Bác sĩ ơi cho tôi hỏi bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 6 và mấy ngày hôm nay có biểu hiện đau bụng vào buổi sáng, đi cầu thấy phân nát và chất nhầy, ngoài ra không có biểu hiện gì khác thường. Tôi sợ tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên viết vài dòng gửi tới bác sĩ. À, mà nhân tiện đây cho tôi hỏi luôn là bà bầu bị đau bụng đi ngoài uống thuốc gì để nhanh chóng cắt triệu chứng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Cảm ơn rất nhiều!
TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:
Bà bầu bị đi ngoài có sao không?
Anh Hoàng Duy thân mến! Tình trạng bà bầu bị đi ngoài trong thời gian mang thai là rất phổ biến. Các bác sĩ đều đánh giá bà bầu hay bị đau bụng đi ngoài có thể không nghiêm trọng nếu như không kèm theo các triệu chứng khác. Còn nếu như tình trạng đi ngoài kèm theo các biểu hiện như nôn mửa, sốt cao, đau quặn bụng, đau đầu, chuột rút cơ bụng, mất nước suy kiệt sức khỏe thì cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời. Việc để tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu kéo dài hoặc chậm trễ trong việc điều trị cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Đặc biệt là thời gian xảy ra ở tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kì.
Bà bầu bị đi ngoài uống thuốc gì?
Cũng giống như anh, rất nhiều người vẫn hay thắc mắc bà bầu bị đi ngoài phải làm sao, uống thuốc gì? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này của anh ngay bây giờ:
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé chúng tôi khuyên anh không được tự ý mua thuốc cho vợ uống. Nếu cảm thấy vợ quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp của thuốc men thì anh nên xin ý kiến của bác sĩ nếu có ý định cho vợ uống thuốc khi mang thai. Cụ thể là loại nào, liều lượng như thế nào thì sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể.
Một số mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài ở bà bầu được nhiều phụ nữ áp dụng chỉ trong một thời gian ngắn đã đem lại hiệu quả rất tốt. Anh có thể tham khảo và thực hiện theo:
– Về thuốc dân gian
Dùng củ gừng: Theo nghiên cứu từ y học cổ truyền thì gừng có đến 13 công dụng tốt cho bà bầu như giảm đầy hơi chướng bụng; tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi; chữa ho và cảm lạnh; cầm tiêu chảy; chống nôn và giảm ợ nóng; … Chính vì thế, anh có thể dùng gừng bằng nhiều cách khác nhau như cho vợ ăn kẹo gừng, uống trà gừng, thêm gừng vào các món ăn. Tuy gừng có công dụng tốt nhưng chỉ sử dụng ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể.
Dùng lá mơ và trứng gà: Lá mơ có tính bình, vị chát, giúp sát khuẩn và cân bằng đường ruột tốt nên dùng để chữa tiêu chảy, kiệt lị. Anh cần chuẩn bị 100g lá mơ tía và 1 quả trứng gà. Lá mơ đem rửa sạch và thái nhỏ cho vào bát, trứng gà lấy phần lòng đỏ và trộn đều lên, thêm một chút muối. Đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút là được, trứng gà hấp lá mơ có vị thơm nên rất dễ ăn. Bạn làm 2 – 3 lần mỗi ngày cho vợ ăn.
Nước gạo rang: Dùng gạo tẻ rang lên rồi đi nghiền thành bột; khi nấu cơm, bạn lấy nước cơm đang sôi đổ ra bát, thêm vào 2 – 3 thìa bột gạo rang và quấy đều lên cho vợ uống. Mỗi ngày uống 2 cốc, trong khoảng 3 – 4 ngày là có kết quả tốt.
Dùng búp ổi non: Nếu trong vườn nhà có cây ổi thì anh có thể tận dụng búp ổi non để cải thiện tình trạng bệnh của vợ mình. Hái 5 búp ổi non đem rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào miệng nhai với vài hạt muối cho đỡ chát. Hoặc dùng búp ổi non và lá ổi non, 1 củ riềng già, 1 củ gừng nướng, vỏ quýt khô đem sắc với 500ml nước để lấy nước uống. Dùng nước trước khi ăn để có hiệu quả hơn.
Dùng vỏ vũ sữa: Hằng ngày mẹ lấy vỏ vú sữa khoảng 50g đem sắc với 400ml nước dùng thay nước lọc. Cần tránh uống nước khi bụng đói, tốt nhất là nên uống nước này sau bữa ăn chính hoặc khi bụng còn no.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: