Sữa Meiji Pha Xong Để Được Bao Lâu?

Là một trong những loại sữa Nhật tốt cho bé, sữa bột Meiji được khá nhiều mẹ bỉm sữa Việt tin tưởng và lựa chọn cho con sử dụng. Tuy nhiên, sữa tốt mấy mà không biết pha thì cũng bằng không. Mặt khác, không phải mẹ nào cũng có điều kiện trực chiến ở nhà 24/24 để pha sữa bột công thức cho con mà nhiều khi mẹ phải pha sẵn rồi bảo quản trong tủ lạnh và nhờ ông bà ở nhà để ý giúp mỗi lần bé muốn ti bình là cho sữa Meiji đã pha vào máy hâm sữa làm ấm rồi cho bé uống. Từ đây, thắc mắc “sữa Meiji pha xong để được bao lâu” được khá nhiều mẹ quan tâm. Nếu các mẹ cũng đang có chung vấn đề thì đây sẽ là giải đáp chính xác nhất dành cho mẹ:

Sữa Meiji pha xong để được bao lâu ở nhiệt độ thường? Sữa Meiji pha xong để được bao lâu khi bảo quản trong tủ lạnh? Sữa Meiji pha xong để được bao lâu khi đặt trong túi giữ nhiệt mang theo khi ra ngoài cùng bé?

Bên cạnh vấn đề về thời gian bảo quản sữa Meiji đã pha cho bé thì khi sử dụng sữa Meiji cho con các mẹ cũng nên lưu ý để tránh mắc phải các sai lầm sau:

Không pha chung sữa Meiji với sữa mẹ vì rất dễ làm bé bị ngộ độc.

Không nên cho thêm nước vào sữa Meiji đã pha chuẩn để tránh việc sữa quá loãng gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng tối đa trong sữa của bé.

Không làm nóng sữa Meiji cho bé bằng lò vi sóng mà thay vào đó mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để hâm lại sữa Meiji đã pha trong 1 phút hoặc để bình sữa Meiji đã pha vào một bát nước nóng để hâm là được. Khi hâm sữa Meiji với lò vi sóng do nhiệt độ quá cao nên có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Tuyệt đối không pha sữa bột Meiji vào cháo loãng cho bé ăn sẽ khiến trẻ chậm hấp thụ, chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng và thường xuyên khóc đêm do không nhận được hàm lượng canxi đầy đủ từ sữa Meiji.

Không nên dùng nước khoáng chứa nhiều canxi và natri để pha sữa cho bé sẽ khiến trẻ bị táo bón, hại thận.

Sữa Công Thức Pha Xong Để Được Bao Lâu?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa công thức cho trẻ. Trẻ có thể vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. Sữa công thức pha xong để được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm.

1. Sữa công thức pha xong để được bao lâu?

Đối với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đói, bé sẽ được bú trực tiếp từ nguồn sữa của mẹ, đây là dòng sữa nóng. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi pha sữa theo tỉ lệ chuẩn cũng cần để trẻ bú ngay. Chỉ nên sử dụng bình ủ cho trẻ khi cần ra ngoài.

Khi pha sữa, bạn nên pha 1⁄2 nước sôi và 1⁄2 nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay, khi sữa còn ấm. Cách pha sữa đã có trên hướng dẫn ở vỏ hộp. Sữa công thức pha xong để được tối đa 2 giờ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24h. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

Chính vì thế, mẹ cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, để đảm bảo vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, cần pha sữa đúng nhiệt độ trên vỏ hộp hướng dẫn.

2. Cách bảo quản sữa công thức đã pha

Để sữa đạt chất lượng dinh dưỡng tốt nhất, cần bảo quản và sử dụng sản phẩm đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

Để tránh nhiễm khuẩn, bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa, vì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh đồng thời bảo quản được lâu hơn, tối đa 24 giờ;

Sữa trẻ đã bú còn lại thì không nên cho trẻ dùng nữa;

Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn;

Sữa được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho trẻ bú;

Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ;

Nếu mẹ và bé phải đi ra ngoài trong một vài tiếng, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ;

Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hoặc làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng. Không dùng lò vi sóng hâm sữa.

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý, để giữa được chất dinh dưỡng có trong sữa công thức, cần:

Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để múc sữa;

Đậy nắp kín sau khi sử dụng sữa, không để sữa đã mở trong tủ lạnh khiến tránh sữa bên trong bị ẩm;

Không tự ý thay đổi công thức pha sữa, bằng cách pha loãng đi hoặc pha đậm hơn;

Không tự ý cho thêm các thành phần khác vào sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ;

Sữa tốt nhất nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng;

Cần chú ý cách bảo quản sữa sau khi đã mở nắp, để ở nơi mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, không có ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt như bếp ga

Dưới 25 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa;

Khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên vỏ hộp;

Tuân thủ theo đúng tỉ lệ pha của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.

Sữa công thức rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý cách sử dụng và bảo quản sữa để tránh tác dụng ngược, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Sữa công thức sau pha xong sẽ để được trong khoảng thời gian tối đa là 2 giờ đồng hồ. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là 24 giờ.

Sữa công thức nếu không được bảo quản đúng cách sẽ gây ra một số bệnh lý về đường tiêu hóa cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt, rất dễ bị vi khuẩn, virut tấn công. Trong trường hợp mẹ thấy bé có những biểu hiện bất thường về tiêu hóa cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm. Hiện nay, khoa Nhi của Vinmec không chỉ có các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa mà còn các chuyên khoa khác như thần kinh, dinh dưỡng, tim mạch, nội tiết…. giúp xử lý nhanh và kịp thời nếu phát hiện ra các bệnh lý khác khi khám.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Sữa Công Thức Để Được Bao Lâu Sau Khi Pha Xong?

Không giống như nguồn sữa mẹ tự nhiên, sữa công thức đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng của mẹ ngay từ việc lựa chọn sữa, chọn bình tới cách pha đúng hướng dẫn và cả việc sữa công thức pha để được bao lâu. Tất tần tật những lưu ý nhỏ đó đều đòi hỏi mẹ phải ghi nhớ kỹ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe, nhiều mẹ không đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú nên đành nhờ đến “mẹ nuôi” – sữa công thức.

Dù mẹ cho con dùng sữa công thức ngay sau khi sinh hay vừa dùng đan xen với sữa mẹ thì có một số nguyên tắc cơ bản nằm lòng cần nắm vững: Chọn bình sữa đủ tiêu chuẩn, cách cho bé bú bình, lượng sữa mỗi cữ bú, tiệt trùng bình sữa và sữa công thức để được bao lâu sau khi pha…

Sữa công thức pha để được bao lâu? Thời gian bảo quản sữa sau khi pha xong

Với mẹ cho con bú hoàn toàn, khi bé đòi “măm măm”, sẽ được thưởng thức dòng sữa nóng. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức cũng vậy, sau khi pha chuẩn tỷ lệ, bé cần được bú ngay. Việc dùng bình ủ chỉ trong trường hợp hạn hữu khi cả nhà có việc đi ra ngoài.

Khi nhiều mẹ đặt câu hỏi: “Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?”, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên là thời gian giữ sữa tối đa được 2 giờ. Lượng sữa dư nên đổ bỏ hoặc người thân uống hết, không nên để dành cữ sau vì đã có nước bọt của bé, sữa không còn sạch nữa. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

Nguyên nhân không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ để trẻ tránh nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono – loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, rất nguy hiểm.

Sữa công thức để được bao lâu phụ thuộc vào nhiệt độ nước khi pha

Để vị sữa ngon và giữa được thành phần dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý thêm vấn đền nước pha sữa bao nhiêu độ là tốt nhất.

Ở mỗi loại sữa, các nhà sản xuất luôn có hướng dẫn cụ thể nên pha với dung tích như thế nào và nhiệt độ nước bao nhiêu là phù hợp. Có nhiều loại sữa chỉ có thể hòa tan hết với nhiệt độ trên 70ºC nhưng cũng có nhiều loai sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50ºC.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60-80ºC thì một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Thành phần dinh dưỡng của sữa bột chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… nếu pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao, các thành phần dinh dưỡng của sữa dễ bị phân giải, trẻ sẽ khó hấp thụ được dinh dưỡng toàn diện ở trong sữa.

Gợi ý các bước pha sữa chuẩn

Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé. Tiệt trùng bình sữa và núm vú.

Đun sôi nước, để nước ấm khoảng 40 – 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.

Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn. Số thìa tính bằng thìa gạt.

Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.

Lắc đều cho sữa tan hết, cho phần núm vú cao su vào, xoáy chặt.

Kiểm tra nhiệt đột sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp hay chưa.

Một số cách bảo quản sữa bột đã pha

Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Nếu muốn pha sẵn sữa bột để dành cho bé bú cữ sau, hoặc phải cùng bé ra ngoài lâu phải pha sữa bột sẵn, mẹ có thể áp dụng một số cách bảo quản sau:

Để tránh nhiễm khuẩn, nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa, không phải bảo quản sau khi trẻ đã bú và còn dư. Nếu để sữa bảo quản trong tủ lạnh thì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn so với để bên ngoài, bảo quản được lâu hơn, tối đa đến 24 giờ.

Trường hợp mẹ và bé yêu phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ, thì mẹ có thể mang theo bình sữa đã pha bỏ vào túi giữ lạnh có đặt đá bên trong và cho bé dùng trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Mẹ có thể mang theo hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh loại nhỏ để tiện pha với nước nóng trong bình giữ nhiệt và chai nước tinh khiết mang theo.

Hâm sữa đúng cách

Sau khi bảo quản sữa, mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Khi hâm sữa cho bé, mẹ cũng nên lưu ý:

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải làm nóng mà chỉ cần cho sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để đạt tới nhiệt độ phòng hoặc làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hoặc máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.

Sau khi làm nóng sữa, mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú để chắc chắn là sữa không quá nóng.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha xong? Khoảng thời gian tối đa là 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24 giờ. Mẹ cần ghi nhớ 2 điều này để tránh ảnh hướng đến sức khỏe trẻ.

Sữa Blackmores Pha Xong Để Được Bao Lâu Và Cách Bảo Quản

Hướng dẫn pha sữa Blackmores

– Chuẩn bị:

* Làm sạch và khử trùng tất cả các dụng cụ pha sữa (ly, thìa,…).

* Làm sạch mặt bàn nơi sẽ pha sữa.

* Rửa sạch tay với xà phòng.

* Đặt ly sữa đã khử trùng trên bề mặt bàn sạch.

– Thực hiện pha sữa:

* Đun sôi nước trong 5 phút để nguội khoảng 70 độ C để pha sữa.

* Cho 2/3 lượng nước cần pha vào cốc, sử dụng thìa có sẵn trong hộp sữa đong lượng sữa cần pha (1 Muỗng gạt ngang tương đương 8,8g ứng với 60ml nước) cho vào cốc nước. Sau đó khuấy đều đến khi sản phẩm tan hoàn toàn.

* Cho thêm 1/3 lượng nước ấm còn lại vào cốc, khuấy đều đến khi sữa tan hết.

* Làm mát sữa đến nhiệt độ cho ăn (khoảng 37ºC) bằng cách giữ bình sữa dưới vòi nước lạnh, hoặc đặt bình vào thùng nước mát. Sau đó, cho bé ăn ngay khi đạt nhiệt độ thích hợp.

– Bảng liều lượng pha sữa Blackmores theo từng độ tuổi Liều lượng pha sữa Blackmores số 1 dành cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi Liều lượng pha sữa Blackmores số 2 dành cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi Liều lượng pha sữa Blackmores số 2 dành cho bé trên 1 tuổi

***Lưu ý: Việc pha sữa Blackmores ở NHIỆT ĐỘ 70ºC giúp giữ lại đầy đủ các dưỡng chất của sữa, không bị mất đi khi để nguội. Sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn đều có thể làm mất các dưỡng chất trong sữa. Hơn nữa, 70ºC là nhiệt độ được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO và NHS – cơ quan cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của Anh.

Sữa Blackmores pha xong để được bao lâu?

Sữa Blackmores sau khi pha nên cho bé dùng hết trong 1 giờ

Theo khuyến cao, sau khi pha nên cho bé dùng hết trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nếu bé dùng không hết thì nên bỏ đi, không cho bé dùng lại lần nữa. Vì sữa để nguội sẽ bị mất một số chất dinh dưỡng quan trọng, thậm chí bắt đầu xuất hiện một số vi khuẩn gây bệnh không tốt cho sức khỏe của bé.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa Blackmores

Bảo quản sữa Blakcmore như thế nào?

* Sữa Blackmores sau khi mở nắp chỉ để được từ 20-30 ngày.

* Bảo quản lon sữa ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát và đóng chặt nắp hộp để tránh ẩm, côn trùng, vật lạ lọt vào sản phẩm.

* Không bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh, nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào sản phẩm.

* Nhất thiết phải sử dụng thìa có trong sản phẩm và chú ý bảo quản thật sạch sẽ.

Tim Hiểu Sữa Công Thức Pha Xong Để Được Bao Lâu Là Còn Dùng Được?

Nhiều mẹ không biết Sữa công thức để được bao lâu hoặc để tủ lạnh được bao lâu, các mẹ nên đọc thông tin này để biết sữa công thức pha để được bao lâu?

Sữa công thức ngay sau khi pha xong mẹ có thể giữ tối đa 02 giờ là tốt nhất cho bé uống, sau thời gian này nếu bé không bú hết mẹ có thể uống hoặc bỏ đi chứ không nên cho bé uống vì như vậy không tốt cho tiêu hoá của bé.

Sữa công thức pha để được bao lâu?

Khi pha sữa, bạn có thể pha ½ nước sôi với ½ nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay khi đã nguội. Chỉ sử dụng bình ủ khi phải đi ra ngoài không tiện pha sữa.

Với câu hỏi sữa công thức pha xong để được bao lâu thì bác sĩ đưa ra lời khuyên là thời gian giữ sữa sau khi pha tối đa được 2 giờ ở nhiệt độ thường. Sữa bú dư nên đổ bỏ hoặc mẹ uống, không nên để dành cữ sau vì đã có nước bọt của bé, không còn sạch nữa.

Cách pha sữa công thức chuẩn

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé.

Bước 2: Đun sôi nước sạch, để nước ấm khoảng 40 – 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.

Bước 3: Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn, có thể dùng dao để gạt sữa.

Bước 4: Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.

Bước 5: Đậy miếng lót tròn, vặn chặt vòng giữ cổ chai, sau đó lắc đều cho sữa tan hết. Cuối cùng, đặt núm vú cao su lại.

Bước 6: Kiểm tra nhiệt đột sữa: Có thể thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú (uống) chưa.

Việc pha sữa vào cốc và cho bé ăn bằng thìa cũng được thực hiện tương tự như cách pha sữa bằng bình.

Cách cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức

Bạn không nên trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

Tránh việc hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây bỏng miệng bé.

Khuyến cáo các mẹ không nên dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Sữa công thức đã pha không được để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng: Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.

Bắt buộc phải tiệt trùng bình trước khi pha sữa: Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.

Không nên ép bé uống hết sữa: ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú sẽ dẫn đến bé tăng cân quá mức cần thiết đối với những bé đã có cân nặng cao, còn với những bé biếng ăn thì càng ép sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn.

Phải vệ sinh tay trước khi pha sữa cho bé: bạn tự đặt ra quy chuẩn không pha sữa cho con khi chưa rửa tay sạch sẽ vì rất có thể vi khuẩn từ tay của bạn sẽ lẫn vào trong sữa, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách pha sữa công thức chuẩn nhất trên bao bì: mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml nước. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.

Pha đúng với tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên hộp sữa: Nếu bạn pha sữa quá đặc, bé nhà bạn có thể nhanh chóng bị mất nước. Còn nếu pha sữa loãng quá, bé nhà bạn sẽ không đủ chất dinh dưỡng.

Không pha sữa khi bình chưa được tiệt trùng: vì điều này có thể làm bé bị các bệnh về đường tiêu hoá, nguy hiểm cho suewsc khoẻ của bé về dài lâu sau này.

Nước pha sữa khoảng bao nhiêu độ là được?

Trước khi pha sữa các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên thành lon sữa hoặc hộp sữa (bên hông) để biết được hướng dẫn từu nhà sản xuất là nên pha với dung tích như thế nào và nhiệt độ nước bao nhiêu là phù hợp. Vì có nhiều loại sữa chỉ có thể hoà tan hết với nhiệt độ trên 70 độ C nhưng cũng có nhiều loai sữa chỉ có thể giữu được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50 độ C.

Ví du nhiều mẹ thắc mắc như là “sữa s26 số 3 pha nước bao nhiêu độ” thì có thể xem thông tin hướng dẫn cảu nhà sản xuất với nội dung là pha với nước ở nhiệt độ khoảng 60 độ C ( nếu pha nước nóng hơn sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa ). Khuấy đều cho tan hết và thử xem nhiệt độ đã thích hợp chưa trước khi cho bé uống bằng cách nhỏ giọt sữa ra cổ tay thấy ấm là được.

Hoặc với cách pha sữa pediasure thì nhiệt độ thích hợp là nước đun sôi để nguội khoảng 40 độ C.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60-80oC thì một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Để bảo tồn thành phần dinh dưỡng có hiệu quả cao, bạn chỉ cần pha sữa với nước ở nhiệt độ trên dưới 40 độ là phù hợp.

Theo chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng trẻ em Kim Mai, đúng là pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao vô tình làm mất đi các thành phần dinh dưỡng của sữa, bởi thành phần dinh dưỡng chủ yếu của sữa bột là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… những chất dinh dưỡng này rất dễ bị phân giải do tác dụng của nhiệt độ cao. Như vậy, trẻ sẽ khó thu nhận được dinh dưỡng toàn diện ở trong sữa.

Kinh nghiệm pha sữa của các mẹ được chia sẻ kèm theo tắhc mắc ” Sữa công thức để được bao lâu ” như sau:

Mecuti “Việc pha sữa đúng liều lượng và nhiệt độ là rất quan trọng các mẹ à. Nếu pha với nước quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin… do bị phân giải dưới nhiệt độ cao hoặc pha không đủ độ sẽ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Còn khi pha sữa không đúng hàm lượng (nhiều hay ít hơn hàm lượng chuẩn quy định) cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Do vậy, các mẹ nên sử dụng nhiệt kế hoặc bình thủy điện để đảm bảo đúng nhiệt độ như nhà sản xuất đã hướng dẫn.”

Mecuteo “Tớ ko nghĩ là quá quan trọng đâu, đừng quá nóng để bỏng miệng bé, đừng quá nguội để bé bị lạnh bụng thôi mẹ nó à, tớ toàn pha theo cảm tính rồi nhỏ ra tay để thử, chứ chẳng kỹ lưỡng quá đâu.”

Mebeti “khi pha sữa cho con hoặc khi pha bột cho con thì mình thấy họ ghi là nước ấm nhiệt độ bắng này bằng kia,các mẹ có cách nào để đo chính xác nước bao nhiêu độ ko?vì pha đúng nhiệt độ sẽ giúp giữ được chất dinh dưỡng mà”

Hướng dẫn mẹ cách đo nhiệt độ nước pha sữa

Kinh nghiệm của các mẹ về vấn đề này như sau

Me bin bo “mình thì nấu nước đun sối để nguội cho vào một ấm riêng, khi nào pha sữa cho nước vào bình ủ ấm, bật nhiệt độ 40 độ, nhanh lắm, chưa đến 1 phút là xong, sau đó thêm bột sữa vào cho con uống ngay. Nếu con ko chịu uống thì bỏ tủ lạnh, đến lúc uống lại ủ ấm lại (nhưng time ko quá 1h bỏ tủ lạnh và ko ủ lại quá 2 lần)”

Me hangte “Tốt nhất là ở nhiệt độ 50-60o bằng cách nước đun sôi để nguội, sờ tay hơi ấm khi pha xong nhỏ giọt sữa và mu bàn tay mà không thấy nóng, hoặc nhỏ một giọt vào lưỡi mình để thử trước khi cho bé bú.”

Me betibuti “Theo kinh nghiệm nhà mình thì pha nhiều sẽ quen thôi, thường thì pha nước âm ấm là okie. Em thấy có cái đo nhiệt độ nước đấy nhưng ko biết có cái đo nhiệt độ sữa ko?”