Mẹ Bầu Bị Đau Đầu Sổ Mũi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Sốt Sổ Mũi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Bà bầu bị cảm cúm & bà bầu bị cảm lạnh hay bị sốt sổ mũi rất dễ bị khi mang thai 3 tháng đầu – 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối nếu không chăm sóc thật kĩ ….gây mệt mỏi trong người hơn nữa vì đang mang thai nên các mẹ không thể dùng thuốc tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

1. Bà bầu bị cảm cúm là gì & các triệu chứng

Cảm và Cúm là hai bệnh lây nhiễm do nhiễm vi rút. Chúng có chung nhiều triệu chứng, nhưng cũng có những khác biệt. Những triệu chứng cúm đến đột ngột hơn, nặng hơn và thường kèm với sốt. Những triệu chứng cảm nhẹ hơn và bắt đầu chậm hơn, thường với 1-2 ngày đau họng hoặc chảy nước mũi. Ở một số người, cúm có thể trở thành bệnh nặng, nhưng hầu hết đều trở lại bình thường sau 1-2 tuần. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm ngừa cúm mỗi mùa thu.

Các triệu chứng cảm cúm thường đến đột ngột và có thể bao gồm:

Câu hỏi của bạn Nguyệt Lam – Hà Nội

Em mới mang thai được 8 tuần nhưng lại đang có dấu hiệu cảm cúm do thời tiết quá lạnh. Theo em được biết thì bị cúm khi mang thai thì không nên uống thuốc mà để bệnh tự khỏi. Em cũng làm như vậy nhưng đến cả tuần rồi mà bệnh chưa khỏi. Em rất sốt ruột và cũng lo lắng không biết bị cúm kéo dài thế có ảnh hưởng đến em bé hay không? Vậy, em phải làm gì khi bị cúm lúc đang mang bầu? (Nguyệt Lam, Hà Nội)

Bạn Nguyệt Lam thân mến!

Để trả lời cho câu hỏi bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không chúng ta cần phải biết những điều cơ bản như sau. Bị cúm khi đang mang bầu là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

Tuy nhiên, khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này, thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo và vẫn uống thuốc với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”, hoặc là có những người lại không biết làm cách nào khi bị cúm.

2. Bà bầu cần làm gì khi cảm cúm?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.

4. Chăm sóc bà bầu bị cảm cúm

Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè sẽ khiến bà bầu bị mắc cảm cúm do sức đề kháng yếu. Không chỉ thế, trong ba tháng đầu nhiều người còn mắc cảm cúm như một triệu chứng ốm nghén. Điều đáng nói là cảm cúm trong quý đầu thai kỳ rất nguy hiểm với bà bầu và chị em lại không thể dùng thuốc. Vì vậy, cách an toàn nhất để trị bệnh là sử dụng đến các phương pháp từ dân gian.

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Tỏi (với số lượng vừa phải) và thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng tăng cường hệ miễn dịch.

Các chuyên gia khuyên rằng khi chăm sóc bà bầu giảm cảm cúm nên bổ sung viêm kẽm trong giai đoạn này nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, nên cho bà bầu uống đủ nước để tránh mất nước lại khiến các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.

4.1. Khi bị cúm, mẹ bầu nên ăn tỏi

Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

4.2. Xông mũi khi bị cảm cúm

Chị em hãy thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một ly nước nóng. Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bà bầu bị nghẹt mũi. Để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.

4.3. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí

Nước muối sinh lý 0.9% dùng để vệ sinh mũi phải được bác sĩ tư vấn cho bà bầu. Ngoài ra, khi chăm sóc bà bầu giảm cảm cúm có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và an toàn cho bà bầu. Cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để bà bầu súc miệng.

4.4. Trị ho, viêm họng

4.5. Mẹ bầu nên ăn cháo giải cảm

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

5. Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

chữa cảm lạnh cho mẹ bầu

bà bầu bị cảm lạnh nên uống gì

bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không

bà bầu bị trúng gió

bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì

bị cảm khi mang thai 3 tháng đầu

mang thai bị lạnh

cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4

Bà Bầu Bị Sổ Mũi Đau Họng Có Ảnh Hưởng Thai Nhi Không?

Bà bầu bị sổ mũi, viêm họng, ho khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng hay gặp nhất là khi thời tiết giao mùa. Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian bên dưới vừa an toàn, hiệu quả lại không ảnh hưởng thai nhi. Trường hợp bệnh nặng hơn cần đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc đúng, an toàn cho bé.

Vì sao bà bầu hay bị ho khi mang thai?

Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% ba bau bi so mui khi mang thai mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.

Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Bà bầu bị sổ mũi nên dùng thuốc gì, chữa như thế nào?

Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.

Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.

Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.

Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn khó chịu hơn.

Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị sổ mũi, viêm mũi?

Dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.

Nếu tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:

Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.

Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.

Một số bài thuốc dân gian chữa CẢM CÚM, HO, SỔ MŨI cực hay, an toàn cho mẹ bầu

Dùng tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

từ khóa

hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi

cách trị hắt hơi sổ mũi cho bà bầu

hắt hơi sổ mũi có phải bị cúm không

hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi

Bài viết Bà bầu bị sổ mũi đau họng có ảnh hưởng thai nhi không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Mẹ Bầu Bị Đau Đầu Lên Làm Gì

Đau đầu xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cảm giác đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và sau gáy. Nếu trước đây bạn thường hay bị đau đầu căng cơ, việc mang thai có thể làm cho tình trạng này sẽ nặng hơn.

Nguyên nhân gây đau đầu ở mẹ bầu

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu xuất phát từ cả tâm và sinh lý của thai phụ. Cơn đau đã phần nào làm người mẹ mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt.Một số nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu khi mang thai.

Nội tiết tố thay đổi

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhức đầu khi mang thai là do thay đổi hormone. Có khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.Dưới ảnh hưởng của nồng độ nột tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu.

Trọng lượng tăng

Phụ nữ bị nhức đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở mẹ bầu.

-Đường huyết dao động. lượng đường máu dao động khi cơ thể bà bầu đang cố gắng để cung cấp glucose cho em bé.

-Mất nước.

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn, mất nước do nôn mửa. Bà bầu cần nhiều nước hơn khi bà bầu đang mang thai.

-Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Uống không đủ nước, ăn không đúng giờ, thiếu dưỡng chất thì chắc chắn sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng.

-Caffeine: Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ có thai nên tránh cà phê và hạn chế tiêu thụ cà phê đến từ 150 đến 300 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng hai tách cà phê.

-Sinh hoạt kém điều độ. Thai phụ không quan tâm tới giấc ngủ của mình, thường hay thức khuya cũng khó tránh khỏi cơn đau đầu hành hạ.

-Tâm lý không ổn định: Trong giai đoạn mang thai, tâm trạng của mẹ bầu phải được đảm bảo thoải mái, không stress

Do môi trường sống

Thai phụ sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng đầu, mệt mỏi khi mang thai.

Ngoài ra, một số thủ phạm tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ hoặc mệt mỏi nói chung, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt, căng thẳng, trầm cảm, đói, và thiếu nước.

Chứng đau đầu khi mang thai có xu hướng giảm hoặc thậm chí biến mất trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormon trở nên ổn định và cơ thể đã quen với sự thay đổi này. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chứng đau đầu khi mang thai có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu bà bầu đang ở trong 3 tháng tiếp theo hoặc thứ ba 3 tháng cuối, mà bà bầu lại bị đau đầu tồi tệ thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật.

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra trên 4 giờ có xuất hiện những dấu hiệu sau đây, chị em cũng cần đi gặp bác sĩ ngay càng sớm càng tốt.

+Đau đầu dữ dội, đặc biệt trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

+Tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.

+Đau đầu kèm theo sốt, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, nói mớ, cảm giác tê buốt hoặc thay đổi về cảm giác, tri giác.

+Đau đầu sau khi bị chấn thương.

+Đau đầu xuất hiện ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.

Suy Giảm Trí Nhớ Sau Sinh Lên Làm Cách Nào Khắc Phục

Triệu chứng của bệnh đau đầu của mẹ bầu

– Chóng mặt

– Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu

– Buồn nôn, nôn mửa hoặc thường xuyên cảm thấy nôn nao khó chịu

Những ảnh hưởng việc đau đầu đến mẹ bầu

Đa phần các cơn đau đầu khi mang thai là bình thường, chúng sẽ tự biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4 thai kì hoặc sau khi sinh xong. Do vậy, bạn đừng quá lo lắng và vội vàng dùng thuốc, kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.

mẹ bầu bị đau đầu có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,…gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trong một số trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Thai phụ mang thai ngoài 35 tuổi cần theo dõi sức khỏe thai kì khi bị đau đầu nhiều trong những tháng cuối mang bầu.

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai

Đa phần các trường hợp bị nhức đầu khi mang thai chúng sẽ tự hết sau khi sinh bé.

Mẹ bầu nên có tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý cùng với chế độ ăn uống đủ chất kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu giảm tình trạng đau đầu.

Cách Chữa Cho Bà Bầu Bị Viêm Họng Sổ Mũi Mau Khỏi

Cách chữa cho bà bầu bị viêm họng sổ mũi mau khỏi. Bà bầu bị viêm họng sổ mũi có thể nhai tỏi để cải thiện tình trạng bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi…

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do vi khuẩn

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc khác, kháng sinh này cũng không được sử dụng trong trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ nhiễm độc thai nghén phải xác định liều an toàn cho bệnh nhân. Một nhóm thuốc khác cũng có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp dị ứng nhóm beta-lactam là macrolid.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut

Với trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng…

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.

Cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu

Trong trường hợp bà bầu bị viêm họng sổ mũi nhẹ, các mẹ không cần phải sử dụng đến thuốc mà chỉ áp dụng một số thực phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng có thể giúp bệnh chuyển biến nhanh chóng.

Để chữa đau họng sổ mũi cho bà bầu, chúng ta nên dùng khoảng 5-10g lá húng chanh non giã nát và đem hấp cách thủy chung với đường phèn. Uống ngày 2-3 lần, trong 3-5 ngày sẽ hết đau họng và không còn chảy nước mũi.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi nên ăn cháo hành và lá tía tô, kinh giới

Hành, tía tô và kinh giới đều là những thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, chữa cảm mạo, phong hàn, đau họng, chảy nước mũi…được dân gian sử dụng phổ biến. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp an thai, thực sự rất tốt cho các mẹ bầu chữa bệnh và chăm sóc thai nhi.

Các mẹ có thể nấu nấu cháo gạo tẻ, khi cháo vừa chín thì cho vào tô chung với hành, lá tía tô, kinh giới và 1 quả trứng rồi trộn đều và ăn nóng. Bên cạnh đó, nấu nước sắc từ lá tía tô và kinh giới hoặc hành để uống. Trong 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm bất ngờ đấy các mẹ.

Ngoài ra, không chỉ uống thuốc, muốn bệnh nhanh khỏi, các bà bầu cũng nên phòng bệnh cho mình bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo; bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm, ho, viêm họng…để hạn chế nguy cơ lây bệnh.