Bạn đang xem bài viết Trầm Cảm Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trầm cảm khi mang thai – căn bệnh tiềm ẩn đáng báo động
Bỗng có một ngày nào đó, mẹ thức dậy và cảm thấy thế giới xung quanh thật đáng ghét. Mặt trời quá chói khiến mẹ bực bội, cái quạt ồ ồ cũng làm mẹ tức tối, thai máy lại càng làm mẹ khó chịu… Mẹ dễ tức giận bởi những chuyện dù là nhỏ nhất! Thậm chí ghét bỏ cả thiên thần mà mới hôm qua thôi mẹ còn rất mong đợi! Nếu mẹ nào đang trải qua giai đoạn này xin hãy lưu ý, đây có thể là dấu hiệu trầm cảm thai kỳ vô cùng đáng sợ đấy!
Bằng các công cụ truyền thông, ta dễ dàng ghi nhận những trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm thai kỳ, thậm chí đến mức muốn bỏ thai, tự tử. Đây là một số chia sẻ của những người trong cuộc:
– Chị Ngô Thị Thu Th. (SN 1993), huyện Kinh Môn, Hải Dương đang mang thai đến tháng thứ 7 nhảy cầu tự tử khiến dư luận không khỏi xót xa cho hai mẹ con. Người thân của nạn nhân cho biết, có thể vì quá áp lực trong cuộc sống, lại đang thai nghén nên nạn nhân bị trầm cảm, sinh ra nghĩ quẩn và dẫn đến hành động dại dột đó.
– Chị Trà My (28 tuổi, Hà Nội): “Chị vừa mang thai, vừa chịu đủ thứ áp lực từ nhà chồng. Gia đình nhà chồng chị vốn là dân làm ăn. Việc con dâu về nhà chồng chỉ nằm suốt ngày là điều “chướng tai gai mắt”. Vì thế, dù ốm mệt đến mấy chị cũng cố lết về nhà ngoại hàng ngày để tránh ánh mắt soi mói của nhà chồng. Cảm giác lúc đó rất tệ. Một mặt chị vừa phải chiến đấu với ốm nghén, mặt khác vẫn phải gồng mình lên đi làm, tránh sự soi mói của nhà chồng. Có lúc chị nói với chồng muốn bỏ thai cho đỡ khổ, nhưng rồi lại bật khóc nức nở vì tủi thân và không hiểu nổi tại sao mình có thể nói ra câu nhẫn tâm đó.”
– Chị Sơn Hà (26 tuổi, TP.HCM): “Khi chị mang thai được 26 tuần, chị bỗng dưng từ một người rất vui vẻ chuyển sang rất dễ khóc, dễ buồn vì những chuyện nhỏ nhặt. Từ khi mang thai, chị đã hay buồn bã, tức giận. Gần sinh con, cảm giác này càng tăng lên, đặc biệt là hay suy nghĩ vẩn vơ, lo lắng, sợ hãi rất nhiều chuyện rồi gặp ác mộng khi đi ngủ chập chờn. Đêm không ngủ được sâu nên sáng dậy, chị rất mệt mỏi.”
Điều mẹ bầu mong ước lúc mang thai, có khi đơn giản chỉ là một giấc ngủ ngon
Như các mẹ thấy, có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến trầm cảm thai kỳ và căn bệnh này vốn cũng không quá xa lạ, nhưng tại Việt Nam, việc điều trị tâm lý không được coi trọng, các mẹ bầu cũng bàng quan và bỏ qua nó. Điều này có thể để lại hậu quả đáng sợ mà các mẹ không ngờ tới!
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai
Có rất nhiều lý do khiến mẹ bị trầm cảm trong quá trình mang thai, chủ yếu là do hormone thay đổi khiến mẹ cảm thấy nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, có thể mẹ gặp vấn đề về tâm lý do mâu thuẫn gia đình hoặc áp lực từ công việc, cuộc sống.
Đa phần các mẹ bầu thường lờ đi những cảm xúc tiêu cực này. Tuy nhiên, nếu mẹ không quan tâm và giữ cảm xúc tiêu cực trong thời gian quá lâu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như bỏ ăn, không quan tâm đến việc dưỡng thai, hay thậm chí đáng sợ hơn, mẹ có ý định phá thai hay tự làm bản thân bị thương.
Vì vậy, việc có bố bên cạnh luôn quan tâm, chăm sóc mẹ bầu quan trọng một, thì việc mẹ nhận thức được tình hình bệnh lý của mình lại quan trọng đến mười. Vì trầm cảm thai kỳ sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng xấu đối với cả mẹ lẫn bé.
Mẹ bầu cần có nhận thức đúng đắn về trầm cảm thai kỳ để bảo vệ con và chính mình
Trầm cảm – kẻ thù số một của thai nhi
Nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý chỉ ra rằng, thai nhi 6 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Những cảm xúc vui buồn, tức giận, hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng nhất thời đến thai nhi, mà nó còn hình thành thái độ sống sau này của trẻ.
Việc người mẹ buồn rầu, thường xuyên khóc lóc trong thai kỳ, sẽ tác động thế nào đến em bé? Những thông tin sau sẽ giúp mẹ hiểu thêm về điều này và tránh được những cảm xúc tiêu cực, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Nếu mẹ khóc, thai nhi cũng biết buồn cùng mẹ
– Trường hợp mẹ thường xuyên bị stress:
Thi thoảng lo lắng, căng thẳng hay stress không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến trầm cảm kinh niên thì nhiều khả năng thai nhi không thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cụ thể, mẹ hay bị stress trong thai kỳ, sẽ tăng nguy cơ con bị đau bụng và mắc các rối loạn tiêu hóa sau này.
Khi người mẹ căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone căng thẳng tương ứng. Hormone này đi qua nhau thai và tác động trực tiếp đến em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ hay stress thì con sau này cũng hay bị stress và tâm lý không được ổn định.
– Trường hợp mẹ bị trầm cảm:
Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị trầm cảm có khả năng bị trầm cảm gấp 1,5 lần so với những trẻ khác khi đến tuổi 18. Những trẻ này cũng có tâm lý bất ổn và hung hãn hơn. Theo nghiên cứu, nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai và vẫn bị trầm cảm sau khi sinh, em bé cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ hơn so với trường hợp mẹ đang bình thường, mà sau sinh lại đột ngột bị trầm cảm.
– Trường hợp mẹ miễn cưỡng mang thai:
Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, tâm lý chưa muốn có con cũng ảnh hưởng nhất định đến em bé. Các bà mẹ này thường không tìm thấy sự gắn bó, mối liên hệ với em bé và do đó tâm trạng bé cũng bất ổn theo đó.
– Trường hợp mẹ thỉnh thoảng buồn và khóc:
Thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố, mẹ bầu rất dễ buồn và khóc
Thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Việc mẹ bầu có tâm trạng không tốt, thường xuyên buồn và khóc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
+ Mẹ khóc, con có thể bị dị tật: theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.
+ Thai yếu và nhẹ cân hơn: trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,… máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
+ Dễ dẫn đến sinh non: khoa học đã chứng minh trong thời kỳ mang bầu, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ do tinh thần căng thẳng, cơ thể thay đổi khiến tâm lý bất ổn nên đã “nghĩ quẩn” và đi đến quyết định phá thai.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của bé sau khi sinh: tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trước tiên, bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Về tính cách, bé sẽ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.
Cách phòng tránh trầm cảm khi mang thai
Đây đơn thuần là một bệnh tâm lý, vì vậy mẹ nên chăm sóc tâm trạng bản thân của mình nhiều hơn để cải thiện tình trạng trầm cảm thai kỳ.
– Thư giãn: Hãy bỏ căn nhà chưa lau hay tủ đồ chưa xếp mà nằm xuống thư giãn. Vì mẹ rất cần những khoảng thời gian như vậy để cân bằng cảm xúc bản thân.
– Tâm sự: Đừng cố gắng ôm lấy phần cảm xúc tiêu cực một mình. Mẹ hãy thử tâm sự với chồng hoặc bạn bè để tìm sự chia sẻ và đồng cảm. Việc có người lắng nghe sẽ khiến mẹ tâm trạng mẹ thoải mái hơn rất nhiều đấy!
– Suy nghĩ đơn giản: đừng quan trọng hóa vấn đề. Hãy cố gắng suy nghĩ mọi thứ một cách đơn giản nhất có thể. Dành thời gian để suy nghĩ đến những niềm vui nhiều hơn.
– Tập thể thao: Hãy thử những bộ môn thể thao thai kỳ chẳng hạn như yoga bầu. Việc học yoga bầu thường xuyên sẽ giúp mẹ học được cách điều chỉnh tâm trạng bản thân, cũng như cải thiện sức khỏe trong thai kỳ. Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ khiến mẹ bớt được không ít bực dọc – một trong những nguyên do gây trầm cảm thai kỳ. Bên cạnh đó việc học yoga bầu cũng giúp mẹ giao lưu, tâm sự và học hỏi kinh nghiệm với các mẹ bầu khác. Tránh được những lo lắng không cần thiết do lần đầu làm mẹ đúng không nào?
Yoga bầu giúp cải thiện tâm trạng và giúp việc sinh nở dễ dàng hơn
Trầm cảm thai kỳ là một căn bệnh đáng báo động hiện nay bởi mối nguy hiểm tiềm ẩn nghiêm trọng hơn bất kỳ căn bệnh thông thường nào. Do đó, không chỉ người mẹ mà người chồng, người thân, những người xung quanh phải luôn quan tâm, chăm sóc và trò chuyện, chia sẻ cùng người phụ nữ, để đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này.
Nhận Biết Dấu Hiệu Trầm Cảm Khi Mang Thai Của Mẹ Bầu Như Thế Nào?
Rất khó để chẩn đoán bệnh trầm cảm khi mang thai ở bà bầu. Vì phần lớn các triệu chứng của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thai nghén như:
Thèm ngủ
Thay đổi thói quen ăn uống
Không có hứng thú tình dục
Hay lo lắng
Khả năng tập trung kém
Bất ổn định về cảm xúc,…
Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý đến mức độ thay đổi cảm xúc của mình, đặc biệt la những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ như mẹ bầu luôn cảm thấy tbuồn và thất vọng trong thời gian dài, lo lắng cùng cực, sợ hãi,…
– Tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản – Khóc nhiều, suy nghĩ tiêu cực – Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình – Không quan tâm đến các hoạt động mà bạn đã từng hứng thú – Sụt cân – Thừa cân quá nhiều – Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng – Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều – Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định – Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát – Đau đầu, đau bụng – Không đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu – Sử dụng các chất kích thích độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy
Cách điều trị hội chứng trầm cảm khi mang thai
Bà bầu bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai nên nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám, cho lời khuyên phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và các loại thuốc thích hợp.
Một số phương pháp điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai hiện nay như:
Tâm lý trị liệu
Biện pháp tâm lý trị liệu cho bà bầu bị trầm cảm còn gọi là phương pháp trò chuyện, trao đổi, chia sẻ cảm xúc và mối quan tâm của bà bầu với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Điều này giúp các bà bầu có thể giải tỏa được những tâm sự và lo lắng đang giữ trong lòng. Giúp mẹ bầu có những lời khuyên và sự lựa chọn phù hợp cho từng vấn đề mà bà bầu đang lo lắng.
Hoạt động này giúp bà bầu bị trầm cảm làm chủ được cảm xúc, giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Có 2 liệu pháp điều trị trầm cảm khi mang thai khá phổ biến là liệu pháp cá nhân (IPT) và liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT).
Liên hệ nhóm hỗ trợ trực tuyến
Sử dụng thuốc
Bà bầu bị trầm cảm vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị theo toa của bác sĩ. Tùy vào mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê những loại thuốc chống trầm cảm phù hợp cho từng cho bà bầu. Tuyệt nhiên, chị em không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Vì sẽ gây ra nhiều lậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi.
Liệu pháp choáng điện (ECT)
ECT là liệu pháp điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai bằng cách cho dòng điện chạy qua não. Phương pháp này chỉ sử dụng cho những bà bầu bị trầm cảm nặng và những phương pháp trên đều không có tác dụng.
Kết luận
Mang thai là một hành trình vô cùng khó khăn mà người phụ nữ phải vượt qua. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các bà bầu trở nên tự ti và lo sợ dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần các mẹ chịu chia sẻ với người thân những suy nghĩ của mình cũng như gia đình, người thân hãy quan tâm đến mẹ bầu nhiều hơn. Như vậy tất cả mọi vấn đề đều có thể giải quyết nhanh chóng, tránh được chuyện dồn nén quá lâu, dẫn đến bà bầu bị trầm cảm.
Lợi Ích Của Các Loại Sữa Bầu Đối Với Phụ Nữ Mang Thai Bị Trầm Cảm
Trầm cảm là triệu chứng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Để chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh; đặc biệt là nên bổ sung các loại sữa bầu hàng ngày để được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp bà bầu mau khỏi bệnh.
Dấu hiệu nào nhận biết chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai?
Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu gắt.
Tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức.
Khóc vô cớ, không rõ nguyên nhân.
Dường như không còn năng lượng và ngại vận động.
Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.
Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì. Thờ ơ với mọi hoạt động xung quanh.
Khó tập trung, hay quên và không thể đưa ra quyết định.
Cảm thấy bản thân không còn giá trị.
Cô lập với bạn bè và người thân.
Xuất hiện những con đau đầu, đau ngực; nhịp tim đập nhanh mà không có lý do cụ thể; xuất hiện những cơn thở ngắn, nông.
Nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Sự thay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Có thể bệnh trầm cảm xuất hiện do tâm lý của bà bầu như chưa sãn sàng cho việc mang thai hoặc mang thai ngoài ý muốn; thậm chí do việc mang thai khiến cuộc sống của mẹ trở nên khó khăn hơn từ công việc, tài chính…
Bệnh cũng có thể xuất phát từ sự lo lắng của bà bầu như không biết liệu mình có hoàn thành tốt vai trò của người mẹ, hoặc như cảm thấy sợ hãi khi chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Cũng có thể do bà bầu không hài lòng về thai nhi như cân nặng, giới tính… Tất cả những điều trên sẽ khiến bà bầu dễ mắc các bệnh trầm cảm và nếu để lâu dài không chữa trị thì có thể kéo theo nhiều nguy hiểm.
Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:
Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.
Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Nếu bà bầu mang thai trong giai đoạn cuộc sống có nhiều biến động hay sự thay đổi thì rất dễ khiến bà bầu bị trầm cảm. Một số trường hợp thường gặp như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn…
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu bà bầu đã từng có tiền sử sảy thai hoặc khó có con thì việc mang thai sẽ là cột mốc cực kỳ quan trọng, nhưng nó lại mang đến sự lo lắng của bà bầu về thai kỳ.
Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lợi dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội: Khi mang thai, phụ nữ cần được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể là nguyên nhân khiến những phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái của bệnh trầm cảm.
Tài chính khó khăn: vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.
Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Nghiên cứu chứng minh rằng, mắc trầm cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân, ít gắn bó với con. Ngoài ra, chứng trầm cảm của phụ nữ cũng có thể làm trì hoãn phát triển ngôn ngữ ở bé; làm bé bị rối loạn hành vi, cảm xúc.
Giấu bệnh trong lòng hay chạy trốn nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những bà bầu trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể tìm đến rượu, thuốc lá, ma tuý, thậm chí họ có thể bỏ thai hoặc tự vẫn.
Các chuyên gia tin rằng có thể tránh được trầm cảm nếu những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh được quan tâm điều trị. Và khi đó sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ mới không bị đe doạ. Các nghiên cứu cũng cảnh báo tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hoóc môn stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, trẻ được sinh ra bi một bà mẹ muộn phiền cũng có nguy cơ bị “lây” chứng bất an sau khi ra đời. Trầm cảm khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến mối gắn kết mẹ – con, là nguyên nhân dần đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.
Chị em nên làm gì khi bị trầm cảm?
* Tập luyện yoga
Chị em hãy thử tham gia lớp yoga hay thiền khi mang thai. Theo rất nhiều nghiên cứu, yoga rất có lợi giúp giảm rõ rệt các triệu chứng trầm cảm, thúc đẩy sức khỏe cho cả hai mẹ con. Chị em bầu bí không nên tự tập yoga một mình khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia chuyên nghiệp.
* Đơn giản hóa vấn đề
* Tâm sự, chia sẻ
Hãy bộc bạch, tâm sự những điều làm chị em sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, chị em có thể tìm gặp. nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Quá trình này giúp giải tỏa và tìm ra giải pháp cho những khúc mắc về tinh thần.
* Gắn kết với mọi người xung quanh
Những cảm xúc tiêu cực, muộn phiền dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là chị em tìm được người thân hay người bạn đồng cảm. giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
* Thư giãn
Để lấy lại bình tĩnh, chị em bầu nên nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Nghỉ ngơi, nghĩ tới những điều lạc quan, tốt đẹp của cuộc sống và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. Ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành cũng giúp chị em lấy lại được sự cân bằng.
* Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bừa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Lợi ích của các loại sữa bầu đối với phụ nữ mang thai bị trầm cảm
Để chữa trị được bệnh trầm cảm hiệu quả thì bà bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh với những dưỡng chất tốt và cần thiết; từ đó giúp bà bầu luôn khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ. Để mẹ có thể đảm bảo được nguồn dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể thì việc bổ sung các loại sữa bầu là điều quan trọng và không thể thiếu.
Các loại sữa dành cho bà bầu có hệ dưỡng chất phong phú như sắt, chất xơ, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết, DHA, Cholin,… giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của thai nhi.
Hiện nay, sữa dành cho bà bầu còn được bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất có lợi cho bà bầu; từ đó giúp bà bầu có đủ dưỡng chất cung cấp cho cả mẹ và bé.
Với hàm lượng chất sắt dồi dào có trong sữa, các loại sữa bầu sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây nên. Chất xơ sẽ đóng vai trò hạn chế tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ bầu.
Axit Folic là dưỡng chất luôn có trong các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai và có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tẩm bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Các dưỡng chất thiết yếu khác như DHA, Cholin,… sẽ giúp hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi tốt nhất, giúp bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Canxi và Photpho có trong sữa bầu sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của hệ xương, giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, các loại sữa bầu hiện nay đều có thêm các hương vị thơm ngon như vani, socola, dâu,… giúp bà bầu dễ dàng uống sữa và xua tan cảm giác ngán sữa hiệu quả. Giờ đây, mẹ có thể an tâm uống sữa vàsức khỏe của mình nhờ các loại sữa cho bà bầu có đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu.
Mẹ có thể tham khảo các thương hiệu sữa bầu có uy tín về chất lượng hiện nay như Vinamilk, Anmum, Friso,… để lựa chọn được cho mình dòng sữa bầu dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của bà bầu.
Mẹ có thể bắt đầu uống sữa bầu ngay từ khi có ý định mang thai và ngay cả sau khi sinh. Bởi vì 02 giai đoạn này mẹ luôn cần những dưỡng chất dồi dào giúp mẹ luôn khỏe mạnh.
Hy vọng rằng với những lợi ích của các loại sữa bầu thì bà bầu sẽ luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất; từ đó điều trị được bệnh trầm cảm tận gốc và giúp bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Bị Cảm Lạnh Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu mẹ hay bị cảm lạnh. Vì thế, bổ sung các nhóm thực phẩm và các món ăn tốt cho sức khỏe mẹ mang thai cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển từng ngày là yếu tố tiên quyết.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
1. Beta carotene
Là tiền chất của vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ beta carotene có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Beta caroten chỉ xuất hiện trong thực vật nên mẹ bầu cần tích cực sử dụng rau có màu xanh đậm như: rau diếp cá, cả xoăn, củ cải, cải xoong hay những loại quả có màu vàng cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ. Đây là nhóm thực phẩm rất giàu beta carotene.
Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa beta carotene.
2. Kali
Mẹ bầu cần khoảng 4.700 mg kali/ngày. Đây là khoáng chất đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm chứa nhiều khoáng chất này mẹ nên lưu ý để bổ sung đó là: khoai lang, cà chua, củ cải đường, măng tây.
3. Axit folic
Axit folic chính là chất giúp hoàn thành ống tủy sống của bào thai, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Giai đoạn mang thai phụ nữ cần lượng axit folic gấp 4 lần so với người bình thường khoảng 40 microgram axit folic/ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung nhóm chất này chính là thời gian 3 tháng trước khi dự định có thai và giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Axit folic có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải, bí đao, nấm, rau xà lách…
4. Chất xơ
Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các vấn đề về tim mạch. Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ trong các thực phẩm như: lúa mạch nguyên cám, hạnh nhân, chuối, bí đỏ, các loại rau xanh…
5. Vitamin C
Được ví như “hàng rào thép” chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Bổ sung đủ vitamin C giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tránh xa các bệnh phổ biến: cảm cúm, cảm lạnh trong những lúc giao mùa hay thời tiết thay đổi. Chưa hết, việc bổ sung đủ vitamin C còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi giúp hình thành hệ xương và răng chắc khỏe dành cho bé. Mẹ bầu bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng sức đề kháng thì vitamin C chính là một trong những câu trả lời giúp mẹ đánh bay cảm hiệu quả. Các loại trái cây tươi như: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi… chứa nhiều vitamin C.
Vitamin C là “lá chắn” vững chắc giúp mẹ bầu tránh xa cảm lạnh.
6. Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và góp phần giữ nhịp tim ổn định. Nếu không cung cấp đủ canxi trong thai kỳ, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ điều này làm sức khỏe mẹ suy yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus ở giai đoạn mang thai. Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ khi mang thai là: 1200mg/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu canxi là: sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ, trứng, tôm, cua, cá, ghẹ, hạnh nhân…
Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu bị cảm lạnh
Dựa trên các nhóm thực phẩm cần bổ sung cho mẹ mang thai 3 tháng đầu đã nêu trên, ta có thể dễ dàng lên thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu giúp tránh xa cảm cũng như bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết đảm bảo mẹ mẹ khỏe, con vui:
Một số thực đơn tham khảo dành cho mẹ bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu thai kỳ.
1. Mẫu thực đơn 1
Bữa sáng: Cháo gà tía tô nóng + 1 cốc sữa + 1 quả táo
Bữa phụ 1: Sữa chua + chuối
Bữa trưa: Cơm + Tôm rim + Súp lơ xào thịt bò + Canh thịt băm nấu chua + 1 ly nước cam.
Bữa phụ 2: Bánh bao + 1 cốc sữa
Bữa tối: Cơm + Thịt lợn rim + Thịt bò xào nấm rơm + Măng tây xào tỏi + Canh khoai mỡ thịt bằm
Bữa phụ 3: Sinh tố bơ
3. Mẫu thực đơn 2
Bữa sáng: Súp gà + 1 cốc sữa
Bữa phụ 1: Khoai lang luộc, khoai lang nướng
Bữa trưa: Cơm + Thịt gà kho gừng + Canh rau củ nấu thịt bò + Salad rau bó xôi
Bữa phụ 2: Bánh yến mạch + Ép cà rốt
Bữa tối: Cơm + Trứng luộc + Thịt bò xào cần tây + Canh đậu hũ nấu hẹ
Bữa phụ 3: 1 ly sữa hạt hạnh nhân + Chuối
3. Mẫu thực đơn 3
Bữa sáng: Cháo trứng yến mạch + 1 cốc sữa
Bữa phụ 1: Ngô + 1 cốc nước chanh với mật ong nóng
Bữa trưa: Cơm + Sườn non rim + Súp lơ xào cà rốt + Canh đậu nấu xương
Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép ổi
Bữa tối: Cơm + Cá hồi kho tộ + Tim xào giá + Canh khoai tây nấu xương
Bữa phụ 3: Ngũ cốc + Sữa chua
4. Mẫu thực đơn 4
Bữa sáng: Xôi các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh) + cốc sữa
Bữa phụ 1: Súp tôm thịt + ly nước gừng
Bữa trưa: Cơm + Cá chép kho + Thịt bò xào măng tây + Canh cải xoong thịt bằm + Ép bưởi
Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép rau bina
Bữa tối: Cơm + Cá quả xào thì là + Sườn xào chua ngọt + Giò hầm bí đỏ
Bữa phụ 3: Sinh tố dâu tây
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe và an vui!
Cập nhật thông tin chi tiết về Trầm Cảm Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!