Sữa Chua Nếp Cẩm Lợi Ích / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vietuk.edu.vn

Tác Dụng Của Sữa Chua Nếp Cẩm? Lợi Ích Khi Bà Bầu Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm

Ăn sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì? Ăn sữa chua nếp cẩm nhiều có tốt không? Những tác dụng của sữa chua nếp cẩm mang đến cho sức khỏe và làm đẹp sẽ khiến cho bạn cảm thấy bất ngờ đấy.

Tác dụng của sữa chua nếp cẩm là gì? Tác dụng của sữa chua nếp cẩm với dạ dày và hệ tiêu hóa

Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp cho quá trình tiêu hóa của cơ thể được tăng cường rất tốt. Còn nếp cẩm lại có nhiều chất như vitamin C, chất diệp lục, carotene. Nhờ đó sự kết hợp giữa sữa chua và nếp cẩm có tác dụng giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, trong nếp cẩm còn có protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… cùng với đó một số vi chất khác. đặc biệt là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene có trong gạo nếp cẩm thường không có nhiều trong các loại gạo thông thường khác.

Sử dụng sữa chua nếp cẩm ở mức độ vừa đủ sẽ giúp các hoạt động của dạ dày trở nên chơn chu hơn; khí huyết được lưu thông, chống suy nhược cơ thể.

Ăn sữa chua nếp cẩm giúp bổ máu

Theo nghiên cứu, trong mỗi 200g gạo nếp cẩm sau khi nấu chín có đến 169 calories; 3,5g protein; 37g carbohydrate; 1,7g chất xơ; 9,7g cmg selenium và 0,33g chất béo. Đây đều là những loại chất có tác dụng rất tốt trong việc sản sinh ra máu.

Đem lên bàn cân so sánh với các loại gạo nếp thông thường khác có thể thấy hàm lượng Protein trong gạo nếp cẩm cao hơn đến 6,8%; hàm lượng chất béo cao hơn 20% cùng với 8 loại axit amin khác.

Ăn sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì – tốt cho tim mạch và chắc xương

Ăn sữa chua nếp cẩm có tốt không? Nếp cẩm có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh đột quỵ và cao huyết áp. Các chất như lovastatine và ergostero trong nếp cẩm có khả năng giúp tái tạo máu; nhờ vậy có thể phòng ngừa được căn bệnh tai biến.

Không chỉ tốt cho tim mạch; sữa chua nếp cẩm còn có tác dụng bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe. Nhờ lượng canxi, magie, photpho cao; chính vì thế nếu ăn nhiều sữa chua nếp cẩm có thể giúp xương, răng chắc khỏe. Ngăn ngừa các bệnh do thiếu hụt canxi như: loãng xương, thoái hóa xương khớp…

Công dụng của sữa chua nếp cẩm giúp giữ gìn vóc dáng

Tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em; ai cũng muốn có một vóc dáng đẹp. Để làm được điều đó bên cạnh việc luyện tập thể dục, các bài tập giữ dáng…thì chế độ ăn uống phù hợp là một yếu tố cực kỳ quan trong.

Bên cạnh các loại thực phẩm như hoa quả; rau xanh thì bên cạnh đó sữa chua nếp cẩm cũng là một món ăn được gợi ý rất tốt với việc giữ gìn vóc dáng. Việc sử dụng sữa chua nếp cẩm ở mức độ hợp lý có thể giúp các tế bào chất béo trong cơ thể bạn sản sinh ít cortisol; loại thực phẩm này cũng hỗ trợ sản sinh canxi đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể; giúp bạn có vóc dáng đẹp như mong muốn.

Sữa chua nếp cẩm giúp làn da luôn sáng mịn tự tin

Dân gian có câu “nhất dáng nhì da”. Vì thế bên cạnh vóc dáng đẹp ra thì việc chăm sóc da tốt cũng là vấn đề mà các chị em đặc biệt quan tâm. Chắc hẳn ai cũng biết lợi ích của sữa chua đối với da là lớn thế nào rồi; Tuy nhiên khi sữa chua được kết hợp với nếp cẩm thì công dụng của nó còn trở nên tuyệt vời hơn nữa.

Hàm lượng vitamin E và vitamin C trong nếp cẩm lớn nhiều lần so với các loại gạo khác. Không những vậy nếp cẩm là một món ăn ít đường và giàu chất xơ. Bởi vậy việc ăn sữa chua nếp cẩm thường xuyên có thể giúp cơ thể được bổ xung một lượng collagen. Có tác dụng giúp làn da của bạn trở nên mềm mịn; làm mờ được các vết sạm. Giúp bạn luôn có một làn da tươi sáng, mịn màng và tươi tắn.

Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?

Trên thực tế sử dụng nhiều sữa chua nếp cẩm có gây béo phì không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Tuy rằng nếp cẩm hay cơm rượu nếp cẩm là món ăn tăng cân dành cho người gầy; người đau yếu sớm bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên món ăn này lại hoàn toàn không gây tích tụ mỡ hay cholesterol dư thừa. Ngược lại, nó còn là siêu thực phẩm giúp cơ thể thanh lọc những cholesterol có hại ra bên ngoài. Đặc biệt hơn, những trường hợp bị cao huyết áp tuy nhiên lại bị dị ứng với thuốc điều trị; cơm rượu nếp cẩm chính là thần dược tuyệt vời để ổn định huyết áp.

Ngoài ra, trong nếp cẩm còn chứa các chất như anthocyanin, lovastatine và ergosterol có tác dụng chống các gốc tự do có hại cho cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư, ngăn chặn khả năng bị các bệnh về tim mạch và trên hết là cải thiện và tái tạo các tế bào máu. Chính vì những lý do tuyệt vời như vậy mà bạn nên dùng nếp cẩm khoảng 3 lần/tuần để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh nguy hiểm.

Còn bây giờ, bạn đã hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nếp cẩm, chè nếp cẩm hoặc sữa chua nếp cẩm chưa? Đây là các món ăn không những không làm bạn tăng cân mà còn giúp bạn tránh được các căn bệnh tiềm ẩn. Bên cạnh việc dùng loại thần dược này, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống khoa học và một lối sống lành mạnh để có thể nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Bà bầu có được ăn gạo nếp cẩm?

Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có được không? Sữa chua nếp cẩm có tốt cho bà bầu không? Gạo nếp cẩm còn được gọi bằng một cái tên mĩ miều khác là bổ huyết mễ; một loại gạo rất phổ biến ở nước ta.

So với gạo nếp, gạo tẻ thì gạo nếp cẩm chứa một lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe hơn 20%. Ngoài ra trong gạo nếp cẩm còn chứa hơn 8 loại axit amin, carotene cùng các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể người. Nhờ đó, nó trở thành nguồn thực phẩm bổ dưỡng dành cho tất cả các lứa tuổi; mọi thể trạng và đặc biệt sữa chua nếp cẩm rất tốt cho bà bầu.

Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm thường xuyên có thể nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng; phòng chống được một số căn bệnh; hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Các chị em khi mang thai ăn nếp cẩm sẽ được cung cấp một lượng lớn protein, chất béo lành mạnh cùng các vitamin giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, ăn nếp cẩm còn là món ăn bổ dưỡng giúp bồi bổ cơ thể cho chị em sau sinh; sớm phục hồi sức khỏe.

Sữa chua nếp cẩm là một món ăn nổi tiếng thơm ngon và phổ biến cho sức khỏe mọi người kể cả bà bầu. Chị em có thể dùng nếp cẩm nấu thành xôi hoặc lên men sau đó kết hợp với mẻ sữa chua trắng dẻo mịn tự làm để thưởng thức. Thế nhưng, các mẹ bầu cần chú ý hạn chế ăn những món ăn lên men. Thay vào đó, chị em hãy nấu chín xôi nếp cẩm rồi ăn cùng sữa chua để đảm bảo an toàn và cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hơn.

Nên ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào là tốt nhất

Gạo nếp cẩm là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình, nếp cẩm thường được chế biến thành các món ăn như: xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm… Thế nhưng, ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào là tốt nhất thì có thể nhiều bạn còn chưa biết. Vậy nên sử dụng sữa chua nếp cẩm khi nào?

Ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối

Nên ăn sữa chua nếp cẩm khi nào? Ăn vào buổi tối sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng canxi lớn hơn. Theo chia sẻ của các chuyên gia; ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất tốt cho sức khỏe.

Bởi vì vào thời điểm này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn từ bữa tối; tuy nhiên chưa rơi vào trạng thái “rỗng hoàn toàn”. Khi đó độ pH đạt tiêu chuẩn; đây là một môi trường sống thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát triển.

Có thể bạn chưa biết, việc sử dụng sữa chua nếp cẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ chính là gián tiếp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể suốt thời gian ngủ một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý; sau khi ăn sữa chua vào buổi tối các bạn hãy uống nước tráng miệng. Hoặc tốt hơn hết là đánh răng để không bị sâu răng, gây hại đến chức năng răng miệng. Nên tránh ăn khi đang quá đói, bởi có thể gây hại cho dạ dày của bạn. Đặc biệt là những người bị đau dạ dày, nên ăn sữa chua nếp cẩm sau bữa ăn tối nhiều nhất là 2 tiếng.

Ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi chiều

Nhân viên văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với máy tính được khuyên rằng nên ăn sữa chua vào đầu giờ chiều khi bắt đầu làm việc; sau giờ nghỉ trưa. Bởi ăn sữa chua vào thời điểm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng; tâm lý thoải mái, khỏe khoắn hơn; giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Ăn sữa chua nếp cẩm nhiều có tốt không? Các bạn nên ăn một hộp sữa chua mỗi ngày là phù hợp nhất, không nên ăn quá nhiều.

Những Lợi Ích Không Ngờ Của Sữa Chua Nếp Cẩm

Sữa chua và nếp cẩm – Sự pha trộn độc đáo

Sữa chua và nếp cẩm, từ lâu đã được nhắc đến như một thực phẩm dinh dưỡng. Và gạo nếp cẩm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, còn chứa đựng rất nhiều sự quen thuộc. Chúng được dùng rất nhiều trong việc chế biến thành các món ăn như xôi nếp cẩm, chè, rượu nếp cẩm…

Sữa chua được biết đến như là một món ăn giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Với nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Sữa chua được các chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe đường ruột, bảo vệ tiêu hóa. Không chỉ có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa. Sữa chua còn là thần dược dưỡng sắc, giữ dáng cho cánh chị em. Điều này là điểm cộng rất lớn để chị em yêu thích món này.

Tác dụng của sữa chua nếp cẩm

Có thể nói, sự kết hợp giữa nếp cẩm và sữa chua. Là một cách để tạo nên một món thanh mát và tốt cho sức khỏe. Nếp cẩm ngọt bùi thơm ngậy hòa quyện cùng sự thanh mát từ sữa chua. Làm bạn không thể chối từ món ăn vặt này. Ngày hè nóng nực mà ăn một ly sữa chua nếp cẩm thêm đá mát lạnh, thì còn gì bằng phải không nào?

Tưởng chừng không thể kết hợp, nhưng sữa chua và nếp cẩm cứ như hòa quyện bổ sung cho nhau khi trộn lẫn. Mặc dù là quà vặt, những món ăn này có rất nhiều công dụng. Có thể kể đến như:

Có lợi cho tim mạch

Men nếp cẩm có chứa chất lovastatin và ergosterol có thể tái tạo mạch máu. Điều này giúp phòng tránh nguy cơ mắc tai biến tim mạch như đột quỵ, não hay xơ vữa động mạch… Đồng thời, chất xơ trong gạo nếp cẩm giúp giảm cholesterol, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, điều hòa huyết áp.

Bổ máu

Bổ huyết mễ là tên gọi khác của gạo nếp cẩm. Chính tên gọi cũng cho thấy tác dụng của loại thực phẩm này đối với con người – bổ máu. Nếp cẩm trong sữa chua được ủ men lên màu đỏ mận đậm, tác dụng rất tốt cho màu.

Chính vì thế, phụ nữ rất thích dùng sữa chua nếp cẩm trong kỳ kinh nguyệt. Để giúp cơ thể thêm khỏe khoắn và khắc phục tình trạng mất máu. Các chị em rất đánh giá cao công dụng này của món ăn vặt này.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Việc ủ men giúp nếp cẩm sinh ra các vi khuẩn có lợi. Khi kết hợp với các lợi khuẩn có trong sữa chua và ăn. Sẽ giúp đường ruột hấp thụ tốt hơn, giúp hệ tiêu hóa được cứng cáp hơn với các vi khuẩn có lợi.

Các chuyên gia khuyên rằng: “Người mắc bệnh dạ dày hay có vấn đề với đường tiêu hóa. Thì ăn sữa chua nếp cẩm rất có lợi”. Yaourt nếp cẩm cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày hay đau dạ dày, một trong những bệnh nhiều người hay mắc phải.

Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng rất phù hợp dành cho những người thường xuyên bị táo bón.

Trong yaourt nếp cẩm có chứa hàm lượng canxi, photpho… thích hợp để tăng cường độ chắc khỏe cho răng, xương và phòng tránh tình trạng thiếu canxi. Các dưỡng chất này giúp phòng ngừa được các bệnh: thoái hóa xương khớp, loãng xương,…

Giảm cân hiệu quả

Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không? Đó là câu hỏi của khá nhiều độc giả quan tâm.

Giảm cân, giữ dáng là ước muốn của rất nhiều phụ nữ. Với hàm lượng canxi cao đốt cháy mỡ, yaourt nếp cẩm là một món giảm cân hiệu quả. Cho dù có ăn nhiều thế nào, bạn không cần phải quá lo lắng về cân nặng.

Dùng yaourt nếp cẩm để ăn vặt giảm cân mỗi ngày, không phải là lựa chọn tồi đâu.

Yaourt nếp cẩm – Làm đẹp da thần kì

Việc ăn sữa chua mỗi ngày, không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch, xương, giữ dáng… Mà còn giúp bạn có một làn da với độ ẩm, độ đàn hồi tự nhiên. Mà da càng giữ ẩm tốt, càng chậm lão hóa. Đây có thể được xem là một tip làm đẹp đắt giá cho các chị em.

Đồng thời, khi da khỏe khoắn, dưỡng ẩm tốt. Các vết thâm, nám không còn là vấn đề khiến các chị em đau đầu.

Qua những công dụng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng. Sữa chua nếp cẩm là một món ăn lành tính, thanh mát và có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể. Còn chờ gì mà không mau hình thành thói quen sử dụng món này thường xuyên chứ.

Mách Bạn Cách Nấu Sữa Chua Nếp Cẩm Tại Nhà Mang Lại Nhiều Lợi Ích

Sữa chua và nếp cẩm, sự kết hợp mang lại nhiều lợi ích

Gạo nếp cẩm là gì? Nếp cẩm, gạo cẩm hay còn gọi là gạo đen (trong tiếng anh thường gọi là black rice), bổ huyết mễ. Gạo nếp cẩm có màu đen tím, hạt tròn, mẩy thường được trồng ở vùng Điện Biên nước ta. Sữa chua và nếp cẩm từ lâu đã được rất nhiều người sử dụng không chỉ vì hương vị tươi ngon mà nó mang lại mà còn là vì những lợi ích cực kỳ tốt khi được hấp thụ vào cơ thể.

1. Rất tốt cho hệ thống tiêu hóa

Nguồn chất xơ dồi dào trong nếp cẩm sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón và đầy hơi. Bên cạnh đó, sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.

Sữa chua cung cấp nhiều khoáng chất như magie, kẽm và các vitamin A, vitamin C, vitamin B12 giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kết hợp với đó là chất chống oxy hóa có trong nếp cẩm sẽ hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể, giải thiểu hiệu quả sự viêm nhiễm. Từ đó, sữa chua nếp cẩm giúp nâng cấp hệ miễn dịch của bạn.

Sữa chua không những giúp bạn bổ sung hàm lượng canxi trong cơ thể mà còn cung cấp luôn cả vitamin D. Đây là loại vitamin giúp cơ thể cải thiện tốc độ hấp thụ lượng canxi trong cơ thể.

4. Rất nhiều các lợi ích khác

Sử dụng sữa chua nếp cẩm còn giúp cho bạn: bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân hiệu quả, giúp trắng răng, cải thiện sức khỏe làn da, góp phần làm giảm thiểu thâm nám và mụn nhọt ở trên mặt,…

Chúng ta cùng tìm hiểu cách nấu sữa chua nếp cẩm thôi!

Cách nấu yaourt nếp cẩm đơn giản và bổ dưỡng tại nhà 1. Cách nấu sữa chua ngon tại nhà B1: Đun sôi đến khi lăn hỗn hợp sữa tươi, sữa đặc và khuấy đều. B2: Trộn hỗn hợp cùng với sữa chua.

Sữa chua để hết lạnh và hết đông rồi mới trộn cùng với hỗn hợp sữa bên trên. Bạn cần làm như vậy để sữa chua thành phẩm có độ mịn hơn và tránh tình trạng men cái bị shock nhiệt.

B3: Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện.

Cách nấu sữa chua nếp cẩm bằng nồi cơm điện chính là ủ sữa chua bằng nồi cơm điện. Bạn hãy san đều sữa chua ra các hũ thủy tinh nhỏ và đặt vào trong nồi cơm điện.

B4: Chú ý tới nhiệt độ và thời gian ủ sữa chua 2. Cách nấu xôi nếp cẩm làm sữa chua.

Sau khi tìm hiểu cách nấu sữa chua nếp cẩm mộc châu ở bên trên, chúng ta đến với cách nấu xôi nếp cẩm làm sữa chua.

Cần ngâm gạo nếp cẩm lâu đến vậy là bởi đây là loại gạo có độ cứng cao hơn các loại gạo bình thường. Việc ngâm trong 8 tiếng sẽ giúp nếp cẩm dẻo hơn sau khi nấu và tránh khỏi tình trạng bị lại gạo sau khi đặt vào tủ lạnh.

Trước tiên bạn cần chọn nồi nấu có độ dày một chút, từ đó hạn chế khả năng phần gạo nếp tiếp xúc với mặt đáy của nồi bị cháy và gây ra vị đắng cho gạo nếp. Bạn cho nước cao hơn bề mặt của gạo nếp cẩm 5cm và đun tới khi sôi ùng ục thì để lại lửa nhỏ.

Sau khi để lửa nhỏ, bạn đun nếp cẩm cùng với lá nếp đã chuẩn bị và cho thêm 1 thìa cà phê muối. Điều này sẽ giúp nếp cẩm của bạn thoảng hương thơm của lá nếp và tạo 1 chút xíu vị mặn cần có cho nếp cẩm.

B4: Tiếp tục đảo đều sau mỗi 10 phút đến khi nước cốt dừa đặc sệt cùng với đường.

Bật Mí Những Lợi Ích Từ Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Khiến Chị Em Bất Ngờ

Khám phá thú vị về Sữa chua và nếp cẩm

Gạo nếp cẩm là thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn dân dã như xôi nếp cẩm, chè, cái rượu nếp cẩm, các loại bánh dinh dưỡng từ nếp cẩm…

Ít người biết rằng, gạo nếp cẩm còn có tên khác là bổ huyết mễ. Theo y học cổ truyền, gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ huyết và tốt cho hoạt động của tim mạch. Ngoài ra, sử dụng gạo nếp cẩm sẽ giúp bạn bổ trung ích khí, tiêu khát, trị suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Gạo nếp cẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy vì qua nghiên cứu khoa học cho thấy, gạo nếp cẩm chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, lixin, trytophan, metionin… cao hơn các loại gạo nếp trắng thông thường. Chỉ với 200gr gạo nếp cẩm là bạn đã cung cấp đủ 2 axit amin quan trọng là lixin và tryptophan cho cơ thể mỗi ngày.

Không chỉ vậy, thành phần chất dinh dưỡng trong nếp cẩm còn có phốt pho và can xi, giúp giảm tỉ lệ mắc những bệnh về tim mạch khi được dùng mỗi ngày với số lượng phù hợp.

Còn sữa chua là một loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích nhờ hương vị chua ngọt hòa quyện hoàn hảo, vô cùng hấp dẫn. Ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, sữa chua còn có công dụng làm đẹp rất hữu hiệu cho các chị em.

Sữa chua giàu dưỡng chất và lợi khuẩn có ích cho đường ruột nên ăn sữa chua đúng cách sẽ mang lại vóc dáng thon gọn cùng làn da sáng hồng cho phái đẹp. Đặc biệt, khi kết hợp sữa chua và nếp cẩm, chúng ta có món ăn mới vô cùng thơm ngon và nhân đôi lợi cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn nữa đấy.

Đừng bỏ lỡ:

Những lợi ích từ ăn sữa chua nếp cẩm Sữa chua nếp cẩm bổ máu huyết

Bổ máu huyết là một trong những lợi ích từ ăn sữa chua nếp cẩm mà bạn không thể bỏ qua. Nếp cẩm được nấu và ủ men tạo ra những dưỡng chất quý giá có tác dụng rất tốt cho chị em phụ nữ trong kì kinh nguyệt, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và khắc phục tình trạng mất máu.

Sữa chua nếp cẩm giúp làm đẹp

Lợi ích từ ăn sữa chua nếp cẩm mà chị em nào cũng yêu thích đó là làm đẹp. Cả sữa chua và nếp cẩm đều mang lại những hiệu quả chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời như làm sáng da, nuôi dưỡng da ẩm mượt từ bên trong, giúp tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ giảm cân, cho bạn cơ thể săn chắc, dáng vóc thon gọn.

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nhờ quá trình ủ men, gạo nếp cẩm và sữa chua đều là nguồn bổ sung vi khuẩn có lợi vô cùng dồi dào cho cơ thể. Những vi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, mạnh mẽ hơn. Vì vậy, nếu bạn có bệnh về dạ dày hoặc đường ruột thì ăn sữa chua nếp cẩm sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đó.

Tác dụng tốt với phụ nữ sau sinh

Sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh con sẽ yếu đi rất nhiều vì mất máu và thiếu chất sắt. Do đó, sữa chua nếp cẩm có chứa chất sắt, kẽm, magie, tác dụng bổ huyết, có ích cho tiêu hóa là món ăn vô cùng phù hợp để hồi phục sức khỏe và cải thiện thể chất cho chị em và đặc biệt còn giúp da không bị nhăn, xạm.

Ăn sữa chua nếp cẩm như nào đúng và tốt nhất

Sữa chua nếp cẩm khi ăn vào buổi tối sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi. Nên thời điểm vàng cho việc ăn sữa chua nếp cẩm là sau bữa ăn tối, khi một phần thức ăn đã tiêu hoá, tạo môi trường thuận lợi cho những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua hoạt động hiệu quả nhất.

Sau bữa trưa cũng được đánh giá là thời điểm ăn sữa chua nếp cẩm rất tốt, đặc biệt là với dân văn phòng, những người thường xuyên làm việc bên máy tính, chịu tác động xấu từ tia bức xạ. Vì sữa chua nếp cẩm có lợi ích giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần.

Cách Làm Rượu Nếp Cẩm &Amp; Sữa Chua Nếp Cẩm

Nếp cẩm làm cơm rượu vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên giàu dinh dưỡng.

1. Cơm nếp cẩm

Chuẩn bị: Gạo nếp cẩm lức 1 kg, rượu trắng khỏang 40 độ – 1 lít, men rượu 100 g (2 bánh men).

Cách làm: Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).

Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 ngày nữa. Sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt.

Những người tiêu hóa kém hoặc chán ăn nên dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, uống mỗi lần một chén nhỏ (50-60 ml).

Chú ý : Men phải chọn loại men thật ngon đó gọi là men ngọt và phải dùng men mới. Tuy nhiên để làm được rượu nếp cẩm cũng không phải là dễ. Tuỳ thuộc vào xôi chúng ta nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay lạnh. Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C _ 25 độ C là tốt nhất.

Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

2. Chè nếp cẩm (ăn với sữa chua – sữa chua nếp cẩm)Nguyên liệu:

Gạo nếp cẩm : 0,5kg, Nước cốt dừa : 1 lon, Đường kính : 1kg, Muối tinh : 1 gói nhỏ, Sữa chua trắng : 4 hộp, Lá nếp : vài lá

Cách làm:

– Gạo nếp cẩm vo thật sạch, ngâm 3 – 4h sau đó đổ cả gạo và nước vào xoong, cho ½ lon nước cốt dừa vào đun lửa vừa phải gần giống như cháo, dạng đặc, hết nước lại tiếp thêm và cho vài lá nếp vào.

– Khi đun cho 1 nhúm muối, khi cháo đã nhừ đến sánh thì lúc đó xuống đường (lượng đường tuỳ theo mình ăn ngọt hay vừa phải, đảo đều và bắc xuống, lưu ý cho đường vào không được đun lâu sẽ bị lại gạo, để nguội cho vào tủ lạnh. Khi ăn được khoảng 4 – 5 ngày.

– Khi ăn cho ra cốc, đổ sữa chua lên trên.

3. Rượu nếp cẩm (ăn với sữa chua – sữa chua nếp cẩm)

Chọn những hạt gạo nếp có màu tím sẫm, to tròn, sau đó đồ gạo thành xôi. Xôi phải không khô không nhão, bởi khô thì nếp cẩm sẽ bị chai, còn nhão, món nếp cẩm sẽ nát và dễ chua. Tiếp đến là đem xôi nếp cẩm ủ với men rượu từ 2 đến 3 ngày. Giai đoạn ủ này là quan trọng nhất và cũng là bí quyết riêng của từng người. Ủ làm sao để hạt nếp cẩm to tròn nhưng không được nứt vỡ, màu cẩm tím sẫm, nồng thoảng mùi hương của rượu mà không được cay, chua như rượu. Như vậy thì khi trộn vào sữa chua, món “sữa chua nếp cẩm” mới có hương vị đặc biệt.

Sữa chua nếp cẩm có thể làm ngay tại nhà, hay đi ăn vỉa hè trên phố cổ Hà Thành mỗi chiều đều rất ngon và hấp dẫn.