Home
–
Mang Thai
–
Bà bầu có nên ăn đậu xanh không? Các món ngon từ đậu xanh cho phụ nữ mang thai
Mang Thai
Bà bầu có nên ăn đậu xanh không? Các món ngon từ đậu xanh cho phụ nữ mang thai
admin
606 Views
Save
Saved
Removed
0
1. Dinh dưỡng từ đậu xanh
Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acdia folic và các khoáng tố gồm Ca, Mga, K, Na, Zn, sắt…
Trong đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, ung nhọt …
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.
2. Bà bầu ăn đậu xanh được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu xanh có nhiều tác dụng với cơ thể. Vì vậy, bà bầu ăn chè đậu xanh hoặc các món ăn được chế biến từ đậu xanh rất tốt. Đậu xanh có một số tác dụng “thần kỳ” đối với bà bầu như:
2.1. Chống chứng sơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp
Trong đậu xanh có thành phần làm hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cơ thể phòng chống chứng sơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp. Đồng thời, có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
2.2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Chất béo trong đậu xanh có chứa nhiều axit béo không no tốt cho cơ thể. Trong đậu xanh có chứa thành phần như oestrogen, hoóc môn sinh sản ở nữ giới, chất này giúp điều chỉnh mất cân bằng kích thích tố, làm tăng sinh lực, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.
2.3. Giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt
Ngoài ra, vỏ đậu xanh có chứ nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đậu xanh có tính nóng, giúp giảm mờ mắt. Vì vậy, nhiều người nấu đậu xanh cỏ vỏ để ăn.
2.4. Đậu xanh giúp bà bầu giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc
Các chuyên gia cho rằng, chè đậu xanh, đặc biệt là loại nấu để cả vỏ có tác dụng giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc… Một nồi chè đậu xanh nấu ngọt vừa phải để ở độ mát vừa phải sẽ là món ăn lý tưởng trong ngày hè của các bà bầu.
2.5. Hấp thu sắt tốt cho thai nhi
Đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh… là món tuyệt vời để ăn, đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Đậu đỗ chứa đủ các chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt và protein. Khi mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng lên, đòi hỏi nhu cầu sắt lớn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất sắt rất cần cho phát triển nhận thức bào thai. Ăn đậu đỗ thường xuyên với những món như chè, cháo, bột đậu… là cách để hấp thu sắt.
2.6. Cung cấp đạm
Bà bầu cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày. Chất đạm thực vật gồm: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lượng chất béo nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo.
3. Lưu ý khi bà bầu ăn đậu xanh
Tuy nhiên, đậu xanh có tính âm, không nên dùng liên tục trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, khi nấu, bạn có thể thêm một chút đậu đỏ với tác dụng bổ máu.
4. Những người không được ăn đậu xanh
Những người có tính hàn thì (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng)
Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.
Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh…
Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hoá giải toàn bộ thảo mộc.
5. Món ngon cho bà bầu từ đậu xanh
Những tháng đầu mang thai dường như mình chẳng ăn được mấy vì sợ mùi thức ăn, cứ ngửi thấy là buồn ói rồi. Khác với nhiều mẹ bầu thường lên cân đều đặn thì ba tháng đầu mình giảm mất hai ký, mọi người khuyên mình nên đến gặp bác sĩ xin tư vấn. Vì sức khỏe của mình hơi yếu, da dẻ xanh xao nên bác sĩ đã tư vấn cho mình cần bổ sung những thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao và món cháo đậu xanh với đường đã được đứng trong top đầu cho bữa ăn hàng ngày vì món ăn này vừa có tác dụng giúp giảm triệu trứng ốm nghén, buồn nôn, đau nhức đầu và đặc biệt còn bổ sung một lượng dinh dưỡng giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.
Bác sĩ còn nói thành phần dinh dưỡng phong phú trong đậu xanh như protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu… sẽ giúp cơ thể mình phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra có thể kết hợp đậu xanh với các thực phẩm khác như thịt gà, tôm và rau củ. Tất cả những món này đều giúp các mẹ bầu không còn cảm giác buồn nôn hay đau đầu.
Từ khi được bác sĩ tư vấn cho món cháo đậu xanh vừa ngon lại bổ dưỡng, tình trạng ốm nghén, đau đầu của mình thuyên giảm hẳn, ăn thấy ngon hơn. Kết quả sau ba tháng đầu bị sụt cân đến tháng thứ tư, thứ năm mình đã lên cân đều, da dẻ có phần hồng hào, tươi tỉnh, trông có sức sống hơn. Những lần kiểm tra định kỳ về sức khỏe mẹ và bé không còn bị bác sĩ than phiền nữa. Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì sắp được làm mẹ…
5.1. Cháo thịt gà đỗ xanh
Nguyên liệu:
1/2 bát con gạo tẻ
1/4 bát con gạo nếp
1/2 con gà hoặc 2-3 đùi gà lớn
1/4 bát con đỗ canh còn lẫn vỏ
Muối, hạt nêm, nước mắm, hành lá, rau mùi, hạt tiêu, hành khô.
Thực hiện
Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm đỗ xanh qua đêm hoặc 4 – 5 tiếng.
Đỗ xanh sau ngâm, cho vào nồi, thêm nước lạnh, đun đến khi hạt đỗ nở bung và mềm, để tiết kiệm thời gian bạn có thể đun đỗ xanh bằng nồi áp suất.
Thịt gà rửa sạch, cho thịt gà vào nồi, thêm hành khô nướng, đun sôi, nêm vào một ít muối.
Đun đến khi dùng đũa đâm xuyên nhẹ qua miếng thịt gà thấy phần máu đỏ không còn chảy ra thì gà chín, vớt gà ra đĩa, để nguội, phần nước dùng để dành nấu với cháo, còn phần thịt xé nhỏ.
Gạo tẻ, gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, để ráo.
Dùng nồi nhỏ, phi hành khô thơm cho phần gạo ở bước 1 vào rang, rang từ 5 đến 8 phút đến khi hạt gạo săn lại.
Cho phần nước dùng đã luộc gà ở bước 2 vào nồi gạo, đun sôi, lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi gỗ khuấy để gạo không bị dính đáy nồi.
Đun đến khi phần gạo nở mềm, cho tiếp phần đỗ xanh, thịt gà đã xé vào đun cùng, lửa nhỏ, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Đun tiếp từ 15 đến 20 phút, bạn tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào. Múc ra bát, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, dùng nóng với quẩy nóng.
Nếu dùng đỗ xanh đã xát vỏ thì thời gian đun nhanh hơn, nhưng không bổ dưỡng bằng.
Có thể bạn cũng quan tâm: Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
5.2. Cháo gạo lứt đậu xanh cho bà bầu
Nguyên liệu
1 thìa gạo lức vỡ.
1 thìa gạo tẻ.
1 thìa giá đỗ.
Một vài hạt hạnh nhân, hạt điều.
60ml sữa.
60ml nước.
1 thìa đường.
Thực hiện
Trộn hai loại gạo với nhau, vo sạch. Ngâm nước ấm khoảng 1 tiếng.
Giá đỗ rửa sạch.
Cho gạo, giá đỗ, hạnh nhân, hạt điều và nước vào nồi.
Đun tới khi nước trong nồi sôi thì hạ lửa, đun liu riu, thỉnh thoảng khuấy đều để không bị khê. Nếu nước trong nồi cạn quá thì thêm nước.
Khi gạo đã chín mềm, thêm sữa tươi và đường. Khuấy đều cho đường tan.
Nếu muốn ăn loãng có thể thêm nước hoặc sữa tươi.
Tắt bếp, để cháo nguội một lúc (10-15 phút) rồi lọc qua rây hoặc cho vào máy xay để được độ mịn thích hợp.
5.3. Canh đậu xanh, củ sen cho bà bầu
Nguyên liệu
1 bát đậu xanh nguyên hạt
½ bát ngô khô (đóng túi, bán nhiều tại các siêu thị).
1 củ sen
Gia vị cần thiết
Cách làm:
Đậu xanh và ngô đều ngâm trong nước ấm 2-3 giờ trước khi nấu.
Củ sen rửa sạch, gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ như làm nộm.
Cho nước vào nồi vừa đủ, nếu muốn nhanh bạn có thể dùng đến nồi áp suất. Đun sôi
Lần lượt đổ đậu xanh, ngô vào hầm đến khi mềm nhừ.
Cuối cùng cho củ sen, nêm chút muối sao cho vừa ăn.
Mách nhỏ:
Bạn có thể cho ít rau sam, rau càng cua vào nấu cùng, món canh càng thơm ngon và mát.
Canh đậu xanh củ sen được ví như vị thuốc làm đẹp tự nhiên, giúp da luôn săn chắc, sáng bóng, đặc biệt sẽ làm lặn hết các mụn trứng cá.
5.4. Chè đậu xanh nha đam
Nguyên liệu: (cho 4 bát chè)
1 lá nha đam, khoảng 500 gr
200 gr đậu xanh
1 bát con bột sắn dây
Đường (tùy khẩu vị)
½ quả chanh
500 ml nước
Dầu chuối
Cách làm:
Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.
Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.
Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.
Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.
Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.
Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.