Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Bị Sụt Cân / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vietuk.edu.vn

#1【Mang Thai 3 Tháng Đầu Tăng Bao Nhiêu Cân Lý Do Sụt Cân】

TĂNG CÂN 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Rất nhiều người quan niệm phụ nữ khi mang thai phải ăn thật nhiều nhiều chất bổ dưỡng với số lượng “cho 2 người” nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Mẹ bầu chỉ cần ăn uống cân bằng, lành mạnh để có đủ những dưỡng chất cần thiết cho em bé phát triển khỏe mạnh. Vậy mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu kg là đủ? Việc tăng cân của mẹ sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn trong thai kỳ. Mức tăng cân nên dựa trên chỉ số BMI của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tăng tổng cộng 1,5 – 2,3 kg (khoảng 450 – 700g mỗi tháng).

Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ dài khoảng 6,5 cm, nặng khoảng 18 g và cực kỳ nhỏ bé nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự thay đổi trọng lượng của con. Mẹ chỉ cần bổ sung đều đặn các dưỡng chất cần thiết như chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất chứ không cần cố ăn quá nhiều như nhiều người lầm tưởng.

Nhiều chị em giữ nguyên sức ăn như lúc chưa có bầu và họ thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có tăng cân không? Điều này còn tùy thuộc và sự hấp thụ chất dinh dưỡng của từng người bởi có những trường hợp còn bị sụt cân trong lúc mang bầu. Chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn ở phần sau của bài viết này.

Thông tin bài đọc: Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ

Trong khi mẹ không cần ăn quá nhiều và thai nhi lại nhỏ bé như vậy thì mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Hầu hết các mẹ bầu ở giai đoạn này chưa lộ bụng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ:

Mẹ ăn quá nhiều, dư thừa mỡ hoặc bị đầy hơi, với trường hợp này thì mang thai tháng thứ 3 bụng đã to chưa chắc là do em bé lớn nhanh.

Những phụ nữ mang thai lần hai trở đi cũng có xu hướng lộ bụng sớm hơn những người mang thai lần đầu bởi lúc này tử cung đã bị giãn, cơ bụng đã yếu và mất đi độ đàn hồi.

Những vận động viên chuyên nghiệp hoặc người tập luyện thường xuyên khiến bụng có múi thì khi mang bầu bụng sẽ nhô cao hơn một chút.

Các trường hợp mang thai đôi, mang đa thai thì dù mới 3 tháng, bụng mẹ cũng đã lộ rõ.

Những mẹ bầu cao thường có bụng bầu nhô về phía trước nên cũng có khả năng thấy bụng ở tháng thứ 3.

Các trường hợp mẹ bầu bị thừa cân, tiểu đường, u xơ tử cung, nhiều dịch ối, thai nhi nằm ở cao… cũng sẽ có bụng bầu lớn hơn trong 3 tháng đầu.

BỊ SỤT CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI

Trung bình một mẹ bầu sẽ tăng từ 9-12 kg trong suốt 9 tháng thai kỳ nhưng có trường hợp mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân. Giai đoạn này, phôi thai được hình thành, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ để hình thành các cơ quan nên em bé ít phát triển về cân nặng. Đây cũng là lúc người mẹ ốm nghén nặng nhất do nồng độ hormone ostrogen tăng cao. Chính vì thế, nhiều mẹ sẽ ăn rất ít, nhạy cảm với mùi đồ ăn, nôn ói nhiều dẫn đến không tăng cân, thậm chí sụt cân. Tình trạng này sẽ cải thiện dần trong những tháng sau, mẹ chỉ cần tăng từ 0,9-2,3 kg trong 3 tháng đầu, riêng những mẹ béo phì thì không nên tăng cân.

Vậy nếu sụt cân trong 3 tháng đầu mang thai, liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không? Lúc này, do bánh rau chưa hoạt động hoàn thiện và hiệu quả nên thai nhi được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng. Vì vậy, việc mẹ sụt cân không ảnh hưởng nhiều đến em bé. Khi khám thai, nếu bác sĩ thông báo thai nhi phát triển bình thường thì bạn không cần lo lắng gì cả.

Những tháng tiếp theo mẹ bầu vẫn sụt cân nhẹ thì cũng đừng quá lo, nếu thiếu chất, thai nhi sẽ hút dinh dưỡng và oxy của mẹ qua bánh rau. Nhưng khi cơ thể mẹ mệt mỏi, kiệt quệ quá độ, điều này sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của bé.

Khi tính đến việc mang thai, các chuyên gia đều khuyên phụ nữ nên có cân nặng hợp lý (dựa theo chỉ số BMI từ 18,5-24,99) để đề phòng trường hợp mẹ ốm nghén bị sụt cân. Với cân nặng này, mẹ sẽ còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai.

BÍ QUYẾT HẠN CHẾ SỤT CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI

Việc tăng hay sụt cân trong 3 tháng mang thai đầu tiên phụ thuộc vào cơ thể từng mẹ bầu. Tuy nhiên, những phụ nữ bị ốm nghén nặng thì tình hình sụt cân tệ hơn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp để giảm nghén như:

Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày để dạ dày được no lâu, giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ăn các thực phẩm chính như tinh bột, protein, mẹ bầu hãy tăng cường ăn hoa quả để hấp thụ khoáng chất và các loại vitamin tốt cho cơ thể.

Uống vitamin sau ăn sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Khi bạn bị nghén, việc nạp vitamin lúc dạ dày rỗng càng làm tăng cảm giác buồn nôn. Uống thật nhiều nước để tránh mất nước dẫn tới buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra, việc tích nước trong cơ thể ở giai đoạn này rất quan trọng bởi thiếu nước có thể gây kích dạ con dẫn tới sảy thai.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa stress, mệt mỏi, kiệt sức.

Bạn có thể sử dụng trà gừng, kẹo bạc hà, nước chanh… hãy bất cứ sản phẩm nào có hương thơm dễ chịu như vậy để làm giảm cảm giác buồn nôn, đồng thời, tránh xa những mùi khiến mẹ khó chịu.

Thay vì việc quan tâm và lo lắng tới vấn đề tăng cân ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hãy thăm khám định kỳ để biết được sự phát triển của bé và thực hiện lời khuyên của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ Bầu Bị Đau Lưng 3 Tháng Đầu. Phải Làm Sao?

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Vậy, bầu bị đau lưng phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Các kiểu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Trong quá trình mang thai thì các mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏng vùng lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tuần tháng khi thai nhi đang lớn dần lên.

Đau lưng kèm theo đau thắt lưng: cảm giác đau ở những đốt xương sống ngang thắt lưng. Là do từ trước khi mẹ mang thai từng trải qua bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn vào cuối thai kỳ.

Đau xương chậu: triệu chứng đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Đây là kiểu đau phổ biến hơn ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hoặc cả hai mông và mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, leo cầu thang, trở mình đột ngột và lăn mình trên giường,…

Làm gì khi mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu?

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng gây ra nhiều khó khăn cho mẹ bầu ở giai đoạn này. Cùng với đó là triệu chứng bị ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi. Khi đó các mẹ nên áp dụng những cách dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau lưng nhé:

– Mẹ bầu bị đau lưng hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

– Áp dụng các mẹo dân gian như dùng lá ngải cứu: lấy một nắm lá ngải cứu tươi sau đó đem đi rửa sạch và trộn đều với muối hạt. Tiếp theo, cho chúng lên chảo rang thật nóng trong khoảng 5 phút. Bọc lá bằng khăn vải để chườm vào chỗ bị lưng đau sẽ giảm đau mỏi hiệu quả và và rất an toàn.

Lưu ý chữa đau lưng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Không sử dụng thuốc giảm đau hay những loại thuốc chống mệt mỏi khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ như: đi bộ, thể dục tay không, bơi lội,… giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và xương khớp được dẻo dai hơn. Đồng thời, hỗ trợ rất tốt các mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

Nếu bị đau lưng ở tháng thứ 2 của thai kỳ, khi đứng mẹ cần phải giữ lưng thẳng để có thể tránh mỏi lưng. Khi ngồi hãy ngồi thẳng theo với lưng ghế và có thể đặt gối nhỏ ở phía sau thắt lưng.

Hãy thay thế các đôi dép cao gót bằng những đội giày thấp để đi lại vừa chân và thoải mái.

Chú ý đến cân nặng của mình, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành từng bữa.

Nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ và thay đổi tư thế sao cho thật thoải mái sẽ giúp cho các bạn cảm thấy được dễ chịu hơn. Hãy đặt một chiếc gối mềm ở giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng ở dưới phần thắt lưng, phần eo để có được giấc ngủ ngon hơn vừa ít xảy ra triệu chứng bà bầu đau lưng 3 tháng đầu.

Trường hợp cơn đau lưng dữ dội và âm ỉ kéo dài không dứt hay đau lưng bị lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngày để có thể kiểm tra và thăm khám.

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải và có người bị đau nhẹ nhưng cũng có người sẽ bị đau nặng. Vì thế, khi cảm thấy đau lưng thì nên thay đổi lối sống hằng ngày cùng chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý để có một thai kì khỏe mạnh.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Thủy Đậu Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Khi mẹ bầu bị thủy đậu nên xử lý thế nào?

Trong lúc mang thai, mẹ bầu nên được xét nghiệm để kiểm tra bệnh thủy đậu khi có các dấu hiệu mắc bệnh như ngứa, nổi mụn nước, phát ban, sốt,… Mẹ bầu cần chú ý sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời khi có các dấu hiệu hướng tới bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bà mẹ và cả thai nhi, tránh được các biến chứng không mong muốn.

Mẹ bầu cần đến bác sĩ để khám khi bị thủy đậu

Khi được chẩn đoán mắc thủy đậu. Việc đầu tiên cần làm là phải tránh tiếp xúc hoặc dùng các biện pháp phòng tránh đối với những người xung quanh để tránh lây lan virus. Sau đó bà bầu cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị sớm.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu dùng thuốc kháng virus là acyclovir để tiêu diệt virus VZV. Đồng thời cần nghỉ ngơi, ăn uống nhiều để bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng của cơ thể. Không nên gãi nhiều vì có thể gây vỡ các bọng nước dễ lây lan và để lại sẹo xấu hoặc gây nhiễm trùng. Không gian sống cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ và thoáng khí, vật dụng cá nhân phải dùng riêng để tránh lây nhiễm.

Trường hợp nặng khi bà bầu không phát hiện và chữa trị kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi thì phải xử lý theo phác đồ y học. Có thể phải bỏ thai hoặc lấy thai ra khi thai bị sảy hoặc chết lưu.

Làm sao để mẹ bầu có thể phòng tránh thủy đậu?

Trong lúc mang thai, mẹ bầu không nên tiếp xúc với quá nhiều người ở những nơi không cần thiết. Nên tiêm vacxin phòng uốn ván trước khi mang thai là tốt nhất, hoặc trong các tháng đầu của thai kỳ khi chưa bị thủy đậu. Tiêm vacxin là các phòng bệnh hữu hiệu và giá trị nhất.

Tiêm vacxin là một trong những cách giúp mẹ bầu phòng tránh thủy đậu

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như nổi mụn nước, ngứa, sốt, phát ban,… phải đưa mẹ bầu tới bác sĩ để khám và xử trí kịp thời.

Như vậy bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bản chất thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên bất cứ bệnh lý gì khi mang thai cũng nguy hiểm vì nếu không xử trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Bất cứ bệnh lý gì khi mang thai cũng nguy hiểm vì nếu không xử trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nhưng mức độ nguy hại của thủy đậu còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh cũng như cách xử trí của từng mẹ bầu.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé

Khi các mẹ mắc thủy đậu trong lúc mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể kháng lại virus gây bệnh. Các kháng thể này có thể truyền sang thai nhi theo đường máu qua rau thai. Vì vậy nếu mẹ bầu bị thủy đậu vào những tuần đầu mang thai thì kháng thể của thai nhi càng nhiều, nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh thấp. Ngược lại nếu bà bầu mắc thủy đậu vào những tuần cuối thì lượng kháng thể truyền cho thai nhi ít, nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh cao hơn nhiều.

Ngoài việc truyền bệnh sang con như trên thì thủy đậu cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu lên mẹ như ngứa ngáy khó chịu, có thể bị sốt, ăn uống kém, vệ sinh cơ thể khó khăn. Tác hại nguy hiểm nhất mà thủy đậu gây ra khi mang thai là có thể gây sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Cách Chăm Sóc Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Tiên

Mang thai trong vài tuần đầu tiên là thời khắc rất quan trọng để hình thành các bộ phận cho em bé. Vì vậy, những thông tin sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với mọi người cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu tiên.

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cần phải có tính hợp lý, khoa học để giúp mẹ khởi động một thai kỳ khỏe mạnh để tránh không mắc vào các sai lầm đáng tiếc.

Cách chăm sóc mẹ bầu mà bạn nên biết

Nuôi dưỡng thai kỳ bằng chế độ ăn lành mạnh

Dinh dưỡng là bắt nguồn cho một cơ thể khỏe mạnh, một thai kỳ suôn sẻ, đây cũng là bước đầu tiên cần lưu ý trong cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi chưa lớn nên mẹ chưa cần chú ý đến số lượng mà hãy đảm bảo về chất lượng của bữa ăn.

Các mẹ cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng như bột đường, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, canxi để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, các thực phẩm giàu sắt để tạo máu, axit folic hoặc vitamin B8 để giảm dị tật ống thần kinh xảy ra trong quá trình hình thành các bộ phận của bé.

Chăm sóc giấc ngủ cho mẹ bầu 3 tháng

Trong những cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thì giấc ngủ là phần rất quan trọng, chính vì vậy các mẹ cần phải chú ý đi ngủ sớm, hạn chế ăn no vào ban đêm để không bị mất ngủ.

Ngoài ra, mẹ bầu phải ngủ đúng tư thế, luyện tập thể dục đều đặn để giảm stress, đi bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, giấc trưa cần phải ngủ vừa phải, không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì sẽ làm mẹ khó ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để khỏe mạnh hơn

Ngay từ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ nên thay đổi những thói quen có hại như uống nhiều trà, cà phê, làm quá nhiều việc, đi đến những nơi đông người vì nơi đây có rất nhiều mầm bệnh khác nhau và thức khuya, vì thai nhi cũng sẽ kế thừa tật xấu này ngay sau khi chào đời.

Hãy tập luyện những động tác thể dục dành riêng cho mẹ bầu để cả mẹ và bé cùng khỏe, chống lại các bệnh lặt vặt trong thai kỳ.