Bạn đang xem bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
4039
Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi, mẹ nên hết sức cẩn thận
Nhiều mẹ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, do chủ quan mà để con bị chết lưu. Mặc dù đã cảnh báo nhiều lần từ bác sĩ, trường hợp thai nhi chết lưu do mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn diễn ra hằng năm. Mẹ nên hết sức cẩn thận, theo dõi thai kỳ thường xuyên để bé cưng được chào đời khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, người mẹ khi đã quyết định sinh mổ ngay từ đầu, đều có quan niệm rằng đã sinh mổ thì ăn cho thật nhiều chất bổ, tẩm bổ cho em bé nặng ký để sinh con ra cho tròn trịa, bụ bẫm. Tuy nhiên nếu mẹ và con cùng tăng cân nhanh trong thời gian mang thai, dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó em bé có thể bị béo phì, tiểu đường và trường hợp xấu nhất là thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi lọt lòng mẹ được vài giờ.
Mất con vì mẹ quá tẩm bổ TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM) kể: Một sản phụ vào phòng khám, chị mang thai đến tháng thứ sáu: một đứa con trai. Nhìn chung chị không có vẻ gì là bệnh tật cả, chỉ có cân nặng tăng quá nhanh, trong 3 tháng đã tăng hơn 15 kg và chị than phiền với chúng tôi: Tại sao nước tiểu bị kiến bu? Kết quả thử nghiệm cho thấy chị bị tiểu đường, và con chị đang có dấu hiện nguy hiểm, và chúng tôi phải đưa ra biện pháp can thiệp để cứu đứa bé. Không may mắn như sản phụ trên, trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội khi mang bầu đứa con thứ 3, do quá tẩm bổ, chị đã mất con khi ngày sinh cận kề. Trước đó, chị Thanh đã sinh được hai cô con gái. Nhưng do gia đình mong muốn sinh thêm một đứa bé trai, nên khi hai con gái đã lớn, vợ chồng chị quyết định để bầu lần nữa. Chị Thanh tâm sự để sinh được đứa con lần này, vợ chồng chị đã rất khó khăn, con cầu, con cúng nên chị cẩn thận giữ gìn. Suốt thời gian mang thai, chị Thanh không làm việc gì, nghỉ hẳn ở nhà để dưỡng thai. Ngày nào, chồng chị cũng mua những đồ ăn thức uống giàu chất bổ mang về cho vợ. Nhất là khi biết đó là con trai, nhà chị nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Vì thế, thai kỳ chị Thanh tăng cân nhanh chóng. Từ 53 kg chị tăng lên hơn 70 kg. Chị đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thấy con to nên càng thích. Chị xác định sinh mổ nên ăn thật nhiều để cho con to và khỏe. Nhưng đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Chị Thanh bắt đầu mệt mỏi hơn, chán ăn và đi tiểu rất nhiều lần/ngày. Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị tiểu đường thai kỳ nặng khi đường huyết lúc đói đã lên tới 12 mmol/l. Bác sĩ khuyên chị Thanh phải nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, được 3 ngày chị lại xin về nhà vì ở viện chật chội, mùi khai từ nhà vệ sinh khiến chị không ngủ. Chị Thanh kiêng ăn hơn nhưng đường huyết trong máu vẫn cao. Được 5 ngày, chị Thanh thấy bỗng dưng thai không còn đạp trong bụng. Nửa đêm vợ chồng chị vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ siêu âm thấy không còn tim thai. Bác sĩ chẩn đoán thai chết lưu phải kích thích đẻ để chị đẻ tự nhiên. Mất con vì chủ quan tiểu đường thai kỳ, chị Thanh ân hận vô cùng. Có lúc, chị tự trách mình đã hại con. Chồng chị cũng sinh ra chán nản vì vợ chồng chị khao khát có được mụn con trai. Đến ngày con sắp bồng bế trên tay thì lại chết lưu vì mẹ tẩm bổ quá kỹ. Trường hợp của gia đình chị Hoàng Hồng Ngát ở tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình còn đau xót hơn. Chị Ngát sinh được bé gái bụ bẫm nặng 4,2 kg bằng phương pháp sinh mổ. Khi sinh ra, bé khỏe mạnh khóc to nhưng chỉ vài tiếng sau người bé tím tái và đưa lên cấp cứu nhưng không qua được vì bé bị hạ đường huyết sơ sinh. Trước đó, chị Ngát bị tiểu đường thai kỳ nhưng vì muốn con to, thương con nên chị không chịu ổn định đường huyết. Lúc sinh ra, đứa trẻ bị hạ đường huyết cấp và tử vong. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi, mẹ nên hết sức cẩn thận Giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyễn Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của tiểu đường, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn rất nhiều, do thai nhi có trọng lượng phần thân trên khá lớn. Những bé có mẹ bị tiểu đường khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, hô hấp hay dễ bị hạ đường huyết cao hơn. Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường trong thai kỳ có tầm quan trọng rất lớn với cả người mẹ và bào thai. Một khi phát hiện, chỉ cần tiết chế ăn uống hoặc sử dụng insulin, theo dõi kỹ tình trạng người mẹ cũng như sự phát triển bào thai trước khi sinh thì có thể làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và cho con. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ – Ăn sáng đầy đủ: Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. – Ăn nhiều chất xơ: Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. – Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng. – Cắt giảm những thực phấm chứa chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt… – Đừng bỏ bữa: Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Mẹ có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa. – Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của mẹ. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường. – Cuối cùng, mẹ cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ sản khoa nhiều kinh nghiệm.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN LƯU Ý
12 ĐIỀU MẸ KIÊNG CỮ KHI MANG THAI
Nguồn bài viết: webtretho
Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Xoài Xanh Được Không?Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Xoài Xanh Được Không?
1. Những lợi ích sức khỏe của quả xoài
Xoài là loại trái cây nhiệt đới vô cùng quen thuộc với mọi người. Nhờ hương vị thơm ngon và những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mà xoài được rất nhiều người yêu thích.
Giá trị dinh dưỡng trong quả xoài
Xoài chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của con người. Giá trị dinh dưỡng trong 1 cốc xoài khoảng 165g là:
25g carbohydrate
25% nhu cầu vitamin A trong cơ thể
75% nhu cầu vitamin C trong cơ thể
Một lượng lớn các loại vitamin như B, E, K, kali, magie, folate, phốt pho,…
Gần như không có natri
Xoài xanh thường nhiều vitamin C và ít vitamin A hơn.
Những lợi ích sức khỏe của quả xoài
Tăng cường thị lực
Xoài rất giàu vitamin A, cùng các chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein rất tốt cho mắt. Chúng giúp bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím và các loại ánh sáng năng lượng cao khác.
Bảo vệ tim mạch
Xoài rất giàu chất xơ, nên giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong xoài cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng chống bệnh táo bón.
Cải thiện trí nhớ
Vitamin B trong xoài giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, ngăn ngừa bệnh alzheimer, rất tốt cho não bộ của mọi người.
Phòng chống bệnh ung thư
Pectin hòa tan trong xoài có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, xoài cũng giàu vitamin C giúp chống lại các chất oxy hóa gây hại cho tế bào, giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư.
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Xoài tươi rất giàu axit folic, giúp các mẹ bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, xoài còn chứa rất nhiều loại khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Hỗ trợ giảm cân
Xoài là một sự lựa chọn rất tốt cho việc giảm cân. Bởi vì nó có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát sự thèm ăn, giảm hàm lượng đường glucose và cholesterol trong máu. Đó là lý do tại sao những người giảm cân thường ăn xoài.
Làm đẹp da
Ăn xoài cũng giúp làn da của chúng ta trẻ đẹp hơn bởi lẽ vitamin C trong xoài hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen, giúp trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin trong xoài giúp bảo vệ làn da của chúng ta khỏi các tia cực tím.
2. Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
Những người mắc bệnh tiểu đường thường rất cẩn trọng chế độ dinh dưỡng của mình để không làm tăng hàm lượng đường trong máu. Mặc dù chỉ số đường của xoài cao hơn so với những loại trái cây nhiệt đới khác, nhưng nó không đồng nghĩa với việc người mắc tiểu đường không được ăn xoài. Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều loại trái cây có lượng đường hoặc carbohydrate thấp và vẫn có thể ăn một lượng vừa đủ các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate cao hơn.
Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn xoài xanh được không?
Xoài chứa cả glucose và fructose, tuy nhiên chỉ số này khá thấp lượng đường trong máu tăng không nhanh sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, chất xơ trong xoài còn giúp người bệnh mắc tiểu đường giảm cân và có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn xoài trước 5 giờ chiều, ăn xoài theo miếng nhằm kiểm soát tốt liều lượng, không nên uống nước ép xoài cũng như xoài sấy.
Với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, thì không nên ăn xoài hàng ngày. Bởi lẽ nếu ăn quá nhiều, hàm lượng đường và calo trong cơ thể người bệnh sẽ tăng rất nhanh, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mất trí nhớ, cũng như đột quỵ.
Bệnh tiểu đường có ăn xoài chín được không?
Xoài chín có hàm lượng đường cao hơn xoài xanh vì vậy người bệnh mắc tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận khi ăn xoài chín. Để không làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, bạn chỉ nên ăn xoài chín vừa, vẫn còn hơi xanh, chứ không nên ăn những quả xoài chín quá.
So với các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate cao, nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn thì xoài tốt hơn nhiều. Bởi lẽ chất xơ, chất béo và protein trong xoài giúp làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu.
3. Khẩu phần xoài bệnh tiểu đường nên ăn?
Người bệnh mắc tiểu đường nên ăn lượng trái cây chứa khoảng 15g carbohydrate, tương đương ½ cốc xoài. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của từng người khác nhau mà khẩu phần xoài của mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Điều thú vị là có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng xoài có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường và có khả năng điều trị bệnh tiền tiểu đường.
4. Xoài tốt cho người bệnh tiểu đường?
Ngoài các dưỡng chất kể ở trên, thì xoài còn chứa mangiferin giúp chống viêm, chống virus, giảm hàm lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ và hỗ trợ các thành mạch. Bên cạnh đó, xoài còn chứa hợp chất quercetin, giúp ức chế quá trình hoạt động của PPAR – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể.
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất mangiferin trong xoài còn tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa đường trong máu, giúp ngăn ngừa các chất béo tích tụ ở trong gan.
Hơn nữa, vitamin C trong xoài còn có thể làm giảm mức độ gây hại của các gốc tự do. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, tổn thương thận, và tổn thương mạch máu.
Không chỉ vậy, xoài còn rất giàu vitamin A, giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch và tuyến giáp. Đây chính là những lợi ích tuyệt vời mà người mắc bệnh tiểu đường nên quan tâm.
5. Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường?
Một số bài thuốc dân gian thường sử dụng lá xoài non nhằm ổn định hàm lượng insulin và điều chỉnh đường huyết trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất anthocyanins trong lá xoài non còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường thông dụng nhất là:
Bước 1: Ngâm 15 lá xoài non trong 250ml, sau đó đun sôi trong vòng 15 phút.
Bước 2: Lọc lấy nước, rồi để qua đêm.
Bước 3: Uống vào sáng ngày hôm sau.
Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì, Tiểu Đường Thai Kỳ Kiêng Gì
Hơn 80% bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Vì vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu không nên quá lo lắng, thay vào đó thì nên theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ khuyến cáo. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường như thế nào để vừa không lo tăng đường huyết mà con vẫn tăng cân đúng chuẩn?
Vì sao chế độ ăn của bà bầu bị tiểu đường cần phải đặc biệt?
Đường (glucose) là một trong những nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể sử dụng một hormone có tên là insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành năng lượng. Nhưng khi mang thai các hormone trong thai kỳ sẽ làm giảm tác dụng của insulin, nếu không kiểm soát tốt thì nồng độ đường trong máu của mẹ tăng cao dẫn đến bị tiểu đường thai kỳ.
Có một nghịch lý thế này, những người bị tiểu đường thường rất nhanh đói và đặc biệt rất thích ăn đồ ngọt, vì vậy nếu không kiểm soát được sự thèm ăn nhất là đồ ngọt thì không nồng độ trong máu sẽ tăng cao và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, không phải vậy mà bà bầu kiêng hem quá mức bởi vì nếu không được nhận đủ chất dinh dưỡng có thể hạn chế các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic và các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Em bé của bạn không nhận đủ những khoáng chất này sẽ có nguy cơ di tật, các bệnh lý bẩm sinh hoặc có nguy cơ sinh non.
Nguy hiểm là vậy nhưng tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Đặc biệt dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng giúp bà bầu có thể kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn mà không cần phải dùng thuốc. Theo thống kê, có đến trên 80% bà bầu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường theo chế độ dinh dưỡng.
Mục tiêu của chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
Đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn: cần điều chỉnh từ từ chế độ ăn để tránh không tăng quá nhanh hoặc tụt quá mức đường trong máu.
Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, hạn chế các loại chất béo có hại cho tim mạch.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Chỉ nên tăng khoảng 13 – 15kg trong kỳ mang thai
Ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Bảo vệ sức khỏe, giúp mẹ cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn hợp với bạn là quan điểm mới được nhấn mạnh hiện nay.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để biết bạn đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau mỗi bữa ăn.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để bạn biết cơ thể bạn phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.
Mặc dù vậy, chế độ ăn cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn và kiêng các loại thực phẩm sau:
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lức… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.
Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.
Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:
Đậu
Cá
Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc
Thịt gia cầm
Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)
Chọn chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu là điều cần thiết khi một người đang theo chế độ ăn kiêng tiểu đường thai kỳ.
Tránh thực phẩm có nhiều đường
Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:
Các loại bánh kẹo ngọt
Nước ngọt
Nước ép trái cây có thêm đường
Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt.
Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở ở mức độ vừa phải.
Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột
Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.
Cắt giảm chất béo bão hòa
Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào.
Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.
Tránh thực phẩm chứa đường và carb ẩn
Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm:
Thức ăn nhanh (fastfood)
Đồ uống có cồn. Dù sao bạn vẫn phải tránh uống chúng khi mang thai.
Đồ chiên dầu mỡ.
Trái cây khô: Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
Một số thực phẩm cần kiêng khác:
Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
Da và nội tạng động vật: là những loại thực phẩm người bị bênh tiểu đường thai kỳ cần tránh bởi chúng cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.
Các cách khác để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bao gồm:
Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn, ăn 5-6 bữa một ngày để tránh.
Tránh ăn quá nhiều carb cùng một lúc.
Ăn nhiều carb phức tạp và có nhiều chất xơ.
Kết hợp carbs với protein hoặc chất béo lành mạnh.
Không bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng.
Ăn một bữa sáng giàu chất xơ.
Sử dụng nhiều carbs từ trái cây và rau quả giàu chất xơ. Trái cây và rau quả nguyên chất cũng bổ sung chất xơ, nước và sử dụng nhiều sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn với lượng calo ít hơn.
Hãy lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (whole grain). Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn carbs tốt hơn so với ngũ cốc tinh chế. Các loại ngũ cốc tinh chế đã trải qua quá trình loại bỏ một số bộ phận của hạt, kèm theo đó cũng là loại bỏ một số chất dinh dưỡng và cả chất xơ.
Khi bổ sung từ sữa, hãy lưu ý chọn sữa ít béo, tách béo và không có đường.
Không nên thêm đường vào khẩu phần ăn của bạn, vì bạn biết rồi đấy, bạn đang cố gắng hạ mức đường huyết về ngưỡng an toàn mà lại đi thêm đường vào thức ăn, chẳng khác nào ” đổ thêm dầu vào lửa” cả.
Cuối cùng, có một loại siêu thực phẩm nên ưu tiên tiêu thụ dù là để nạp chất đạm, chất béo hay carb, đó chính là thực phẩm toàn phần, tức là những thực phẩm nằm ở trạng thái tự nhiên nhất, khi chưa được qua chế biến hoặc tinh chế trước khi chúng ta ăn bao gồm hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu; không có thịt hoặc rất ít thịt, các sản phẩm sữa, trứng cũng như thực phẩm tinh chế.
Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,
Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Kiêng Gì Và Ăn Gì Tốt?
Tiểu đường thai kỳ là do kháng insulin.Trong thời kỳ mang thai, các tế bào của bạn kháng insulin nhiều hơn. Đường thường lưu lại trong máu của bạn như một cách để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho em bé của bạn. Nếu tế bào của bạn trở nên quá đề kháng với insulin, thì sẽ có quá nhiều đường lưu lại trong máu của bạn. Điều này gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi biết bạn sẽ tìm hiểu thêm vấn đề tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến trọng lượng khi sinh của con bạn cao hơn. Điều này có thể gây ra sự cố khi sinh con của bạn. Nó cũng có thể gây sinh non hoặc gây vàng da.
Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh tiểu đường khi mang thai từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ. Đôi khi, bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra lại sau đó trong thai kỳ nếu họ cho rằng em bé đang phát triển quá nhanh hoặc quá lớn.
Khi bạn có hiểu biết tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì thì lượng đường và cân nặng được kiểm soát tốt, cơ thể mẹ và thai nhi sẽ mạnh khỏe.
Chế độ ăn như nào là tốt nhất cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ?
Ngoài việc hiểu biết tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì thì vấn đề ăn uống lành mạnh tốt cho mẹ bầu cũng cần quan tâm. Nếu cơ thể có lượng insulin thấp hơn mức cần thiết, điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao. Nếu không được điều trị hoặc quản lý, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề cho mẹ bầu và thai nhi.
Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên làm theo khuyến nghị của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và cố gắng tạo kế hoạch bữa ăn cho riêng mình.
Lượng đường trong máu cao khi mang thai có thể gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi đang lớn. Điều quan trọng là phải theo dõi lượng carbohydrate có trong chế độ ăn uống – bao gồm loại carbohydrate và tần suất tiêu thụ – để giúp quản lý lượng đường trong máu.
Theo dõi carbohydrate trong thực đơn của mẹ bầu. Nó có thể giúp sắp xếp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ có chứa carbohydrate đều trong ngày. Làm điều này có thể làm giảm kích thước của đường huyết sau khi ăn.
– Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn ít nhất ba bữa ăn từ nhỏ đến trung bình và từ hai đến bốn bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
– Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm có chứa carbohydrate cùng một lúc.
– Bữa ăn nên kết hợp carbohydrate với protein hoặc chất béo lành mạnh.
– Tránh bỏ bữa.
– Ăn sáng giàu protein và nhiều chất xơ.
– Chế độ ăn với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
– Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là một yếu tố quan trọng khác trong chế độ ăn tiểu đường thai kỳ.
Chỉ số phân loại thực phẩm có điểm từ 55 trở xuống là GI thấp. Những thực phẩm này rất lý tưởng cho những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu của họ.
Thực phẩm GI thấp nên ăn bao gồm:
– Các loại rau giàu tinh bột gồm đậu Hà Lan và cà rốt.
– Một số trái cây, chẳng hạn như táo, cam, bưởi, đào và lê.
– Đậu: đậu hũ, đậu lăng, đậu xanh.
– Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
Tất cả những thực phẩm có GI thấp này giải phóng đường vào máu từ từ, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng các đồ ăn có chỉ số GI cao.
Tiểu đường thai kỳ các đồ ăn chứa nhiều tinh bột như khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng, mì…).
Tránh các loại đường và carbohydrate ẩn như đồ ăn nhanh, rượu, sốt cà chua…
Tránh lạm dụng nước dừa, nước mía. Nghe các bà, các mẹ, các chị mách là uống nước dừa, nước mía để nước ối trong nên mẹ bầu vô tư tích cực uống nước mía, nước dừa suốt thai kỳ. Vô hình chung mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ mà không hay biết.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Khám thai định kỳ nên là một phần trong thói quen mang thai của bạn. Trong những lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn như một cách để đảm bảo bạn đang tăng trưởng ở tốc độ thích hợp. Bạn nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai sẽ phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!