lợi khuẩn probiotics rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Đối với mẹ bầu bình thường mỗi ngày ăn 1 – 2 hộp thì với mẹ bầu đang bị tiêu chảy nên ăn 2 – 3 hộp/ngày để loại bỏ vi khuẩn xấu xâm nhập.
2. Bánh mì
Khi bà bầu bị tiêu chảy thì dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm sẽ làm cho quá trình hấp thu các chất béo, chất đạm, chất đường kém hơn. Bánh mì, đặc biệt là bánh mì nướng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa khiến dạ dày ổn định hơn. Đồng thời, carbohydrat cũng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu khi đang kiệt sức vì mất nước.
3. Trứng gà
Bình thường các bà bầu đã nên ăn trứng gà rồi nhưng nó còn tốt hơn với các mẹ đang bị tiêu chảy khi kết hợp với lá mơ. Hấp cách thủy trứng gà với lá mơ sẽ là món ăn bổ dưỡng nên có trong thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy.
4. Chuối
Nhiều người nghĩ chuối tiêu sẽ giúp trị táo bón vì nó dễ tiêu chứ không thể trị tiêu chảy. Thế nhưng loại quả này thực chất là tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu bao tử ngay lập tức nên trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Hàm lượng kali có trong chuối giúp cân bằng chất điện phân trong cơ thể do thiếu nước.
5. Táo
Tác dụng của táo đối với mẹ bầu bị tiêu chảy đó là nó chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin nhất trong các loại trái cây. Các loại chất xơ này sẽ được hòa tan khi vào đường ruột để làm thành lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa tác nhân gây kích ứng ruột, cân bằng hệ tiêu hóa tốt hơn.
Bổ sung 5 loại thực phẩm trên vào thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy chắc chắn sẽ giúp tình trạng cải thiện hơn đáng kể. Bên cạnh đó, các mẹ đang bị tiêu chảy nên ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa sẽ tốt hơn. Bổ sung các loại thịt, cá cũng rất cần thiết để có thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Trường hợp nào bà bầu bị tiêu chảy phải đi viện?
Phụ nữ mang thai thường có thể trạng kém, dễ cáu gắt, hay mệt mỏi. Hầu hết các mẹ bầu bị tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi khi được nghỉ ngơi và bổ sung các loại thực phẩm trên, uống nhiều nước. Tuy nhiên, có một số trường hợp tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước là cả một vấn đề lớn với các mẹ khi mang thai. Ở một số trường hợp mất nước, các mẹ bầu có thể dùng dung dịch bù nước đường uống như Pedialyte để ngăn ngừa mất nước.
Ngoài ra, khi có các trường hợp lạ và kéo dài sau đây cần đi khám ngay:
Tiêu chảy kéo dài suốt trong 2 ngày liền, thậm chí là lâu hơn. Tiêu chảy kéo dài như vậy khả năng mất nước cao, dung dịch Pedialyte sẽ không đáp ứng đủ.
Khi bà bầu bị tiêu chảy mà sốt và nôn cũng là trường hợp phải đi viện ngay.
Phân có chứa máu là một dấu hiệu bất thường.
Đau bụng dữ dội cũng cần xem chừng.
Hơn nữa nếu mẹ bầu không đi tiểu trong vòng 5 tiếng là khả năng mất nước cũng cao.
Lưu ý: Bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở mẹ bầu cũng nên được xem xét kỹ lưỡng để phát hiện và cách giải quyết kịp thời.
Nguồn: Mabio.vn
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? Cách Chữa Tiêu Chảy Cho Mẹ Bầu
Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không? Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài
Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong quá trình mang thai, nhất là mẹ bầu hay bị tiêu chảy tháng thứ 3 của thai kì khi cơ thể mẹ đang có những chuẩn bị các cơn đau dạ con. Bên cạnh đó rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy.
Mẹ bầu bị tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng vùng quanh rốn, mỗi cơn đau kèm cảm giác muốn đi ngoài và bị đi phân lỏng. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng nôn mửa.
Mẹ bầu bị tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng bị tác động.
Bị tiêu chảy sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt rất nhanh do bị mất nước. Mẹ bị mệt, kém ăn còn có thể khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm hơn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.
Những cơn đau bụng đi ngoài còn có thể kích thích tử cung co bóp, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe an toàn của thai nhi.
Như vậy, trong trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai, cần có các biện pháp điều trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp để mẹ đến tình trạng nặng, cấp cứu muộn, khiến phải dùng nhiều thuốc và kháng sinh để điều trị có thể làm cho mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi…
Mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy có sao không?
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi không may bị tiêu chảy, mẹ bầu vô cùng lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc ấy, mẹ bầu bị tiêu chảy nên làm gì?
– Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
– Nếu sau một vài ngày mà tiêu chảy không tự chấm dứt, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kèm đau bụng thì khả năng rất cao do mẹ bị vi khuẩn, vi trùng gây hại hoặc nguy cơ mắc các bênh như viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm… Mẹ cần đến khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Không tự ý dùng thuốc hay kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Điều quan trọng nhất cần thực hiện khi bị tiêu chảy là việc bù nước và bổ sung điện giải. Có thể thực hiện thông qua các cách sau:
Mẹ uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây hay nước canh đều được sử dụng để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ bị mất do tiêu chảy. Thành phần trong nước ép trái cây, nước canh còn giúp bổ sung thêm Kali và Natri cho mẹ.
Bổ sung điện giải với bột bổ sung điện giải Wakodo của Nhật Bản, giúp bổ sung cho mẹ bầu lượng nước và chất điện giải đã bị tiêu hao khi bị ra mồ hôi, tiêu chảy. Chất dextrin chứa trong sản phẩm thủy phân tinh bột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung sung lợi khuẩn B. clausii, B. subtilis, B. coagulans hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột với bào tử lợi khuẩn Pregmom giúp bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé, làm giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá, bào tử lợi khuẩn Pregmom có thể tác động đến hệ tiêu hóa trên diện rộng, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích tiêu hoá đem lại hiệu quả tối ưu hơn.
Thay đổi về chế độ ăn uống:
Tránh các thực phẩm cay, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, đồ ngọt… có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
Tránh xa các loại đồ uống như cà phê, trà và đồ uống có chất kích thích bởi chúng không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy mà còn có hại với thai nhi.
Mẹ bầu bị tiêu chảy cần ăn uống an toàn, sạch sẽ, vệ sinh: thực hiện ăn chín uống sôi
Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, vừa có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy
Hạn chế những loại hải sản tôm, cá biển, ốc hoặc các thực phẩm khiến mẹ lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Chế độ ăn BRAT: Bánh mì nướng, nước sốt táo, khoai tây nghiền, bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch, sữa chua . Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Và mẹ bầu cũng đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.
3 Nguyên Tắc Trong Thực Đơn Cho Bà Bầu Tăng Cân Cần Phải Nhớ!
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần tăng 10 – 12kg trong suốt thai kỳ. Chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai. Mức tăng cụ thể là:
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tăng cân. Vậy tại sao bà bầu lại tăng cân?
Nếu như trong 3 tháng đầu không tăng cân, thậm chí giảm cân có thể do ốm nghén nhưng đến tháng thứ 5, thứ 6 mẹ bầu chưa tăng cân thì nên chú ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình.
Do không nạp đủ calo nên mẹ không tăng cân.
Ăn ít và ăn nhanh, thường xuyên bỏ bữa trong khi ngày cần ăn 5 – 6 bữa chính và phụ.
Nhiều người gầy nhưng sự trao đổi chất cao nên không tăng cân đầy đủ. Vì thế nên giảm các vận động xuống ở mức thấp hơn.
Vậy đối với những mẹ khó tăng cân thì nên chuẩn bị thực đơn như thế nào? Trước tiên hãy tìm hiểu về những nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân ở phần tiếp sau!
3 Nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân
Để có một thực đơn hoàn hảo cho bà bầu muốn tăng cân, trước hết bạn cần phải nhớ rõ 3 nguyên tắc sau:
Uống 2 – 3 ly sữa tươi không đường và sữa bầu. Tại sao là sữa không đường? Vì dưỡng chất trong sữa tươi không đường và có đường hầu như giống nhau chỉ khác, sữa có đường sẽ chứa đường, cũng không tốt cho mẹ bầu lắm vì dễ dẫn tới tiểu đường thai kỳ.
Nên ăn phô mai cứng, sữa chua không đường,
Hạn chế ăn đồ ngọt vì thế giảm tối đa lượng bánh kẹo, nước ngọt có ga,.. vì chúng không tốt cho mẹ và thai nhi.
Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày: nước lọc, nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…
Kiêng một số đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất béo không bão hòa vì không tốt cho sức khỏe.
Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là nguyên tắc quan trọng trong thực đơn cho bà bầu tăng cân. Nhiều người không để ý đến vấn đề này, ngày chỉ ăn đúng 3 bữa, mỗi bữa ăn thật nhiều, thật no. Tuy nhiên đây là cách làm sai vì cơ thể khó mà hấp thụ tốt dưỡng chất lại khó khăn cho việc tiêu hóa. Thay vì dùng 3 bữa mỗi ngày, mẹ nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn để không bị quá no hay quá đói.
Bên cạnh đó, việc chia khẩu phần ăn cũng đặc biệt quan trọng để giúp mẹ bầu tăng cân. Không nên nạp một loại thực phẩm quá nhiều hay quá ít mà nên chia theo tỷ lệ 25% chất đạm (thịt, cá, trứng,..); 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, phở, gạo lứt, yến mạch,…) và 50% là các loại rau củ quả,
Ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói
Mẹ bầu thường rất nhanh đói, không nhất thiết phải ăn đúng 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính ra mẹ có thể ăn vặt bất cứ khi nào cảm thấy đói. Cơ thể đói chứng tỏ hệ tiêu hóa đang hoạt động tốt. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt bên mình cũng như bữa phụ trong tủ lạnh.
Thực đơn cho bà bầu tăng cân cần có những gì?
Tinh bột: Mỗi ngày mẹ nên ăn 2 – 3 bát cơm. Bữa sáng mẹ không muốn ăn cơm có thể thay bằng bánh mì, khoai lang, phở,..
Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. Mỗi loại mẹ cần phần chia trong tuần thành 2 – 3 bữa khác nhau, đặc biệt nên ăn thịt nạc và thịt bò.
Cá cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi vì nó cung cấp nhiều omega-3. Các loại cá như cá chép, cá trôi, cá hồi, cá rô phi sẽ bổ cho mẹ, tốt cho con.
Rau xanh nhất định không thể thiếu: Nó chiếm đến 50% khẩu phần ăn trong ngày của mẹ bầu. Bổ sung chất xơ tốt nhất nên bữa nào mẹ cũng nên có ít nhất một loại rau đậm màu, đặc biệt rau bina, súp lơ xanh,..
Trái cây cũng quan trọng không kém rau, vì thế, mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào. Mẹ có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, sinh tố dùng trong cả bữa chính và bữa phụ. Nên ăn nhiều táo, quả bơ, kiwi, quả cam,…
Nguồn: chúng tôi
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Tháng Cuối Phải Làm Gì?
Thông thường phụ nữ mang thai hay bị táo bón hơn là tiêu chảy. Cũng có một số người phản ánh họ bị tiêu chảy nhẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu kèm theo những cơn co thắt, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ngày lâm bồn của bạn đang tới gần.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:
Tắc tiêu chảy do virus đường ruột hoặc bạn bị ngộ độc thức ăn.
Thuốc kháng sinh và thuốc giảm axit trong dạ dày cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng tiêu chảy.
Một số loại kẹo hoặc sữa (và các sản phẩm từ sữa) có thể khiến nhóm thai phụ bị dị ứng với lactose (chất có trong sữa) mắc chứng tiêu chảy. Một số thai phụ uống nhiều sữa, sữa chua hoặc nước hoa quả hơn ngày thường cũng xuất hiện dấu hiệu của tiêu chảy. Do đó, thai phụ nên cẩn thận khi muốn tăng cường sữa với mục đích tẩm bổ. Khi hệ tiêu hóa không thể dung nạp được quá nhiều sữa, nó sẽ phản ứng bằng dấu hiệu tiêu chảy.
Việc đổi nhãn sữa cũng có thể là yếu tố gây đau bụng, tiêu chảy ở thai phụ.
Ăn nhiều bất kỳ loại thức ăn nào khác cũng có thể khiến thai phụ mắc chứng tiêu chảy.
Nhóm thai phụ có cơ địa mẫn cảm sẽ bị tiêu chảy khi dùng viên sắt, canxi hoặc những loại vitamin dành cho bà bầu.
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về ruột như viêm ruột, hội chứng kích thích đường ruột… thỉnh thoảng hoặc thường xuyên mắc phải chứng tiêu chảy.
Dấu hiệu bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Nếu bạn mắc tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bị nôn, đau bụng, cảm giác sưng phồng ở bụng… thì có thể là do bạn bị tắc ruột.
Nếu bạn bị nhiễm virus đường ruột hoặc có dấu hiệu ngộ độc thức ăn.
Nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, ra máu…
Điều đầu tiên, mẹ bầu cần phải đi khám sức khỏe nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt các bà bầu không nên tự ý mua thuốc uống. Đau bụng tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
Đau bụng tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Các mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Mẹ bầu nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, thường xuyên tham gia các lớp sinh hoạt dành cho bà bầu, tập luyện thể dục, thường xuyên đi bộ.
Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trong Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Có 5 Thực Phẩm Này! trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!