Mẹ Bầu Sau Sinh Nên Ăn Những Món Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Mẹ Bầu Sau Sinh 3 Tháng Ăn Được Những Gì Và Nên Kiêng Gì?

Nước

Nước rất quan trọng đối với các bà mẹ cho con bú! Bé hấp thụ một lượng rất lớn nước từ mẹ, vì thế cơ thể mẹ có thể bị mất nước. Để bù nước cho cơ thể các mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả tươi và các loại canh súp. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp mẹ không bị táo bón và tăng nguồn sữa cho con bú.

Rau củ tươi xanh

Bạn có thể bắt đầu ăn uống bình thường ngay sau sinh vì bác sĩ khuyên như vậy. Hãy chắc chắn chế độ ăn cho sản phụ gồm nhiều rau xanh. Đây là thực phẩm không chỉ giàu vitamin, chất khoáng mà còn dồi dào chất chống oxy hoá. Cơ thể của mẹ cần được hồi phục và khoẻ mạnh sau sinh và ăn rau củ chính là cách để mẹ khoẻ mạnh.

Hầu hết các món chứa protein đều được phép ăn sau sinh. Tuy nhiên, tránh ăn quá nhiều để không bị nặng bụng. Nếu mẹ khó tiêu thì có thể kích ứng đường ruột của bé (những gì mẹ ăn, bé đều được “hưởng” thông qua sữa mẹ).

Trứng là món an toàn cho sản phụ, miễn là bạn tiêu hoá được. Ngoài ra, các món với sữa, hoa quả khô cũng tốt cho bà mẹ sau sinh.

Các sản phẩm từ sữa

Mẹ bầu sau sinh 3 tháng ăn được những gì? Hầu hết phụ nữ đều được khuyên phải uống sữa, cũng như các sản phẩm từ sữa sau khi sinh nở. Sản phẩm từ sữa nên được làm từ sữa tiệt trùng như pho mát, bơ… Sữa giúp sản phụ bổ sung vitamin và chất khoáng.

Nếu bạn đang lo lắng về giảm cân thì đây chưa phải lúc. Khi cho con bú, cơ thể mẹ cần ít thêm ít nhất 300-400 kalo mỗi ngày. Năng lượng này có tron ngũ cốc, bánh mì, yến mạch, gạo… Ngoài ra, nên tăng cường lượng đường tự nhiên càng nhiều càng tốt bằng các loại trái cây tươi và nước ép trái cây tươi.

Các loại hạt

Mẹ bầu sau sinh 3 tháng không nên ăn gì

Gia vị cay, nhiều mùi

Các loại gia vị cay, nhiều mùi là những thứ đầu tiên bạn đặc biệt không nên ăn sau khi vừa sinh nở. Đường ruột của bé rất nhạy cảm và chưa thể tiêu hóa đồ ăn cay. Vì vậy, hãy tránh ăn đồ cay trong nhất 6 tháng đầu. Các gia vị nhiều mùi như hành tỏi có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này.

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ sẽ làm cơ thể bạn bị tích chất béo và khó để lấy lại cân nặng và vóc dáng trước đây. Thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì chúng có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Các đồ có chứa chất cồn, cafein, nicotin

Bạn cần gạt bỏ hoàn toàn các đồ có chứa chất cồn, cafein, nicotin khỏi chế độ ăn uống của mình. Vì chúng có thể gây ra chứng mất nước, tiêu chảy, đau bụng ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Vì các thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ. Nếu muốn bổ sung thêm một số loại vitamin, bạn cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo cho con bú an toàn.

Dường như câu hỏi mẹ bầu 3 tháng ăn được những gì đã được giải đáp vẻ rất nhiều và khó nhớ nhưng rất cần thiết vì sức khỏe của mẹ và bé là quan trọng nhất.

7 Món Ăn Chống Táo Bón Sau Khi Sinh Mẹ Bầu Nên Biết

7 Món ăn chống táo bón sau sinh hiệu quả

1. Cháo khoai lang chống táo bón

Trong khoai lang có chứa một lượng chất xơ dồi dào, vì vậy chúng có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón rất hiệu quả.

Nguyên liệu cần có: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g.

Cách chế biến: Nghệ đem rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn, cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho đến khi khoai nhừ, khuấy đều thành cháo đặc sệt, cho thêm đường đỏ vào để sôi lại là được. Với món ăn này các mẹ nên ăn ngày 2 lần vào lúc đói, ăn tới khi hết táo bón thì ngừng ăn.

2. Bí ngòi nhồi thịt – Món ăn chữa táo bón

Bí ngòi được xem là thực phẩm có công dụng giải nhiệt rất tốt. Bì ngòi với hàm lượng calo thấp, giàu vitamin A và các khoáng chất như magie, kali,…là thực phẩm lành mạnh đối với cơ thể chúng ta. Ăn bí ngòi có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, giúp cho quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Nguyên liệu: 4 trái bí ngòi, 200g thịt nạc xay, 100g tôm, hành lá, gia vị đủ dùng.

Cách thực hiện: Rửa sạch bí ngòi, sau đó gọt vỏ và cắt thành từng khoanh dài khoảng 6cm. Ướp thịt nạc xay vừa ăn, cho thêm ít tiêu xay cho thêm hấp dẫn. Tôm rửa sạch lột vỏ, rửa sạch hành lá. Đun khoảng 1 lít nước, nêm nếm thêm một ít gia vị vào. Nhồi phần thịt đã được trộn với gia vị vào từng khoanh bí, khi nước sôi, bắt đầu thả từng khoanh bí vào. Hạ lửa, đun khoảng 20 phút đến khi thấy bí gần mềm thì thả tôm vào nồi. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn là có thể ăn ngay với cơm.

3. Cháo mè đen trị chứng táo bón hiệu quả

Mè đen là một thực phẩm quen thuộc với mỗi chúng ta, trong mè đen có chứa nhiều chất dầu, protein, cholin, phytin, methionin. Thông thường, vừng đen được dùng để chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, đau đầu, hoa mắt, táo bón.

Nguyên liệu: Mè đen 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc xay 100g, gia vị nêm nếm đầy đủ.

Cách chế biến: Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay đem ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín đều. Cho gạo, mè đen vào nồi, đổ đủ nước và nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ thì cho thịt băm vào khuấy đều, để cháo sôi lại là được. Với món cháo này bạn nên ăn ngày 2-3 lần vào lúc bụng đói.

4. Món canh rau má nấu thịt heo chữa táo bón

Rau má là thực phẩm có tính mát, nhiều chất xơ và các loại vitamin, chất khoáng có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, nhuận tràng trị chứng táo bón rất tốt. Vì vậy, đây chính là một trong những món ăn mà các mẹ sau sinh nên ăn để phòng ngừa hoặc chữa chứng táo bón.

Nguyên liệu: 300g rau má, 200g thịt heo nạc, hành lá, gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện: Rau má rửa sạch, thịt nạc băm nhuyễn rồi ướp thêm gia vị và hành lá, trộn lại với nhau để khoảng 15 phút trước khi nấu cho ngấm gia vị. Phi hành, sau đó cho thịt vào xào đều. Đun lượng nước vừa đủ, đến khi sôi thì cho thịt nạc vào, khi thịt chín thì cho rau má vào, nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể ăn ngay.

5. Chè nha đam – Món ăn chống táo bón hiệu quả

Nha đam có tính kháng khuẩn, được xem như một chất tẩy rửa, giúp làm sạch đường ruột, đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Món chè nha đam, nước ép nha đam, nước hầm nha đam được xem là những món ăn bài thuốc giúp chữa chứng táo bón cho các mẹ bầu sau sinh vô cùng hiệu quả.

Nguyên liệu: 10 – 15 lá nha đam tươi, 150g đậu xanh, đường.

Cách thực hiện: Gọt sạch vỏ lá, sau đó cắt phần trắng bên trong thành từng miếng nhỏ. Đậu xanh đem ngâm, rửa sạch. Sau đó cho đậu xanh vào nồi nước đun sôi, thả nha đam vào. Đun với lửa vừa cho đến khi đậu xanh chín, nha đam mềm vừa ăn thì cho đường vào, tùy sở thích của mỗi người mà nêm nếm vị ngọt khác nhau. Tuy nhiên, với món ăn này không thích hợp với người đang hành kinh, bị tiêu chảy.

6. Súp củ cải, cà rốt, khoai tây chữa táo bón

Củ cái trắng, cà rốt đều rất tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính mát, có tác dụng giải độc và là nguồn thực phẩm trị táo bón cực hiệu nghiệm.

Nguyên liệu: củ cải, cà rốt, khoai tây mỗi loại 40 gam, gia vị nêm nếm, rau thơm.

Cách thực hiện: Gọt vỏ, rửa sạch củ cải, cà rốt, khoai tây, cho khoai tây vào nồi đun nhừ nghiền nhuyễn. Sau đó cho cà rốt vào đun cùng, sau 10 phút cho thêm củ cải vào. Tất cả đem nấu nhuyễn rồi nêm nếm gia vị, cho thêm một ít rau thơm cho món ăn hấp dẫn hơn là có thể ăn ngay.

7. Cháo bầu dục lợn chống táo bón

Nguyên liệu cần có: Bầu dục lợn 1 đôi khoảng 250g, gạo ngon 100g, nghệ vàng 10g, gia vị nêm nếm vừa đủ.

Thực hiện như sau: Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ, bầu dục lợn làm sạch thái miếng vừa ăn rồi ướp mắm muối, nghệ. Sau khoảng 10 phút kẹp nướng trên than hồng cho tới chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi thêm vào đó khoảng 250ml nước, đun với lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bầu dục lợn vào, đun tiếp cho đến khi cháo sôi lại khoảng 10 phút là có thể ăn ngay, nên ăn khi còn nóng để có hiệu quả cao nhất.

Ngoài việc bổ sung những món ăn chống táo bón nói trên, để phòng ngừa chứng táo bón sau sinh, các mẹ cũng nên chú ý uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ thực vật, tích cực vận động cơ thể, rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng cách, giữ tinh thần thoải mái lạc quan. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

BTV An Nhiên

Những Món Ăn Lợi Sữa Dành Cho Bà Bầu Sau Sinh

Móng giò lúc nào cũng đứng đầu trong danh sách các món ăn lợi sữa cho mẹ. Móng giò cung cấp nhiều nước cho quá trình tạo sữa, trong móng giò có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, magie, mangan, kẽm, các vitamin B, A, systine, myoglobin và collagen giúp cải thiện làn da cho mẹ sau sinh.

Rất nhiều món ăn mẹ có thể chế biến từ móng giò :

Đu đủ hầm chân giò

Móng giò hầm đậu phộng

Móng giò hầm thông thảo

Canh mướp móng giò heo

Bí đỏ hầm móng giò.

Cháo móng giò

Chân giò hầm thuốc bắc

Gợi ý một số món ăn từ rau khoai lang

Rau khoai lang xào thịt bò

Rau khoai lang xào lòng gà

Rau khoai lang luộc

Rau khoai lang nấu canh thịt heo.

Một vài món ăn từ canh rau đay cho các mẹ tham khảo :

Canh rau đay, mồng tơi nấu với tôm xay

Canh rau đay, mướp và tôm khô

Canh rau đay bề bề

Canh rau đay nấu với cua

Đây là loại quả chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo sữa. Theo Đông y, quả sung còn có tính mát, thông huyết, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu viêm và sát trùng.

Sung tươi nấu móng giò tốt cho sản phụ thiếu sữa : Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Một số món ăn từ yến mạch tốt cho bà bầu :

Cháo yến mạch: Đây là cách chế biến phổ biến nhất. Nhiều phụ nữ cũng cho biết lượng sữa của mình tăng lên đáng kể khi chỉ cần ăn một bát bột yến mạch mỗi ngày. Bột yến mạch nấu chín sẽ tốt hơn bột yến mạch ăn liền.

Trà yến mạch: Dùng 1 cốc nước sôi cùng một muỗng cà phê bột yến mạch. Sau đó, thêm quế và mật ong cho phù hợp với khẩu vị. Các mẹ cũng có thể thêm các loại thảo mộc giúp tăng tiết sữa chẳng hạn như cây hồ lô hoặc cây thì là để tăng hiệu quả.

Súp yến mạch: Thêm một ít yến mạch vào súp để tạo thành món ăn lợi sữa. Món ăn này có thể được ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối. Yến mạch nấu súp cũng là một trong những món ăn nên có trong thực đơn cho mẹ sau sinh.

Bánh quy yến mạch: Món ăn nhẹ, vừa ngon miệng vừa cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày.

Mẹ Bầu Sau Sinh Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Lợi Sữa?

Mẹ bầu sau sinh nên ăn hoa quả gì để tăng cường khả năng hồi phục đồng thời cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cả hai mẹ con. Hoa quả là một trong những thực phẩm an toàn được nhiều người lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu sau sinh. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của từng bà đẻ mà gia đình cần phải lựa chọn loại quả phù hợp. Không thể tùy tiện cho bà bầu ăn hoa quả bởi rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sữa. Vậy nên mẹ bầu sau sinh nên ăn hoa quả gì vừa giàu vitamin, đảm bảo dinh dưỡng vừa lợi sữa mà không bị táo bón?

Bà bầu sau sinh ăn hoa quả gì đặc biệt là sau sinh mổ vì ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu khá nhiều. Sau khi sinh mổ, hàm lượng sản dịch ra rất nhiều, do đó mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có tác dụng co hồi tử cung để tống hết dịch nhầy ra ngoài. Bên cạnh đó, sinh mổ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và khả năng di chuyển của bà bầu. Ngoài ăn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm hùm, cháo giò heo, chị em có thể sử dụng thêm một vài loại hoa quả như:

Hàm lượng sắt và kali có trong chuối rất lớn, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển máu, tạo ra hồng cầu cúng như kích thích hệ tiêu hóa phát triển. Mẹ bầu ăn chuối thường xuyên còn có thể tránh được táo bón cũng như tình trạng thiếu máu sau khi sinh. Chuối cũng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất hỗ trợ quá trình co bóp của dạ dày diễn ra bình thường, giảm hiện tượng sưng phù, trữ nước hoặc co rút cơ thường thấy. Bạn có thể ăn chuối sau khi bữa chính, không nên ăn khi đang đói.

“Anh em” họ nhà cam chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giàu vitamin C, canxi cần thiết rất tốt giúp cải thiện khả năng đàn hồi cũng như ngăn ngừa thiếu máu sau sinh. Vốn dĩ, lớp nội mạc tử cung của bà bầu sau sinh đã bị tổn thương và mất rất nhiều máu, ăn cam, quýt có tác dụng tất tốt trong việc phòng tránh hiện tượng mất máu, chảy máu. Đặc biệt đối với những bà bầu đang gặp tình trạng ốm nghén, mệt mỏi hoặc thèm đồ chua thì cam, quýt chính là “vị cứu tinh” rất hữu hiệu. Sau sinh, loại quả giàu vitamin C này cũng có tác dụng kích thích tiết sữa, giảm viêm tuyến sữa.

Đu đủ rất giàu vitamin A, B, C, D, E,… và khoáng chất giúp kích thích tuyến sữa phát triển, cũng vì thế mà nhiều gia đình luôn lựa chọn cháo hoặc canh móng giò cho bà bầu sau sinh. Loại quả dinh dưỡng này không chứa quá nhiều tinh bột nên trong thời gian mang thai mẹ bầu có thể ăn thường xuyên mà không lo lắng về tình trạng tăng cân.

Na cũng có chứa khá nhiều chất xơ, kali, vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục cơ thể sau sinh mổ. Ăn na thường xuyên giúp hạn chế khả năng bị táo bón, tốt cho hệ tim mạch và hạn chế trầm cảm.

Bà mẹ bỉm sữa sau sinh mổ mỗi ngày ăn 1 quả táo sẽ bổ sung thêm 3g chất xơ, 15% Hydrocarbon, vitamin A, E, C. Táo cũng có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu khả năng bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi.

Nhìn chung, bà bầu sau sinh thường có thể ăn hầu hết các loại hoa quả mà không cần phải kiêng khem nhiều như sinh mổ. Ngoài những loại quả trên, bạn có thể bổ sung thêm một vài quả khác như:

Quả việt quất có khả năng rất tốt trong việc chống oxy hóa và bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng trong những năm tháng đầu tiên. Việt quất cũng rất giàu khoáng chất, vitamin A, K,… tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế sử dụng hàng ngày bởi con có thể bị chướng khí.

Phụ nữ sau sinh cũng được khá nhiều gia đình lựa chọn bơ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hàm lượng acid béo Omega 2-6-9 và kali chống oxy hóa, cân bằng nước và hàm lượng đường cần thiết như cholesterol trong máu.

Dưa đỏ cũng chứa hàm lượng vitamin dồi dào và vitamin C rất tốt giúp hạn chế khả năng bị tổn thương về da, kích thích tiết sữa, lợi tiểu cũng như giải nhiệt an toàn.

Tuy nhiên mẹ bầu sau sinh nên tránh những loại quả không tốt cho sức khỏe như chanh, mận, anh đào, kiwi, dứa. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường khả năng hồi phục cơ thể nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé yêu.

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau sinh đóng vai trò rất quan trọng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hồi phục cơ thể cung như cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết. Nếu lựa chọn thực phẩm lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Theo ý kiến của các chuyên gia, sau từ 3 – 4 ngày là đã có thể ăn các loại trái cây sạch để đảm bảo đủ dinh dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tùy theo tình trạng sinh mà bà bầu sau sinh có thể sử dụng các loại hoa quả khác nhau.