Mẹ Bầu Ăn Gì Sau Sinh Mổ / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Mẹ Bầu Nên Ăn Rau Gì Sau Sinh Mổ

Việc ăn rau quả gì sau khi sinh mổ, món ăn nào đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho mẹ, đặc biệt với những mẹ sinh mổ thì chế độ ăn lại càng phải chú trọng hơn.

Mẹ bầu nên ăn gì sau sinh mổ ?

Sau khi sinh mổ mẹ thường sẽ thấy đau vết mổ ở bụng, vì vậy chế độ ăn của mẹ vừa phải để đảm bảo dinh dưỡng, vừa mau chóng lành vết mổ, đồng thời có thể cung cấp nhiều sữa cho con.

1. Rau đay

Ở tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, mẹ nên ăn từ 100 – 200g rau đay trong bữa ăn mỗi ngày. Những tuần tiếp theo, mỗi tuần ăn 2 bữa, mỗi bữa từ 200 – 250g rau.

Rau đay sẽ giúp cho lượng sữa mẹ tăng lên. hàm lượng chất béo cũng giảm đi và tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Rau ngót và rau má

Ăn rau ngót giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, tăng sữa cho con, hỗ trợ co thắt dạ con. Vậy nên rau ngót là lựa chọn của rất nhiều mẹ sau khi sinh. Nên uống sinh tố rau ngót hoặc ăn canh rau ngót mỗi ngày.

Bên cạnh rau ngót, bạn cũng có thể ăn rau má mỗi ngày. Rau má mang đến tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, giúp lưu thông khí huyết, cho làn da hồng hào, trẻ lâu. Có thể hãm nước uống hoặc dùng rau nấu với thịt bò, thịt heo, thịt gà…

3. Các loại rau thuộc họ bầu

Rau họ bầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, rất bổ dưỡng cho mẹ bầu. Vì thế, các mẹ hãy lựa chọn các loại rau như bí xanh, mướp đắng, mướp, bầu sao… trong bữa ăn hàng ngày.

4. Măng tây

Măng cũng chính là thực phẩm dinh dưỡng và chứa lượng chất xơ vào hàng bậc nhất, chất xơ sẽ kích thích dạ dày co bóp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nếu sau sinh, mẹ không có nhiều sữa hãy ăn măng tây. Bởi nó sẽ giúp mẹ có 1 lượng sữa dồi dào, vừa tốt cho mẹ lại tốt cho cả bé.

5. Rau cải xoăn

Cải xoăn là loại thực phẩm chứa hàm lượng cao canxi, vitamin A, K, chất sắt, folate và có thể dễ dàng bổ sung thêm vào các bữa ăn hàng ngày. Khi nuôi con mẹ sẽ tiêu tốn nhiều calo, vậy nên mẹ hãy bổ sung vào bữa ăn của mình mỗi ngày.

Từ khóa:

Mẹ Bầu Sinh Mổ Nên Ăn Những Gì?

Bà bầu sinh mổ nên ăn thực phẩm gì?

Sinh em bé xong bà bầu không chỉ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mình mà còn phải ăn làm sao để có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên với những bà bầu sinh mổ thì việc ăn uống khó khăn hơn.

Thông thường chị em phụ nữ sau sinh mổ nên ăn các thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm, sắt.. như thịt heo, thịt bò, đặc biệt giò heo ( cung cấp sữa mẹ tốt), trứng, cá, sữa… giúp cho vết thương khi mổ mau lành và chống bị thiếu máu, thiếu sắt.

Bổ sung trong thực đơn của mình nhiều loại trái cây, nước hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé và chất xơ phòng chống bị táo bón. Ngoài ra uống nhiều nước cũng khiến cho tuyến sữa của mẹ sản xuất nhiều sữa hơn, có lượng sữa dồi dào cho bé.

Chế độ ăn sau khi sinh mổ

Để vết thương sau khi mổ mau lành và mẹ bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng mẹ bầu nên có chế độ, phương pháp ăn uống hợp lý, có thể tham khảo kinh nghiệm sau:

Bà bầu sau sinh mổ nên ăn chay 6 giờ sau sinh: Sau khi sinh mổ bé, ruột của bạn có khả năng bị động, cơ chế dạ dày bị ức chế, nhu cầu hoạt động của đường ruột yếu. Cho nên việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn nếu không có chế độ ăn phù hợp. Các bác sĩ cho rằng sau khi sinh 6 giờ, bà bầu không nên ăn gì, nếu kiệt sức có thể húp cháo loãng, súp,…

Sau 1 đến 2 ngày, bà bầu nên ăn ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi chúng là thực phẩm khó tiêu khi hệ tiêu hóa bây giờ hoạt động yếu ớt.

3 ngày sau, bạn có thể ăn nhiều hơn tuy nhiên chỉ nên bổ sung thêm thôi đừng cố nôn nóng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng mà ăn nhiều. Việc này chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi vì gồng mình hấp thụ thức ăn.

Không phải thực phẩm nào cũng hoàn toàn tốt cho mẹ sau sinh kể cả sinh mổ. Các mẹ nên có những kiến thức cơ bản về một số loại thực phẩm nên tránh khi vừa sinh xong để tránh trường hợp gây dị ứng cho mẹ và bé:

Sau sinh mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có tính hàn như các loại ốc, cua, rau đay.

Cũng như trong giai đoạn mang thai, thì sau sinh mẹ nên tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích vì ảnh hưởng đến sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Đặc biệt không ăn những thực phẩm có lá lốt nó sẽ khiến ngực mẹ nhanh chóng mất sữa, hoặc sữa chỉ tiết ra rất ít không đủ nhu cầu bú của bé. Bên cạnh đó cũng nên kiêng ăn ăn rau muống, măng, rau húng quế, rau mùi để đảm bảo mẹ không bị mất sữa.

Việc nên ăn gì sau khi sinh mổ là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé. Cho nên các ông chồng hãy chịu khó chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho vợ mình để đảm bảo đủ sức khỏe nuôi bé.

Bà Bầu Sau Khi Sinh Mổ Nên Ăn Trái Cây Gì?

Nhiều bà mẹ thắc mắc sau khi sinh mổ nên ăn những loại trái cây nào để sớm phục hồi sức khỏe, có nhiều sữa cho trẻ bú, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh và làm liền vết sẹo mổ nhanh chóng.

Ngoài việc tăng cường các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa thì cơ thể sản phụ cũng cần bổ sung nước và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi để phòng ngừa táo bón, trĩ hiệu quả. Bên cạnh đó, trái cây cũng chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng cũng như phát triển hệ xương, răng cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Nhưng giữa một rừng trái cây phong phú như vậy chị em sau sinh mổ nên ăn trái cây gì?

Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn trái cây gì?

Phụ nữ sau sinh sinh mổ nên đặc biệt bổ sung một số loại trái cây sau.

Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng lại ít năng lượng rất thích hợp với mẹ sau sinh mổ muốn giảm cân lành mạnh. Nếu đều đặn ăn mỗi ngày 1 trái táo bạn đã bổ sung 3 gram chất xơ,một lượng lớn vitamin A, E, C, canxi cùng các chất chống oxy hóa để tăng cường sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ mới sinh phục hồi.

Ngoài ra, táo cũng có công dụng trong việc điều tiết dạ dày, ngăn ngừa tiêu chảy và tình trạng cao huyết áp.

Chuối chứa một lượng lớn sắt – thành phần sản sinh các tế bào hồng cầu để bù vào lượng máu thiếu hụt của sản phụ sau khi sinh mổ. Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt từ tự nhiên còn bổ sung sắt cho trẻ mới sinh qua đường sữa mẹ, đồng thời giảm tình trạng táo bón thay vì sử dụng các loại viên sắt uống. Bản thân chuối cũng có thành phần kali và xenlulozơ đáng kể rất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp mẹ sau sinh tránh táo bón. Do vậy chuối là hoa quả lành tính, dễ mua, bốn mùa đều có để chị em thưởng thức.

Nếu chị em đang thắc mắc sinh mổ nên ăn trái cây gì thì câu trả lời chính là đu đủ. Từ lâu trong dân gian đã biết cách tẩm bổ cho sản phụ sau sinh bằng món cháo chân giò hầm đu đủ xanh để tăng tiết sữa cho các bà mẹ.

Riêng các mẹ sau sinh mổ nên ăn đu đủ xanh kết hợp chế biến cùng các thực phẩm khác vì loại quả này có chứa papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa chất đạm rất hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và làm lành nhanh vết thương sau khi sinh mổ

Cam, quýt có chứa một lượng lớn vitamin C giúp tổng hợp collagen làm săn chắc vùng cơ bụng thường bị chảy sệ sau sinh mổ đồng thời tạo điều kiện để vết mổ sớm liền sẹo, tránh tình trạng sẹo thâm.

Ngoài ra cam cũng giàu canxi – dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành hệ xương và răng cho bé cao lớn, răng chắc khỏe, sáng bóng. Những bà mẹ sau sinh hay ăn cam thường con hiếm khi bị còi xương. Nên chọn các loại cam ngọt ăn cả múi sẽ tốt cho mẹ sau sinh mổ hơn cam chua phải pha thêm đường uống.

Na là loại hoa quả lành tính, thường có theo mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Đây là loại quả có hàm lượng vitamin C cao phù hợp với sản phụ sau sinh mổ để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, quả na còn giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột, bảo vệ niêm mạc ruột tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại. Các nhà khoa học cũng chứng minh chất cherimoya có trong quả na rất có lợi trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh hệ tiêu hóa, người bị thiếu máu, cao huyết áp. Do vậy mẹ sau sinh nên ăn na.

Với những gợi ý trên, bạn đã không còn băn khoăn sản phụ sinh mổ nên ăn trái cây gì và lựa chọn loại trái cây phù hợp cho chị em tẩm bổ.

Cẩm nang y học chúng tôi (Nguồn Khám phá)

Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con?

Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn gì để tốt cho mẹ và con?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò gì đối với sản phụ sau sinh mổ?

Sau khi sinh chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như giúp vết thương nhanh chóng lành. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng:

– Giúp vết thương nhanh lành và chóng hồi phục: Vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình liền vết mổ. Protein giúp tái tạo da non làm liền vết mổ. Các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi có vai trò chính trong việc cầm máu,….

– Sữa về nhanh và nhiều: Việc đưa vào cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh về sữa, lợi sữa hơn khiến con yêu được nhận 1 dòng sữa ngon lành, mát thơm hơn. 

– Kiểm soát cân nặng sau sinh mổ: Chế độ dinh dưỡng đúng và khoa học không chỉ giúp mẹ nhanh phục hồi, nhiều sữa cho con mà còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Mẹ nên ăn những thực phẩm vừa lợi sữa lại không ảnh hưởng đến cân nặng: Thịt nạc, rau xanh, các loại rau củ quả….

– Bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao: bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó

– Mẹ nên cung cấp các thực phẩm giàu vitamin như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, pho mát sẽ đáp ứng được nhu cầu protein của cơ thể. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt cây, đậu phụ và sữa thực vật cũng có chứa axit amin.

– Ngoài ra chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm hình thành sẹo. Để có thêm vitamin E, ăn nhiều mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật như dầu cây rum và dầu đậu tương, rau bina, bông cải xanh…

– Một số món ăn giúp tăng lượng sữa cho mẹ sinh mổ như: cháo thịt bò, cháo móng giò đu đủ xanh,..

– Bổ sung 1,5 – 2 lít/ngày để tránh tình trạng thiếu nước sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai để được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Mẹ sinh mổ nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch và phải được nấu chín kỹ

– Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: sữa đậu nành, tinh bột và các thực phẩm dễ lên men như: dưa cải, dưa muối,..

– Không ăn các loại quả chua như khế, me, cóc, xoài… và các loại gia vị như ớt, tiêu…

– Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà…không nên ăn bởi dễ khiến vết mổ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và để lại sẹo.

– Hạn chế ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ và những thức ăn đặc.

– Các thực phẩm chứa chất kích thích: cà phê, thuốc lá, bia, rượu, nước tăng lực, nước ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas…

– Những thực phẩm chứa nhiều hàn the, chất bảo quản như miến, bún, phở, bánh ướt… cũng không nên sử dụng.

– Tránh ngồi dậy trong vòng 12h đầu vì nhiều trường hợp sẽ tụt huyết áp (đối với sản phụ được gây mê bằng phương pháp gây tê tủy sống). Ngày thứ 2 nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng giúp mẹ đỡ mệt mỏi hơn.

– Cho con bú ngay trong ngày đầu tiên để tránh mất sữa

– Nên tắm qua hoặc lau người nhẹ sau sinh khoảng 3,4 ngày. Tắm dùng nước ấmđể đảm bảo sức khỏe.

– Ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết (khoảng 8 – 9 tiếng mỗi ngày). Tuy nhiên không nên ngủ quá nhiều vì nước ối sẽ tích tụ ở tử cung. Nên vận động nhẹ nhàng để lấy lại chức năng các cơ quan.

– Nằm nghiêng thoải mái sẽ giúp sản phụ giảm cảm giác đau hơn so với nằm ngửa.

– Theo dõi tình trạng tiểu tiện và đại tiện của mẹ bầu. Gọi là bí tiểu nếu quá 12 tiếng sau đẻ chưa đi tiểu được và táo bón nếu quá 3 ngày chưa đi đại tiện. Khi đó cần có sự can thiệp của bác sĩ.

– Tránh lao động nặng trong 2 tháng đầu

– Không nên giao hợp trong thời gian đầu sau đẻ (khoảng 5-6 tuần) vì có thể gây nhiễm khuẩn.

– Đảm bảo vệ sinh cho phụ nữ sau sinh là vô cùng quan trọng để tránh nhiễm khuẩn. Lau đầu vú bằng gạc mềm thấm nước ấm cả trước và sau khi cho con bú.