Mẹ Bầu Ăn Gì Nhiều Sữa / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Nhiều Tóc?

Khi thai nhi ở trong bụng, mẹ hoàn toàn có thể biết được cân nặng, chiều cao của bé nhưng riêng về mái tóc thì vẫn là điều bí ẩn với mẹ. Vậy có cách nào để bé mới sinh ra đã có mái tóc tốt? Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc?

Trong hàng nghìn bé sơ sinh được sinh ra mỗi ngày, có những em bé vừa sinh ra đã có mái tóc đen dày nhưng lại có những bé mái tóc rất thưa thớt. Khi thai nhi ở trong bụng, mẹ hoàn toàn có thể biết được cân nặng, chiều cao của bé nhưng riêng về mái tóc thì vẫn là điều bí ẩn với mẹ. Vậy có cách nào để bé mới sinh ra đã có mái tóc tốt? Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

1. Đến tháng thứ mấy của thai kỳ thì thai nhi bắt đầu mọc tóc?

Nang tóc ở thai nhi xuất hiện cùng lúc với các tế bào da. Chúng phân bố đều trên toàn thân các bé từ các khu vực như mắt, lông mày, cằm… đến da ở vùng lưng, bụng và tay. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, các nang này chưa phát triển. Đến tháng thứ tư chúng bắt đầu hình thành nên lông tơ có ở các vùng da có nang tóc. Riêng phần nang tóc ở trên đầu phát triển thành tóc riêng biệt song song với đó, các tuyến bã nhờn cũng phát triển cùng với các nang tóc này.

Ho mọc tóc là triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Trong thời kỳ này, các mẹ vừa có thể bị ho vừa phải trị rụng tóc do thay đổi hoóc môn khi mang thai. Những đợt ho thường không mạnh, ho không đờm và không gây sốt hay mệt mỏi cho mẹ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cố gắng hạn chế vì khi ho sẽ gây ảnh hưởng đến vùng bụng cũng như thai nhi và ho mọc tóc sẽ khiến các mẹ khá khó chịu đấy!

2. Trong khoảng thời gian nào tóc thai nhi phát triển nhanh nhất?

Ba tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian lông và tóc trên người thai nhi phát triển mạnh mẽ và dần trở nên hoàn thiện. Độ dài tóc thai nhi tăng nhanh chóng vào tháng thứ 5, tuy nhiên khi bước sang tháng thứ bảy thì tốc độ mọc của tóc chậm lại.

Song song với đó, lông tơ ở các vùng cơ thể khác của các bé cũng có tốc độ phát triển giống như tóc. Tuy nhiên, vào khoảng tháng thứ 8 thì lông tơ trên cơ thể bé sẽ rụng sạch mà không lưu lại như tóc trên đầu. Vì vậy, khi chào đời cơ thể các bé luôn sạch sẽ, mịn màng.

Sau khi sinh khoảng 1 đến 2 tháng thì đợt rụng tóc cũ của các bé xuất hiện, cùng với đó là đợt thay tóc mới cho bé. Sự thay đổi này khiến tóc bé có thể khác trước hoàn toàn. Do đó, khi trẻ mới được sinh ra mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng tóc tai của bé.

3. Khác biệt tóc dài, tóc ngắn ở trẻ mới sinh

Các bà mẹ đều rất hy vọng con sinh ra có mái tóc dày, đẹp nhất đặc biệt là với con gái nhưng không phải ai cũng có may mắn này. Một câu hỏi đặt ra là mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho tóc thai nhi đây?

Một số mẹ rỉ tai nhau rằng mẹ bầu nên ăn hạt mè đen và quả óc chó. Thực tế hai loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, tuy nhiên theo các chuyên gia, chị em mang bầu nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ bầu bổ sung đủ protein và các vitamin thiết yếu sẽ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mái tóc cho con.

Những thực phẩm giàu protein như cá, thịt, đậu nành, sữa… và những loại vitamin tốt cho tóc các bé là vitamin B, C có rất nhiều trong rau xanh, trái cây tươi.

5. Mẹ bầu ăn trứng gà để con nhiều tóc

6. Mẹ ăn nhiều trứng vịt lộn giúp tóc bé mọc dày hơn?

Sau Sinh Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Cho Nhiều Sữa

Bài viết : Sau sinh ăn gì nhiều sữa

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Vậyluôn là sự quan tâm của nhiều bà mẹ, vì việc nuôi con bằng sữa mẹ là một việc làm quan trọng các mẹ cần phải hết sức chú trọng không những chỉ tốt cho bé mà còn cải thiện sức khỏe cho mẹ.

5 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có những lợi ích như bé có khả năng chống lại với các bệnh nhiễm trùng, giúp bé hấp thu tốt, ngủ ngon.

Bú sữa mẹ cũng giảm nguy cơ mắc các loại bệnh mãn tính như béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu dẫn đến tim mạch, tiểu đường hoặc là suy hô hấp về sau khi bé lớn lên.

Trong quá trình cho bé nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ co thắc tử cung làm bong tróc nhau thai nhanh chóng tránh tình trạng xuất huyết sau sanh do cơ thể mẹ được tiết ra chất oxytocin.

Phục hồi vóc dáng sau sinh: 1 ngày cho con bú từ 8-10 cữ tiêu tốn lượng calo bằng 9 giờ đi bộ.

Mẹ còn tiết kiệm được chi phí, công sức khi sử dụng sữa công thức cho bé.

Chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Chất béo: Lượng chất béo có trong sữa mẹ lên đến 45-50 % trong đó có Omega-3, DHA đóng vai trò nuôi dưỡng tế bào não, giúp trẻ phát triển trí tuệ mạnh mẽ. Chất béo cấu tạo màng tế bào chính vì thế để bé sinh trưởng và phát triển cơ thể bé cần một lượng chất béo khá lớn.

Chất đạm: Trong sữa mẹ có 6 % lượng protein giúp trẻ phát triển toàn diện. Protein trong sữa mẹ còn chứa men lysozyme có tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể trẻ chống lại các sinh vật gây bệnh đến từ môi trường sống.Cung cấp đủ protein giúp trẻ ăn ngon ngủ khỏe, phát triển vượt bậc.

Chất bột đường: Trong sữa mẹ có đến 40% lượng chất bột đường. Trong đó Lactose và Oligosaccharide được xem là 2 chất quan trọng có trong sữa mẹ, giúp trẻ phát triển não bộ, hệ tiêu hóa đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột.

Thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch: Trong sữa mẹ có hàng triệu bạch cầu và các globulin miễn dịch. Khi trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn các chất này đi vào cơ thể giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng thiếu máu.

Vitamin và khoáng chất: Sữa mẹ có đủ các loại vitamin tan trong dầu và tan trong nước, các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Tầm quan trọng của sữa mẹ trong từng giai đoạn phát triển của trẻ

Trong 24h đồng hồ sau sinh, thận và dạ dày của em bé còn rất non yếu chưa thể xử lý và hấp thu được một lượng lớn chất lỏng lớn.

Vì thế cho bé sử dụng một lượng nhỏ sữa non là hoàn hảo cho nhu cầu của bé mà không cần thêm bất kỳ lượng nước hay nguồn dinh dưỡng nào từ bên ngoài.

Từ 3-5 ngày sau khi sanh giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ tiết ra tầm 35 ml sữa non, em bé sẽ bú khoảng 8-12ml mỗi lần, một ngày từ 8-12 cữ, ngoại trừ có những trường hợp bé có nhu cầu nhiều hơn bằng những dấu hiệu quấy, khóc.

Trong sữa non chứa một phần kháng thể rất lớn, đặc biệt trong sữa non có đến 50% lượng chất béo trong đó có Omega-3, DHA đóng vai trò nuôi dưỡng tế bào não, giúp trẻ phát triển trí tuệ mạnh mẽ. Ngoài ra sữa non chứa lactose, protein và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sữa non đặc quánh có màu vàng đậm hay nhẹ. Nhìn vào màu sắc của sữa mẹ cũng có thể đoán được chất lượng của sữa.

Theo các chuyên gia trên thế giới thì lượng sữa cần tiêu thụ cho trẻ theo công thức như sau

Cân nặng x 150ml sẽ ra lượng sữa bé sử dụng/ ngày

Cân nặng x 30ml thể tích dạ dày của bé

Thể tích dạ dày x 2/3 là ra lượng sữa bé bú/ 1 cữ. Tính ra lượng sữa bé dùng cho 1 ngày và lượng sữa bé dùng trong 1 cữ để chúng ta tránh tình trạng cho bé bú quá no hoặc cho bé đói, mỗi bé sẽ có nhu cầu hấp thụ lượng sữa khác nhau. Việc cho bé bú quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn sữa từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 15 sau khi sanh

Đây là giai đoạn sữa mẹ được gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Lúc này, sữa có màu xanh nhạt hoặc ngả sangmàu trắng trong, lượng sữa ra rất nhiều do tuyến sữa chưa nhận được nhu cầu của em bé. Bà mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy bầu ngực căng và ướt áo do sữa chảy

Giai đoạn 6 tuần sau sinh

Sữa mẹ trở thành sữa trưởng thành thật sự. Sữa trưởng thànhcó màu trắng đục loãng hơn so với sữa non, tuy nhiên vẫn có độ sánh nhất định. Thành phần trong sữa trưởng thành có chứa dưỡng chất như protein, vitamin, khoáng chất, chất bột đường, chất béo,……đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ cho trẻ.

Vẫn là sữa trưởng thành với thành phần không thay đổi nhiều so với trước.

Sữa mẹ cung cấp 70% nhu cầu năng lượng. Giai đoạn này thì cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm hơn với mỗi tháng chỉ tăng từ 400-500g, chiều dài của bé sẽ tăng lên 1,5 lần.

Sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nếu chỉ cho con bú hoàn toàn sữa mẹ như 6 tháng trước đó thì trẻ sẽ chậm phát triển. Mỗi bé trung bình sẽ cần 800-1200 ml sữa mỗi ngày, kết hợp với việc ăn dặm từ các loại thực phẩm bên ngoài.

Vì thế, người mẹ cần có một lượng sửa tối thiểu để các bé được nuôi dưỡng đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Sữa mẹ cung cấp 30 – 40% nhu cầu năng lượng ngoài ra cần phải bổ sung từ bên những loại thực phẩm khác. Giai đoạn này sữa mẹ vẫn có những thành phần dinh dưỡng cần thiết nhu chất béo, vitamin, protein.

Tuy nhiên, ngoài việc cho trẻ bú mẹ, cần cho trẻ ăn dặm và cũng nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn này.

Bao tử của bé cũng đã được phát triển toàn diện, bé có thể hấp thu tốt những loại thúc ăn từ bên ngoài. Gai đoạn này mẹ chú ý khẩu phẩn ăn của bé chất béo vẫn chiếm khoảng 30%. Sữa mẹ lúc nào cũng có những dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Tuy nhiên, việc cai sữa mẹ cho trẻ lúc này là hoàn toàn phù hợp để thuận tiện cho công việc của mẹ.

Dinh dưỡng cho mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và phù nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vậy mẹ bầu cần chú ý để nuôi con bằng sữa mẹ theo từng giai đoan .

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không phải người mẹ nào cũng có một ngồn sữa dảm bảo về mặt chất lượng lẫn số lượng đặc biệt trong giai đoạn đầu sau khi sinh.

Việc mẹ có sữa nhiều hay ít chất lượng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai và sau khi sinh bé cũng như tinh thần, cách cho bé bú,……

Vậy Sau sinh ăn gì nhiều sữa

Mẹ đang nuôi con bằng sữa cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2-2,5 lít nước/ngày.

Nhóm dinh dưỡng đa lượng là nhóm dinh dưỡng cơ thể cần một lượng lớn, và sản sinh ra năng lượng.

Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: 79g/gam ngày trong 6 tháng đầu, 75g/ngày trong 6 tháng kế tiếp.

Lượng protein động vật và thực vật, không nên sử dụng protein thưc vật không vì trong thực vật không có chất béo.

Protein động vật chiếm tầm 40% protein tổng.

Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như yến sào, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt…

Năng lượng mẹ cần trong giai đoạn này mẹ đang cho con bú nên bổ sung 2500-3000kcal.

Chất bột đường là nguyên liệu tạo ra năng lượng chính cho cơ thể, đặc biệt là hoạt động của não. Người mẹ cho con bú cần 300 – 350g/ngày. Mẹ chú ý cung cấp đủ nguồn chất bột đường.

Lượng chất béo cần cung cấp cho mẹ cho con bú chiếm 20-30% năng lượng khẩu phần ăn trong ngày.

Chất béo rất quan trọng cho sự phát triển tế bào, trí não và thị lực của bé và nên dùng các chất béo tốt như dầu cá, các loại cá béo, một số loại dầu thực vật để tạo đà vững chắc cho sự phát triển trí não và thị lực của bé.

Mẹ nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày để tránh triệu chứng táo bón đồng thời bổ sung đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và dòng sữa.

Nhóm dinh dưỡng vi lượng là cơ thể cần một lượng ít, không sản sinh ra năng lượng nhưng rất quan trọng trong việc sinh trưởng và phát triển của trẻ, nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều biến chứng.

Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú như: vitamin A,B, C,D, vitamin B9 (acid folic), sắt, canxi…

KẾT LUẬN

Ngày nay với sự phát triển của các kênh thông tin truyền thông các mẹ cũng hiểu đươc tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, và những yếu tố ảnh hưởng đến sữa trong đó chế độ dinh dưỡng của mẹ làm sao có thể đảm bảo sữa đảm về chất lẫn về lượng.

Trong một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Protein không những giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, hoạt động liên tục mà còn tốt cho xương, sụn, máu. Theo tài liệu khoa học về yến sào cho thấy trong thành phần tổ yến chứa hàm lượng chất đạm đến 55-60%/100gr yến khô. Bên cạnh đó còn khoảng 31 vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.

Yến sào giúp phục hồi cơ thể sau khi sanh khá nhanh. Vì do quá trình phân li chất đạm giúp sản sinh ra tế bào xây dựng cơ thể mẹ và bé, giúp người bệnh nhanh phục hồi, giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus

Ngoài yếu tố dinh dưỡng ra mẹ cần chú ý đến vấn đề cho bú đúng cách, thời gian được nghĩ ngơi hợp lý, tinh thần phải thoả mái. Chúc các mẹ có một trải nghiệm thú vị bên con yêu và cùng con trưởng thành.

……………. Nàng Yến rất vinh dự đồng hành cùng sự chăm sóc thân yêu của mẹ dành cho con.

Mẹ Ăn Gì Để Nhiều Sữa Cho Con Bú

0 lượt xem

Cháo chân chó đen với đu đủ

Theo kinh nghiệm dân gian, sau sinh mẹ nên ăn cháo chân chó nấu với đu đủ hoặc lá đinh lăng nhưng phần lớn là cháo chân chó đen với đu đủ xanh sẽ giúp mẹ nhiều sữa hơn.

Móng giò hầm đu đủ giúp lợi sữa

Đu đủ xanh chứa nhiều chất béo, protein và các loại vitamin A, B, C, D, E… Cháo móng giò với đu đủ xanh là món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả được sử dụng rộng rãi. Món ăn này còn giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng cho mẹ.

Thịt bò giúp phục hồi sức khỏe cho các mẹ sau sinh

Sau khi sinh mẹ bị mất khá nhiều sức và khá nhiều máu để vượt cạn thành công. Điều đó có nghĩa là nguồn sắt dự trữ trong cơ thể mẹ bầu sẽ cạn kiệt đi sau khi sinh khiến cho mẹ dễ bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, uể oải. Bởi vậy, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như đậu phụ, các loại đậu và đặc biệt là thịt bò. Ngoài ra, thịt bò còn giàu vitamin B12 và chất đạm – đây là 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hoa chuối tây hay hoa chuối tiêu đều có tác dụng rất tốt cho việc thông tuyến sữa cho mẹ. Hoa chuối có thể chế biến thành một số món ăn như sau: hoa chuối thái nhỏ, hoa chuối nấu chín hoặc làm nộm với lạc vừng. Mẹ nên ăn liền 2, 3 bữa sau sinh để sữa về.

Rau ngót và rau má giúp các mẹ có nhiều sữa

Rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C và canxi… nên rau ngót là lựa chọn hàng đầu cho mẹ sau sinh. Các món ăn từ rau ngót giúp mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp co thắt dạ con. Rau ngót có thể dùng để nấu canh hoặc rửa sạch xay lấy nước uống cũng rất tốt cho mẹ.

Rau má cũng rất tốt cho mẹ sau sinh, nó có tác dụng giúp lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da mẹ hồng hào, trẻ lâu. Rau má cũng có thể xay để lấy nước uống hoặc hãm lá rau má khô để uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra, mẹ có thể dùng rau má tươi nấu canh với thịt bò, thịt gà và thịt nạc thăn…

Cam và việt quất

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng phụ nữ sau sinh cần được bổ sung hàm lượng vitamin C nhiều hơn là phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm lượng vitamin C cho cơ thể bằng việc ăn các loại trái cây giàu vitamin C hoặc uống nước ép vừa đẹp da vừa tốt cho cơ thể.

Cam là trái cây rất giàu Vitamin C được rất nhiều mẹ sử dụng. Ngoài ra, việt quất còn chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, rất tốt cho sức khỏe và giúp mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư. Việt quất còn cung cấp lượng viatmin lớn và khoáng chất giúp cho da luôn tươi trẻ và tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời gian nghỉ thai sản.

Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên mẹ đang trong thời gian cho con bú nên nên ăn nhiều cà chua hơn sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Socola đen có chứa tới 70% bột ca cao có tác dụng kích thích sự sản sinh hàm lượng serotonin và chất endorphins trong cơ thể. Vậy nên mỗi khi mẹ cảm thấy mệt mỏi, áp lực vì làm nhiều việc và chăm sóc con mẹ nên nhấm nháp chút socola đen.

70% cơ thể là nước, với người bình thường mỗi ngày cần bổ sung 1, 5 lít nước còn với mẹ cho con bú cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bởi trong thời gian cho con bú mẹ cần đảm bảo nguồn lăng lượng cho cơ thể và đảm bảo cho lượng sữa được tiết ra đều đặn nên mẹ đừng đợi đến khi khát khô mớt bắt đầu uống nước mà cần bổ sung đều đặn và liên tục.

Mách mẹ cách kiểm tra xem cơ thể của mình đủ nước hay chưa bằng cách kiểm tra nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với việc mẹ đang thiếu nước trầm trọng.

Bổ sung nước cho cơ thể không chỉ là nước lọc mà mẹ còn có thể bổ sung bằng nước ép trái cây, sinh tố nhưng mẹ cần hạn chế và không nên bổ sung đồ uống có chứa caffein, cà phê hoặc trà nếu có cũng chỉ nên uống dưới 300ml mỗi ngày. Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Cháo cá diếc

Thịt cá diếc chứa nhiều protein, cháo cá diếc không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ sau sinh mà còn tốt cho cả phụ nữ mang thai.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh cho mẹ cho con bú

Hành và tỏi: Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ khiến bé có thể bỏ bú vì mùi vị này. Hành tỏi sau khi chế biến sẽ bớt mùi đi nhưng nó có thể khiến cho bụng dạ của bé khó chịu.

Đồ uống có cồn: Mẹ không nên uống rượu trong thời gian cho con bú, nếu trong trường hợp cần thiết phải uống một chút rượu thì mẹ nên dự trữ sữa cho bé ra bình rồi 2 giờ sau khi uống rượu mẹ có thể cho con bú trở lại.

Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Quả Bơ: Bơ là loại trái cây cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ ngay từ khi mang thai nhưng trong thời gian cho con bú nếu mẹ ăn bơ thì cần thăm dò phản ứng của bé bởi nó có thể khiến cho dạ dày của bé ọc ạch khó chịu.

Theo Dinhduongbabau.net

Bà Bầu Ăn Gì Để Nhiều Sữa ? Ít Sữa Thì Nên Ăn Gì ? Ăn Gì Để Sữa Về ?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng có được nguồn sữa dồi dào cho con, vậy bà bầu ăn gì để có nhiều sữa là câu hỏi đang được các mẹ quan tâm.

Để tạo được dòng sữa chất lượng và lợi sữa thì các mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, đa dạng về thực phẩm, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trong lúc mang thai và sau khi sinh.

Bà bầu nên ăn gì để nhiều sữa ?

1.Móng giò hầm đu đủ

​ Móng giò hầm đu đủ là món ăn được các bà bầu dùng để tẩm bổ sức khỏe sau khi sinh, trong đu đủ có các dưỡng chất vitamin A,D,C,E… nên các mẹ thường xuyên ăn món móng giò hầm đu đủ thì mẹ rất nhiều sữa, ngoài ra món ăn này cũng giúp các mẹ điều trị được chứng loãng sữa.

2.Ăn thịt bò

​ Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường có biểu hiện thiếu máu gây ra các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, khó nuốt và ăn có cảm giác không ngon miệng…vì vậy bà bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng như Protein, canxi, sắt, vitamin B12, B6…

Trong thịt bò có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng như trên, bà bầu cần ăn thịt bò trong mỗi bữa ăn hàng ngày để bổ sung sắt giúp thai nhi phát triển, giúp bà bầu tránh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong thai kỳ.

Ngoài ra trong thịt bò còn có colin giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn, đồng thời giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau khi sinh bé.

Vì vậy bà bầu xường xuyên ăn thịt bò để nhanh chóng bổ sung lượng máu cho cơ thể, là thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12 là những dưỡng chất cực kì tốt trong giai đoạn chị em nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Ăn hoa chuối

​ Chị em muốn sau khi sinh con sữa nhanh về và có nhiều sữa thì nên ăn hoa chuối ngay từ khi mang bầu bởi hoa chuối có thể giúp thúc đẩy dòng chảy của sữa mẹ.

Ngay sau khi sinh mẹ bầu có thể ăn canh hoa chuối nấu với tôm hoặc nấu với cá chép hoặc dùng để hầm chân giò ăn hàng ngày sẽ cung cấp được những dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ mau lớn và thông minh, đồng thời cũng là cách để chị em tự bảo vệ sức khỏe của mình.

4. Ăn hạt bí

​ Hạt bí có tác dụng cực kỳ tốt trong việc tăng cường sữa cho các mẹ bầu, các mẹ bầu lấy nhân của hạt bí xay nhuyễn uống 02 lần/ngày, nên uống vào buổi sáng và tối, uống trong 01 tuần liền sữa sẽ rất nhiều.

5. Ăn rau đay

​ Rau đay có tác dụng tăng cường sữa cho bà bầu nên sau khi sinh, sản phụ ăn canh rau đay 02 bữa chính/ngày và ăn trong một tuần đầu, các tuần sau mỗi tuần ăn 02 bữa rau đay/tuần thì lượng sữa tăng và lượng chất béo trong sữa cũng tăng lên.

6. Ăn quả sung

​ Bà bầu dùng quả sung non nấu canh ăn hoặc nấu cháo sung rất tốt cho bầu và sản phụ sau sinh, sung giàu canxi, photpho, glucose, vitamin C và nhiều khoáng chất khác có tác dụng lợi sữa, chữa táo bón cho bà bầu và sản phụ sau sinh.

7. Thường xuyên ăn cam và việt quất

​ Trong cam và việt quất có rất nhiều vitamin vì vậy mỗi ngày các mẹ nên ăn 01 quả cam hoặc uống 01 cốc nước ép cam hay ăn một ít quả việt quất cũng rất tốt có tác dụng bổ sung các dưỡng chất, vitamin để có sữa cho em bé đặc biệt ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành.

8. Ăn cà chua

​ Cà chua là loại rau quả có tác dụng rất tốt đối với bà bầu, có tác dụng lợi sữa và giúp bà bầu nhanh chóng phục hồi làn da sau khi sinh.

9. Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc

​ Thịt lợn nạc chứa nhiều protein cung cấp dưỡng chất cho cơ thể sản phụ, đậu xanh giúp tuyến vú phát triển và lợi sữa sau sinh.

Nguyên liệu nấu cháo gồm: 50g gạo tẻ, 50g gạo nếp, 50g đậu xanh, 200g thịt lợn nạc và một số gia vị vừa đủ cho vào nồi nấu nhừ ăn từ 3-5 ngày giúp lợi sữa và sữa nhiều chất.

Bà bầu ăn các món lợi sữa cần lưu ý:

Nên ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, thay đổi thực đơn phong phú nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, tránh ăn quá thừa hoặc thiếu chất nào đó gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Không nên ăn quá nhiều một bữa và không phải mẹ nào cũng phù hợp với tất cả các món ăn trên nên mẹ cần tùy thuộc vào cơ thể và sức khỏe thực tế mà áp dụng các món ăn lợi sữa sau sinh cho hiệu quả.