Xu Hướng 3/2023 # Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Lường trước được hậu quả của trầm cảm sẽ giúp cho thai phụ có những cách phòng và chữa bệnh lý tốt nhất.

Phát hiện trầm cảm khi mang thai là một điều rất khó khăn, nhiều thai phụ không biết hoặc giấu đi việc mình mang bệnh, nên khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu thai phụ mắc trầm cảm

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thai phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý trầm cảm khi mang thai phổ biến như:

Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống

Không quyết đoán: Đứng trước một vấn đề thai phụ khó có thể đưa ra quyết định hay sự lựa chọn của mình.

Tâm trạng lo lắng: Giống như những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm thì phụ nữ khi mang thai cũng luôn thường trực tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ở phụ nữ mang thai thì những lo lắng bắt nguồn từ tưởng tượng về đứa con trong bụng, lo lắng xem con có khỏe không, có bình thường không.. tạo nên áp lực quá lớn cho thai phụ.

Tê liệu cảm xúc bản thân: Thai phụ thường không thể hiện rõ ràng về cảm xúc vui buồn của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng. điều này ảnh hưởng không nhỏ, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.

Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ là vấn đề bình thường của phụ nữ khi mang thai, nhưng khi có những dấu hiệu như mộng du, ác mộng thì cần xem xét đến bệnh lý trầm cảm.

Dễ cáu gắt, thay đổi cảm xúc

Mệt mỏi, căng thẳng lo âu kéo dài do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình mang thai.

Nhạy cảm, cảm giác tội lỗi bao trùm lên thai phụ

Thường xuyên nghĩ đến cái sự bỏ cuộc, cái chết để giải thoát cho bản thân.

Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai

Do thay đổi hormone: Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen gây ra những rồi loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra, thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra, nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.

Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ: Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn, va vấp để làm tốt thiên chức của mình. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết những phụ nữ kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao hơn phụ nữ đã chín chắn về tuổi đời. Ngoài ra ở một số phụ nữ, việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý còn mang lại cho họ quá nhiều những rắc rối và phiền toái trong cuộc sống như các vấn đề về công việc, tài chính và các mối quan hệ…Từ đó gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho thai phụ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

Do yếu tố di truyền: Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn  người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.

Do khó khăn trong các mối quan hệ: Trong mối quan hệ gia đình, nếu việc mang thai không nhận được sự đồng tình của người thân đặc biệt là chồng thì sẽ khiến cho người phụ nữ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Vấn đề này thường đẩy người phụ nữ vào cảnh không có lối thoát, dễ hình thành những hành vi tự làm hại bản thân của người bệnh.

Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi : Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con, bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.

Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải: Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng, và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó : Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý. Đã sẵn mang những vấn đề bản thân từ trước, cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm khi mang thai.

Vấn đề kinh tế và tài chính: Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.

Hậu quả của trầm cảm khi mang thai

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Dẫn đến nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này

Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là cân nặng của trẻ sau sinh thường thấp,  ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như khả năng thích ứng với môi trường thấp, gia tăng nguy cơ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.

Đối với thai phụ

Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi

Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số áp lực quá lớn khiến thai phụ có thể sử dụng bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và trí não của người phụ nữ

Trải qua những rối loạn về tâm lý khiến thai phụ không tự chăm sóc tốt cho bản thân minh gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn.

Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.

Cách phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai

Nâng cao tình cảm gia đình: Đây là điều quan trọng giúp thai phụ luôn giữ được tinh thần tốt, lạc quan để chiến đấu với thời kkì mang thai nhiều áp lực tiềm tàng

Điều chỉnh hành vi, lối sống giúp thai phụ cân bằng những áp lực trong cuộc sống nhất là tránh xa bệnh lý trầm cảm. Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng  giúp thai phụ cân bằng cuộc sống hiệu quả như: Đọc sách, nghe nhạc,làm những điều mình thích, rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp….

Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi có bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực nào thì cần tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa lo lắng, căng thẳng, giúp định hướng bản thân vào những việc cho lợi cho bản thân và thai nhi.

Trầm cảm là một trong những vấn đề thai phụ thường gặp phải khi mang thai. Chớ xem thường bệnh lý này vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Hơn hết thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Benhlytramcam.vn

Trầm Cảm Thai Kỳ

Trầm cảm khi mang thai – căn bệnh tiềm ẩn đáng báo động

Bỗng có một ngày nào đó, mẹ thức dậy và cảm thấy thế giới xung quanh thật đáng ghét. Mặt trời quá chói khiến mẹ bực bội, cái quạt ồ ồ cũng làm mẹ tức tối, thai máy lại càng làm mẹ khó chịu… Mẹ dễ tức giận bởi những chuyện dù là nhỏ nhất! Thậm chí ghét bỏ cả thiên thần mà mới hôm qua thôi mẹ còn rất mong đợi! Nếu mẹ nào đang trải qua giai đoạn này xin hãy lưu ý, đây có thể là dấu hiệu trầm cảm thai kỳ vô cùng đáng sợ đấy!

Bằng các công cụ truyền thông, ta dễ dàng ghi nhận những trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm thai kỳ, thậm chí đến mức muốn bỏ thai, tự tử. Đây là một số chia sẻ của những người trong cuộc:

– Chị Ngô Thị Thu Th. (SN 1993), huyện Kinh Môn, Hải Dương đang mang thai đến tháng thứ 7 nhảy cầu tự tử khiến dư luận không khỏi xót xa cho hai mẹ con. Người thân của nạn nhân cho biết, có thể vì quá áp lực trong cuộc sống, lại đang thai nghén nên nạn nhân bị trầm cảm, sinh ra nghĩ quẩn và dẫn đến hành động dại dột đó.

– Chị Trà My (28 tuổi, Hà Nội): “Chị vừa mang thai, vừa chịu đủ thứ áp lực từ nhà chồng. Gia đình nhà chồng chị vốn là dân làm ăn. Việc con dâu về nhà chồng chỉ nằm suốt ngày là điều “chướng tai gai mắt”. Vì thế, dù ốm mệt đến mấy chị cũng cố lết về nhà ngoại hàng ngày để tránh ánh mắt soi mói của nhà chồng. Cảm giác lúc đó rất tệ. Một mặt chị vừa phải chiến đấu với ốm nghén, mặt khác vẫn phải gồng mình lên đi làm, tránh sự soi mói của nhà chồng. Có lúc chị nói với chồng muốn bỏ thai cho đỡ khổ, nhưng rồi lại bật khóc nức nở vì tủi thân và không hiểu nổi tại sao mình có thể nói ra câu nhẫn tâm đó.”

– Chị Sơn Hà (26 tuổi, TP.HCM): “Khi chị mang thai được 26 tuần, chị bỗng dưng từ một người rất vui vẻ chuyển sang rất dễ khóc, dễ buồn vì những chuyện nhỏ nhặt. Từ khi mang thai, chị đã hay buồn bã, tức giận. Gần sinh con, cảm giác này càng tăng lên, đặc biệt là hay suy nghĩ vẩn vơ, lo lắng, sợ hãi rất nhiều chuyện rồi gặp ác mộng khi đi ngủ chập chờn. Đêm không ngủ được sâu nên sáng dậy, chị rất mệt mỏi.”

Điều mẹ bầu mong ước lúc mang thai, có khi đơn giản chỉ là một giấc ngủ ngon

Như các mẹ thấy, có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến trầm cảm thai kỳ và căn bệnh này vốn cũng không quá xa lạ, nhưng tại Việt Nam, việc điều trị tâm lý không được coi trọng, các mẹ bầu cũng bàng quan và bỏ qua nó. Điều này có thể để lại hậu quả đáng sợ mà các mẹ không ngờ tới!

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều lý do khiến mẹ bị trầm cảm trong quá trình mang thai, chủ yếu là do hormone thay đổi khiến mẹ cảm thấy nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, có thể mẹ gặp vấn đề về tâm lý do mâu thuẫn gia đình hoặc áp lực từ công việc, cuộc sống.

Đa phần các mẹ bầu thường lờ đi những cảm xúc tiêu cực này. Tuy nhiên, nếu mẹ không quan tâm và giữ cảm xúc tiêu cực trong thời gian quá lâu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như bỏ ăn, không quan tâm đến việc dưỡng thai, hay thậm chí đáng sợ hơn, mẹ có ý định phá thai hay tự làm bản thân bị thương.

Vì vậy, việc có bố bên cạnh luôn quan tâm, chăm sóc mẹ bầu quan trọng một, thì việc mẹ nhận thức được tình hình bệnh lý của mình lại quan trọng đến mười. Vì trầm cảm thai kỳ sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng xấu đối với cả mẹ lẫn bé.

Mẹ bầu cần có nhận thức đúng đắn về trầm cảm thai kỳ để bảo vệ con và chính mình

Trầm cảm – kẻ thù số một của thai nhi

Nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý chỉ ra rằng, thai nhi 6 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Những cảm xúc vui buồn, tức giận, hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng nhất thời đến thai nhi, mà nó còn hình thành thái độ sống sau này của trẻ.

Việc người mẹ buồn rầu, thường xuyên khóc lóc trong thai kỳ, sẽ tác động thế nào đến em bé? Những thông tin sau sẽ giúp mẹ hiểu thêm về điều này và tránh được những cảm xúc tiêu cực, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ khóc, thai nhi cũng biết buồn cùng mẹ

– Trường hợp mẹ thường xuyên bị stress:

Thi thoảng lo lắng, căng thẳng hay stress không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến trầm cảm kinh niên thì nhiều khả năng thai nhi không thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cụ thể, mẹ hay bị stress trong thai kỳ, sẽ tăng nguy cơ con bị đau bụng và mắc các rối loạn tiêu hóa sau này.

Khi người mẹ căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone căng thẳng tương ứng. Hormone này đi qua nhau thai và tác động trực tiếp đến em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ hay stress thì con sau này cũng hay bị stress và tâm lý không được ổn định.

– Trường hợp mẹ bị trầm cảm:

Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị trầm cảm có khả năng bị trầm cảm gấp 1,5 lần so với những trẻ khác khi đến tuổi 18. Những trẻ này cũng có tâm lý bất ổn và hung hãn hơn. Theo nghiên cứu, nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai và vẫn bị trầm cảm sau khi sinh, em bé cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ hơn so với trường hợp mẹ đang bình thường, mà sau sinh lại đột ngột bị trầm cảm.

– Trường hợp mẹ miễn cưỡng mang thai:

Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, tâm lý chưa muốn có con cũng ảnh hưởng nhất định đến em bé. Các bà mẹ này thường không tìm thấy sự gắn bó, mối liên hệ với em bé và do đó tâm trạng bé cũng bất ổn theo đó.

– Trường hợp mẹ thỉnh thoảng buồn và khóc:

Thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố, mẹ bầu rất dễ buồn và khóc

Thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Việc mẹ bầu có tâm trạng không tốt, thường xuyên buồn và khóc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

+ Mẹ khóc, con có thể bị dị tật: theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.

+ Thai yếu và nhẹ cân hơn: trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,… máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.

+ Dễ dẫn đến sinh non: khoa học đã chứng minh trong thời kỳ mang bầu, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ do tinh thần căng thẳng, cơ thể thay đổi khiến tâm lý bất ổn nên đã “nghĩ quẩn” và đi đến quyết định phá thai.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của bé sau khi sinh: tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trước tiên, bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Về tính cách, bé sẽ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.

Cách phòng tránh trầm cảm khi mang thai

Đây đơn thuần là một bệnh tâm lý, vì vậy mẹ nên chăm sóc tâm trạng bản thân của mình nhiều hơn để cải thiện tình trạng trầm cảm thai kỳ.

– Thư giãn: Hãy bỏ căn nhà chưa lau hay tủ đồ chưa xếp mà nằm xuống thư giãn. Vì mẹ rất cần những khoảng thời gian như vậy để cân bằng cảm xúc bản thân.

– Tâm sự: Đừng cố gắng ôm lấy phần cảm xúc tiêu cực một mình. Mẹ hãy thử tâm sự với chồng hoặc bạn bè để tìm sự chia sẻ và đồng cảm. Việc có người lắng nghe sẽ khiến mẹ tâm trạng mẹ thoải mái hơn rất nhiều đấy!

– Suy nghĩ đơn giản: đừng quan trọng hóa vấn đề. Hãy cố gắng suy nghĩ mọi thứ một cách đơn giản nhất có thể. Dành thời gian để suy nghĩ đến những niềm vui nhiều hơn.

– Tập thể thao: Hãy thử những bộ môn thể thao thai kỳ chẳng hạn như yoga bầu. Việc học yoga bầu thường xuyên sẽ giúp mẹ học được cách điều chỉnh tâm trạng bản thân, cũng như cải thiện sức khỏe trong thai kỳ. Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ khiến mẹ bớt được không ít bực dọc – một trong những nguyên do gây trầm cảm thai kỳ. Bên cạnh đó việc học yoga bầu cũng giúp mẹ giao lưu, tâm sự và học hỏi kinh nghiệm với các mẹ bầu khác. Tránh được những lo lắng không cần thiết do lần đầu làm mẹ đúng không nào?

Yoga bầu giúp cải thiện tâm trạng và giúp việc sinh nở dễ dàng hơn

Trầm cảm thai kỳ là một căn bệnh đáng báo động hiện nay bởi mối nguy hiểm tiềm ẩn nghiêm trọng hơn bất kỳ căn bệnh thông thường nào. Do đó, không chỉ người mẹ mà người chồng, người thân, những người xung quanh phải luôn quan tâm, chăm sóc và trò chuyện, chia sẻ cùng người phụ nữ, để đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này.

Cảm Cúm Khi Mang Thai

CẢM CÚM KHI MANG THAI

BS. Liêu Tấn Hưng

Cảm cúm xuất hiện với đặc trưng thời tiết giao mùa thường gặp ở mọi người và cả phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt, khi mang thai, những thay đổi về nội tiết làm cho hệ miễn dịch suy yếu càng khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của bệnh đối với hai mẹ con.

* CẢM CÚM Ở PHỤ NỮ KHI MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra.

Thời gian mắc bệnh trung bình ở phụ nữ mang thai có thể lâu hơn người bình thường (từ 7 đến 10 ngày). Hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn. Đối với người có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây chuyển biến nghiêm trọng do biến chứng gây ra.

Tiến triển nặng của cảm cúm ở thai phụ có thể dẫn đến viêm phổi, thường đáng lo hơn người thường do nhu cầu oxy ở họ lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Tuy vậy, các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

* MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT CẢM CÚM Ở MẸ BẦU NHƯ:

– Ho khan

– Sốt khi mang thai (từ từ rồi đến sốt cao)

– Viêm họng

– Cảm thấy ớn lạnh

– Đau cơ 

– Đau đầu

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi

– Tình trạng mệt mỏi kéo dài

* CẢM CÚM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Người mẹ khi mang thai sẽ có những lo lắng về ảnh hưởng lên thai nhi:

– Nguy cơ bị dị tật thai nhi (hở hàm ếch, tim bẩm sinh, đại tràng co thắt, hở đốt sống, một số khiếm khuyết trên cơ thể), nhất là trường hợp mắc cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Nguy cơ ảnh hưởng não bộ thai nhi (dưới 05 tháng tuổi). Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

– Sốt cao kết hợp độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai, lưu thai, sinh non.

* CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÌM HIỂU CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM CÚM: 

– Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho chứng bệnh cảm cúm thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm ngừa vacxin cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và con yêu.

– Nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc, nói chuyện.

– Nên rửa tay sạch sẽ bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tuân thủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn.

– Tránh đưa tay lên mũi, mắt và miệng.

– Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để nâng cao thể trạng.

Thời gian qua, Đa Khoa phối hợp với Sản Khoa Phương Châu đã điều trị an toàn, hiệu quả cho nhiều thai phụ mắc các bệnh lý nội, ngoại khoa trong thời gian mang bầu. Qua đó, sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc toàn diện người phụ nữ khỏe mạnh trước, trong và sau khi mang thai tại Phương Châu càng được phát huy tối đa.

Tổng đài 1900 54 54 66 hỗ trợ thông tin dịch vụ các chuyên khoa

Bị Cảm Khi Mang Thai: 8 Cách Giải Cảm Cho Bà Bầu An Toàn

Trong thời gian mang thai, sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể khiến sức đề kháng của bà bầu yếu hẳn đi nên rất dễ gặp các vấn đề như bị cảm. Thông thường tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 7- 10 ngày có thể tự hết, tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai các triệu chứng này có thể kéo dài hơn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Các triệu chứng bị cảm khi mang thai thường bao gồm;

Cơn sốt tăng dần, có thể lên tới 39 – 40 độ

Viêm họng, cổ họng đau rát.

Ho khan kéo dài, có thể có đờm

Cảm thấy ớn lạnh

Đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là lưng và chân tay

Đau đầu

Nghẹt mũi, chảy nước mũi

Dạ dày khó chịu

Nôn và buồn nôn

Da khô nóng

Có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng

Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Các virus gây bệnh cảm cúm có thể là virus cúm thông thường trên người, tuy nhiên cũng có thể do rất nhiều loại virus nguy hiểm khác như H5N1, H1N1, H7N9.. Đây đều là các virus xuất hiện trên động vật, có thể lây nhiễm quá người và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế mẹ bầu nếu nghi ngờ mình có các triệu chứng cảm cúm không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn hơn.

Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp rất cao, có thể thông qua bệnh người bệnh hắt hơi đưa các virus xâm nhập hô hấp của mẹ bầu khi tiếp xúc. Nếu chạm nắm vào các đồ vật có dính nước bọt của người bệnh rồi đưa lên cơ quan hô hấp cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Ngoài ra nếu bà bầu ôm hay tiếp xúc với các loại động vật bị nhiễm bệnh thì khả năng mắc bệnh gần như là chắc chắn.

Bị cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị cảm khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Virus cúm có thể đi từ cơ thể mẹ, xâm nhập vào nhau thai khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng. Chúng có thể gây rối loạn sự sắp xếp các cấu trúc của cơ thể hoặc làm rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi gây ra các dị tật bẩm sinh cho bé khi ra đời.

Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu có nguy cơ cao bị tổn thương não bộ. Đặc biệt nếu mẹ bị các cơn sốt cao trên 39 độ kéo dài có thể khiến trẻ kém phát triển trí não, hoặc gây ra các dị tật như sứt môi hở hàm ếch, bệnh về tim, não tụ huyết và không não,…vô cùng nguy hiểm.

Các yếu tố nguy hiểm sẽ tăng cao hơn nếu mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu vì lúc này thai nhi đang trong giai đoạn hình thành cơ thể, chưa có nhiều nước ối nên rất dễ bị tác động. Virus xâm nhập và ảnh hưởng thai nhi từ giai đoạn đầu làm tăng cao khả năng bé bị tự kỷ tới hơn 34%.

Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm có thể kéo dài hơn bình thường rất nhiều và gây ra tình trạng viêm phổi nặng. Tình trạng sốt, ho, mệt mỏi cùng sức đề kháng suy yếu có thể làm rối loạn tình trạng trao đổi chất khiến mẹ bị sút cân nhanh trong thời khi mang thai. Mẹ không đủ chất trong thời kì này không chỉ khiến bé gầy yếu suy dinh dưỡng mà còn có thể mắc rất nhiều bệnh lý khác do thai nhi rút dưỡng chất từ mẹ để nuôi dưỡng cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể mắc các biến chứng sau cơn sốt cao như suy thận, viêm đại tràng co thắt do độc tố chiếm phần lớn trong cơ thể khiến các cơ quan bài tiết hoạt động suy yếu.

Yếu tố nguy hiểm của bệnh còn nằm ở vấn đề bà bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Hiện tại cũng chưa có thuốc đặc trị cho các virus cảm cúm nên việc dùng thuốc cũng chỉ mang tính chất cải thiện nhẹ các triệu chứng chứ không thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh hoàn toàn.

Tốt nhất khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu cảm cúm, bà bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm chẩn đoán, từ đó các các phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo bao gồm

Dùng nước muối

Khi bị cảm cúm, mẹ thường có dấu hiệu bị nghẹt mũi, có thở, ho có đờm rất nhiều. Việc sử dụng nước muối để xịt mũi hay khò họng chính là biện pháp đơn giản nhất để có thể cải thiện tình trạng này nhanh chóng và vẫn để bảo an toàn cho mẹ bầu.

Các nghiên cứu cho thấy, nước muối có khả năng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt, có thể tiêu diệt được một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể . Sử dụng sản phẩm này có thể nhanh chóng loại bỏ lớp dịch nhầy bên trong khoang miệng, khoang mũi cũng như các bụi bẩn khác.

Súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch tối đa khoang miệng, hạn chế sự viêm nhiễm hay các tổn thương mà virus gây ra. Mẹ không còn ngạt mũi hay đau họng sẽ giúp đưa oxy đến thai nhi nhiều hơn để con có thể phát triển bình thường nhất đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng cảm cúm trong thời gian ngắn.

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối tại nhà. Tuy nhiên nhớ chú ý pha với nước ấm với một liều lượng vừa đủ, tránh cho quá nhiều muối khiến nước quá mặn có thể làm nóng rát mũi và cổ đồng thời làm tăng nguy cơ bị sặc.

Thực hiện vệ súc miệng và xịt mũi ít nhất hai lần mỗi ngày vào sáng và tối có thể giúp mẹ thoải mái và khỏe mạnh hơn, ngủ ngon hơn đem đến sự hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhất.

Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi nhiều hơn

Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ đóng vai trò lớn trong việc giải cảm cho mẹ bầu. Cơ thể lúc này vô cùng mệt mỏi nên mẹ cần nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều để bổ sung lại lượng năng lượng đã mất. Nếu vẫn bị cơn ho và ngạt mũi làm phiền khó ngủ, mẹ có thể nằm kê cao đầu một chút có thể làm giảm tình trạng này nhanh chóng.

Kiêng nước, kiêng gió sẽ là điều cần thiết để giữ ấm cơ thể. Mẹ nên nghỉ trong phóng thoáng mát, tránh nằm gần cửa sổ có gió mạnh hay bị quạt hoặc máy lạnh thổi thẳng vào người vì có thể khiến cơn sốt tăng cao hơn. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ kiêng tắm. Bà bầu nên tắm trong phòng kín, tắm với nước ấm trong thời gian ngắn để đảm bảo làm sạch cơ thể.

Uống nhiều nước hơn

Khi bị sốt cao và ho khan, cơ thể mẹ thường bị mất nước nghiêm trọng. Chính vì thế mà da mẹ mới tình trạng khô và nóng ran hơn mức bình thường đồng thời mẹ dễ mệt mỏi hơn. Uống nước chính là cách đơn giản nhất để có thể cải thiện tình trạng này. Việc bổ sung đầy đủ nước còn có tác dụng làm tiêu đờm để giảm ho có đờm hiệu quả hơn.

Mẹ lưu ý nên uống nước ấm sẽ tốt hơn cho cơ thể lúc này. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm một số loại nước ép để bổ sung vitamin giúp cơ thể tăng cường đề kháng tốt hơn. Một số loại nước ép như cà rốt, cam quýt, dây tây sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý. Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng nước ép nguyên chất, có thể thêm một chút đường nhưng không nên thêm đá vì sẽ làm tổn thương cổ họng.

Các nghiên cứu cho thấy mẹ cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để có thể giải cảm nhanh nhất.

Dùng trà thảo mộc

Với tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, cảm cúm thì trà thảo mộc chính là “thần dược” có thể giải quyết các vấn đề này một cách nhanh nhất. Trong các loại thảo dược như gừng, mật ong, hoa cúc đều có chứa một làm lượng chất kháng khuẩn chống viêm rất tốt có thể ức chế được sự hoạt động của một số loại virus đang gây bệnh bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, sử dụng các loại trà này còn giúp an thần, giảm stress mệt mỏi, giúp mẹ ngủ ngon hơn đồng thời có thể giảm ho, và buồn nôn đáng kể. Hơi nóng thì trà còn giúp giảm tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng cho bà bầu.

Một số loại trà thảo dược mẹ nên dùng như

Trà gừng – quế: Mẹ chỉ cần làm sạch gừng, thái lát, cho vào ly rồi đổ một ít nước sôi và quế vào hãm trong khoảng 15 phút. Có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn đồng thời tăng cường khả năng kháng khuẩn chống viêm. Phụ nữ có thai nên uống tà gừng quế vào buổi sáng.

Trà hoa cúc: Cách làm cũng tương tự làm trà gừng phía trên. Tuy nhiên bà bầu nên uống trà hoa cúc vào buổi tối để giúp an thần và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên bà bầu nên tránh dùng bạc hà vì loại mộc này có thể gây ra một số vấn đề như tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Xông hơi mũi với thảo dược

Xông hơi là phương pháp giải cảm tự nhiên được dân gian sử dụng từ xưa đến nay và có thể giải cảm nhanh chóng. Tuy nhiên với bà bầu thì xông hơi toàn thân là không nên vì có thể gây ra một số nguy hiểm tiềm ẩn, thay vào đó mẹ bầu chỉ nên xông hơi mũi mà thôi.

Cách đơn giản nhất là bà bầu chỉ cần dùng một tô nước nóng để cách mặt khoảng 15- 20cm, sau đó trùm khăn kín đầu và hít hơi nóng để tiêu đờm nhanh chóng. Hơi nước bốc lên cũng giúp mẹ giảm cơn đau đầu khó chịu mà không cần phải dùng đến các loại thuốc.

Để tăng hiệu quả làm giảm cơn đau đầu và nghẹt mũi hơn, mẹ bầu có thể kết hợp thêm một số loại tinh dầu. Chỉ cần cho thêm vài giọt tinh dầu vào vô nước ấm, khuấy nhẹ để các tinh dầu tan ra rồi thực hiện như các bước phía trên cũng giúp làm thông thoáng xoang mũi, từ đó hỗ trợ giải cảm nhanh chóng. Mẹ có thể dùng các loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu chanh sả…

Dùng tỏi

Tỏi là gia vị vô cùng quen thuộc với mọi gian bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh việc dùng để nêm nếm gia vị loại thảo dược này còn giúp điều trị được rất nhiều bệnh, trong đó có cả giải cảm. Trong loại thảo dược này có chứa thành phần Allicin – đây là một chất hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh có thể chống lại sự tấn công của một số loại virus gây bệnh cho cơ thể.

Xông mũi với tỏi: Bà bầu chỉ cần giã nát tỏi rồi đưa lên gần mũi để hít. Các tinh chất từ tỏi sẽ làm thông đường mũi nhanh chóng, cải thiện xoang mũi nhờ đó cũng giảm giảm cơn đau đầu.

Nhai tỏi sống: Nếu chịu được mùi tỏi thì nhai tỏi sống chính là cách đơn giản nhất để giải cảm cho bà bầu.

Làm trà tỏi: Dùng 3 nhánh tỏi đã được bóc vỏ đập dập cho vào đun sôi với 720ml nước trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp rồi cho thêm mật ong. Bạn có thể đợi trà nguội rồi cho thêm một vài lát chanh để trà không bị đắng. Dùng uống hằng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng cảm cúm nhanh chóng.

Tuy nhiên dùng tỏi có một bất lợi là có mùi khá nồng nên không phải bà bầu nào cũng có thể áp dụng. Vì thế mẹ bầu có thể bổ sung thêm tỏi vào các món ăn hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Dùng lá tía tô, kinh giới

Dùng lá tía tô kinh giới để giải cảm là phương pháp được dân gian sử dụng rất nhiều từ xưa tới nay. Hai loại thảo dược này có vị cay ấm nên khi dùng có thể cải thiện được các cơn sốt, ho do virus nhanh chóng.

Có rất nhiều cách để giải cảm cho bà bầu bằng tía tô và kinh giới, đây đều là các cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà những đem đến những tác dụng rất tuyệt vời.

Cháo tía tô: Mẹ bầu chỉ cần nấu một nồi một nồi cháo trắng, nêm nhạt, đạp thêm một quả trứng gà rồi cho thêm một tắm tía tô kinh giới đã được rửa sạch. Ăn ngay khi còn nóng.

Sắc nước uống: Bà bầu chỉ cần dùng một nắm lá tía tô và 1 nắm kinh giới đem đun sôi cùng 2 bát nước. Đun liên tục cho tới khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, Uống ngay khi còn ấm.

Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Khi bị cảm, sức đề kháng của mẹ vốn đã yếu nay càng yếu hơn. Vì vậy mẹ bầu cần tăng cường bổ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhanh nhất. Trong đó, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất chính là điều quan trọng hàng đầu mẹ bầu cần phải làm.

Một số thực phẩm mẹ nên tăng cường lúc này để giải cảm nhanh hơn bao gồm

Các thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, bưởi, chanh hay ớt chuông chính là thực phẩm bà bầu nên bổ sung lúc này. Vitamin C sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bổ sung hàm lượng chất chống oxy hóa lớn giúp có thể đẩy lùi các tác nhân gây cảm nhanh chóng hơn.

Việt quất là loại trái cây có chứa rất nhiều aspirin tự nhiên. Đây là thành phần có trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt rất cần thiết cho cơ thể bà bầu khi bị cảm sốt.

Chất phytochemical có trong hành tây có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng trong cơ thể.

Trà đen, trà xanh có khả năng giảm tiêu chảy, tăng cường đề kháng cho bà bầu. Tuy nhiên chú ý không dùng về đêm vì có thể gây mất ngủ.

Gừng, tỏi đều là các gia vị có tác dụng kháng khuẩn chống viêm rất tốt, đồng thời có thể làm ấm cơ thể, ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm có khả năng xâm nhập khi sức đề kháng đang suy yếu.

Ưu tiên ăn các món ăn còn ấm, mềm, lỏng để dễ ăn và tiêu hóa hơn.

Phòng tránh bị cảm khi mang thai

Bị cảm khi mang thai là tình trạng phổ biến có thể gặp ở bất cứ bà bầu nào do sức đề kháng bị suy yếu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này bằng một số phương pháp đơn giản. Bắt đầu từ những việc đơn giản như thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống chính là cách để ngăn ngừa bệnh tốt nhất.

Để phòng tránh bị cảm khi mang thai, bà bầu cần chú ý các vấn đề sau

Tiêm phòng cảm cúm đầy đủ.

Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi ra ngoài.

Hạn chế tiếp xúc với những người có các dấu hiệu bị cảm.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà bông.

Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hạn chế ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc các chất kích thích.

Uống đủ nước mỗi ngày.

Thường xuyên khử trùng đồ đạc

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Mẹ bầu có thể tham gia các lớp tập yoga hoặc ngồi thiền.

Tăng cường sức khỏe quan chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Bổ sung các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu

Cập nhật thông tin chi tiết về Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!