Sữa Tươi Ba Vì Idp / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Idp &Amp; Chiến Lược Đầu Tư Thương Hiệu Sữa Tươi Ba Vì

IDP & chiến lược đầu tư thương hiệu Sữa tươi Ba Vì

IDP & chiến lược đầu tư thương hiệu Sữa tươi Ba Vì Mặc dù kinh tế khó khăn, IDP vẫn gia tăng đầu tư nhân sự cho vùng nguyên liệu trong khi vẫn đảm bảo khâu sản xuất và phân phối. Xây thương hiệu gắn với chất lượng Sáng sớm, những nhân viên trẻ của Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) được ô tô của công ty đón đi làm. Họ sẽ phải đi qua các con phố ở Hà Nội thật mau lẹ trước giờ kẹt xe. Đó là những nhân viên vừa được điều chuyển từ công ty lên khu vực vùng nguyên liệu sữa. Họ đến để hỗ trợ đẩy mạnh công tác chăn nuôi bò sữa ở khu vực Ba Vì. Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Tổng giám đốc IDP cho biết: “Mỗi nhân viên trong số cả ngàn người đang làm việc cho chúng tôi trong suốt 8 năm qua liên tục được chia sẻ về chiến lược quan trọng của công ty, đó là cần tạo ra thương hiệu gắn với chất lượng. Dù là sữa tươi Ba Vì, sữa chua ăn Ba Vì…, những gì đã gắn bó với IDP đều cần có chất lượng cao”. Chất lượng của thương hiệu sữa tươi Ba Vì từ IDP bắt đầu từ người nuôi bò, khâu đầu tiên, và hoàn thiện trong khâu sản xuất cho đến phân phối. Công ty đã đầu tư 2 nhà máy trị giá hàng triệu USD với các dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới ở Chương Mỹ và Ba Vì, sát nút vùng nguyên liệu. Cùng lúc, IDP tập trung cho việc sát cánh cùng nông dân chăn nuôi bò. Gần 20 tỷ đồng đã được IDP cho nông dân vay để mua bò giống, trang bị thêm máy vắt sữa, sửa sang chuồng trại, đảm bảo vệ sinh an toàn cho chăn nuôi và cho sữa… Công ty đã thiết lập một bộ phận nông vụ với các cán bộ giàu kinh nghiệm. Họ có thể vanh vách từ chuồng trại, bò giống, thú y, trang thiết bị máy móc cho chăn nuôi bò đến khâu vận chuyển, thu mua sữa tại trạm bồn… Chưa hết, một trang trại nuôi bò mẫu cực kỳ hiện đại cũng đã được IDP đầu tư ngay tại trung tâm vùng chăn nuôi như là nơi cung ứng bò giống, các cách chăm sóc và chăn nuôi bò sữa tốt nhất đến việc tạo ra thức ăn ngon cho bò hàng ngày… Gần 20 tỷ đồng đã được IDP cho nông dân vay để mua bò giống, trang bị thêm máy vắt sữa, sửa sang chuồng trại, đảm bảo vệ sinh an …

Vì Sao Idp Hạn Chế Thu Mua Sữa?

Thời gian qua, việc Cty CP Sữa quốc tế (IDP) hạn chế thu mua sữa nguyên liệu tại nhiều địa phương ở miền Bắc khiến nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ “sữa đổ ra đường”.

Việc điều chỉnh chính sách thu mua nguyên liệu của IDP không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chung

* Cảnh báo tăng đàn bò sữa tự phát

Thực tế, đây chỉ là chính sách điều chỉnh của một DN cụ thể. Tình hình tiêu thụ lẫn giá sữa vẫn đang diễn ra ổn định.

Không nghiêm trọng tới mức phải… đổ sữa

Cuối tháng 9/2014, Cty CP Sữa quốc tế có thông báo gửi các trạm thu mua sữa không ổn định của Cty này (trong đó có các trạm tại khu vực huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: Qua thống kê theo dõi sản lượng sữa nhập vào Cty các tháng trong năm, có tình trạng sản lượng sữa tại nhiều trạm thu mua rất không ổn định.

Cụ thể, sản lượng sữa tăng bất thường vào các tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau), tuy nhiên vào các tháng mùa hè lại giảm quá mạnh, có tháng chỉ đạt 20-30% so với mùa đông. Vì vậy, để ổn định SX, Cty này đã quyết định điều chỉnh chính sách thu mua.

Theo đó, căn cứ vào sản lượng bình quân từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, các tháng còn lại (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), Cty sẽ chỉ giới hạn sản lượng tăng thêm tối đa 25% so với mức bình quân từ tháng 4 đến tháng 9.

Nếu trạm nào thu mua tăng thêm sản lượng quá 25% so với mốc bình quân, Cty sẽ giảm trừ 100% đối với phí dịch vụ (không có thưởng sản lượng cao); trừ 2.000 đ/kg vào giá hỗ trợ mùa vụ. Đối với các hộ chăn nuôi không ký HĐ tiêu thụ trực tiếp với Cty, phía Cty cũng sẽ ngừng thu mua, nếu trạm thu mua vẫn cố tình thu mua của các hộ này, Cty kiên quyết không thu mua… Quy định này được áp dụng kể từ ngày 15/10/2014.

Chị Vương Thị Thủy, chủ trạm thu mua sữa cho Cty IDP tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cho biết: Hiện trạm nhận thu mua sữa cho khoảng 90 hộ dân trong xã. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, do vào mùa đông là thời kỳ sinh sản rộ của bò sữa nên tổng sản lượng sữa mà trạm thu mua có thời điểm lên tới 2,5 tấn/ngày. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 9, sản lượng sữa sẽ giảm dần, có lúc chỉ được khoảng 1,8 tấn/ngày.

Như vậy, sản lượng sữa giữa các tháng mùa đông và các tháng còn lại trong năm thường chênh lệch từ 25-30%, cá biệt có lúc chênh 35-40%. Trong khi đó, do hạn mức tăng tối đa trong các tháng mùa đông mà Cty IDP đưa ra áp dụng từ tháng 10/2014 đến nay chỉ cho phép cao nhất là 25% so với mức bình quân, vì vậy đã dẫn tới tình trạng có một lượng sữa dư ra do vượt quá 25%.

Cụ thể thời gian qua, trung bình mỗi ngày trạm này thu vào đạt từ 2,2 – 2,5 tấn, trong khi đó, chỉ tiêu tối đa mà Cty IDP cho phép trạm thu mua chỉ khoảng 2 – 2,2 tấn/ngày. Như vậy mỗi ngày, trung bình trạm này bị thừa ra 2 tạ sữa. “Trong khi chờ Cty IDP điều chỉnh lại chính sách thu mua cho sát tình hình thực tế, trạm của chúng tôi vẫn cố gắng thu mua hết toàn bộ số lượng sữa cho bà con với mức giá ổn định 13.200 đồng/kg.

Số sữa dư thừa hàng ngày, chúng tôi cố gắng chạy máy lạnh theo đúng quy trình bảo quản để nhập gối đầu cho Cty IDP vào ngày hôm sau, một số khác không đáng kể chúng tôi bán cho các cơ sở SX bánh kẹo với giá rẻ hơn một chút. Hoàn toàn không có chuyện nghiêm trọng tới mức lo bà con phải đổ sữa” – chị Thủy cho biết.

Về chính sách điều chỉnh hạn mức thu mua sữa, chị Thủy cho rằng, có thể Cty IDP khi cân nhắc điều chỉnh mức tăng giới hạn 25% đã tính không sát với tình hình thực tế so với mức tăng trong các tháng mùa đông của bò sữa.

Vấn đề này, trong thông báo điều chỉnh chính sách thu mua, Cty IDP cũng ghi rõ: Đối với các hộ tăng sản lượng sữa quá 25% do bò sinh sản, phải báo cáo cho cán bộ của Cty xuống kiểm tra, thẩm định. Như vậy, không hẳn IDP quá cứng nhắc và làm khó nông dân trong việc mua thêm sản phẩm, mà mục đích nhằm kiểm soát sự ổn định của vùng nguyên liệu là chính.

Liên kết “có vấn đề”

Sở dĩ IDP kiên quyết không mua sản phẩm của các hộ dân không trực tiếp ký HĐ tiêu thụ với Cty, hoặc không thường xuyên bán sữa cho Cty này, bởi có tình trạng nông dân “bẻ kèo”.

Liên kết lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn tới những rắc rối trong thu mua sữa tại Cty IDP

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hà thừa nhận: Đúng là có tình trạng vào mùa hè, trong khi bò cho sản lượng sữa thấp, giá sữa trên thị trường cao nên nhiều hộ dân đã lén lút bán sữa ra ngoài thị trường, khiến lượng sữa bán cho Cty IDP tụt rất mạnh. Để xảy ra tình trạng này, theo ông Lương một phần do hợp đồng liên kết giữa Cty IDP và các hộ nuôi bò còn lỏng lẻo.

Cụ thể, Cty IDP chỉ ký HĐ với các trạm thu mua, trong hợp đồng chỉ có đính kèm các hộ dân mà không ký trực tiếp với từng hộ. Điều này đã dẫn tới tình trạng nông dân có thể tự do bán sữa ra ngoài khi giá thị trường cao, nhưng đến mùa đông, sản lượng sữa tăng lên, giá sữa ngoài thị trường tự do xuống thấp, người dân lại đổ xô vào bán cho trạm thu mua của Cty IDP khiến lượng sữa đã dư thừa càng thừa hơn.

“Thời gian qua, khi Cty IDP siết chặt thu mua, nhiều hộ dân có ý muốn nhảy sang bán cho các trạm thu mua của Cty Vinamilk, bởi Cty này thu mua với giá cao, tới 14 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, điều này là không thể, bởi Cty Vinamilk đã ký HĐ thu mua và cấp mã số đối với từng hộ dân nên họ chỉ chấp nhận tiêu thụ đối với hộ có mã số” – ông Lương cho biết.

Lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ khiến việc kiểm soát tăng đàn bò tại các vùng nguyên liệu của IDP cũng hết sức lộn xộn. Theo đó, đã có tình trạng tăng đàn đột ngột tại một số nơi, khiến sản lượng sữa vào mùa đông vốn đã tăng càng thêm áp lực. Một chủ trạm thu mua sữa cho Cty IDP tại xã Dương Hà (huyện Gia Lâm) thừa nhận: Trong năm 2014, trong số 52 hộ dân mà trạm này thu mua sữa, đã có khoảng 70 con bò sữa tự phát tăng lên trong năm 2014.

Tới cuối năm, khi Cty IDP siết chặt thu mua, các hộ dân đành phải bán tống đàn bò này nhưng hiện lượng sữa tăng thêm do tăng đàn bò vẫn tới 100-150kg/ngày. Theo vị này, Cty IDP giới hạn cho trạm của anh mỗi ngày 1,35 tấn sữa, trong khi bình quân mỗi ngày trạm thu vào tới 1,45 – 1,5 tấn và lượng sữa vượt hạn mức chủ yếu do tăng đàn.

“Trước đây, dù trạm của tôi có thu mua thừa sữa Cty IDP cũng mua tất, vì thế tự tôi đã khuyến khích bà con tăng đàn. Không ngờ bây giờ họ lại giới hạn sản lượng như vậy” – chủ trạm thu mua này cho biết.

Cùng với việc siết chặt thu mua sữa, từ ngày 15/10/2014, Cty IDP cũng quyết định cắt giảm và điều chỉnh hạ thấp hàng loạt các khoản hỗ trợ thu mua sữa đối với các hộ dân cung cấp sữa cho IDP tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, vùng Hà Tây cũ (Hà Nội) và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Cụ thể: Cty cắt bỏ 3 khoản hỗ trợ bao gồm: chỉ tiêu nông hộ đạt chuẩn; chỉ tiêu hợp vệ sinh tại trạm thu mua và hộ đạt vệ sinh chuồng nuôi với tổng mức cắt giảm 1.000 đ/kg sữa. Cty này cũng cắt giảm mức phí dịch vụ của các trạm thu mua từ 700 đ/kg như trước đây xuống còn 500 đ/kg. Với mức cắt giảm này, hiện giá sữa mà Cty IDP mua cho các hộ dân tại Gia Lâm (Hà Nội) trung bình là 12.200 đồng/kg. Trong khi đó, theo các trạm thu mua cho các Cty sữa khác như Vinamilk, Hà Nội Milk, Cô Gái Hà Lan… vẫn đang giữ mức mua cao nhất tới 14.000 đ/kg, trung bình đạt 13.200 đ/kg, cao hơn Cty IDP khoảng 1.000 đ/kg. Như vậy có thể nói, sự điều chỉnh về giá bán cũng như chính sách kiểm soát thu mua sữa nguyên liệu chỉ là việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của một DN sữa là IDP. Việc tiêu thụ sữa của các Cty khác vẫn đang duy trì ổn định.

Lê Bền (Nongnghiep.vn)

Sữa Chua Phô Mai Ba Vì

Luôn tiên phong trong việc cung cấp đến thị trường các sản phẩm sữa với những dòng sản phẩm tốt nhất, Công ty cổ phần sản phẩm sữa Ba Vì tiếp tục là đơn vị đầu tiên cho ra mắt dòng sản phẩm mới mang tên “Sữa chua phô mai Ba Vì” đầu tiên tại Ba Vì.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa phô mai và nền sữa chua ba vì thơm ngon, sản xuất theo dây chuyền hiện đại tại nhà máy, sữa chua phomai Ba Vì đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trên cả nước.

Dòng sữa chua Phô mai Ba Vì của cửa hàng chúng tôi phân phối được nhập trực tiếp và sản xuất tại nhà máy Công ty cổ phần sản phẩm sữa Ba Vì, trên dây chuyền máy móc hiện đại, khép kín, đảm bảo đầy đủ tính an toàn vệ sinh, chất lượng sữa đầu vào cũng như đầu ra. Đây cũng là điểm khác biệt vượt trội làm nên thương hiệu sữa chua phomai Ba Vì.

Với cách sản xuất tại nhà máy như vậy, sữa chua phomai tại Cửa hàng Sữa Tươi Ba Vì luôn giữ được vị thơm ngon, béo ngậy hòa quyện giữa phô mai và sữa chua siêu mịn, được lên men ở nhiệt độ thích hợp. Khi mở nắp hộp, bạn sẽ nhìn thấy lớp sữa màu vàng tươi mát trên bề mặt. Chỉ cần dùng thìa quệt nhẹ, lớp sữa siêu mịn phía dưới sẽ lộ ra vô cùng hấp dẫn.

Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, sữa chua phomai Ba Vì mang đến cho người dùng hàng trăm lợi ích sức khỏe mà hiếm loại thực phẩm nào sở hữu được như:

Thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, giảm các nguy cơ loét dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Giảm Cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe trái tim.

Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

Giảm căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái.Kiểm soát cân nặng, da dẻ mịn màng, đẹp hơn.

Ngăn ngừa loãng xương, bảo vệ răng lợi.

Mỗi ngày chỉ cần thưởng thức một hộp sữa chua sau bữa ăn sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy sử dụng sữa chua Phô mai Ba Vì thường xuyên để tận hưởng những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho bạn!

Hiện nay, giá sữa chua phô mai Ba Vì đang được Cửa hàng sữa tươi Ba Vì niêm yết ra thị trường là 100.000VNĐ/ thùng, mỗi thùng bao gồm 12 hũ, mỗi hũ 120g. Đặc biệt trong tháng này, cửa hàng triển khai chương trình tri ân khách hàng: Giảm 10% trên sản phẩm. Do đó, mức giá sữa chua phô mai chỉ còn 90.000VNĐ/thùng.

Ngoài ra, khách hàng khi mua từ 2 thùng trở lên sẽ được miễn phí giao hàng trong bán kính 3km. Đối với các khách hàng thân thiết, cửa hàng còn dành tặng thêm nhiều chính sách hấp dẫn khác khi đặt hàng.

Tự hào là đơn vị đầu tiên cho ra mắt sữa chua phomai Ba Vì tại Hà Nội, Cửa hàng sữa tươi Ba Vì cam kết mang đến khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Anh Chị vui lòng liên hệ 098.111.6066 để được tư vấn và đặt hàng.

Nông Dân Ba Vì Không Lo Đổ Sữa Mùa Đông

Trong những tháng vừa qua, thông tin nông dân chăn nuôi bò sữa phải đổ sữa ra đường đã làm không ít người hoang mang, lo lắng.

Với khi hậu đặc thù của Miền Bắc nên lượng sữa tươi không đồng đều giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông sản lượng sữa tươi nguyên liệu tăng trên 50% – 60%, còn mùa hè thì giảm mạnh, dẫn đến khó khăn cho việc tiêu thụ sữa, thậm chí nhiều nông hộ chăn nuôi bò sữa tự phát phải đổ sữa đi vì không có đầu ra tiêu thụ trong khi nhu cầu sử dụng sữa mùa đông thấp hơn mùa hè. Thấy được thực trạng đó, vừa qua Trung tâm chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Sữa Quốc tể (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi chăn nuôi tiêu thụ sữa cho nông dân Ba Vì, Hà Nội.

Hội nghị lần này cũng là một bước ngoặt cho ngành sữa Việt Nam khi vừa giải quyết đầu ra sữa tươi nguyên liệu cho nông hộ chăn nuôi trong các tháng mùa đông và cả trong tương lai. Cụ thể, sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì tái tung ra thị trường với mong muốn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng, giá rẻ cho người tiêu dùng, vừa giải quyết được đầu ra sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Hà Nội.

Như vậy, với sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì, người nông dân sẽ yên tâm hơn về đầu ra cho sữa tươi nguyên liệu, ổn định cuộc sống, người tiêu dùng mua và sử dụng nhiều hơn sản phẩm sữa tươi ngon, chất lượng, tiết kiệm ngân sách chi tiêu trong gia đình trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội) cho biết: “Sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì là một trong những giải pháp của Trung tâm và công ty IDP bên cạnh các giải pháp khác cho ngành sữa Hà Nội. Nhờ đó đảm bảo chất lượng, không lẫn lộn giữa sữa tươi tiệt trùng và với sản phẩm hoàn nguyên, đảm bảo đúng 100% sữa tươi. Bên cạnh đó, còn giúp xây dựng thương hiệu và sự tin tưởng của sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì để người tiêu dùng an tâm sử dụng. Thêm nữa, chúng tôi muốn đưa sản phẩm này tới thế hệ trẻ em, để các em biết và quen sử dụng bởi nó tốt về cả trí lực và sức khỏe”.

Là nông hộ làm giàu từ chăn nuôi bò sữa, Ông Dương Văn Hùng ( Hà Nội) cho biết: “Là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu sữa tươi của vùng đất Ba Vì, 100% sữa tươi Ba Vì giúp người tiêu dùng có cơ hội sử dụng sản phẩm sữa tươi nguyên chất, có ích cho sức khỏe với giá siêu rẻ. Còn người nông dân như chúng tôi được hưởng lợi khi lượng tiêu thụ sữa tươi nguyên liệu tăng cao do được các doanh nghiệp sữa thu mua với giá ổn định theo thị trường, ngay cả mùa trũng”.

Để tạo ra sản phẩm sữa tươi chất lượng, thơm ngon, giá siêu tiết kiệm, từ năm 2008, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP) đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho người dân vay vốn không lãi suất để mua con giống và cải tiến công cụ dụng cụ chăn nuôi, khuyến kích hộ dân sử dụng 100% thùng inox, ngoài ra công ty phối hợp tổ chức đào tạo tập huấn miễn phí cho hơn ngàn lượt người về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.

Sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì chính là “quả ngọt” của sự chia sẻ và hợp tác chân thành, hiệu quả giữa Nông dân – Nhà nước – Doanh nghiệp, không chỉ giúp nhà nông hết lo lắng về việc giải quyết lượng sữa thừa hàng năm mà người tiêu dùng còn có cơ hội sử dụng sữa tươi có chất lượng vượt trội với giá siêu tiết kiệm.