Vì Sao Mẹ Bầu Bị Táo Bón / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không ? Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón ?

Chứng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Đối với bà bầu bị táo bón có nên rặn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Theo số liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì có 3 bà bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, chứng tỏ đây là một bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong thai kỳ.

Để trả lời câu hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn thì các bác sỹ sản khoa đã khuyên chị em là không nên rặn, vì việc cố để đào thải phân ra ngoài bằng cách rặn là phản khoa học, việc làm này còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như trĩ, rách hậu môn, đi ngoài ra máu… Không những ảnh hưởng đến bà bầu, việc rặn này còn dẫn tới nguy cơ sinh non, co cơ tử cung, động thai.

Vì sao bà bầu lại bị táo bón ?

1. Do chế độ ăn uống:

Một trong những quan tâm của mẹ bầu khi mang thai đó là việc dung nạp các thực phẩm nhiều chất với mong muốn con to, khỏe, tuy nhiên, do cung cấp quá nhiều chất, trong đó có sắt và canxi sẽ làm cho mẹ bị táo bón, tình trạng đi ngoài khó càng trầm trọng hơn.

2. Thay đổi vị giác:

Do khi mang thai, mẹ bầu luôn bị nhạt miệng nên thường thích ăn đồ ăn có vị cay, chua, mặn, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng táo bón của mẹ nặng hơn.

3. Thay đổi nội tiết:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone giúp thai nhi phát triển sẽ có tác động lên đường ruột, gây áp lực với chuyển động của ruột từ đó gây ra chứng táo bón.

4. Do lười vận động:

Một số bà bầu có tâm lý lo sợ khi vận động, vì vậy rất hạn chế tập thể dục, thể thao, đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Bà bầu bị táo bón phải làm gì ?

1. Nên tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ:

Hàng ngày, bà bầu dễ bị táo bón nên cân đối thực đơn một cách hợp lý bằng việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau cải cúc, chuối, đu đủ, … Chất xơ ngoài việc làm mềm phân, còn kích thích giúp bà bầu buồn đi ngoài, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Bổ sung đủ nước:

Đây là việc làm rất quan trọng, trung bình một ngày bà bầu cần bổ sung 3 lít nước dưới nhiều dạng để hạn chế tình trạng táo bón. Thông qua việc uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả, sinh tố, ăn canh… bà bầu sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, phân không bị cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải.

3. Tăng cường luyện tập thể thao:

Tùy thuộc vào sức khỏe của mình, các bà bầu có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu.

4. Bổ sung thêm một số món ăn vặt:

Như các loại đỗ, hoa quả sấy khô, sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì ?

1. Bà bầu bị táo nhẹ:

Nên điều chỉnh chế độ ăn, uống sinh hoạt hàng ngày, với thực đơn nhiều rau xanh, nhiều trái cây, các chất dễ tiêu hóa. Không sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, các món chiên, rán, tẩm ướp nhiều gia vị.

2. Bà bầu bị táo nặng:

Một số trường hợp bác sỹ có thể kê đơn dùng thuốc nhuận tràng, dùng thuốc thụt táo. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể không tốt đối với thai nhi, vì vậy trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sỹ và dùng theo liều lượng phù hợp.

3. Nên tạo thói quen đi vệ sinh:

Hàng ngày, vào khung giờ nhất định, nên ngồi xổm, nếu bầu to, có thể ngồi bồn cầu, kê một chiếc ghế dưới chân, hai tay chống lên đầu gối.

4. Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác “mót”.

Với những bà bầu thường xuyên bị táo, cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái mỗi khi đi vệ sinh, tuyệt đối không được cố rặn, nên kiên trì áp dụng thực đơn khoa học để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất.

Vì Sao Bé Bị Táo Bón Khi Uống Sữa Bột Meiji?

Vì sao bé bị táo bón khi uống sữa Meiji?

Sữa công thức Meiji được nhiều mẹ bỉm sữa gọi là “sữa rau” vì sữa mát giúp bé tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt. Sản phẩm này chứa Fructooligosaccharides (FOS) để bảo vệ các lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nếu bé nhà bạn vẫn bị táo bón khi uống sữa Meiji thì bạn cần kiểm tra xem cách sử dụng sữa của mình đã đúng chưa. Nếu bạn pha sữa cho bé quá đặc so với tỉ lệ mà nhà sản xuất đưa ra sẽ khiến bé bị táo bón và có thể ảnh hưởng không tốt đến thận. Ngoài ra, nếu bé nhà bạn đang ở trong giai đoạn ăn dặm thì bạn cần kiểm tra xem thực đơn ăn dặm của bé có ít chất xơ không, bé có ăn quá nhiều đạm và tinh bột hoặc uống ít nước không?

Bên cạnh đó, những dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn hay hẹp ruột cũng là nguyên nhân làm bé rất dễ bị táo bón. Nếu bạn đang bổ sung thêm sắt cho bé thì đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Ngoài ra, nhiều bé vì mải chơi nên có tâm lý “cố nhịn” cũng dẫn đến hiện tượng táo bón vì như thế sẽ khiến đại tàng dãn to, phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài. Cuối cùng, nếu bạn đã loại bỏ hết những nguyên nhân trên mà bé vẫn bị táo bón thì có thể là do bé không hợp sữa hoặc hệ tiêu hóa của bé đang không khỏe. Nếu tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, mẹ nên đưa bé đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

– Sữa Meiji số 0: dùng nước ấm 70 độ để pha. Cứ 1 thìa gạt ngang sữa tương đương 2,7g, pha được thành 20 ml sữa

– Sữa Meiji số 9: dùng nước ấm 50 độ để pha. Cứ 1 thìa gạt ngang sữa tương đương 5,6g, pha được thành 40ml sữa

– Sữa Meiji dạng thanh: 1 thanh có 5 viên, mỗi viên pha với 40ml nước (số 0 thì với nước 70 độ, số 9 với nước 50 độ)

Để pha sữa, ban đầu các mẹ cho 2/3 lượng nước có nhiệt độ chuẩn như nhà sản xuất đưa ra vào bìnhsữa, tiếp đó cho số sữa cần pha vào bình, đậy kín nắp bình và lắc cho sữa tan hết. Sau đó cho nốt phần nước còn lại vào cho đạt đủ số lượng nước cần pha. Cuối cùng, các mẹ lắc lại cho sữa tan đều rồi để sữa nguội khoảng 40 độ thì cho bé uống. Trước khi cho bé uống, mẹ nên thử độ nóng bằng cách nhỏ sữa ra cổ tay để đảm bảo bé không bị bỏng miệng do sữa quá nóng.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Bà Bầu Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Ngoài việc ảnh hưởng đến tinh thần cũng như gây nên nhiều khó chịu, táo bón còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu:

Táo bón có thể dẫn đến đầy bụng, khó chịu, biến chứng đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột do khối “u phân”, vv

Ảnh hưởng đến tâm lý người mắc. Sợ đi ngoài, chán ăn, từ đó dẫn đến các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ, khiến thai nhi thiếu chất.

Khi bị táo bón, các chất thải tích tụ lâu ngày trong cơ thể khiến các chất độc có trong phân có thể hấp thụ ngược lại cơ thể, gây hại cho cả mẹ và bé.

Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn – trực tràng

Khi bị táo bón, mẹ bầu nếu không biết thường cố rặn để tống phân ra ngoài. Động tác này vô tình kích thích tử cung khiến tăng khả năng sảy thai ở những tháng đầu hoặc sinh non ở những tháng cuối thai kì.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Việc đi tiêu sẽ có hiệu quả hơn khi ngồi xổm, bởi ở tư thế này cơ chế cửa ruột được mở ra hoàn toàn. Đồng thời, việc ngồi xổm khi đi tiêu cũng giúp giảm áp lực cho “bàn tọa”, tránh được hiện tượng tê chân.

Tuy nhiên, hiện tại thì đa số chúng ta đều đang ngồi bệ bệt. Nếu phải ngồi bệ bệt, mẹ bầu nên đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân và hơi nghiêng mình về phía trước để tạo tư thế chuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.

Đi vệ sinh đúng giờ là một trong những thói quen cần thiết ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở bà bầu bị táo bón. Bởi việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và “đều đặn” hơn. Hơn nữa, thói quen này cũng giúp hạn chế giữ chất thải quá lâu trong người làm các chất độc hại hấp thu ngược lại cơ thể hoặc làm tình trạng táo bón nặng hơn do phân bị ruột già hấp thụ hết nước. Việc rèn luyện thói quen này các mẹ có thể tập một cách từ từ.

Đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Để giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn, bạn có thể uống một cốc nước hoặc nước mận để làm mềm phân sau khi thức dậy.

Mẹ bầu chú ý rằng không nên rặn, việc rặn mạnh khi bị táo bón có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, việc rặn vệ sinh khi mang bầu có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Khi đi vệ sinh, các mẹ cũng không nên căng thẳng mà nên thả lỏng cơ thể, giữ tinh thần thoải mái.

Khi bị táo bón, mẹ bầu thường có tâm lý chán ăn, không cảm thấy thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như thai nhi. Để giải quyết vấn đề chán ăn, các mẹ có thể ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, việc ăn rải bữa này cũng giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa do ăn quá no.

Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của chúng ta. Nó có tác dụng tạo khuôn phân, làm mềm phân, tạo cảm giác đi tiêu và ngăn ngừa táo bón.

Một số thực phẩm giàu chất xơ là: Rau xanh (rau cải xoăn, rau bắp cải, súp lơ xanh, rau bina, vv), trái cây (chuối chín, táo, mận tím, kiwi, đu đủ,…), bánh mì đen, gạo nguyên cám, các loại đậu vv.

Một số loại thực phẩm giàu magie mà mẹ bầu có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày đó là: các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu, chuối chín, trái cây sấy khô (như mận tím khô), các loại ngũ cốc, vv,

Probiotic là một lợi khuẩn sống trong đường ruột. Khi các lợi khuẩn này được đưa vào cơ thể một cách đầy đủ, nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho ký chủ, một trong số đó là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm táo bón ở bà bầu.

Một trong những loại thực phẩm giàu probiotics mà rất quen thuộc đó chính là sữa chua. Ngoài ra còn có men vi sinh, tuy nhiên việc dùng men vi sinh mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nên hoạt động thế chất luôn là lời khuyên dành cho hầu hết mọi đối tượng. Không chỉ nâng cao sức khỏe, việc vận động cơ thể thường xuyên còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn. Mẹ bầu mỗi ngày nên vận động cơ thể ít nhất 15-20 phút với một trong số các bộ môn thích hợp dành cho bà bầu, ví dụ như: đi bộ, yoga, bơi lội, vv.

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc và cần sử dụng những chế phẩm có độ an toàn cao. Vậy nên để phòng tránh và hạn chế táo bón khi mang thai, ban đầu mẹ bầu thường được khuyên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất và thay đổi thói quen để vận động cơ thể nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc thay đổi này nhiều khi cũng không mang lại hiệu quả cao. Vậy có cách nào có thể nâng cao hiệu quả phòng tránh cũng như hạn chế táo bón khi mang thai mà vẫn an toàn với mẹ bầu không? Câu trả lời là Có.

Isilax Mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

Sản phẩm với các thành phần từ thảo dược thiên nhiên có công dụng:

Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.

Bà Bầu Bị Táo Bón Phải Làm Sao: 5 Mẹo Giúp Bà Bầu Thoát Khỏi Táo Bón

Nơi công tác

Chuyên khoa hậu môn trực tràng – Phòng khám đa khoa Thành Đô – Bắc ninh

Chứng táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng không phân biệt già trẻ. Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị táo bón do những đặc điểm trong thai kỳ. Vậy khi bị táo bón bà bầu phải làm gì?

Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Theo thống kê có đến hơn một nửa số phụ nữ mang thai đều bị chứng táo bón trong thai kỳ. Hiện tượng táo bón trong thai kỳ tuy không thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay sự phát triển của đứa trẻ trong bụng bà mẹ nhưng về lâu dài lại gây ra những tác hại rất xấu cho mẹ và bé.

Vì thế khi bị táo bón trong thai kỳ sản phụ nên có những cách để khắc phục tình trạng này, chớ để chứng táo bón kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng phòng khám đa khoa Thành Đô khuyên mẹ bầu bị táo bón thì nên làm những việc sau để khắc phục bệnh

Hãy tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

Chất xơ hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, làm cho phân dễ dàng di chuyển ra bên ngoài đường ruột. Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ trong thai kỳ sẽ giúp bà bầu giảm nhẹ tình trạng táo bón hoặc phòng ngừa được chứng táo bón hiệu quả.

Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh, các loại hoa quả và trong ngũ cốc nguyên hạt. Một số thực phẩm dồi dào chất xơ và tốt cho sản phụ như mè đen, gạo lức, măng tây, rong biển, các loại nấm, nho khô, lạc, đỗ tương…

Cách đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả và cực kỳ an toàn cho bà bầu là dùng nước để khắc phục tình trạng táo bón. Bà bầu nên uống nhiều nước hàng ngày nhất là trước khi đại tiện. Nước có tác dụng làm phân mềm và dễ dàng di chuyển ra ngoài.

Theo khuyến cáo bà bầu nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ khắc phục được tình trạng táo bón hiệu quả. Bà bầu cũng nên đa dạng các loại nước mà mình sử dụng để cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho thai nhi như uống nước ép trái cây, nước ép rau củ, nướp canh hay nước súp.

Yogurt được lên men bởi những loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe. Vi khuẩn này thường có tính chua giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng.

Không được trì hoãn khi có nhu cầu đi vệ sinh

Nếu bà bầu vì ngại đại tiện mà không dám đi vệ sinh hoặc nhịn đại tiện thì có thể làm cho tình trạng táo bón càng nặng nề hơn. Do đó khi có dấu hiệu buồn đại tiện thì nên đi ngay.

Trao đổi với các bác sĩ sản khoa về các loại thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc bổ mà bà bầu sử dụng trong thai kỳ như sắt, canxi, hay một số loại sữa bầu có thể gây ra tình trạng nóng trong và chứng táo bón trong thai kỳ. Khi gặp phải những rắc rối này bà bầu nên hỏi ý kiến của các bác sĩ sản khoa về các loại thuốc khác hoặc sữa khác phù hợp với thể trạng của mình hơn.

Táo bón trong thai kỳ có phải là một vấn đề nghiêm trọng?

Đối với những bà bầu thường xuyên bị táo bón hành hạ trong nhiều tháng liền, đã áp dụng nhiều cách kể trên mà không khỏi. Hoặc bị táo bón và kèm theo nhiều dấu hiệu khác như có những cơn đau bất thường ở hậu môn, chảy máu tươi nhiều khi đại tiện hoặc không đại tiện, đi nhầy và ra máu thì nên nghĩ đến khả năng bị những bệnh lý hậu môn trực tràng khác.

Chứng táo bón lâu ngày ở bà bầu có thể là dấu hiệu của trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn đặc biệt là trĩ, căn bệnh phổ biến trong thai kỳ. Lúc này việc điều trị sẽ không đơn giản như khi bị táo bón nữa. Bà bầu nên đến những phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để được tư vấn các phương pháp điều trị triệt để và an toàn hơn cho tình trạng của mình.