Bạn đang xem bài viết Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Sao Không, Bà Bầu Mắc Tiêu Chảy Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rate this post
Mang thai bị tiêu chảy có sao không?
Bà bầu bị tiêu chảy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nếu phát hiện sớm bệnh cũng như điều trị sớm và đúng cách. Hầu hết tình trạng tiêu chảy khi mang thai ở các bà bầu đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi bằng cách uống nhiều nước hoặc điện giải, đồng thời cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi là có thể khỏi được.
Trong một số trường hợp bị tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu kéo dài và chuyển biến nặng có thể gây khiến cho cơ thể bị mất nước làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như thai nhi đang trong bụng.
Một số chuyên gia bác sĩ cho rằng tình trạng bệnh này ở phụ nữ đang mang thai sẽ nặng hơn khi sức đề kháng của cơ thể kém đi và mức độ nguy hiểm tăng cao hơn. Khi bị bệnh sẽ gây ra nhiều cơ đau ở vùng ổ bụng làm kích ứng tử cung co bóp và đe dọa tới sự an toàn của thai nhi trong bụng.
Nguy hiểm hơn khi cơ thể mẹ bầu mệt mỏi dẫn tới kém ăn khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, kém phát triển và có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh đang mang thai bà bầu cần phải điều trị kịp thời tránh trường hợp để lâu không điều trị sẽ phải sử dụng tới nhiều thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy điều này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật khi sinh ra.
Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai?
Mặc dù dấu hiệu này ít khi được nhắc tới nhưng tình trạng tiêu chảy có thể là dấu hiệu của mang thai sớm và xuất hiện trước khi mất chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện trước các dấu hiệu của thai nhi như ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.
Tình trạng bệnh trong thời kỳ đầu của thai kỳ cơ thể là do nguyên nhân rối loạn tiêu hóa hoặc một vài vấn đề về dạ dày. Các nguyên nhân xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.
Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Thông thường dấu hiệu mang thai sớm được nhiều phụ nữ mắc phải là xu hướng đi tiểu nhiều lần hơn so với lúc trước.
Chính vì vậy, khi bà bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà chưa xuất hiện các dấu hiệu mang thai như ốm nghén, buồn nôn hoặc đau bụng thì cần phải đến trung tâm y tế để khám và được bác sĩ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị sớm. Tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các thời điểm bà bầu hay bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu bị mắc tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới như:
Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Việc bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu tiên sau khi phôi đã bám vào trong tử cung sẽ làm cho cơ thể phụ nữ thay đổi đặc biệt là thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Khi mang thai nồng độ hormone Progesterone tăng cao điều này khiến cho cơ thể phụ nữ bị suy yếu các cơ trơn ở đường tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới nhu động của ruột. Khi tình trạng diễn ra một cách nhanh có thể dẫn tới sảy thai sớm, vì vậy bà bầu cần phải đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Phụ nữ khi mang thai mấy tháng đầu thường có nhu cầu ăn uống tăng nên, thói quen này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy trong giai đoạn thai kỳ sớm.
Không bổ sung lượng lactose
Trong quá trình mang thai đầu một số phụ nữ thường bổ sung nhiều sản phẩm như kem, sữa và bánh ngọt, điều này có thể khiến cho lượng đường tăng một cách đột ngột dẫn tới tình trạng không dung nạp lượng lactose. Điều này sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ bị bệnh ngay chỉ trong một vài ngày.
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Thông thường tình trạng tiêu chảy khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu khi cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Khi bị bệnh ở tháng cuối thai kỳ các bà mẹ cần phải cẩn thận vì chỉ một số tác động nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang phát triển trong bụng.
Tình trạng bệnh ở tháng cuối khiến cho cơ thể người mẹ bị mất lượng nước nhiều, lượng này này thường có ở trong nhau thai và trong túi ối. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như suy dinh dưỡng, giảm sự phát triển trí não của trẻ.
Vì vậy, Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối cực kỳ nguy hiểm, bà bầu cần phải phát hiện sớm và điều trị nhanh tránh các biến chứng là ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Mang thai bị tiêu chảy phải làm sao?
Để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của bệnh khi mang thai, các bà bầu cần phải phát hiện sớm bệnh và đến trung tâm y tế để được khám và có hướng điều trị sớm.
Cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa. Khi bị tiêu chảy bà bầu nên bổ sung cho cơ thể một lượng nước và khoáng chất vừa đủ để bù lại lượng nước đã mất do bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng những loại thuốc để bù lại lượng nước đã mất dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt, bà bầu cũng cần bổ sung những loại thực phẩm tốt đối với hệ thống tiêu hóa. Đồng thời cần phải hạn chế những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nhuận tràng.
Không nên bổ sung nước thông qua các loại nước ngọt và đồ uống có ga cho cơ thể. Cách tốt nhất là bổ sung nước bằng những loại thức ăn dạng lỏng để giúp tiêu hóa ổn định trở lại.
Bà Bầu Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không
– Mẹ bầu bị tiêu chảy là chuyện “thường ngày ở huyện”, hầu như chị em nào khi có thai cũng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không đúng cách, không vệ sinh hoặc cũng có thể là do không hợp với loại sữa bầu đang uống, cũng có thể là do uống viên sắt bổ sung,…
Giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai rất dễ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau
– Sức đề kháng của bà bầu thường là yếu hơn so với bình thường, cơ thể cũng nhạy cảm hơn hẳn vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Không phải thích ăn gì là ăn, ăn nhiều mấy cũng được, và cũng có những loại thực phẩm không thích ăn nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi. Việc ăn uống cho đúng các, phù hợp là điều rất quan trọng để đảm bảo cho bà bầu không bị tiêu chảy.
– Thức ăn là nguyên nhân chính, ngoài ra còn có thể là do nguồn nước mà các mẹ bầu sử dụng đang bị ô nhiễm. Nhưng cũng có thể là do bổ sung những thực phẩm hoặc sữa có những chất mà cơ thể không dung nạp gây nên tình trạng tiêu chảy.Ví dụ như một số chị em khi mang thai lại dị ứng với sữa tươi, cứ uống vào là bị tiêu chảy. Hoặc có một số loại sữa bầu không phù hợp như chứa quá nhiều sắt cơ thể không dung nạp hết nên cũng gây nên tiêu chảy.
– Thường thì các mẹ bầu sẽ bỏ qua việc mình bị tiêu chảy vì nghĩ chỉ đơn giản là do ăn thứ gì đó không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa khi mang thai thì việc uống thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mà không chị em nào lưu tâm đến vấn đề này, không đến bác sĩ khám thậm chí không điều trị, hoặc tự ý mua thuốc về uống. Việc này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
– Nên đi khám ngay nếu bị tiêu chảy khi đang mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
– Các dấu hiệu thường gặp khi bị tiêu chảy như nôn, khát nước, lạnh, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng và đi cầu liên tục, phân lỏng có mùi chua, có khi chỉ đi ra toàn nước,… Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày tùy từng trường hợp. Nếu như không điều trị kịp thời thì sẽ cực kỳ mệt mỏi, cơ thể mất nước và dần dần cơ thể sẽ mất sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và bị các bệnh khác nữa.
– Nếu bị tiêu chảy ở giai đoạn cuối thai kỳ, kéo dài và kèm theo những triệu chứng như nôn liên tục, đi ngoài nhiều thì cần đến bệnh viện ngay vì giai đoạn cuối có thể sẽ dễ bị sinh non gây nguy hiểm. Ngoài ra thì khi mẹ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, có thể là chậm phát triển, suy dinh dưỡng,…
– Tuy nhiên khi bị tiêu chảy lúc có thai thì không nên tự ý mua thuốc về uống và điều trị tại nhà. Mặc khác các loại kháng sinh có thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mà có thể áp dụng một số cách chữa trị dân gian thay vì tự ý mua thuốc uống.
+ Gừng chữa tiêu chảy: Đun 100 gr gừng với 5g chè khô cùng với 800 gr nước sôi lên và cạn lại cho đến khi còn khoảng 2/3. Cho thêm 15 gr dấm gạo vào rồi chia thành 3 lần uống trong ngày. Nếu áp dụng cách này thì sau 1 đến 2 liều sẽ khỏi tiêu chảy.
+Búp ổi: Tìm búp ổi sau đó rửa sạch rồi nhai với muối hạt, theo kinh nghiệm dân gian thì nam nhai 7 ngọn, nữ nhai 9 ngọn. Có thể sẽ cầm tiêu chảy ngay sau khi ăn, tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng với bệnh tiêu chảy nhẹ do bị lạnh bụng.
Nhai búp ổi non với muối sống có thể trị được tiêu chảy hiệu quả
+ Lá mơ và trứng gà: Lá mơ lông là loại lá được dân gian từ xưa nay dùng để trị kiết lỵ và tiêu chảy rất hiệu quả. Dùng 100 gr lá mơ đã rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát cùng với một quả trứng, thêm vào chút muối (cho dễ ăn) sau đó trộn thật đều. Đem hỗn hợp này cho hấp cách thủy rồi ăn, mỗi ngày ăn từ 3 đến 4 lần và liên tục trong khoảng 3 ngày để ổn định đường ruột. Không nên chiên vì khi bị tiêu chảy cần kiêng chất béo.
– Ngoài ra khi bị tiêu chảy thì mẹ bầu nên uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất. Nhưng tốt nhất vẫn nên uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra nếu đang uống các loại sữa thì nên tạm dừng để theo dõi xem có phải nguyên nhân là do sữa hay không. Nếu là do loại sữa đang uống thì sau khi hết bị tiêu chảy nên đổi sang loại sữa khác không có thành phần lactose hoặc uống sữa đậu nành nguyên chất.
Uống Sữa Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao, Có Nên Uống Tiếp Không?
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do mẹ uống không đúng cách, đúng buổi hoặc uống quá nhiều,…để hạn chế tình trạng này mẹ có thể pha theo công thức chỉ định, không uống sữa sau khi đã ăn trái cây chua và những kinh nghiệm uống sữa bầu không bị ngán, không bị đầy bụng, tiêu chảy được chia sẻ bên dưới. Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa bầu từ khi nào? Theo…
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do mẹ uống không đúng cách, đúng buổi hoặc uống quá nhiều,…để hạn chế tình trạng này mẹ có thể pha theo công thức chỉ định, không uống sữa sau khi đã ăn trái cây chua và những kinh nghiệm uống sữa bầu không bị ngán, không bị đầy bụng, tiêu chảy được chia sẻ bên dưới.
Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa bầu từ khi nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống sữa trước khi thụ thai 3 tháng.
Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Dù vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu.
Tại sao sữa bà bầu có thể gây đầy bụng, tiêu chảy khi uống?
Uống sữa bà bầu bị đầy bụng là hiện tượng mà các mẹ rất hay gặp phải khi sử dụng sữa bầu. Vậy nguyên nhân là do đâu, có nhiều người gặp hiện tượng này hay không, và làm sao để hết đau bụng, hoặc buồn nôn khi uống sữa bà bầu?
Các mẹ đang bị rối loạn tiêu hóa do tâm lý lo lắng, hoặc do cố gắng ăn và uống quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Điều này sẽ khiến cho việc hấp thụ và tiêu hóa khi uống thêm sữa bầu là vô cùng khó khăn.
Các mẹ uống sữa bầu không đúng thời điểm và không đúng cách.
Có thể do các mẹ hiện đang có sử dụng một số loại thuốc, sữa ngăn cản sự hấp thụ của thuốc cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Uống quá nhiều sữa bầu so với nhu cầu thực tế của mẹ và bé.
Các tác động của tâm lý sợ uống sữa bầu cũng gây khó tiêu hóa, làm dạ dày không tiết acid giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Uống sữa bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Uống sữa bà bầu đôi khi lại bị đầy bụng. Ngoài ra, còn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng đau bụng, bị tiêu chảy khi uống sữa bà bầu này? Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích mẹ bầu tham khảo nhé:
Tạo tâm lý thoải mái, không quá lo lắng vì uống quá ít sữa.
Không lạm dụng, uống quá nhiều so với nhu cầu.
Không pha quá đặc, hãy pha theo công thức của nhà sản xuất.
Không ăn uống các chất nhiều acid trước và khi uống sữa 1 tiếng cái này có thể gây hiện tượng tiêu chảy nếu quá nhiều acid.
Không uống sữa kèm thêm đường hoặc socola vì sẽ gây quá hàm lượng cần thiết.
Uống thuốc trước hoặc sau uống sữa 1 giờ.
Khi mang thai có nhất thiết phải uống sữa bầu không?
Uống sữa bầu là một trong những vấn đề đau đầu nhất của các mẹ khi mang thai vì lúc thai nghén, các mẹ thường rất sợ vị sữa, ngoài ra còn không biết nên uống thế nào tốt, thế nào là đủ.
Vậy nên, nếu uống sữa bà bầu bị đầy bụng hoặc đau bụng, buồn nôn thì các mẹ cần đọc kỹ lại bài viết này, nếu tình trạng này kéo dài các mẹ nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.
Cách uống sữa bầu không bị ngán?
Trước khi uống sữa bầu, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa.
Thông thường, trên bao bì sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla… không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy… Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.
Kinh nghiệm chọn loại sữa bầu thích hợp?
Những năm gần đây, trên thị trường sữa bà bầu xuất hiện rất nhiều loại khác nhau, đáng chú ý là dòng sữa bầu nhập khẩu đang tràn vào nước ta một cách chóng mặt. Nếu bạn không chọn được loại sữa hợp với mình và hợp với bé thì quả thực là nan giải.
Thực tế, sữa bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ chắc chắn là tốt nhất cho phụ nữ mang thai, chỉ khác nhau về hãng sản xuất (nhãn mác, mùi vị, giá cả…) chứ rất khó để phân định sữa nào có chất lượng tốt hơn.
Vấn đề ở chỗ, khi lựa chọn, bạn nên để ý nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sữa xem nó có phải là sữa giả, sữa kém chất lượng hay sữa “quá đát” hay không.
Để hạn chế mua phải sữa bầu kém chất lượng mẹ bầu có thể lựa chọn các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neosure, Anmum Materna, dòng sữa Ensure, Friso Gold Mum, sữa Nuti Enplus…
Nếu không thích sữa bột hoặc cơ thể không hấp thụ được loại sữa này, bạn có thể chuyển sang uống sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành đi kèm với việc bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc, hoa quả… nhằm đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ
uống sữa enfamama bị tiêu chảy
cách uống sữa không bị tiêu chảy
uống sữa bầu bị đau bụng tiêu chảy
uống sữa bầu bị tiêu chảy phải làm sao
uống sữa bầu bị đầy bụng
Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Similac Bị Tiêu Chảy Thì Phải Làm Sao?
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
– Thông thường trẻ sơ sinh một ngày có thể đi ngoài 7 – 10 lần. Nếu bé đi ngoài nhiều hơn bình thường thì mẹ cần theo dõi.
– Bé uống sữa ngoài đi phân sẽ nặng mùi hơn, phân có màu vàng cho tới màu rám và có độ rắn tương đương với bơ lạc .
– Triệu chứng bất thường khi phân bé loãng như nước hoặc hơi trắng giống đất sét, đôi khi có sủi bọt hoặc phân có lẫn máu.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa
– Lí do đầu tiên mà mẹ cần quan tâm là quá trình pha sữa của mẹ có đảm bảo vệ sinh chưa, có đúng quy trình pha sữa không.
– Nguyên nhân gây tiêu chảy cũng có thể là do trẻ bất dung nạp với đường lactase. Mẹ nên tìm loại sữa có lactase cho trẻ uống để cung cấp cho cơ thể trẻ .
– Sữa đã mở nắp quá thời hạn quy định, sữa bị vón cục hoặc mất đi tính chất ban đầu. Lúc này trẻ uống vào rất nguy hiểm.
– Không phải hệ tiêu hóa của bé nào cũng giống nhau, có bé uống hợp thì phát triển rất tốt nhưng có bé lại bị tiêu chảy khi uống chính loại sữa đó.
– Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên dễ bị tiêu chảy khi uống sữa ngoài, cần có thời gian để trẻ thích nghi với sữa.
Các nguyên nhân khách quan thì không thể tránh được, nhưng có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé lại là từ việc chủ quan của người lớn. Hãy hết sức cẩn thận để hạn chế tối đa nguy cơ tiêu chảy của con.
Cách khắc phục khi trẻ uống sữa Similac bị tiêu chảy
Điều đầu tiên là các mẹ cần rà sát lại quy trình pha sữa của mình có vướng ở quy trình nào không? Các dụng cụ để pha sữa cũng như là cách pha sữa đã hợp vệ sinh chưa? Bên cạnh đó là hạn sử dụng của sữa tính từ khi mở nắp cho đến ngày dùng.
Nếu như mọi quy trình pha sữa đều đúng quy trình và an toàn vệ sinh mà trẻ vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên cho trẻ ngừng uống sữa vì rất có thể sữa đó không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé mà thay vào đó mẹ nên đổi sữa để phù hợp với hệ tiêu hóa của bé hơn.
Ở trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên bé rất dễ bị đau bụng khi uống sữa ngoài. Tuy nhiên sau vài ngày thì hệ tiêu hóa của bé dầm thích nghi với loại sữa đó nhưng nếu sau 5 – 7 ngày mà tình trạng tiêu chảy vẫn không có xu hướng giảm thì mẹ nên thay hãng sữa khác cho con.
Điều quan trọng là mẹ nên cho bé uống nhiều nước để giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn sự mất nước trong cơ thể bé. Bạn có thể cho bé uống dung dịch điện giải oresol một vài lần một giờ để bù nước cho bé. Vì trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ.
Không nên cho bé uống các loại nước ép trái cây, nước ngọt có ga vì sẽ làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. Mẹ nên duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, vitamin, chất sơ và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Nếu bé tiêu chảy mà không có dấu hiệu giảm, đi phân ra máu, đau bụng dữ dội kèm sốt cao, nôn ói thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viên để bác sĩ can thiệp kịp thời tránh tình trạng để quá lâu trẻ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Không cho bé tự tiện uống các loại thuốc chống tiêu chảy khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là một điều đáng quý. Nhưng không phải người mẹ nào cũng rảnh tay chỉ chăm chăm mỗi việc nuôi dạy con, nên phải cho bé bú ngoài. Hơn nữa các bé lớn cần thêm nguồn dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Vậy thì bạn có thể cho trẻ uống sữa ngoài như Similac, nhưng phải chú ý những điều sau:
– Mẹ phải rửa tay sạch sẽ cũng như các dụng cụ pha sữa cho bé để hạn chế lượng vi khuẩn lây lan qua sữa.
– Không hâm nóng bình sữa trong lò vi sóng vì làm như vậy sữa sẽ nóng không đều dễ gây bỏng miệng bé.
– Không pha sữa với bất kì thứ gì bởi nó có thể gây nhiễm độc cho bé nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
– Nếu bé bú không hết sữa đã pha thì mẹ nên bỏ đi chứ không nên cho trẻ dùng lại vì sữa để lâu rất dễ bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy cho trẻ.
– Không nên ép trẻ uống hết lượng sữa đã pha.
– Tránh việc trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy sẽ mất đi tính cân bằng của mỗi loại sữa.
– Không nên sử dụng sữa đã mở hộp để quá lâu sữa bị vón cục làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.
– Không nên pha sữa bằng nước sôi vì lúc này sữa rất dễ bị vón cục và mất hết chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần pha sữa cho bé bằng nước sôi để ấm, không được dùng nước lạnh, nước giếng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Sao Không, Bà Bầu Mắc Tiêu Chảy Phải Làm Sao? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!