Mẹ Bầu 39 Tuần Bị Tiêu Chảy / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? Cách Chữa Tiêu Chảy Cho Mẹ Bầu

Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không? Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài

Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, nhất là mẹ bầu hay bị tiêu chảy tháng thứ 3 của thai kì khi cơ thể mẹ đang có những chuẩn bị các cơn đau dạ con. Bên cạnh đó rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy.

Mẹ bầu bị tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng vùng quanh rốn, mỗi cơn đau kèm cảm giác muốn đi ngoài và bị đi phân lỏng. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng nôn mửa.

Mẹ bầu bị tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng bị tác động.

Bị tiêu chảy sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt rất nhanh do bị mất nước. Mẹ bị mệt, kém ăn còn có thể khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm hơn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.

Những cơn đau bụng đi ngoài còn có thể kích thích tử cung co bóp, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe an toàn của thai nhi.

Như vậy, trong trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai, cần có các biện pháp điều trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp để mẹ đến tình trạng nặng, cấp cứu muộn, khiến phải dùng nhiều thuốc và kháng sinh để điều trị có thể làm cho mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi…

Mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy có sao không?

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi không may bị tiêu chảy, mẹ bầu vô cùng lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc ấy, mẹ bầu bị tiêu chảy nên làm gì?

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

– Nếu sau một vài ngày mà tiêu chảy không tự chấm dứt, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kèm đau bụng thì khả năng rất cao do mẹ bị vi khuẩn, vi trùng gây hại hoặc nguy cơ mắc các bênh như viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm… Mẹ cần đến khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Không tự ý dùng thuốc hay kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Điều quan trọng nhất cần thực hiện khi bị tiêu chảy là việc bù nước và bổ sung điện giải. Có thể thực hiện thông qua các cách sau:

Mẹ uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây hay nước canh đều được sử dụng để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ bị mất do tiêu chảy. Thành phần trong nước ép trái cây, nước canh còn giúp bổ sung thêm Kali và Natri cho mẹ.

Bổ sung điện giải với bột bổ sung điện giải Wakodo của Nhật Bản, giúp bổ sung cho mẹ bầu lượng nước và chất điện giải đã bị tiêu hao khi bị ra mồ hôi, tiêu chảy. Chất dextrin chứa trong sản phẩm thủy phân tinh bột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung sung lợi khuẩn B. clausii, B. subtilis, B. coagulans hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột với bào tử lợi khuẩn Pregmom giúp bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé, làm giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá, bào tử lợi khuẩn Pregmom có thể tác động đến hệ tiêu hóa trên diện rộng, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích tiêu hoá đem lại hiệu quả tối ưu hơn.

Thay đổi về chế độ ăn uống:

Tránh các thực phẩm cay, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, đồ ngọt… có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.

Tránh xa các loại đồ uống như cà phê, trà và đồ uống có chất kích thích bởi chúng không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy mà còn có hại với thai nhi.

Mẹ bầu bị tiêu chảy cần ăn uống an toàn, sạch sẽ, vệ sinh: thực hiện ăn chín uống sôi

Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, vừa có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy

Hạn chế những loại hải sản tôm, cá biển, ốc hoặc các thực phẩm khiến mẹ lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT: Bánh mì nướng, nước sốt táo, khoai tây nghiền, bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch, sữa chua . Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Và mẹ bầu cũng đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.

▷Vì Sao Mẹ Bầu Uống Sữa Bầu Bị Tiêu Chảy?

Vì sao mẹ bầu uống sữa bầu bị tiêu chảy?

Trong 3 tháng thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần phải được cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu để giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn uống hằng ngày dù có khoa học đến đâu cũng sẽ không đảm bảo đầy đủ chất cho cơ thể mẹ bầu. Vì thế, nhiều mẹ đã lựa chọn sữa bầu để bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, có một số mẹ khi uống sữa thì bị tiêu chảy, buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi hơn nhưng không biết lý do là do đâu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu uống sữa bầu bị tiêu chảy là:

Do mẹ đang bị rối loạn tiêu hóa nên khi uống sữa vào khiến cơ thể không dung nạp, không tiêu hóa được, dẫn đến nôn, tiêu chảy.

Uống sữa bầu bị đầy bụng do chọn sai loại sữa vì các thành phần có trong sữa không phù hợp với cơ thể của mẹ.

Uống sẽ bầu dẫn đến tiêu chảy có thể do mẹ uống quá nhiều làm cho cơ thể của mẹ và thai nhi không hấp thụ hết chất dinh dưỡng.

Ngoài ra do cơ thể mẹ thiếu lactose.

Hoặc do tâm lý ngán sữa khiến cho việc tiêu hóa cũng diễn ra chậm, dẫn đến tiêu chảy.

Làm thế nào chống tiêu chảy khi uống sữa bầu?

Sữa bầu chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Tuy nhiên do một số nguyên nhân trên khiến mẹ bầu dễ bị tiêu chảy khi uống sữa bầu và có cảm giác khó chịu, đầy hơi ở bụng. Để phòng chống tiêu chảy khi uống sữa, các mẹ hãy:

Bổ sung men vi sinh hoặc ăn thêm sữa chua để giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

Khi uống sữa bầu, mẹ nên uống từng ngậm, chậm rãi để tiêu hóa kịp thời.

Nếu mới bắt đầu uống sữa thì những ngày đầu nên uống ít nếu thấy không có dấu hiệu đau bụng thì mẹ hãy pha theo tỉ lệ được quy định hộp sữa.

Lựa chọn sữa bầu phù hợp với mình, có nguồn gốc rõ ràng.

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn và không tạo áp lực khi uống sữa bầu.

Gợi ý một số sữa bầu tốt cho mẹ

Sữa Meiji Mama của Nhật

Được sản xuất từ công ty sữa Morinaga Milk Industry của Nhật, sữa Morinaga là sản phẩm được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Với những ưu điểm như:

Sữa có bột mịn, thơm, không gây kích ứng, tốt cho hệ tiêu hóa.

Không làm tăng cân vì chất béo có trong sữa Mori -mama rất ít.

Hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng thai kỳ,….

Lượng đường trong sữa thấp, giúp mẹ không bị ngán hay buồn nôn.

Sữa có nhiều vị như dâu, cà phê, trà sữa,…

Rất dễ uống, mùi vị ngon.

Sữa bầu Nuti IQ Mum Gold là sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu Nutifood, được nhiều mẹ Việt lựa chọn để cùng đồng hành trong suốt thai kỳ. Sữa có các ưu điểm như:

Sữa được sản xuất theo công nghệ tiên tiến IQMax.

Cung cấp hàm lượng DHA, Cholin, axit folic, omega,… rất tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vị thơm, dễ uống, không gây ngán, tốt cho hệ tiêu hóa.

Sữa bầu Similac Mom được sản xuất từ hãng Abbott Hoa Kỳ, được các chuyên gia khuyến khích nên dùng trong quá trình mang thai. Nhờ các ưu điểm:

Chứa nhiều dinh dưỡng cao như 24 loại vitamin quan trọng, khoáng chất thiết yếu như DHA, canxi, đạm, prebiotics,..giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Axit folic có sữa Similac IQ Mom cao, đây là thành phần quan trong trong 3 tháng thai kỳ của mẹ bầu.

Vị ngọt nhẹ, không ngấy, dễ uống.

Các mẹ muốn có con thì nên dùng sữa Anmum Materna trước 3 tháng để giúp cơ thể dễ hấp thu axit folic, giúp thai nhi phát triển tốt. Ngoài ra, trong sữa còn có nhiều thành phần bảo vệ sức khỏe của mẹ và ngăn ngừa một số bệnh lý khi mang thai. Sữa rất dễ uống, không gây tiêu chảy hay táo bón.

Sữa XO Hàn Quốc

Sữa XO có nguồn gốc từ Hàn Quốc được chế biến theo công nghệ đóng gói khí Ni tơ để bảo lưu dinh dưỡng, mang lại nguồn sữa tươi nguyên chất.

Thành phần dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho bé và bảo vệ sức khỏe của mẹ, ngăn ngừa một số bệnh như thiếu máu, loãng xương, táo bón khi mang thai và tăng cường sức đề kháng cho mẹ.

Hàm lượng đường trong sữa XO thấp nên không làm mẹ tăng cân.

Vị thơm, không béo ngán.

Bạn Oanh thân mến! Với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc về câu hỏi: “Vì sao mẹ bầu uống sữa bầu bị tiêu chảy?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được nguyên nhân mình bị tiêu chảy và lựa chọn được loại sữa phù hợp với mình.

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Xử Lý Như Thế Nào?

1. Vì sao mẹ bầu bị tiêu chảy?

Bước vào giai đoạn mang thai, nhiều mẹ sẽ bị lúng túng vào lần đầu nếu có lỡ bị tiêu chảy, vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, vì hiện tượng này xảy ra do tác động từ:

Khi mang thai, thói quen sinh hoạt ăn uống của mẹ sẽ thay đổi để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Và chính điều này có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu.

Cung cấp sữa là điều cần thiết dành cho mẹ bầu để tăng cường canxi, nhưng cơ thể không hấp thụ được đường Lactose, dẫn đến thiếu dưỡng chất bổ sung này nên mẹ bầu dễ bị tiêu chảy. Với tình trạng này, mẹ có thể ngừng uống sữa vài ngày để khỏe hơn, cũng như sử dụng thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua.

Ngoài những tác động trên, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể đến từ các nguyên nhân khác như:

Ảnh hưởng từ virus, vi khuẩn, dị ứng thuốc.

Mắc phải những loại bệnh như đại tràng, celilac hay Crohn rất dễ gây tiêu chảy ở bà bầu.

Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ngọt, không chỉ gây tiêu chảy mà còn khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Giai đoạn thai kỳ nào mẹ bầu dễ bị tiêu chảy?

Triệu chứng tiêu chảy thường sẽ xảy ra vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ hoặc chỉ vài tuần trước khi sinh. Nguyên nhân bà bầu tiêu chảy trong 3 tháng đầu có thể đến từ những tác động trong phần 1 đã nêu trên, còn nếu bà bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối cùng thì có thể là dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bắt đầu chuẩn bị cho thời khắc sinh nở sắp đến.

3. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm khi mẹ bầu bị tiêu chảy phụ thuộc vào tác nhân gây ra, và thông thường triệu chứng xuất hiện từ 1-10 ngày là khỏi. Nhưng nếu bắt gặp những trường hợp tiêu chảy sau, thì mẹ bầu phải hết sức cẩn thận:

Tiêu chảy do virus Rota: đây là trường hợp mẹ không được xem thường, vì ngoài tiêu chảy sẽ kèm theo nôn mửa, mệt mỏi, suy kiệt, và mất nước nên rất nguy hiểm cho các mẹ và bào thai.

Tiêu chảy gây co bóp tử cung: Khi có hiện tượng đau thắt rốn, co bóp tử cung do tiêu chảy gây ra, và đi ngoài ra phân lỏng thì phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

Tiêu chảy làm chán ăn: Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu không muốn ăn, uể oải sau khi tiêu chảy, thì nên thăm khám bác sĩ, vì điều này dễ gây thiếu chất, thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai lưu đấy.

Do đó, có thể nói mẹ bầu bị tiêu chảy cũng là hiện tượng không được xem nhẹ, trong một vài trường hợp phải được đưa đi khám bác sĩ ngay để được đưa ra giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn.

4. Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Để giúp bà bầu bị tiêu chảy cảm thấy tốt hơn bạn nên áp dụng những cách sau:

Với tình trạng tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu phải đi ngoài nhiều lần và tình trạng mất nước là không tránh khỏi. Do vậy, mẹ hãy chủ động uống nhiều nước, các loại nước ép nhiều kali, canh có natri để cơ thể được bù lượng nước đã mất nhằm tránh tình trạng gây mệt mỏi.

Nếu thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm trong mức thời gian khuyến cáo, thì rất có thể là do đường ruột đã bị virus, vi khuẩn tấn công. Vì thế mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn khám và điều trị triệt để.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho phù hợp với thai kỳ như:

Hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều dầu, mỡ, cay, ngọt, tăng cường bổ sung lượng canxi cần thiết từ trứng, phô mai,…

Mẹ có thể cân nhắc kết hợp chế độ BRAT để cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó, BRAT gồm chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì. Để cung cấp nhiều hoạt chất hơn mẹ cũng nên bổ sung thêm khoai tây, cà rốt, nui, thịt nạc.

Nghỉ ngơi đủ giấc là điều cần thiết để lấy lại được sức khỏe như trước, vì thế mẹ bầu phải hạn chế vận động nặng trong thời gian tiêu chảy cho đến khi khỏi bệnh.

Tóm lại, mẹ bầu bị tiêu chảy không hiếm thấy và có những tác động nặng, nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của mẹ. Thêm nữa, khi mẹ bầu biết cách chăm sóc, bồi bổ sẽ mau chóng hồi phục vì thế mẹ đừng nên quá lo lắng.

Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai

Một số loại virus như: Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.

Ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các thực phẩm và đồ uống hàng ngày. Một số loại ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.

Tiêu chảy ở bà bầu còn xảy ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.

Nguyên nhân khác bao gồm: Không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Phần lớn bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày và việc này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Nhưng đối với trường hợp tiêu chảy kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Khi tiêu chảy bà bầu đi đại tiện và nôn mửa nhiều khiến cơ thể kiệt nước và suy sụy nhanh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong

Vì vậy, chị em khi bầu bí bị tiêu chảy không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt bác sĩ sẽ chỉ định đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian để sớm khỏi bệnh. Những biểu hiện sau chị em cần tới bệnh viện ngay lập tức:

Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày

Tình trạng đau bụng dữ dội trong nhiều giờ kèm nôn, sốt

Đau bụng hoặc đi ngoài ra máu

Điều trị tiêu chảy trong thời gian mang thai

Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước thì tình hình khá nghiêm trọng. Bà bầu có thể bị mất nước trong thời gian ngắn. Khi đó nên sử dụng dung dịch bù nước, lưu ý hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng.

Trường hợp cần đi khám ngay:

Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn.

Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn.

Phân có chứa máu.

Bị đau bụng dữ dội.

Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy cần phù hợp với tình trạng bệnh nên bà bầu cần lưu ý trong ăn uống:

Uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ

Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước soda và nước ngọt.

Có thể ăn một số thực phẩm như: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

Sử dụng sữa chua hàng ngày vì chúng có thể loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.

Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).

Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.

Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Một số thực phẩm, món ăn dễ bị tiêu chảy, ngộ độc:

Sắn: Trong sắn có chứa nhiều axit cyanydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày gây nên tình trạng đau bụng, nặng hơn nữa là ngộ độc. Chất này có nhiều ở 2 đầu củ sắn, vì vậy nên lưu ý khi ăn sắn, luộc kỹ trước khi ăn.

Nấm: Nấm là thực phẩm sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng có một số loại nấm độc nếu ăn bạn có thể bị đau bụng, nôn mửa, hôn mê thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Thịt cóc: Tuy là món ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết sơ chế có thể gây ngộ độc. Vì trong gfan, mật cóc có chứa độc tố, nếu không làm cẩn thận ăn vào có thể gây ngộ độc.

Củ dền: Củ dền được rất nhiều người cho rằng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống củ dền pha với sữa sẽ gây ngộ độc natri dẫn đến đau bụng…

Phòng ngừa tiêu chảy cho bà bầu

Để phòng bệnh tiêu chảy cho phụ nữ mang thai, cần thực hiện một số điểm sau đây:

Giữ vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch, không ăn tiết canh hay gỏi sống tái… Không nên ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong nên ăn ngay không nên để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.

Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây…Bạn cũng nên cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

Chỉ ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ

Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này..

Tránh ăn những loại thực phẩm có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…

Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…