Mẹ Bầu Bị Đau Đầu Phải Làm Sao / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Mẹ Bầu Bị Đau Lưng 3 Tháng Đầu. Phải Làm Sao?

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Vậy, bầu bị đau lưng phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Các kiểu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Trong quá trình mang thai thì các mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏng vùng lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tuần tháng khi thai nhi đang lớn dần lên.

Đau lưng kèm theo đau thắt lưng: cảm giác đau ở những đốt xương sống ngang thắt lưng. Là do từ trước khi mẹ mang thai từng trải qua bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn vào cuối thai kỳ.

Đau xương chậu: triệu chứng đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Đây là kiểu đau phổ biến hơn ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hoặc cả hai mông và mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, leo cầu thang, trở mình đột ngột và lăn mình trên giường,…

Làm gì khi mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu?

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng gây ra nhiều khó khăn cho mẹ bầu ở giai đoạn này. Cùng với đó là triệu chứng bị ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi. Khi đó các mẹ nên áp dụng những cách dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau lưng nhé:

– Mẹ bầu bị đau lưng hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

– Áp dụng các mẹo dân gian như dùng lá ngải cứu: lấy một nắm lá ngải cứu tươi sau đó đem đi rửa sạch và trộn đều với muối hạt. Tiếp theo, cho chúng lên chảo rang thật nóng trong khoảng 5 phút. Bọc lá bằng khăn vải để chườm vào chỗ bị lưng đau sẽ giảm đau mỏi hiệu quả và và rất an toàn.

Lưu ý chữa đau lưng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Không sử dụng thuốc giảm đau hay những loại thuốc chống mệt mỏi khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ như: đi bộ, thể dục tay không, bơi lội,… giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và xương khớp được dẻo dai hơn. Đồng thời, hỗ trợ rất tốt các mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

Nếu bị đau lưng ở tháng thứ 2 của thai kỳ, khi đứng mẹ cần phải giữ lưng thẳng để có thể tránh mỏi lưng. Khi ngồi hãy ngồi thẳng theo với lưng ghế và có thể đặt gối nhỏ ở phía sau thắt lưng.

Hãy thay thế các đôi dép cao gót bằng những đội giày thấp để đi lại vừa chân và thoải mái.

Chú ý đến cân nặng của mình, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành từng bữa.

Nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ và thay đổi tư thế sao cho thật thoải mái sẽ giúp cho các bạn cảm thấy được dễ chịu hơn. Hãy đặt một chiếc gối mềm ở giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng ở dưới phần thắt lưng, phần eo để có được giấc ngủ ngon hơn vừa ít xảy ra triệu chứng bà bầu đau lưng 3 tháng đầu.

Trường hợp cơn đau lưng dữ dội và âm ỉ kéo dài không dứt hay đau lưng bị lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngày để có thể kiểm tra và thăm khám.

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải và có người bị đau nhẹ nhưng cũng có người sẽ bị đau nặng. Vì thế, khi cảm thấy đau lưng thì nên thay đổi lối sống hằng ngày cùng chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý để có một thai kì khỏe mạnh.

Mẹ Bầu Bị Đau Bụng Ra Máu Cục Khi Mang Thai Tháng Đầu Phải Làm Sao?

tháng đầu là một trong những triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường. Tình trạng này có thể do sang chấn hoặc sau sang chấn hoặc xảy ra do những yếu tố khác tác động. Máu thường có màu đỏ tươi, đen hoặc đỏ thẫm, lượng nhiều hay ít là do cơ địa của mỗi người.

Ra máu cục chiếm 25% trong thai kì, chủ yếu là trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu tình trạng máu đậm, kèm theo đau bụng, lượng máu ra ồ ạt thì cần đặc biệt cẩn trọng bởi có thể là dấu hiệu dọa sảy thai rất nguy hiểm.

Ra máu cục khi mang thai có phải máu báo có thai hay không? Thực tế máu báo có thai thường có màu nâu thẫm hoặc hồng nhạt, chỉ khoảng vài giọt hoặc dai dẳng ít trong vài ngày là hết và không kèm theo đau bụng. Vì vậy, ra máu cục thường là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn và mẹ bầu nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Nguyên nhân gây ra máu cục khi mang thai

Ra máu cục khi mang thai có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề rắc rối như sau:

– Mang thai ngoài tử cung: Nếu bạn thấy ra máu ồ ạt, đau quặn vùng bụng dưới có thể do mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng phải can thiệp càng sớm càng tốt để tránh thai vỡ ra ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

– Tụ dịch màng nuôi: Bóc tách màng nuôi, tụ dịch dưới màng nuôi có thể do nhiều yếu tố gây nên. Mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng, ra máu và kết quả tụ dịch chỉ được phát hiện qua hình ảnh siêu âm. Tụ dịch màng nuôi cần được ngăn chặn sớm để tránh sảy thai.

– Dọa sảy thai: Dọa sảy thai, động thai là tình trạng thường gặp ở 3 tháng đầu thai kì. Lúc này thai nhi chưa ổn định trong tử cung, chế độ ăn uống kém, hoạt động mạnh, sinh hoạt tình dục không đúng cách… đều có thể dẫn đến dọa sảy.

– Sảy thai hoặc thai lưu: Nếu bạn đang có các triệu chứng nghén mà đột ngột mất hẳn kèm theo đau bụng, ra máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám.

Làm thế nào khi bị ra máu cục khi mang thai tháng đầu

Khi bạn thấy ra máu cục khi mang thai tháng đầu cần phải lập tức làm những điều sau:

– Theo dõi cẩn thận lượng máu nhiều hay ít, màu sắc như thế nào, đỏ tươi hay hồng, nâu thẫm, có kèm theo các triệu chứng nào khác hay không.

– Đi khám khẩn cấp nếu thấy các dấu hiệu lạ.

– Nếu bị dọa sảy, động thai, tụ dịch dưới màng nuôi… cần phải nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

– Không quan hệ tình dục trong thời gian nhạy cảm này.

– Tăng cường ăn các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu, mềm như cháo loãng, hoa quả để cơ thể phục hồi.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo để tránh tình trạng viêm nhiễm.

– Nếu bị thai ngoài tử cung, sảy thai, thai chết lưu cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

Làm thế nào để phòng ngừa ra máu cục đông khi mang thai

Để ngăn ngừa ra cục máu đông khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

– Khám thai, siêu âm thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sản khoa để phát hiện và điều trị sớm bất thường trong thai kì.

– Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai để giải quyết triệt để các bệnh lý về phụ khoa.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi giày cao gót, tránh mang vác các vật nặng khi mang thai.

– Ăn uống điều độ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, đồ ăn tăng nguy cơ sảy thai…

– Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, sản phẩm có chứa cồn, các chất hóa học…

Sử dụng Khang mẫu nhi – Hỗ trợ an thai từ thảo dược

Ngoài các biện pháp trên, để phòng tránh bị dọa sảy thai, động thai, mẹ bầu cũng nên tham khảo – được nghiên cứu ứng dụng từ bài thuốc cổ truyền “Thái sơn bàn thạch thang” nổi tiếng là thánh dược an thai.

Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Bị đau dạ dày khi mang thai khiến cho bà bầu vô cùng lo lắng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé cũng như sinh hoạt hàng ngày của thai phụ đặc biệt là đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Biểu hiện và tác hại của bệnh đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thai nghén như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị. Bên cạnh đó, những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, đặc biệt trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho các cơn đau tái phát nghiêm trọng hơn do chúng có chứa rất nhiều acid, muối ớt cay ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong lúc mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu, dạ dày sẽ chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

Mang thai nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể khiến thai phải sinh non, yếu ớt, chậm phát triển,…

Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

1/ Ăn uống hợp lý

-Tránh ăn những thực phẩm khô, cứng chẳng hạn như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, hẹ, cà… -Tuyệt đối không sử dụng thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh acid như khoai lang, khoai tây, dưa muối… -Khi ăn, bà bầu nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no vì sẽ khiến dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. -Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như các món tinh chế từ bột mỳ như cháo, mỳ, cơm mềm. Tinh bột từ nguồn thực phẩm này chứa chất kiềm, có khả năng bão hòa acid trong dạ dày. Sữa, trứng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng. -Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm, chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét. -Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu. – Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn các món luộc, hấp, ninh thay vì chiên, xào với nhiều dầu mỡ.

-Tránh vận động mạnh sau khi ăn, cũng không nên nằm ngay lúc này. -Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

2/ Sinh hoạt lành mạnh

Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress, và tuyệt đối không nên thức khuya.

3/ Lưu ý nếu trị bệnh bằng thuốc

Nếu chưa chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nên nặng hơn trong thai kỳ. Ợ chua, đau vùng thượng vị là những triệu chứng bạn phải đối mặt mỗi khi cơn ốm nghén xuất hiện. Có khi cảm giác đau còn dữ dội hơn khi bầu nôn ói quá nhiều. Với trường hợp này, bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp. Có thể thấy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, áp lực hơn vì thế áp dụng những cách cách phục trên sẽ giúp chị em cải thiện được bệnh đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ để chữa bệnh an toàn. Đối với bệnh nhân đau dạ dày khác, để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra như nóng rát, đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn,.. có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có bán tại các hiệu thuốc rất tiện lợi và hiệu quả.

Mẹ Bầu Bị Đau Đầu Lên Làm Gì

Đau đầu xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cảm giác đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và sau gáy. Nếu trước đây bạn thường hay bị đau đầu căng cơ, việc mang thai có thể làm cho tình trạng này sẽ nặng hơn.

Nguyên nhân gây đau đầu ở mẹ bầu

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu xuất phát từ cả tâm và sinh lý của thai phụ. Cơn đau đã phần nào làm người mẹ mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt.Một số nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu khi mang thai.

Nội tiết tố thay đổi

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhức đầu khi mang thai là do thay đổi hormone. Có khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.Dưới ảnh hưởng của nồng độ nột tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu.

Trọng lượng tăng

Phụ nữ bị nhức đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở mẹ bầu.

-Đường huyết dao động. lượng đường máu dao động khi cơ thể bà bầu đang cố gắng để cung cấp glucose cho em bé.

-Mất nước.

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn, mất nước do nôn mửa. Bà bầu cần nhiều nước hơn khi bà bầu đang mang thai.

-Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Uống không đủ nước, ăn không đúng giờ, thiếu dưỡng chất thì chắc chắn sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng.

-Caffeine: Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ có thai nên tránh cà phê và hạn chế tiêu thụ cà phê đến từ 150 đến 300 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng hai tách cà phê.

-Sinh hoạt kém điều độ. Thai phụ không quan tâm tới giấc ngủ của mình, thường hay thức khuya cũng khó tránh khỏi cơn đau đầu hành hạ.

-Tâm lý không ổn định: Trong giai đoạn mang thai, tâm trạng của mẹ bầu phải được đảm bảo thoải mái, không stress

Do môi trường sống

Thai phụ sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng đầu, mệt mỏi khi mang thai.

Ngoài ra, một số thủ phạm tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ hoặc mệt mỏi nói chung, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt, căng thẳng, trầm cảm, đói, và thiếu nước.

Chứng đau đầu khi mang thai có xu hướng giảm hoặc thậm chí biến mất trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormon trở nên ổn định và cơ thể đã quen với sự thay đổi này. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chứng đau đầu khi mang thai có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu bà bầu đang ở trong 3 tháng tiếp theo hoặc thứ ba 3 tháng cuối, mà bà bầu lại bị đau đầu tồi tệ thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật.

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra trên 4 giờ có xuất hiện những dấu hiệu sau đây, chị em cũng cần đi gặp bác sĩ ngay càng sớm càng tốt.

+Đau đầu dữ dội, đặc biệt trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

+Tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.

+Đau đầu kèm theo sốt, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, nói mớ, cảm giác tê buốt hoặc thay đổi về cảm giác, tri giác.

+Đau đầu sau khi bị chấn thương.

+Đau đầu xuất hiện ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.

Suy Giảm Trí Nhớ Sau Sinh Lên Làm Cách Nào Khắc Phục

Triệu chứng của bệnh đau đầu của mẹ bầu

– Chóng mặt

– Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu

– Buồn nôn, nôn mửa hoặc thường xuyên cảm thấy nôn nao khó chịu

Những ảnh hưởng việc đau đầu đến mẹ bầu

Đa phần các cơn đau đầu khi mang thai là bình thường, chúng sẽ tự biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4 thai kì hoặc sau khi sinh xong. Do vậy, bạn đừng quá lo lắng và vội vàng dùng thuốc, kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.

mẹ bầu bị đau đầu có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,…gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trong một số trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Thai phụ mang thai ngoài 35 tuổi cần theo dõi sức khỏe thai kì khi bị đau đầu nhiều trong những tháng cuối mang bầu.

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai

Đa phần các trường hợp bị nhức đầu khi mang thai chúng sẽ tự hết sau khi sinh bé.

Mẹ bầu nên có tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý cùng với chế độ ăn uống đủ chất kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu giảm tình trạng đau đầu.