Vì Sao Mẹ Bầu Bị Đau Lưng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Vì Sao Mẹ Bầu Thường Bị Đau Lưng Khi Mang Thai ?

1. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau lưng ?

Trong thời kỳ mang thai, tử cung ngày càng lớn dần làm cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn; đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi.

Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau; dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

2. Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

3. Cách khắc phục tình trạng đau lưng

Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống; kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống

Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái

Massage, trị liệu vùng lưng và toàn thân hay các bài tập thư giãn cho bà bầu; nhằm làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng, đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức

Nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu không nên cúi xuống đột ngột khiến cột sống bị bẻ cong. Tư thế tốt cho cột sống là ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu; trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Vì Sao Mẹ Bầu Hay Đau Lưng Khi Mang Thai

Các nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang thai

Các loại hormone trong thai kỳ, như relaxin giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên bạn bị đau.

Phần cột sống bị đau nhức nhất, đặc biệt là vùng trên xương cùng, nơi mẹ bầu thường chống tay khi di chuyển. Nếu trước khi có thai bạn đã bị đau vùng này thì khi mang thai sẽ đau nặng hơn.

Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng là nguyên nhân gây đau lưng.

Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể, để tránh cảm giác bị ngã chúi về phía trước, mẹ bầu sẽ có xu hướng ngửa ra sau, dẫn đến đau lưng hông, đặc biệt tăng nguy cơ đau lưng dưới.

Các cơn đau sẽ càng nặng hơn khi thai nhi lớn dần, đừng cố gắng chịu đựng, hãy nói cho chồng biết tình trạng của mình để tìm cách khắc phục.

Cách khắc phục đau lưng khi mang thai

Chỉnh sửa tư thế khi ngồi và đứng bằng cách hạ mông xuống, kéo 2 vai về phía sau, ngồi thẳng và đứng thẳng để giảm áp lực lên vùng lưng dưới và hông .

Massage vùng lưng dưới sẽ làm dịu cảm giác đau và mỏi. Hãy chọn một spa chuyên nghiệp chuyên dành cho massage bầu và loại dầu thiên nhiên để đảm bảo không hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng tới thai nhi. SkinBar Spa là nơi giúp các mẹ mang thai và sau sinh cũng như các chị em phụ nữ có được trải nghiệm về một thai kỳ khỏe mạnh và xinh đẹp bằng không gian thư giãn và hệ thống dịch vụ massage bầu tiêu chuẩn, an toàn. Tại SkinBar spa, chúng tôi chỉ sử dụng mỹ phẩm organic để chăm sóc cho mẹ bầu và sau sinh.

Tắm nước ấm, chườm túi thảo mộc hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.

Để hỗ trợ nâng đỡ bụng bầu, có thể sử dụng đai đeo bụng bầu. Nếu phải ngồi làm việc với máy tính, nên đảm bảo ghế ngồi êm và phân bố trọng lượng của bạn đều khắp mông. Không mang giày cao gót vì chúng làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất là mang giày thấp và có hỗ trợ vòm chân.

Khi ngủ nên nằm nghiêng, tốt nhất nghiêng sang trái, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm cơn đau lưng khá hiệu quả.

Khi ngồi nên ở tư thế thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.

Dầu massage thảo mộc Tanamera, bài thuốc cổ truyền của Malaysia giúp giảm nhức mỏi, khởi động lưu thông tuần hoàn, điều hòa khí huyết cho các sản phụ.

chúng tôi – Kênh thông tin giúp mẹ:

Chăm sóc thai kì

Làm đẹp

Kinh nghiệm ở cữ

Những điều cần biết khi nuôi dưỡng bé.

chúng tôi là website thuộc chủ quản của Cty TNHH Quốc Hưng

Hãy kết nối với chúng tôi qua email:

mail.earthmama@gmail.com

Hotline: 1900 58 58 69

Tại Sao Mẹ Bầu Bị Đau Lưng? Làm Gì Để Trị Đau Lưng Trong Thai Kỳ?

Bà bầu đau lưng là triệu chứng sẽ gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối, tình trạng đau lưng kéo dài hơn, tần suất cũng nhiều hơn. Vậy tại sao mẹ bầu thường bị đau lưng trong thai kỳ? Có thể giảm đau lưng cho thai phụ bằng những cách nào?

1. Tại sao bà bầu đau lưng?

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng ở bà bầu, thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu đau lưng do cột sống cong và chịu áp lực khi thay đổi tư thế

Là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng đau lưng của mẹ bầu. Khi thai nhi lớn dần, bụng trước to ra, trọng lượng cũng tăng đáng kể. Phần bụng nhô ra phía trước nhiều hơn, phâng ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi. Để giữ cân bằng, mẹ bầu thường có xu hướng ngả người về phía sau hoặc lấy tay đỡ phần lưng, bụng. Quá trình này sẽ làm căng cơ lưng, triệu chứng đau xuất hiện và ngày càng thường xuyên hơn khi đến giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu thai đôi.

Do yếu cơ bụng

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng của mẹ bầu. Cơ bụng có vai trò hỗ trợ cột sống và vùng lưng. Khi mang thai, cơ bụng của mẹ sẽ bị giãn ra tương đối, nhiệm vụ chính của cơ bụng lúc này là bảo vệ bào thai bên trong, vai trò hỗ trợ vùng lưng và cột sống giảm. Cộng thêm sự đè ép của bụng bầu lên vùng lưng, những lý do này đều dẫn đến việc bà bầu đau lưng .

Sự xuất hiện hormone trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

2. Bà bầu đau lưng từ tháng mấy? Biểu hiện ra sao?

Không phải mẹ bầu nào cũng có triệu chứng và thời gian đau lưng như nhau. Tình trạng mỏi lưng có thể sẽ xuất hiện rất sớm, trong tuần 18 dù bụng bầu chưa lớn nhưng hoàn toàn có thể gặp phải. Hầu hết mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng cuối và có mẹ còn kéo dài đến thời gian đã sinh con.

Biểu hiện phổ biến mẹ gặp phải là cảm giác đau khớp nối giữa xương cụt và xương chậu hoặc cảm giác mỏi phần eo. Cơn đau có thể bất chợt và kéo dài cả ngày. Có nhiều mẹ bầu thường đau mỏi về đêm.

Một số mẹ còn cảm thấy cơn đau nhói, như có điện giật, bắt đầu từ vùng lưng hoặc mông lan dần xuống chân. Biểu hiện này khá giống với đau dây thần kinh tọa, nếu gặp phải tình trạng như vậy, mẹ nên đến bác sĩ để sớm được chẩn đoán.

3. Bà bầu đau lưng quá phải làm sao?

Bà bầu đau lưng thì phải làm sao là câu hỏi nhiều được rất nhiều mẹ bầu hỏi marryfamily để tìm cách điều trị “bệnh” đau lưng thai kỳ. Để làm giảm cơn đau mỏi lưng, mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

Tập đi, đứng, ngồi, ngủ đúng tư thế

Đứng thẳng, mở rộng lồng ngực, 2 vai thẳng hàng, kéo về phía sau. Khi đứng hãy mở rộng 2 chân bằng vai, tìm một tư thế đứng thoải mái nhưng chắc chắn và không nên đứng lâu 1 chỗ.

Với tư thế ngồi, nên lựa chọn vị trí ngồi có tựa lưng. Tốt nhất nên có 1 vật để nâng cao phần chân của mẹ bầu để phần đầu gối ngang bằng phần mông. Tư thế ngồi vắt chéo chân, co rụm 2 chân vào sát người là 2 tư thế không nên ngồi. Mẹ bầu cũng không nên ngồi lâu một chỗ, sau khoảng 1h mẹ nên đứng lên đi lại để thay đổi tư thế vừa giúp thư giãn cơ vừa giúp máu lưu thông tốt hơn.

Khi nằm ngủ tư thế được khuyến cáo là nên nằm nghiêng trái, điều này giúp oxy và dinh dưỡng chuyển đến báo thai tốt hơn, bé cũng hấp thụ tốt hơn đồng thời làm giảm áp lực đè nén lên vùng thắt lưng, xương chậu. Mẹ có thể sử dụng gối bầu để hỗ trợ tư thế nằm tốt hơn.

Tập thể dục

Duy trì thói quen tập thể dục là cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng thai kỳ. Mẹ có thể đi bộ, đạp xe đạp tại chỗ hoặc tập các động tác yoga phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống, tăng cường tính dẻo dai của khớp cơ

Massage cho bà bầu

Nếu cơn đau mỏi kéo dài, mẹ hãy nhờ người thân nhẹ nhàng massage vùng eo hoặc đến các cơ sở massage mẹ bầu. Massage cho bà bầu trong giai đoạn này không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn gân cốt và còn tác động đến tinh thần, mẹ sẽ thấy thoải mái và phấn chấn hơn.

Thuốc giảm đau

Đây là phương pháp không được khuyến khích khi mang thai nhưng với những mẹ bầu có tình trạng đau lưng nặng hoặc có tiền sử mắc chứng đau lưng kinh niên thì vẫn có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ

Mẹ Bầu Bị Ra Huyết Hồng Nhưng Không Đau Bụng (Là Vì Sao)

Bạn đang mang bầu? Bạn bị ra huyết nhưng không cảm thấy đau bụng? Bạn đang rất lo lắng phải không?

Thống kê cho thấy có tới 20% phụ nữ mang thai cho biết có bị ra máu trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều người bị ra máu hồng, máu nâu nhưng lại không bị đau bụng, không có hiện tượng nào khác. Bên cạnh đó, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể bị ra máu không đau bụng khi trở dạ hoặc sinh non… Các triệu chứng, nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

Triệu chứng hiện tượng ra máu hồng nhưng không đau bụng

Theo các tài liệu về y khoa, có thể kể đến một vài triệu chứng sau như:

Khi mang thai ra máu nhưng lại không bị đau bụng sẽ khiến mẹ không thực sự chú ý đến. Nếu đó là dấu hiện của động thai, dọa sảy thai, nguy hiểm hơn là mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung…thì sẽ là mối nguy hiểm lớn tới khả năng giữ thai nhi sống sót và phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Ngay khi ra máu, mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tường tận nguyên nhân gây nên hiện tượng này, đồng thời có kế hoạch, phương pháp điều trị, nghỉ ngơi hợp lý để giảm và ngưng ra máu

Nguyên nhân ra huyết hồng trong từng giai đoạn mang thai

Để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng ra huyết hồng trong quá trình mang thai là rất khó vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nhưng cũng có thể là một dấu hiệu rất bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phan chia ra 3 chu kỳ để phân tích từng hiện tượng xuất huyết và mức độ nguy hiểm của nó theo từng chu kỳ thai:

Ra máu 3 tháng đầu tiên thai kỳ

Đây có thể là do mới thụ thai và gây nên sự thay đổi ở tử cung. Sau khi thụ thai được 7 – 9 ngày, mẹ bầu có thể thấy có một chút máu hồng rất nhạt dưới đáy quần lót, không nhiều, bụng chỉ hơi nặng chứ không đau. Đó là do phôi thai đang di chuyển tìm chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung của mẹ. Đây là một hiện tượng rất bình thường và mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là được.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của việc bị động thai, dọa sảy thai. Thai chưa bám tốt vào thành tử cung nhưng người mẹ không kiêng cữ, vận động quá mạnh, bị va đập phần bụng, dinh dưỡng kém… có thể khiến tử cung co bóp dữ dội đẩy thai nhi ra ngoài.

Khi bị động thai, dáu hiệu đầu tiên xuất hiện đó là mẹ bầu sẽ bị ra huyết ở âm đạo

Trường hợp nguy hiểm hơn nếu mẹ bầu chửa ngoài tử cung hay nhiễm trùng cổ tử cung. Khi phôi thai không vào trong tử cung làm tổ và bị kẹt lại ở ống dẫn trứng, sự lớn lên của nó có thể làm vỡ ống dẫn trứng gây nguy hiểm cho mẹ. Nhưng thường mẹ sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn đến choáng vàng kết hợp ra máu nhiều.

Ra máu giai đoạn giữa và cuối thai kỳ

Trong khi ra máu giai đoạn đầu thường thấy và khả năng giữ được con là rất cao, thì ra máu giai đoạn 2 và 3 trong thai kỳ đều vô cùng nguy hiểm, cần được khám chữa ngay lập tức:

Đi khám bác sỹ định kỳ

Phải thường xuyên khám thai để có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường của thai nhi và nhanh chóng điều trị, tránh để bị ra máu. Nếu thấy huyết hồng xuất hiện, ngay lập tức nghỉ ngơi và theo dõi lượng màu và tần xuất ra máu, đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm để giúp tăng sức đề kháng cho bản thân và đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.

Sử dụng bài thuốc an thai từ củ gai tươi

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ tiến hành uống bài thuốc an thai trong dân gian từ củ gai tươi để giúp nhau thai chám chắc hơn vào thành tử cung. Đặc biệt, trong thành phần của củ gai tươi chứa những hợp chất có khả năng kháng viêm tiêu sưng rất tốt giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ mắc các bệnh lý như động thai, tụ dịch màng nuôi, bong tách túi thai, …

Như vậy, hiện tượng mẹ bầu bị ra huyết hồng nhưng không đau bụng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu của việc mắc những bệnh lý nguy hiểm trong quá trình mang thai (đặc biệt với các mẹ bầu lớn tuổi hoặc có tiển sử động thai, sảy thai, phá thai trong quá khứ). Hãy luôn chú ý để đem đến cho con một thai kỳ phát triển an toàn, khỏe mạnh.