Mẹ Bầu Ăn Khoai Lang Mỗi Ngày / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Mẹ Bầu Ăn Khoai Lang Có Tốt Không? Nên Ăn Vào Lúc Nào Trong Ngày

1. Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không

Để biết được mẹ bầu nên ăn khoai lang hay không thì mẹ có thể tham khảo tác dụng dinh dưỡng của khoai lang.

1.1 Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu

Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang có nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho sức khỏe. Đối với bà bầu khoai lang là nguồn cung cấp những dưỡng chất như tinh bột, chất xơ, khoáng chất, vitamin các loại, axit amin, … Bởi vậy, trong quá trình mang thai, ngoài việc mua các loại sữa và vitamin cho bà bầu thì khoai lang là món ăn mẹ bầu nên ăn.

Với thành phần chứa hàm lượng chất xơ, axit amin khá nhiều nên khoai lang là loại thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa táo bón hiệu quả. Mẹ bầu thường hay gặp tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ do cơ thể có sự thay đổi về hormone. Ngoài ra, khoai lang còn khá tốt cho hệ tiêu hoá như nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, giải độc hiệu quả.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường này có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và của cả thai nhi. Beta caroten có trong khoai lang cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Do vậy mẹ cũng nên chủ động chọn món ăn này cho mình mỗi ngày.

Chứng ốm nghén luôn khiến mẹ bầu “khổ sở”. Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang thì mẹ có thể đẩy lùi những cơn ốm nghén này một cách nhanh chóng. Nếu mẹ chán ăn, mệt mỏi cũng có thể ăn khoai lang. Món ăn dễ ăn, đầy đủ dưỡng chất lại kích thích tiêu hoá nên mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

1.9. Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ nên mẹ bầu cảm thấy no nhanh. Do đó, có thể kiểm soát được cân nặng khá hiệu quả giúp ngăn ngừa béo phì thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, …

Không đắt tiền như những nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao cấp khác, nguồn dinh dưỡng từ khoai lang cũng góp phần cải thiện cân nặng của thai nhi qua từng thai kỳ phát triển.

1.11. Phòng chống cảm cúm và các bệnh lây nhiễm

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất nên khoai lang có tác dụng phòng chống cảm cúm cũng như các bệnh lây nhiễm hiệu quả. Mẹ nên tăng cường bổ sung để cơ thể được bảo vệ tối ưu.

1.12. Bà bầu ăn khoai lang tốt cho trí não thai nhi

Choline có trong khoai lang góp phần thúc đẩy sự phát triển của trí não thai nhi một cách toàn diện. Chất này còn giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi thường gặp trong thai kỳ.

Với những lợi ích mà khoai lang mang lại cho sức khỏe thì mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không đã được khẳng định. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý cách ăn khoai lang có khoa học.

Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không còn phụ thuộc vào chính mẹ bầu. Nếu lạm dụng ăn quá nhiều thì mẹ bầu đối diện với tình trạng dư thừa vitamin A có nguy cơ gây dị tật thai nhi, chết lưu, sảy thai,… nghiêm trọng.

Việc kết hợp này tạo ra phản ứng hoá học giữa protein khoai lang cùng vị chua trong dưa chua, củ cải muối tạo ra axit không tốt cho dạ dày.

Đây là khoảng thời gian tối ưu để cơ thể mẹ bầu có thể hấp thụ được canxi có trong khoai lang một cách toàn diện.

Món Ăn Vặt Từ Khoai Lang Cho Mẹ Bầu

Khoai lang là món ăn ngon, hầu hết các bà bầu xem đây là món khoái khẩu. Khoai lang rất tốt cho mẹ bầu nhờ rất giàu kali, sắt, vitamin B6…Ngoài ra, lượng vitamin B1, B2 mà khoai lang cung cấp cũng cao hơn từ 3 đến 6 lần so với gạo. Hãy cũng biến tấu để tạo ra những món ăn vặt thay đổi khẩu vị cho mẹ mà vẫn giữ nguyên độ dinh dưỡng không đổi.

Khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích nhu động ruột để đạt được tác dụng nhuận tràng giải độc. Với các tiện ích trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc mẹ bầu bị thừa cân khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Ăn khoai lang giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng vì khoai lang nhanh mang lại cảm giác no khiến mẹ bầu không thấy thường xuyên bị đói.

Bên cạnh đó, ăn khoai lang nhiều cũng giúp cơ thể hạn chế chứng thừa acid vì trong khoai lang có chứa kiềm có thể trung hòa lượng acid trong cơ thể giúp đảm bảo sức khỏe ổn định.

Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Đây là những bài thuốc chữa bệnh của Đông y, cách làm khá đơn giản mà lại có tác dụng rất tốt để làm thông sữa đó các mẹ.

1.Khoai lang nướng

Khoai lang nướng chấm sốt thật thích hợp để mẹ bầu nhâm nhi vào các bữa phụ.

2.Khoai lang chiên

Khoai lang chiên với cách làm đơn giản giờ đây sẽ trở nên ngon hơn rất nhiều chỉ bằng một chút gia vị thân quen mà thôi.

3.Chè khoai lang hạt sen

Món khoai lang tím nghiền sữa chua mật ong rất đơn giản, dễ làm, lại thơm ngon, thích hợp để nhâm nhi vào buổi chiều. Khoai lang tím nghiền sữa chua mật ong còn giúp chị em có làn da đẹp nữa đấy.

5.Pudding khoai lang

Có thể dùng làm bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng đều ngon.

Mỗi Tuần, Cho Bé Ăn Một Bữa Với Khoai Lang Tím, Mẹ Sẽ Thấy Điều Kì Diệu

Những ngày đầu ăn dặm, bé Nhật Minh ăn dặm và bị táo bón, chị Tương Vi cảm thấy rất lo lắng. Vì nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ dễ rơi vào trạng thái chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển.

Chị Vi chia sẻ: ” Mình đọc nhiều sách, lên mạng tìm hiểu, nghe kinh nghiệm của các mẹ, và rất may mắn, mình đã tìm được nhiều cách để khắc phục tình trạng táo bón cho con. Khi con bị táo bón, thì rất cần bổ sung nhiều chất xơ. Trong đó, khoai lang tím là thực phẩm tự nhiên, chứa lượng chất xơ cao, giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng hơn”.

Chị Tường Vi, bà mẹ 9x ở TP HCM.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong đó 95% được xác định là do chế độ ăn thiếu chất xơ. Táo bón do thiếu chất xơ xảy ra khi trẻ ăn bổ sung, thức ăn ít rau củ quả, đạm động vật quá nhiều. Điều này thường xảy ra ở các bà mẹ ít lưu ý tập cho trẻ ăn rau, củ quả nhất là khi trẻ không chịu ăn.

Vì thế, khi bổ sung chất xơ cho bé, các mẹ nên chọn loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải, đồng hóa càng cao và dễ dàng hòa tan. Và khoai lang tím được coi là “thực phẩm đầu bảng” hỗ trợ mẹ giúp trị bệnh táo bón.

Một số công thức chị Vi chia sẻ khi chế biến món ăn dặm với Sữa đậu gà khoai lang tím Nguyên liệu:

– 1 muỗng canh đậu gà

– 3 lát khoai lang tím

– Khoai hấp chín

– Đậu gà ngâm qua đêm (tầm 12 tiếng)

– Cho đậu và khoai vào máy xay nhuyễn. Lọc qua rây thu được nước. Bã thêm bột mì hữu cơ vào làm bánh cho bé ăn)

– Bắc nước thu được lên bếp đun với lửa nhỏ liu riu. Trong khi đun nhớ khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho ra khuôn để nguội. Bỏ tủ lạnh 2 giờ là có món ngon cho bé yêu thưởng thức.

Sữa bắp Mỹ khoai tím: Nguyên liệu:

– Bắp 1/5 trái

– Khoai tím 1/2 củ nhỏ

– Khoai tím hấp chín

– Bắp tách lấy hạt

– Cho khoai và bắp vào cùng 200ml nước đun sôi lăn tăn thu được sữa bắp ngon ngọt cho bé yêu.

Ngoài ra, một số món sữa từ khoai lang tím dễ làm như:

Cháo lươn đồng, khoai tím, cả thảo Nguyên liệu:

– 1 con lươn đồng vừa ăn 1 bữa

– Nửa củ khoai tím

– 2 bẹ lá cải thảo

– 1 ít ngò

– Gạo cho vào nồi hầm cháo cho mềm.

– Lươn làm sạch hấp chín cùng ít gừng sả cho đỡ tanh, mang ra gỡ thịt. Phi dầu hoa cải hành tím xào lăn qua cho thơm.

– Cải thảo ngâm nước muối 10 phút, thái nhỏ.

– Khi bé dùng cho cháo lên bếp sôi cho cải vào sôi thêm 5 phút cho ngò vào tắt bếp

– Thêm thịt lươn vào và cho bé ăn.

Theo chị Vi, khi các mẹ nên mua khoai lang ở những cửa hàng uy tín. Nên chọn những củ còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được. Có thể bảo quản khoai lang sạch trong tủ từ 5-7 ngày, cho bé ăn là tốt nhất.

Mẹ nên nhớ là khoai lang tím còn rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Nếu mỗi tuần mẹ cho bé ăn một bữa với khoai lang tím sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi…

Châu Anh

Bà Bầu Ăn Khoai Lang Có Tốt Không?

Cứ mỗi một củ khoai lang nặng 100 gram sẽ cung cấp cho cơ thể được 86 calo thấp hơn nhiều so với cùng lượng gạo (242 calo) và khoai từ (118 calo).

Hơn nữa, khoai lang có vị ngọt rất thơm ngon nhưng đặc biệt, vị ngọt của nó lại không làm ảnh hưởng tăng đường huyết.

Ăn nhiều khoai lang chính là cung cấp nguồn chất xơ tự nhiên giúp nhuận trường, ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, với lượng protein dồi dào và đặc biệt, người dùng khoai lang còn giảm nguy cơ mắc ung thư, khống chế tế bào ung thư.

Hơn thế, khoai lang giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin D, vi chất sắt, magie, kali, caroten cao rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Trong đó, là một trong những thực phẩm VIP dành cho mẹ bầu, khoai lang chứa vitamin B6 giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, hỗ trợ thai nhi hấp thu nhiều dưỡng chất và nhanh chóng đạt cân nặng vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Bên cạnh đó, lượng choline có trong khoai lang còn là một dưỡng chất rất có ích trong việc phát triển trí nhớ của trẻ trong tương lai. Vậy bà bầu ăn khoai lang có tốt không?

Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?

3 lợi ích của khoai dành cho phụ nữ mang thai

Hạn chế ốm nghén

Khoai lang có chứa một lượng kha khá vitamin B6 vừa có lợi cho sự phát triển của thai nhi đồng thời có thể giúp mẹ giải trừ ốm nghén hiệu quả. Đúng vậy, một củ to khoai lang có thể đáp ứng được hơn 30% nhu cầu vitamin B6 mỗi ngày của cơ thể người mẹ.

Như vậy, ăn khoai lang kết hợp với những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có thể giúp mẹ dễ dàng đạt được tiêu chuẩn mỗi ngày. Hơn nữa, khoai lang mềm, thơm, dẻo rất dễ ăn mà không tanh hôi như thịt cá.

Khắc phục chứng táo bón

Mang đến một lượng chất xơ lớn, khoai lang không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp mẹ bầu thoát khỏi chứng táo bón lâu ngày.

Bên cạnh đó, khoai lang có khả năng giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn trong suốt quá trình mang thai bởi nó hay mang đến cảm giác nhanh no khi ăn.

Tăng cường đề kháng cho mẹ

Tuy không có vị chua như cam nhưng khoai lang vẫn hàm chứa một lượng vitamin C lớn. Chính lượng vitamin C này giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, tăng cường sức đề kháng cho mẹ.

Bên cạnh đó còn giảm thiểu tối đa nguy cơ bị cảm cúm khi mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.[1]

Một số lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai nhưng không nên ăn quá nhiều để tránh dư thừa vitamin A làm ảnh hưởng đến thai nhi (sảy thai, chết lưu, dị tật,…).

Chỉ nên ăn khoai khi đã làm sạch và nấu chín để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng)

Nên ăn khoai lang vào buổi trưa và ăn sau bữa ăn chính để các chất dinh dưỡng có thể hấp thu triệt để trước buổi tối.

Khoai lang tốt nhưng lại không cung cấp sắt, axit folic, canxi, omega 3, DHA,…cho nên vẫn phải đa dạng nhiều loại thực phẩm khác.

Bà bầu nên ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày?

Khoai lang rất tốt cho thai kỳ và mẹ bầu nên bổ sung trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên mẹ bầu nên chú ý tới thời điểm ăn khoai lang để tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng. Mẹ bầu nên chú ý thời điểm ăn khoai lang như:

Mẹ bầu nên bổ sung 1 củ khoai lang vào buổi sáng hoặc buổi trưa để tốt cho tiêu hóa. Khoai lang chứa nhiều tinh bột nhưng đa phần là dạng dễ tiêu hóa. Vì vậy mẹ bầu bị táo bón có thể thay đổi lượng tinh bột hàng ngày bằng khoai lang.

Mẹ bầu nên tránh sử dụng khoai lang vào bữa tối hoặc đêm muộn. Lý do là bởi hàm lượng canxi trong khoai lang cần tới 4 – 5 tiếng để tiêu hóa và hấp thụ hết. Vì vậy ăn vào buổi tối sẽ làm giảm hiệu quả và lượng dinh dưỡng có trong khoai. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa hoặc các thức ăn khác.

Mặc dù khoai lang là thực phẩm được khuyên nên bổ sung cho mẹ bầu nhưng cũng nên chú ý sử dụng với lượng vừa đủ. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để giúp cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Những tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khoai lang

Khoai lang nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế các chuyên gia khuyên mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ và không bổ sung quá nhiều. Bởi nếu bổ sung nhiều sẽ gây ra một số vấn đề như:

Bị ngộ độc vitamin A: Bổ sung quá nhiều khoai lang có thể sẽ khiến các bé bị dị tật ngay từ trong bụng mẹ. Chẳng hạn bị khiến khuyết về thể chất hoặc bị tổn thương gan… Thậm chí nếu mẹ ăn quá nhiều khoai lang có thể dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Gây nguy cơ sỏi thận: Khoai lang chứa nhiều Oxalat nên nếu ăn nhiều có thể gây ra tình trạng sỏi thận.

Khiến mẹ bầu bị đau dạ dày: Theo nghiên cứu, khoai lang có chứa mannitol là loại chất có thể gây ra tình trạng đau dạ dày. Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày trước đó, bổ sung nhiều khoai lang có thể khiến các cơn đau tăng lên. Ngoài ra còn dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Mẹ bầu tăng cân, béo phì: Khoai lang chứa nhiều tinh bột nên dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ. Dó đó mẹ nên ăn vừa phải, tránh quá nhiều.

Sử dụng dược phẩm bổ sung dinh dưỡng

Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Khoai lang tốt cho bà bầu tuy nhiên suy cho cùng khoai lang vẫn không thể được cơ thể hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng vốn có.

Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi lại không có mặt trong khoai lang. Chính vì thế, để nguồn dinh dưỡng được ổn định và đều đặn, mẹ bầu cần sử dụng thêm dược phẩm bổ sung.

Trong đó, Prenacy gold là một nguồn dinh dưỡng quý giá được các bác sĩ sản khoa thành phố Hồ Chí Minh khuyên dùng.

Sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng có khả năng hấp thu cao cho mẹ bầu, đảm bảo tạo tiền đề tốt trước khi mang thai, cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong thai kỳ và chăm sóc mẹ phục hồi sau sinh hoàn hảo.

Với công thức “N” dưỡng chất trong 1, Prenacy Gold thực sự là lựa chọn số 1 hiện nay:

Hiện thuốc có bán tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh và online đặt hàng tại GANI.VN

Nói chung, bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Khoai lang rất có ích và nên được sử dụng thường xuyên khi mang thai nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi ngày để tránh gây phản tác dụng.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác kết hợp với dược phẩm để cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định liều lượng từ bác sĩ theo dõi để thai kỳ khỏe mạnh.