Xu Hướng 3/2023 # Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh – Ngon – Bổ Trong 3 Ngày # Top 8 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh – Ngon – Bổ Trong 3 Ngày # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh – Ngon – Bổ Trong 3 Ngày được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần bổ sung thực phẩm nào?

Phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có nguy cơ thiếu máu rất cao. Khi mang thai, nhu cầu sắt còn tăng lên gấp đôi nhằm cung cấp cho bào thai phát triển. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp khoảng 30mg sắt/ngày. Nếu không đủ hàm lượng tiêu chuẩn trên bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi. 

Đối với các mẹ bầu được xác định thiếu máu do lượng sắt ít sẽ được chỉ định bổ sung 50 – 100mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua viên uống sắt và thực phẩm giàu chất sắt. 

Vậy thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, đó là những loại nào? 

Bà bầu thiếu máu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt có màu đỏ đậm (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..); Tim, gan; Cá, nghêu, hàu, sò ốc, chai; Lòng đỏ trứng; Các loại đậu, ngũ cốc; Các loại rau màu xanh đậm (súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xanh, mồng tơi, tần ô,…) và trái cây khô.

Trong đó sắt từ động vật hấp thu tốt hơn sắt từ thực vật. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ bầu chỉ ăn thực phẩm từ động vật mà phải kết hợp cả 2. 

Bên cạnh việc bổ sung sắt thì mẹ nên bổ sung axit folic và vitamin C để việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình tạo máu tốt hơn. 

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 3 ngày

Lưu ý: Tùy theo nhu cầu và mức ăn của mẹ mà lượng cơm ăn của mỗi người là khác nhau.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 1

Bữa sáng: Cháo bột yến mạch

Mẹ có thể ăn một bát cháo bột yến mạch giá thành khá cao nhưng sử dụng nhanh, tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày. Mỗi sáng chỉ cần 2, 3 thìa bột yến mạch pha với nước sôi mẹ đã có bữa sáng đầy dinh dưỡng, đảm bảo một phần hàm lượng chất sắt cho cơ thể. 

Bữa phụ buổi sáng có thể ăn thêm 1 quả chuối hoặc kiwi, đu đủ,…

Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, canh cá chép

Thịt bò (50 – 60gr)

Súp lơ xanh 1 cây

Cá (70 – 100gr)

300 – 500gr trái cây

Các mẹ đều biết thịt bò và súp lơ là 2 thực phẩm giàu chất sắt nên có trong bữa chính. Cá là nguồn cung cấp nguồn omega 3  giúp phát triển trí não cho trẻ.

Bữa phụ trong thực đơn cho bà bầu thiếu máu có thể ăn vặt bằng các loại hạt hay trái cây khô cũng khá dồi dào chất sắt.

Bữa tối: Trứng gà luộc, cánh bí đỏ nấu thịt băm

Bữa tối, mẹ có thể ăn uống nhẹ nhàng hơn và đi ngủ sớm:

Trứng gà luộc: 2 quả

Canh bí đỏ nấu thịt băm: 1 bát

Trái cây tùy thích: 300 – 500gr

1 ly sữa nóng trước khi ngủ 1 – 2 tiếng.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 2

Bữa sáng: Bún/phở

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn ăn bún hay ăn phở, nếu có thời gian mẹ nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Nếu ăn ngoài thì nên ăn ở các hàng quán sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phở bò, phở gà, bún chả, bún mọc, bún riêu đều có thể ăn và cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể. Tuyệt đối không nên nhịn bữa sáng.

Bữa trưa:

Thịt kho trứng gà/cá kho

Mướp xào/rau muống xào

1 bát canh cua rau đay/cải nấu cá

Bữa xế chiều: Vài miếng cam và hạt khô

Bữa tối 

Thịt bò xào cần tây hoặc hành tây

Rau bí xào tỏi

Rau củ nấu chay/đậu hũ nấu hành

Bữa phụ 1 quả chuối và cốc sữa.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 3

Bữa sáng

Bánh mì kẹp (trứng gà, giò chả, thịt áp,..) 

1 cốc sữa

1 quả táo 

Bữa trưa

Tôm rim

Cá kho

Rau cải thìa hoặc súp lơ xào

1 bát canh mướp hoặc bí xanh

Bữa phụ: 1 cái bánh bao mặn hoặc ngọt + 1 cốc sữa

Bữa tối

Đậu hũ nhồi thịt băm/Cà chua nhồi thịt

Đậu đũa xào/mướp đắng xào trứng

1 bát canh mướp đắng nhồi thịt

Sau khi ăn 1 – 2 tiếng nên uống 1 cốc sinh tố hoa quả và 1 hộp sữa chua.

Nguồn: Mabio.vn

Thiếu Máu Ở Bà Bầu

(25/03/2018)

Thiếu máu là một trong những bệnh thường gặp khi mang thai, với hơn 36,8% mẹ bầu mắc phải. Vậy thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh?

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu?

Thực tế đây là hiện tượng không chỉ gặp ở riêng mẹ bầu, mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể mắc vào một thời điểm nào đó, tuỳ thuộc vào thể trạng cơ thể hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt, tuy nhiên, các bà bầu với nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để bổ sung cho thai nhi sẽ là đối tượng dễ mắc.

Cụ thể là từ tháng thứ 3, nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ bầu giảm do nhu cầu tăng trưởng của bé. Đồng thời, thể tích huyết tương tăng 30% để chuyển dinh dưỡng và oxy từ mẹ nuôi bé nên sẽ dẫn đến nồng độ hồng cầu trong máu giảm, đồng nghĩa với việc máu loãng hơn, dẫn đến thiếu máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thần sắc tái xanh, yếu ớt, dễ bị chóng mặt, khó thở, đặt biệt khi vận động như leo cầu thang.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới nhạt hơn so với bình thường.

Cơ thể yếu và giảm sức đề kháng, từ đó mẹ bầu cũng cảm thấy khó chịu và dễ cáu gắt.

Một số mẹ bầu thiếu máu nặng thích ăn đất sét, cát, phấn… do nhu cầu cơ thể cần được bổ sung, tuy nhiên chính những thứ này lại cản trở

việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn..

Thiếu máu ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Thiếu máu thai kỳ ở thể nhẹ sẽ không quá đáng ngại và dễ cải thiện, tuy nhiên trường hợp thiếu máu nặng sẽ dẫn đến những nguy cơ rất nghiêm trọng cho cả mẹ và bé: tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau non, tiền sản giật, vỡ ối sớm, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Các dạng thiếu máu khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên mẹ và bé, trong đó nghiêm trọng nhất là thiếu máu do thiếu acid folic có thể gây dị tật ống thần kinh và ảnh hưởng vĩnh viễn tới em bé sau này.

Với trường hợp mẹ bị thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt, khi dự trữ lượng sắt trong bụng mẹ ít, bé sinh ra dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai hay dễ mắc các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường.

Điều trị thiếu máu

Bổ sung đầy đủ acid folic và sắt.

Bổ sung Vitamin B12 hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng, sữa.

Bổ sung Vitamin C hàng ngày giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt.

Tổng hợp: Dương Hoàng

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bà Bầu Thiếu Máu Nên Ăn Gì Để Bổ Sung Kịp Thời

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì, uống gì để bồi bổ cho sức khỏe và tránh được những hiểm họa tiềm tàng? Theo thống kê từ Viện nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc gia, tại nước ta, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu chiếm hơn 30%. Thiếu máu thai kỳ không những ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động rất lớn đến thai nhi. Vậy Cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời ngay sau đây!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai có thể bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Chẳng hạn bị chóng mặt, hoa mắt và hay mệt mỏi. Thiếu máu khi mang thai có thể do một số nguyên nhân sau:

Mẹ bầu mang thai, lượng máu cần phải cung cấp cho thai nhi sẽ tăng lên. Thai nhi sẽ lấy các dưỡng chất và máu trực tiếp từ mẹ. Do đó mẹ có thể bị thiếu máu.

Dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu không cung cấp đủ vi chất quan trọng. Đặc biệt là chất sắt, thành phần quan trọng cấu thành nên máu trong cơ thể mẹ bầu.

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Do đó mẹ nên chú ý tới việc ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hàm lượng sắt để cơ thể mẹ cung cấp đủ máu cho mình và thai nhi.

Ảnh hưởng từ thiếu máu khi mang thai

Mẹ bầu thường bị thiếu máu từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hay gặp nhất là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu sắt.

Tình trạng thiếu máu được xác định khi hàm lượng Hemoglobin thấp hơn 11 g/dl dẫn đến những dấu hiệu bất thường. Trong đó, một số vấn đề sau có thể xảy ra:

Ảnh hưởng đến người mẹ

Mẹ bầu thiếu máu rất hay mệt mỏi, uể oải, da xanh xao, bị rụng tóc, gãy móng, xuất hiện chứng phù, thường cảm thấy hụt hơi và dễ táo bón hoặc tiêu chảy.

Trong những trường hợp nặng hơn, người mẹ còn có nguy cơ sảy thai cao, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.

Hơn thế, phụ nữ thiếu sắt còn hay vỡ nước ối sớm, bị tiền sản giật và rất dễ mắc phải băng huyết sau sinh.

Và đáng sợ nhất, phụ nữ thiếu máu khi mang thai có nhiều khả năng tử vong hơn trong khi vượt cạn.

Ảnh hưởng đến bé

Bà bầu thiếu máu còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ngoài trường hợp nặng nhất là sảy thai, hài nhi do mẹ thiếu máu hay nhẹ cân hơn bình thường, dễ bị sinh thiếu tháng, cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh.

Đặc biệt, sau khi được sinh ra, trẻ bẩm sinh yếu ớt và còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Chính vì vậy, việc bà bầu thiếu máu nên ăn gì, uống gì để bổ sung sắt luôn được đặt lên hàng đầu.

Những biểu hiện cho thấy mẹ bầu bị thiếu máu?

Mẹ thấy làn da của mình bị tái xanh, yếu ớt và cảm thấy cơ thể không được khỏe khoắn.

Cảm thấy sức chịu đựng kém, uể oải và hay mệt mỏi bất thường.

Dễ bực tức và dễ khó chịu, cáu gắt.

Sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm bệnh.

Luôn cảm thấy khó thở giống như phải leo cầu thang mà không được nghỉ.

Hay bị đau đầu, ngất xỉu

Để ý dưới niêm mạc ở mi mắt dưới thiếu hồng hào, bị nhợt nhạt

Thèm ăn những thứ lạ lùng như đất sét, cát hay phấn… Lý do là bởi họ bị thiếu vi chất sắt mà trong các loại đó lại có hàm lượng sắt cao.

Mẹ bầu thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ bầu thiếu máu cần bổ sung vi chất quan trọng nhất là sắt. Sắt là vi chất quan trọng giúp hình thành máu đảm bảo đủ cho toàn bộ cơ thể mẹ và thai nhi. Do đó mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ nhiều nguồn khác nhau như:

Bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày: Thực phẩm hàng ngày có chứa nhiều sắt. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Vì thế mẹ bầu nên tham khảo các loại thực phẩm để bổ sung sắt rất quan trọng. Gani sẽ cập nhật ngay ở phần tiếp theo, mẹ bầu có thể tham khảo bà bầu thiếu máu nên ăn gì để bổ sung trong thực đơn của mình.

Bổ sung từ thuốc sắt: Các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu trong cả thai kỳ nên bổ sung sắt để tránh thiếu máu. Vì thế mẹ có thể tham khảo các loại vitamin tổng hợp hoặc các thực phẩm chức năng có chứa hàm lượng sắt tối ưu.

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Quả bí đỏ

Dinh dưỡng quý từ bí đỏ

Bí đỏ là một loại thực phẩm rất cần thiết cho mẹ bầu khi muốn bổ sung các vitamin, khoáng chất cũng như lượng sắt đang thiếu hụt.

Cùng một lượng thức ăn như nhau, hạt bí đỏ (12 mg) có hàm lượng sắt cao hơn bốn lần so với thịt bò (2,5 mg) và gần tám lần so với tôm cua (1,5 mg).

Bên cạnh đó, ăn bí đỏ thường xuyên còn cung cấp cho cơ thể mẹ bầu hàm lượng lớn protein, canxi, kẽm cùng nhiều loại axit amin khác như valin, leucin.

Một số chuyên gia còn chỉ ra, ăn bí đỏ nhiều còn được tăng cường các vitamin B như B1, B2, B5 và B6 đồng thời có được những axit béo “vàng” ít gặp trong các loại thực vật khác như linoleic, beta caroten.

Đặc biệt, bí đỏ càng chín lại càng chứa nhiều dưỡng chất hơn và chúng còn là thực phẩm dinh dưỡng cao cho sự phát triển tế bào não của thai nhi, giảm chứng phù nề cho mẹ. [1]

Những món ăn từ bí đỏ

Bí đỏ không những bổ dưỡng mà còn rất thơm ngon, thịt bí đỏ, mềm có thể dùng để chế biến nhiều món khác nhau và có vị rất thơm ngon.

Nổi bật nhất là món canh bí đỏ với thịt bằm, soup bí đỏ hải sản, mứt bí đỏ, bí đỏ luộc, bí hầm dừa, chè bí và cũng có thể cho bí vào cháo….

Tuy nhiên, do có khá nhiều chất xơ nên phụ nữ có thai chỉ nên dùng thực phẩm bí đỏ hai lần mỗi tuần để tránh bị rối loạn tiêu hóa hoặc gặp tác dụng phụ.

Cải bó xôi

Bổ sung lượng sắt lớn từ cải bó xôi

Do đó, không cần tốn công tìm kiếm khắp các trang mạng cũng đủ để biết đáp án cho câu hỏi: “Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?”.

Và ngay cả khi chưa có thai, việc bổ sung trước lượng sắt cho cơ thể cũng không cần dùng đến thuốc sắt, mà chỉ cần chăm chỉ ăn rau bó xôi thường xuyên.

Đúng vậy, loại cây họ Dền này chứa rất nhiều sắt, ngoài ra còn chứa lượng lớn vitamin A, vitamin E, vitamin C vùng những chất khoáng khác.

Đặc biệt, trong rau bó xôi còn có omega 3, chất chống oxy hóa, canxi, vitamin D,…đây là những thành phần rất cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ từ thể chất đến trí não. [2]

Những món ăn từ cải bó xôi

Cải bó xôi dễ chế biến, dễ ăn lại có giá thành thấp nên thai phụ nào cũng có thể dùng thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Người ta hay dùng cải để nấu canh, chế biến các món xào hoặc đôi khi còn rửa sạch và ăn sống.

Tuy nhiên, do có lượng axit oxalic cao, bà bầu không nên ăn quá nhiều cải bó xôi để tránh gây ảnh hưởng đến thận.

Cần hạn chế ăn sống khi mang thai để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng cũng đừng nấu quá nhừ bởi dễ làm mất hết giá trị dinh dưỡng đang có.

Một số thực phẩm khác

Ngoài những món vừa đề cập, bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Một số thực phẩm sau đây có thể dùng luân phiên mỗi ngày trong thai kỳ để cung cấp thêm sắt:

Thịt bò: ưu tiên dùng thịt bò tươi, thịt đỏ, săn để có nhiều giá trị dinh dưỡng

Gan heo, gan gà: mang lại lượng sắt lớn nhưng cần hạn chế ăn do gan là nơi lọc chất độc, cặn trong cơ thể động vật.

Các loại hạt: óc chó, macca, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều,…

Hải sản: hải sản có vỏ, hàu chứa hàm lượng sắt dễ hấp thu

Cá hồi: không chỉ bổ sung sắt mà còn đem lại nhiều omega 3

Ức gà: bộ phận chứa nhiều chất sắt nhất trong thịt gà

Trứng: bổ sung sắt và giàu protein, vitamin A,D,K và các vitamin B

Khả năng hấp thu sắt của cơ thể như thế nào?

Thông thường, cơ thể hấp thu lượng sắt từ thực vật và động vật khá ít, do đó, dù biết bà bầu thiếu máu nên ăn gì cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề.

Cụ thể, đối với nguồn chất sắt động vật, cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 25% và đối với nguồn chất sắt thực vật, khả năng hấp thu còn kém hơn chỉ khoảng 10%.

Chính vì vậy, ngoài việc ăn thực phẩm có chứa sắt mỗi ngày, phụ nữ mang thai còn cần tìm cách để khả năng hấp thu được tối ưu hơn và đồng thời cũng cần bổ sung thêm dược phẩm.

Trong đó, một số mẹo để tăng cường khả năng hấp thu chất sắt thường được áp dụng là:

Ưu tiên bổ sung sắt từ động vật vì khả năng hấp thu sẽ cao hơn, tuy nhiên, đối với gan chỉ nên dùng một lần mỗi tuần.

Nên ăn thực phẩm chứa sắt kèm với những loại hoa quả có nhiều vitamin C, acid citrus hoặc acid lactic để tăng tính hấp thụ

Hạn chế sử dụng chất kích thích như trà hoặc cà phê khi ăn thực phẩm bổ sung sắt vì sẽ gây giảm hấp thu.

Sản phẩm bổ sung sắt

Như vậy, với khả năng hấp thu sắt từ thức ăn không cao cho nên dù biết được bà bầu thiếu máu nên ăn gì thì cũng khó có thể đáp ứng tốt được lượng sắt thiếu hụt.

Trong trường hợp này, bạn có thể bổ sung thêm sắt từ dược phẩm mà điển hình là sản phẩm tăng cường dưỡng chất cho phụ nữ mang thai Prenacy Gold.

Với công thức “N” dưỡng chất trong 1, Prenacy Gold thực sự là lựa chọn số 1 hiện nay:

Đây là sản phẩm có tác dụng cung cấp lượng sắt cũng như dưỡng chất thiếu hụt khác của bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đúng vậy, trong Prenacy Gold có chứa một lượng lớn sắt polymaltose đáp ứng kịp thời nhu cầu chất sắt tăng cao khi mang thai.

Hơn thế, ở dưới phức sắt này, nó có khả năng hấp thụ tốt vào máu mà không gây ra tác dụng phụ.

Với công thức tối ưu, thành phần thuốc ngoài bổ sung sắt còn cung cấp thêm vitamin, khoáng chất đảm bảo cho sự phát triển của thai kỳ được ổn định, thuận lợi.

Nói chung, bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Theo chúng tôi có nhiều loại thực phẩm khác nhau mà phụ nữ mang thai nên dùng tuy nhiên nên ưu tiên bổ sung sắt từ động vật vì dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên kết hợp chăm sóc thai nhi bằng sữa bầu và dược phẩm bồi bổ.

3 Nguyên Tắc Trong Thực Đơn Cho Bà Bầu Tăng Cân Cần Phải Nhớ!

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần tăng 10 – 12kg trong suốt thai kỳ. Chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai. Mức tăng cụ thể là:

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tăng cân. Vậy tại sao bà bầu lại tăng cân?

Nếu như trong 3 tháng đầu không tăng cân, thậm chí giảm cân có thể do ốm nghén nhưng đến tháng thứ 5, thứ 6 mẹ bầu chưa tăng cân thì nên chú ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình.

Do không nạp đủ calo nên mẹ không tăng cân.

Ăn ít và ăn nhanh, thường xuyên bỏ bữa trong khi ngày cần ăn 5 – 6 bữa chính và phụ.

Nhiều người gầy nhưng sự trao đổi chất cao nên không tăng cân đầy đủ. Vì thế nên giảm các vận động xuống ở mức thấp hơn.

Vậy đối với những mẹ khó tăng cân thì nên chuẩn bị thực đơn như thế nào? Trước tiên hãy tìm hiểu về những nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân ở phần tiếp sau!

3 Nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân

Để có một thực đơn hoàn hảo cho bà bầu muốn tăng cân, trước hết bạn cần phải nhớ rõ 3 nguyên tắc sau:

Uống 2 – 3 ly sữa tươi không đường và sữa bầu. Tại sao là sữa không đường? Vì dưỡng chất trong sữa tươi không đường và có đường hầu như giống nhau chỉ khác, sữa có đường sẽ chứa đường, cũng không tốt cho mẹ bầu lắm vì dễ dẫn tới tiểu đường thai kỳ.

Nên ăn phô mai cứng, sữa chua không đường,

Hạn chế ăn đồ ngọt vì thế giảm tối đa lượng bánh kẹo, nước ngọt có ga,.. vì chúng không tốt cho mẹ và thai nhi.

Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày: nước lọc, nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…

Kiêng một số đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất béo không bão hòa vì không tốt cho sức khỏe.

Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là nguyên tắc quan trọng trong thực đơn cho bà bầu tăng cân. Nhiều người không để ý đến vấn đề này, ngày chỉ ăn đúng 3 bữa, mỗi bữa ăn thật nhiều, thật no. Tuy nhiên đây là cách làm sai vì cơ thể khó mà hấp thụ tốt dưỡng chất lại khó khăn cho việc tiêu hóa. Thay vì dùng 3 bữa mỗi ngày, mẹ nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn để không bị quá no hay quá đói.

Bên cạnh đó, việc chia khẩu phần ăn cũng đặc biệt quan trọng để giúp mẹ bầu tăng cân. Không nên nạp một loại thực phẩm quá nhiều hay quá ít mà nên chia theo tỷ lệ 25% chất đạm (thịt, cá, trứng,..); 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, phở, gạo lứt, yến mạch,…) và 50% là các loại rau củ quả,

Ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói

Mẹ bầu thường rất nhanh đói, không nhất thiết phải ăn đúng 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính ra mẹ có thể ăn vặt bất cứ khi nào cảm thấy đói. Cơ thể đói chứng tỏ hệ tiêu hóa đang hoạt động tốt. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt bên mình cũng như bữa phụ trong tủ lạnh.

Thực đơn cho bà bầu tăng cân cần có những gì?

Tinh bột: Mỗi ngày mẹ nên ăn 2 – 3 bát cơm. Bữa sáng mẹ không muốn ăn cơm có thể thay bằng bánh mì, khoai lang, phở,..

Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. Mỗi loại mẹ cần phần chia trong tuần thành 2 – 3 bữa khác nhau, đặc biệt nên ăn thịt nạc và thịt bò.

Cá cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi vì nó cung cấp nhiều omega-3. Các loại cá như cá chép, cá trôi, cá hồi, cá rô phi sẽ bổ cho mẹ, tốt cho con.

Rau xanh nhất định không thể thiếu: Nó chiếm đến 50% khẩu phần ăn trong ngày của mẹ bầu. Bổ sung chất xơ tốt nhất nên bữa nào mẹ cũng nên có ít nhất một loại rau đậm màu, đặc biệt rau bina, súp lơ xanh,..

Trái cây cũng quan trọng không kém rau, vì thế, mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào. Mẹ có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, sinh tố dùng trong cả bữa chính và bữa phụ. Nên ăn nhiều táo, quả bơ, kiwi, quả cam,…

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh – Ngon – Bổ Trong 3 Ngày trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!