Uống Sữa Loãng Xương Có Tốt Không / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Uống Sữa Có Chữa Được Bệnh Loãng Xương Không?

Uống sữa có chữa được bệnh loãng xương không? Đây là vấn đề mà cả người mắc bệnh lẫn người bình thường đều quan tâm.

Mỗi chúng ta ai cũng mong cho mình có một cuộc sống hạnh phúc và với nhịp sống hiện tại thì sức khỏe chính là yếu tố hàng đầu góp phần tạo nên sự hạnh phúc đó.

Xã hội ngày càng phát triển, sự tác động của nếp sinh hoạt, môi trường, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp,… đang làm cho sức khỏe của con người ngày càng đi xuống…Và một trong những tình trạng đáng báo động hiện nay đó là vấn đề loãng xương vì nó có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau .

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến: di truyền, thiếu cân, thiếu canxi, sử dụng quá nhiều Corticosteroids hoặc do các bệnh như thận, nội tiết,…, nhưng phổ biến nhất vẫn do nếp sống thiếu lành mạnh và một chế độ ăn uống chưa hợp lí,…

Để chưa loãng xương có nhiều cách. Bên cạnh dùng thuốc tây, thuốc đông y thì cũng có những lời khuyên đặt ra là sử dụng sữa cho người loãng xương. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu uống sữa có thực sự chữa được bệnh loãng xương không?.

Loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra

Thực hư uống sữa có chữa được loãng xương ?

Loãng xương là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Loãng xương để lại nhiều hệ lụy xấu, nhẹ thì đau nhức, mệt mỏi, còn nghiêm trọng có thể khiến người bệnh trở nên tàn tật , bất động suốt đời.

Y học hiện đại đã phát minh ra nhiều loại thuốc chữa loãng xương nhưng uống sữa được xem là giải pháp đáng cân nhắc. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều lời kêu gọi nói rằng muốn không loãng xương ngừng uống sữa.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, loãng xương có thể được ngăn ngừa bằng việc uống sữa.

Theo Bác sĩ Lê Kim Huệ – Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM): Để tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe thì chúng ta phải uống sữa từ lúc còn bé, nếu để lớn tuổi, qua giai đọạn phát triển mới uống sữa sẽ không có hiệu quả.

Cũng theo bác sỹ, mặc dù các thành phần trong sữa dành cho người loãng xương có thể đảm bảo tốt cho sự phát triển của xương nhưng đối với những người bước vào độ tuổi trung niên trở đi, các cơ quan hấp thu của cơ thể yếu, khi sử dụng những chất canxi hay vitaminD, khả năng hấp thu không đạt hết 100%. Ngay cả những người bị thiếu canxi từ bé dẫn đến còi xương và lớn lên bị loãng xương, nếu có uống sữa thì cũng không giải quyết được tình trạng loãng xương hay giúp xương cứng hơn.

Tóm lại, uống sữa sẽ hỗ trợ một phần giúp xương cứng hơn nhưng phải uống sữa đúng lúc, đúng thời điểm, đồng thời, uống sữa phải thực hiện cùng với các biện pháp điều trị khác như bổ sung thêm lượng canxi bên ngoài, bổ sung vitamin D, ăn các chất tốt cho hệ xương hoặc tăng cường vận động,…

Loãng xương nên uống sữa gì?

Hiện nay những loại sữa dành cho người bị bệnh loãng xương xuất hiện nhiều trên thị trường và sữa chống loãng xương anlene là cái tên được nhiều người lựa chọn.

Sữa loãng xương anlene chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng như sắt, kẽm, ….là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho cơ thể.

Ngoài ra, trong công thức sữa loãng xương cho người già này hội tụ đủ các thành phần tốt cho xương, có tác dụng nuôi dưỡng hệ xương chắc khỏe, giúp tái tạo xương và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh uống sữa loãng xương, việc bổ sung các dưỡng chất giàu canxi cho cơ thể cũng là giải pháp ngăn ngừa và điều trị loãng xương cho kết quả khả quan. Một số thực phẩm giàu canxi, tốt cho người mắc các bệnh về xương có thể kể đến: trứng, cua, tôm, rau cải ngọt, rau dền….Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sưởi nắng giúp hấp thụ vitamin D ngay từ bé cũng là cách phòng tránh loãng xương cha mẹ nên biết.

Ăn gì để phòng ngừa bệnh loãng xương? Bị bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Rối Loạn Lipit Máu, Uống Sữa Chống Loãng Xương Có Được Không?

Tôi bị rối loạn lipid máu và suy vành. Xin Mangyte cho biết, bệnh của tôi có chữa khỏi không và tôi có dùng được sữa chống loãng xương không?

Chào bác sĩ,

Tôi 52 tuổi, Tuần trước tôi đi khám tổng quát làm các xét nghiệm thì BS nói tôi bị rối loạn lipid máu và suy vành. Xin AloBacsi cho biết bệnh của tôi có chữa khỏi không và tôi có dùng được sữa chống loãng xương không? Xin cảm ơn BS. (Trần Thị Huệ – Đồng Nai)

Chào bạn,

Rối loạn lipid máu và suy vành thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt ở những người thừa cân béo phì, đái tháo đường, ít hoạt động thể lực. Những người bị rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng gì do vậy việc phát hiện bệnh chủ yếu phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu lúc đói. Ngược lại, các bệnh nhân bị suy vành thường xuất hiện những cơn đau thắt ngực khi gắng sức, điển hình là cảm giác đè nặng, thắt nghẹn hay bóp nghẹt ở vùng trước tim hoặc sau xương ức. Cơn đau thường kéo dài 3-5 phút, và cơn đau giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn động mạch vành. Để chẩn đoán xác định bệnh cần làm một số xét nghiệm cơ bản như điện tâm đồ, siêu âm tim. Nếu cần làm thêm các xét nghiệm cao cấp hơn như theo dõi điện tâm đồ 24 giờ, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp hệ động mạch vành đa nhát cắt, chụp động mạch vành chọn lọc… Rối loạn lipid máu và suy vành là hai bệnh có thể điều trị ổn định sau đó phải tiếp tục uống thuốc để duy trì kết quả. Đây là 2 bệnh mạn tính do vậy không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là ngoài việc dùng thuốc và tái khám định kỳ đều đặn, cần phải ăn nhạt, kiêng mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế bơ sữa, trứng… và tập thể dục thường xuyên. Sữa chống loãng xương không có chất béo là loại thực phẩm bổ sung thêm canxi cho cơ thể, do vậy bạn có thể sử dụng như những người bình thường khác.

Thân mến, BS Chuyên khoa của AloBacsi

chúng tôi – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

chúng tôi giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/roi-loan-lipit-mau-uong-sua-chong-loang-xuong-co-duoc-khong-n175629.html)

Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì? Sữa Dành Cho Người Loãng Xương Tốt Nhất

Bệnh loãng xương nên ăn gì? Đây là điều mà rất nhiều người già và người mắc bệnh đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ loãng xương ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt cũng như khả năng hoạt động của họ. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như tìm ra sữa dành cho người loãng xương tốt nhất hiện nay.

Loãng xương là gì? Triệu chứng bệnh loãng xương

Trước khi tìm hiểu xem bệnh loãng xương nên ăn gì cũng như sữa dành cho người loãng xương mà bạn cần biết. Hãy tìm hiểu xem bệnh loãng xương là gì? Đây là căn bệnh xảy ra do sự thiếu hụt lượng canxi trong xương. Sự thiếu hụt này sẽ khiến cho xương của bạn trở nên dễ gãy hơn bình thường và ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng vận động.

Bệnh loãng xương xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, ít khi xảy ra ở người trẻ tuổi. Các triệu chứng điển hình mà bạn có thể gặp phải như sau:

Chiều cao của bạn đột ngột bị giảm dần, cùng với đó lưng của bạn không còn được thẳng như trước.

Bạn hay bị đau nhức khu vực hông và đùi, việc đi lại trở nên nặng nề và khó khăn hơn.

Xương của bạn giòn và dễ gãy hơn, bạn dễ mắc các chứng bệnh về xương khớp hơn người bình thường.

Bạn hay sử dụng nhiều thuốc lá hoặc các chất có hại cho cơ thể mà bạn không biết.

Bạn ăn uống không đủ chất, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Bệnh loãng xương nên ăn gì là tốt nhất ?

Sau khi bạn đã biết tới bệnh loãng xương là gì, vậy thì bệnh loãng xương nên ăn gì là tốt nhất ? Những loại thực phẩm bạn nên ăn cho người bị loãng xương bao gồm như sau:

Thực phẩm giàu canxi

Bị bệnh loãng xương nên ăn gì? Đầu tiên chính là những loại thực phẩm chứa nhiều canxi cho cơ thể. Canxi là chất vô cùng quan trọng trong việc cấu thành nên xương và giúp chúng chắc khỏe. Nếu như bạn hấp thụ đủ lượng canxi hàng ngày, cơ thể bạn sẽ trở nên cứng cáp và xương khó bị gãy hơn.

Những thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: Trứng, sữa, phomai, các chế phẩm làm từ sữa, tôm, cá, đậu nành, một vài loại hạt và đậu khác,… Bạn nên sử dụng những thực phẩm này hàng ngày vì sức khỏe của bạn được tốt hơn.

Bệnh loãng xương nên ăn gì – Vitamin D

Ngoài canxi là chất quan trọng nhất cho xương khớp chắc khỏe ra. Vitamin D cũng là chất mà bạn rất cần trong quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nếu như không có vitamin D, canxi sẽ trở nên khó hấp thụ hơn và bạn sẽ không thể nào chữa trị được chứng loãng xương cho cơ thể.

Vitamin D tự nhiên bạn có thể lấy được từ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, còn trong thực phẩm thì bạn có thể tìm tới với những loại hạt hoặc đậu sẽ chứa vitamin D mà bạn cần.

Chất béo có lợi cho cơ thể

Bệnh loãng xương nên ăn gì? Bạn cũng nên hấp thụ các chất béo có lợi cho cơ thể, nghe thì có vẻ vô lý tuy nhiên những loại chất béo có lợi sẽ giúp bạn chống lại sự oxy hóa của cơ thể vô cùng tốt, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Chất béo có lợi cho cơ thể tới từ tinh dầu của các loại hạt, từ chất Omega 3 có trong cá biển và một số loại hải sản khác. Chúng khác xa so với những loại chất béo từ thịt và dầu mỡ mà bạn hấp thụ hàng ngày.

Bệnh loãng xương không nên ăn những gì?

Ngoài bệnh loãng xương nên ăn gì, bạn cũng cần phải biết tới những loại thực phẩm độc hại mà không tốt cho cơ thể mà bạn cần tránh gặp phải. Bệnh loãng xương không nên ăn gì, sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn cần tránh:

Rượu bia thuốc lá và các chất kích thích nguy hiểm. Đây là kẻ thù số 1 của hệ xương khớp của bạn. Chúng phá hủy tế bào và khiến bạn dễ mắc phải nhiều chứng bệnh trầm trọng hơn.

Bạn không nên ăn quá nhiều muối trong 1 ngày. Muối mặc dù tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ có hại cho thận, gan, hệ tim mạch cũng như hệ xương khớp của bạn.

Bạn không nên ăn những thực phẩm có thể làm suy giảm mật độ canxi trong xương như cà phê, socola, quá nhiều hải sản,…

Bạn không nên hấp thụ quá nhiều canxi trong một ngày, vì nó dễ phản tác dụng và gây ra cho bạn các chứng bệnh về gan và thận không đáng có.

Sữa dành cho người loãng xương

Sữa loãng xương cho người già hay sữa dành cho người loãng xương là loại sữa giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy vậy thì các loại sữa này không phải ai cũng uống được mà tùy tầm độ tuổi và khả năng hấp thụ của cơ thể mới được phép uống.

Sữa loãng xương cho người già

Đây là những loại sữa loãng xương cho người già với mật độ canxi trong sữa vô cùng cao. Bởi vì người già bị thiếu hụt canxi trầm trọng dẫn đến bị loãng xương, thế nên họ cần phải bổ sung lượng canxi rất lớn cho cơ thể.

Các loại sữa loãng xương cho người già mà bạn có thể tìm kiếm được trên thị trường bao gồm sữa Anlene, sữa Ensure Gold và một vài loại sữa phù hợp khác. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại sữa này.

Sữa dành cho người loãng xương nói chung

Nếu như bạn không phải là người già mà chỉ ở tầm 40 tới 60 tuổi thì mức độ hấp nạp canxi của bạn cũng sẽ khác xa so với người già. Bởi nếu bạn hấp nạp quá nhiều canxi, nguy cơ bị sỏi thận sẽ rất cao. Vậy nên bạn chỉ nên sử dụng những loại sữa dành cho người loãng xương nói chung.

Các loại sữa đó được bán rộng rãi trên thị trường như sữa Anlene hoặc sữa Ensure thường. Mật độ canxi trong sữa ở mức độ vừa phải chứ không cao như loại sữa cho người già. Tuy nhiên người dưới 20 tuổi tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm sữa cho người bị loãng xương.

Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Uống Sữa Đậu Nành Có Giúp Ích Cho Người Bị Loãng Xương?

Tôi năm nay 62 tuổi, tôi có ba câu hỏi mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi, đó là: Tôi bị loãng xương, mỗi ngày tôi uống một ly sữa đậu nành thì có được không? Ngoài ra, gần một năm nay khi ngủ đêm nào tôi cũng nằm mơ, có đêm nằm mơ 2-3 lần thì có bị làm sao không? Bên cạnh đó, tôi cũng đang bị mỡ trong máu, uống thuốc đã hơn 2 tháng nay, vậy bây giờ tôi phải làm gì tiếp theo. Xin cảm ơn bác sĩ .

Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (BV Đại học Y dược TPHCM) ) tư vấn

Uống sữa đậu nành có giúp điều trị bệnh loãng xương? (Nguồn: Internet)

Chào chị, với những thắc mắc của chị tôi xin được chia sẻ như sau:

Đầu tiên, như chị chia sẻ chị năm nay 62 tuổi, chị đang dùng thuốc mỡ trong máu đã hơn 2 tháng rồi thì bây giờ chị có thể đi thử máu lại để xem tình trạng mỡ trong máu đã giảm chưa và các mỡ còn lại có tốt không. Thông thường các loại thuốc giúp ổn định mỡ trong máu sẽ có tác dụng làm hạ mỡ trong máu, mỡ xấu và sau 2 tháng chị nên khám để kiểm tra tình trạng mỡ trong máu của mình.

Thứ 2, chị bị loãng xương và mỗi ngày chị có uống một ly sữa đậu nành thì theo tôi như thế là tốt ở độ tuổi này. Tuy nhiên, sữa đậu nành sẽ không hỗ trợ nhiều cho việc tăng mật độ xương khi loãng xương, tức là không có nhiều hiệu quả trong điều trị tình trạng loãng xương của chị mà nó chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nói chung. Mặc dù một số thành phần trong sữa đậu này cũng có hỗ trợ, nhưng để bộ xương chắc khỏe, tránh tình trạng gãy xương thì chị nên sử dụng các loại sữa có chứa các thành phần như canxi và canxitriol v.v…

Bên cạnh đó chị phải dùng thuốc điều trị loãng xương kết hợp với việc ăn uống các chất có thành phần như Canxi. Đồng thời chị nên phơi nắng vào mỗi buổi sáng để làm tăng mật độ Vitamin D, từ đó giúp việc hấp thu Canxi vào bẹ xương dễ dàng hơn.

Cuối cùng là thắc mắc, một năm nay đêm nào chị ngủ cũng nằm mơ, có đêm nằm mơ tới 2 – 3 lần thì nó có bị gì không? Tôi xin trả lời là nó sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ sẽ kém hơn, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề khác. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, chị phải xem xét lại cách mình nằm có tốt không, mình đang nằm trên nệm hay ván cứng, tư thế nằm đã đúng hay chưa?….

Để tránh việc các giấc mơ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị thì chị cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu để hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra chị cũng có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Khi đã làm tất cả những cách này nhưng vẫn còn gặp phải giấc mơ mỗi đêm và nó ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mình thì chị phải đi khám xem có những vấn đề thuộc về tâm lý hay những vấn đề áp lực trong cuộc sống hay bị stress hay không để bác sĩ nhận diện và điều trị kịp thời.