Thứ Hai, 09-07-2018
“Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có sao không?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi trong 3 tháng cuối thai kì, mẹ bầu vẫn thường bị các bệnh về hô hấp làm phiền. Khi cơn ho kéo dài, bệnh có thể đã chuyển nặng và gây ra nhiều biến chứng không đáng có cho cả mẹ và bé.
Trường hợp: Thưa bác sĩ, hiện tôi đã mang thai được 7 tháng. Tôi đang mắc phải một vấn đề nan giải và cần sự giải đáp của bác sĩ. Thai nhi được chuẩn đoán khá khỏe mạnh và bình thường. Nhưng tôi lại bị viêm họng đã nhiều ngày và cảm thấy rất mệt mỏi, cổ họng đau rát. Xin hỏi tôi có thể dùng thuốc trị ho hay không và tôi nên làm gì để trị dứt điểm bệnh? Cám ơn bác sĩ” (Chị Minh Anh, 26 tuổi, Bắc Ninh)
Xin chào chị Minh Anh!
Dựa trên những triệu chứng chị đưa ra, rất có thể chị đã mắc bệnh viêm họng. Tuy nhiên chị vẫn nên đến bác sĩ để thăm khám và được tư vấn cách điều trị. Bởi nếu viêm họng kéo dài có thể trở thành viêm họng cấp tính, viêm họng hạt, viêm amidan cực kì khó trị và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Xin gửi đến chị một vài cách nhận biết về bệnh viêm họng trong 3 tháng cuối và đánh giá về mức độ tình trạng bệnh.
I. Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có nguy hiểm hay không?
Trong 3 tháng cuối, bà bầu vẫn rất dễ viêm nhiễm các bệnh thường gặp. Nguyên nhân đến từ môi trường và cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như:
Môi trường ô nhiễm, khói bụi
Tiếp xúc với các chất kích thích, đồ lạnh, nước uống có gas
Thời tiết thay đổi đột ngột
Vệ sinh răng miệng chưa kĩ
Trào ngược dạ dày, lây bệnh,…
Triệu chứng viêm họng ở bà bầu khá đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Khi viêm họng, bà bầu sẽ cảm thấy cổ họng đau rát. Thành họng thường sưng đỏ, kèm theo cảm giác nuốt nước bọt đau họng, chán ăn, thở khó. Có thể bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, uể oải. Hơn nữa, viêm họng nặng có thể làm mẹ bầu sụt cân, suy nhược và luôn căng thẳng, lo âu, bực dọc. Viêm họng sẽ biến chứng thành viêm họng mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.
Như vậy, viêm họng là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, kể cả trong 3 tháng thai kì. Bệnh dễ tái phát quanh năm và gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh.
Phần lớn bệnh viêm họng sẽ không gây nguy hiểm đến mẹ bầu và bé trong 3 tháng cuối tháng kì. Bởi thời gian này bé đã bắt đầu thành hình và dần có hệ miễn dịch để kháng bệnh. Tuy nhiên, có một số bị viêm họng do các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu,… gây ra sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng chậm sinh, sinh non hoặc sảy thai.
Vì thế mẹ bầu luôn luôn phải cẩn thận trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu như lỡ mắc bệnh viêm họng, nên đến bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị để xử lý bệnh nhanh chóng kịp thời. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên có cho mình một chế độ chăm sóc khoa học để sớm lành bệnh và giúp lấy lại sức khỏe nhanh chóng.
II. Cách điều trị viêm họng 3 tháng cuối thai kì cho mẹ bầu
Tuy giai đoạn cuối thai kì, mẹ bầu và bé đã không còn quá mẫn cảm nhưng vẫn cần cẩn thận khi điều trị viêm họng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để giảm đau vì vẫn có thể gây dị tật ở thai nhi. Cần chú ý các thành phần thuốc, tránh tối đa tác dụng phụ của thuốc để giữ bé con luôn được an toàn.
Hơn nữa, mẹ bầu không nên áp dụng biện pháp xông hơi vì dễ bị sốc nhiệt, gây tật ống thần kinh ở trẻ. Khi có dấu hiệu bệnh, cần lập tức đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Các mẹo dân gian an toàn và lành tính có thể sử dụng để chữa viêm họng cho bà bầu có thể kể đến như:
#1 Dùng muối chữa viêm họng cho bà bầu
Dùng nước muối ấm súc miệng mỗi ngày 2 lần sáng tối sẽ làm sạch thành họng và se khô vết thương ở niêm mạc họng. Nước muối còn giúp kháng khuẩn, diệt trừ ổ viêm nhiễm và trả cho mẹ bầu một đường thở thông thoáng dễ chịu.
#2 Mật ong – thần dược an toàn hiệu quả trị viêm họng cho phụ nữ mang thai
Mật ong được sử dụng rộng rãi trong việc diệt khuẩn, sát trùng. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, mật ong có thể dùng để chữa viêm họng cho bà bầu cực hiệu quả. Mật ong có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong thuốc chữa viêm họng.
Pha mật ong với nước ấm hoặc nước gừng uống mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, kháng viêm chữa viêm họng rất tốt. Hơn nữa, mật ong sẽ giúp da dẻ của mẹ bầu đẹp hơn, bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu để sớm lành bệnh và ngừa bệnh tái phát.
#3 Chữa viêm họng cho mẹ bầu với bột nghệ
Nghệ pha với sữa sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm họng. Nghệ sẽ chữa các vết loét ở thành họng và giúp giảm nhanh cơn đau rát do các ổ viêm gây nên. Pha cùng sữa sẽ giúp làm ấm dạ dày, thải độc cơ thể mà vẫn giữ được dược tính của nghệ.
Mẹ bầu nên uống chậm rãi và uống từng ngụm nhỏ để công dụng của sữa nghệ phát huy ở mức tốt nhất.
III. Phòng ngừa viêm họng ở phụ nữ mang thai
Ngoài cách điều trị viêm họng ở bà bầu bằng cách dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo dân gian, các mẹ nên có cho mình các biện pháp phòng ngừa bệnh hẳn hoi.
Uống nhiều nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và tăng cường lưu thông máu, bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu.
Ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng : bổ sung các nhóm chất đạm, vitamin, sắt để hệ miễn dịch và sức đề kháng luôn mạnh khỏe, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng chuyên dành riêng cho phụ nữ mang thai như: yoga, thiền, đi bộ. Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, dễ sinh và cơ thể không còn mỏi mệt.
Hạn chế dùng chung đồ với người khác và đến nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh.
Nghỉ ngơi nhiều, cố gắng luôn để tâm trạng thoải mái vui vẻ.
Không được sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa được kê đơn. Không lạm dụng thuốc và theo dõi các biểu hiện của cơ thể.
Môi trường sinh hoạt cần sạch sẽ, thoáng mát. Nhiệt độ phòng luôn ở mức 25- 27 độ. Nếu dùng quạt, không chỉa thẳng vào người thai phụ. Nếu dùng điều hòa, cần có máy tạo ẩm và vệ sinh màng lọc thường xuyên.
Chú ý dùng đồ giữ ấm, nhất là ngực, cổ và gan bàn chân.
Không ăn uống đồ lạnh, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
Tiêm phòng hoặc tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
ThS BS Hải Dương, Chuyên khoa bệnh viện phụ sản Hạnh Phúc, Cần Thơ