Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Cữ Gì? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuyên gia tư vấn thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống với các mẹ bầu vốn đã rất quan trọng. Với những chị em bị mắc bệnh đau dạ dày thì lại cần phải muôn phần lưu ý hơn. Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày một cách khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp giảm bớt các cơn đau và triệu chứng bệnh. Không chỉ vậy còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì sẽ được giải đáp qua 6 gợi ý sau:
Ăn nhiều rau xanh
Không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà tất cả những người đau dạ dày đều cần phải ăn nhiều rau xanh. Loại thực phẩm này mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh đau dạ dày.
Ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Hoạt động co bóp của dạ dày cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Ăn rau xanh có thể ngăn ngừa các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, táo bón…
Rau xanh nhiều chất dinh dưỡng mà lại ít calo nên có thể kiểm soát cân nặng của mẹ bầu. Đây là điều rất quan trọng để hạn chế sức ép lên các cơ quan, xương khớp…
Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày tốt không? Review chi tiết Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày được đông đảo chuyên gia khuyên dùng. Hơn 20.867 người bệnh đã CHẤM DỨT trào ngược. Xem Review Chi Tiết
Trái cây
Ngoải rau xanh, thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cũng nên bổ sung thêm trái cây. Đây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày. Tùy từng loại trái cây mà hiệu quả mang đến cũng sẽ rất khác nhau. Một vài trái cây rất tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày như:
Cà rốt.
Đu đủ chín.
Lựu đỏ.
Bơ.
Việt quất.
Ngược lại, các chị em nên hạn chế ăn trái cây có vị chua như cam, kiwi, dứa, nhãn, đu đủ xanh…
Sữa chua
Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì để tiêu hóa dễ hơn? Câu trả lời không thể bỏ qua sữa chua. Đau dạ dày ăn sữa chua đúng cách không chỉ giúp chữa bệnh mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Men vi sinh Bifidobactoria và Lactobacillus được tìm thấy trong sữa chua sẽ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chữa khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng.
Probiotic có trong sữa chua đặc biệt hiệu quả trong việc kháng viêm. Nhờ vậy mà có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của dạ dày bị viêm loét. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, làm cơ thể mẹ bầu miễn dịch tốt hơn.
Axit lactic dồi dào trong sữa chua sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ vậy mà cũng góp phần hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Cá hồi
Nếu được hãy bổ sung cá hồi vào thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. Ăn cá hồi mang đến nhiều tác dụng với hệ tiêu hóa và các cơ quan khác.
Các món chế biến từ cá hồi rất giàu protein và chất dinh dưỡng. Nhờ vậy mà có thể cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
Đặc biệt phải kể đến làm lượng Omega-3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp lợi khuẩn trong ruột phát triển. Ngoài ra còn có vô số các công dụng khác như ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm đẹp da, cải thiện giấc ngủ, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi…
Người ta cũng tìm thấy trong cá hồi có lượng DHA lớn. Hợp chất này sẽ giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, stress trong quá trình mang thai.
Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc với mọi nhà và cũng rất tốt với bà bầu bị đau dạ dày.
Đầu tiên là nguồn protein có trong trứng sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng cường sức khỏe cho mẹ.
Chỉ với một quả trứng gà sẽ cung cấp đến hơn 70 calories cho cơ thể. Đây là nguồn năng lượng dồi dào, rất cần thiết cho quá trình mang thai.
Giống như cá hồi, trong trứng cũng có Omega-3 cộng thêm kẽm, choline… Những hợp chất này có thể hỗ trợ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh khác.
Ngũ cốc
Ngũ cốc có thể dùng như một bữa phụ bổ sung thêm năng lượng cho mẹ bầu.
Các chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa trong quá trình mang thai thuận lợi hơn.
Ngũ cốc tùy loại mà sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên có thể kể đến một vài vitamin phổ biến như vitamin nhóm, Folic, Axit Para Aminobenzoic… Những chất này sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Enzyme Amylase có trong ngũ cốc đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Chúng sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống đủ nước
Bên cạnh các món ăn hàng ngày thì việc uống đủ nước cũng vô cùng quan trọng với phụ nữ đang trong thai kỳ, đặc biệt là những bà bầu cần đau dạ dày. Lượng nước mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 2,5 – 3 lít tuỳ vào cơ địa mỗi người. Khi cơ thể được bổ sung lượng nước cần thiết sễ giúp điều hoà thân nhiệt tăng cao hơn cũng như hạn chế được tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ.
Mặt khác, uống nước đầy đủ còn giúp cơ thể bà bầu kiểm soát được nồng độ acid từ dịch vi, làm giảm nhanh triệu chứng của các cơn đau, nóng rát, khó chịu do tăng tiết dịch acid gây ra. Quan trọng hơn là việc cung cấp đủ nước cần thiết cũng giúp hạn chế nguy cơ thiếu ối, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống nước ấm, thai vì nước lạnh bởi nó sẽ không tốt cho cổ họng và dạ dày. Ngoài nước lọc thì các mẹ có thể bổ sung thêm và thay đổi hàng ngày bằng các loại nước ép rau củ quả hoặc nước canh.
Đau dạ dày nên ăn rau gì để tốt cho bệnh nhân? Top 8 loại tốt nhất
Giải đáp thắc mắc bà bầu đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Ngoài câu hỏi mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì thì các món nên kiêng cũng cần phải biết. Theo đó để quá trình chữa đau dạ dày được hiệu quả cũng như giúp thai nhi phát triển ổn định bạn nên lưu ý:
Đồ sống, đồ tái
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên có các món đồ sống, tái. Hình thức chế biến này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tình cũng như sức khỏe của mẹ và bé:
Thực phẩm tái, sống có chứa khá nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể. Mẹ bầu sức đề kháng yếu khi ăn rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày…
Thịt bò, thịt lợn, thị gia cầm… nếu không chế biến chín kỹ khi ăn rất dễ mang theo vi khuẩn salmonella, E. coli và listeria… vào cơ thể.
Nhiều trường hợp ăn đồ sống còn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là thức uống được nhiều người yêu thích và rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên với người bị đau dạ dày nói chung và mẹ bầu nói riêng đều cần hạn chế uống nước ngọt có ga.
Khí CO2 và axit có trong dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét, đau dạ dày thêm nặng hơn.
Uống nước ngọt có ga dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng… xuất hiện nhiều hơn.
Không chỉ vậy thức uống này còn có thể gây bệnh tim mạch, béo phì, tổn hại răng xương…
Rượu bia
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên có rượu bia.
Giống như nước ngọt, rượu bia có chứa khí CO2 sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày nặng hơn.
Nghiêm trọng hơn đó là đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Uống nhiều rượu bia sẽ tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, kém thông minh.
Còn nhiều tác hại khác khi mẹ bầu đau dạ dày uống rượu bia như: Dễ bị sảy thai, mất sữa, sức khỏe suy yếu…
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Mẹ bầu tốt nhất hãy hạn chế ăn thức ăn được chế biến theo kiểu chiên xào nhiều dầu mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy những món này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như:
Làm bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn, gây khó tiêu, tổn thương ruột, gây viêm dạ dày tá tràng.
Các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn… cũng xuất hiện nhiều hơn khi bạn ăn nhiều đồ chiên xào.
Ngoài ra, chúng còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp…
Thực phẩm chua
Dẫu biết rằng trong giai đoạn mang thai rất nhiều mẹ bầu thèm ăn các món chua. Tuy nhiên cần phải biết tiết chế đặc biệt với các mẹ bầu bị đau dạ dày.
Trái cây chua, dưa cải muối chua, kim chi… sẽ làm kích thích tiết dịch axit dạ dày nhiều hơn. Điều này sẽ đẩy nhanh sự viêm loét niêm mạc, làm bệnh đau dạ dày thêm nặng.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn nhiều đồ chua sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhân dinh dưỡng của thai nhi.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu, suy thận, loãng xương… cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn.
Thực phẩm gây dị ứng
Thực tế rất khó để mẹ bầu có thể chắc chắn được rằng mình bị dị ứng với loại thực phẩm nào nếu chưa ăn trước đó, hoặc sau khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi rất dễ gây kích ứng, khó chịu khi ăn một số món. Tuy nhiên, khi đã có tiền sử dị ứng thì chúng ta nên tránh tuyệt đối trong thời gian nhạy cảm này.
Tuỳ vào thể trạng và cơ địa từng người mà bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Ở mức độ nhẹ thì cos thể gây nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài, tiêu chảy… Trường hợp nặng hơn có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho mình và bé, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không phù hợp, có nguy cơ gây dị ứng cao.
Thực đơn cho bà bầu đau dạ dày nên tránh các thực phẩm trên như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu đau dạ dày
Xây dựng thực đơn cho bà bầu đau dạ dày ngoài món nên ăn và không nên ăn thì còn khá nhiều điều cần lưu ý.
Thực đơn nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng các món ăn như vậy sẽ tốt hơn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó cũng đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất, không thừa hay thiếu.
Nên lựa chọn các nguyên liệu tươi sống để chế biến, hạn chế thực phẩm đóng hộp, thức ăn công nghiệp hay đồ ăn nhanh, bởi chúng không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe mà còn có thể khiến thừa cân, béo phì.
Tham khảo hoặc xin sự tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn theo tuần phát triển của thai nhi. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, em bé sẽ có những nhóm dưỡng chất riêng cần được ưu tiên. Nếu mẹ nắm rõ yếu tố này và tăng cường đúng thực phẩm, đúng thời điểm sẽ giúp con có điều kiện phát triển tốt nhất.
Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế các triệu chứng khó chịu, bởi những cơn ốm nghén có thể khiến mẹ bầu ăn uống khó khăn hơn.
Nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp giảm gánh nặng lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra khi thức ăn được nghiền nát sẽ giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều.
Mẹ bầu bị đau dạ dày cần hạn chế vận động ngay sau khi ăn. Vận động là thói quen tốt khi mang thai, tuy nhiên chúng ta nên đợi ít nhất 30 phút sau ăn mới nên vận động hoặc đi lại nhẹ nhàng để tránh các cơn đau dạ dày.
Nên ưu tiên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng để dễ tiêu hoá hơn. Dạ dày lúc này không thích hợp cho các món khô, cứng, phức tạp, do dó nên chọn cách đến biến đơn giản, ít dùng gia vị như các món hầm, canh, súp, cháo, hấp, luộc….
Để cải thiện bệnh đau bao tử ở mẹ bầu việc ăn uống đúng giờ là rất cần thiết. Đặc biệt tuyệt đối không được tùy tiện bỏ bữa ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố quan trọng giảm những cơn đau dạ dày. Vì vậy hãy ngủ sớm, tránh căng thẳng để hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn.
Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các thông tin trong bài sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho mẹ bầu.
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì: Nhóm thực phẩm có lợi
Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Tình trạng bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài, cơ thể người mẹ sẽ bị suy yếu. Ăn uống kém khiến mẹ bầu sụt cân, không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì: Sữa chua
Đối với cả mẹ bầu khỏe mạnh và người bị đau dạ dày, sữa chua đều là thực phẩm có lợi. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày.
Trong sữa chua không chỉ chứa nhiều acid amin, protein và khoáng chất mà còn cung cấp cho cơ quan tiêu hóa một lượng lớn lợi khuẩn (probiotic). Probiotic có công dụng ức chế các vi khuẩn có hại ở trong đường ruột, hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, ngăn chặn tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Ăn sữa chua mỗi ngày, mẹ bầu đau dạ dày giảm được tần suất và mức độ của cơn đau dạ dày. Các triệu chứng đi kèm cũng được cải thiện đồng thời sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
Khi ăn sữa chua, bà bầu có thể kết hợp thêm với ngũ cốc, yến mạch, hạt chia hoặc trái cây tươi để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Thực phẩm giàu protein
Đạm hay protein là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và em bé. Đặc biệt khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Protein giúp ổn định nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai, tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.
Bổ sung lượng đạm vừa đủ mỗi ngày, phụ nữ có thai ổn định được hệ tiêu hóa, giảm co bóp và tiết acid quá mức ở dạ dày. Cơ thể người mẹ phòng ngừa được tình trạng suy nhược, mệt mỏi, sụt cân. Ngoài ra, thực phẩm giàu đạm còn giúp em bé trong bụng phát triển toàn diện, có hệ miễn dịch tốt hơn, không bị nhẹ cân, ốm yếu.
Tuy vậy, lượng đạm bổ sung cho bà bầu chỉ nên ở mức vừa đủ. Không quá lạm dụng gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Các thực phẩm có hàm lượng protein cao mẹ bầu nên ăn là thịt gà, đậu nành, cá, thịt lợn nạc…
Vitamin và chất chống oxy hóa
Phụ nữ mang thai dùng nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Đây cũng là nhóm chất cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ để thai nhi phát triển toàn diện.
Nhóm thực phẩm này giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh dạ dày, ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin có lợi và chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều trái cây như táo, bơ, chuối, việt quất, rau bina…
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 không chỉ giúp cho em bé phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn mà còn tốt cho bà bầu bị đau dạ dày. Thực phẩm giàu omega 3 giúp giảm đau, chống viêm, tăng khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm đau…
Bổ sung dưỡng chất này trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ có hệ xương khớp khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở em bé, tăng cường miễn dịch. Khi bị đau dạ dày trong thai kỳ, phụ nữ nên chủ động bổ sung omega 3 trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Omega 3 có nhiều trong các món ăn như cá hồi, cá thu, bơ, dầu và quả olive, hạt óc chó, hạnh nhân…
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì: Tinh bột
Tinh bột cung cấp cho mẹ bầu năng lượng và dinh dưỡng. Mỗi ngày, mẹ bầu cần khoảng 2300-2400 kcal/ngày, trong số đó tinh bột chiếm 65-75% năng lượng. Mẹ bầu ăn đủ lượng tinh bột sẽ duy trì cân nặng và thể trạng khỏe mạnh cho em bé.
Với mẹ bầu bị đau dạ dày, tinh bột có tác dụng giảm các cơn đau, đẩy lùi táo bón, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng, thực phẩm có chứa tinh bột giúp thấm hút dịch vị thừa, tăng sinh màng nhầy và bảo vệ ổ viêm trong hệ tiêu hóa.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho mẹ bầu bị đau dạ dày như bánh mì, yến mạch, gạo lứt, khoai tây… Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên cân bằng lượng tinh bột, chất xơ và đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé, tránh mất cân bằng khiến em bé tăng cân quá mức.
Bổ sung chất xơ và khoáng chất
Chất xơ và khoáng chất thường có nhiều trong các loại rau xanh. Ăn nhiều rau giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày.
Trong rau thường có hàm lượng nước cao, độ pH kiềm, nhờ đó acid trong dạ dày được trung hòa, dịch vị dư thừa giảm đồng thời giảm đau thượng vị. Mẹ bầu ăn rau xanh còn đẩy lùi được chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng hay táo bón…
Các loại rau được chọn bổ sung cho bà bầu cần đảm bảo sạch sẽ, không hóa chất hay dùng thuốc trừ sâu. Mẹ bầu có thể ăn nhiều mồng tơi, bắp cải, rau dền, rau ngót, súp lơ xanh….
Nhóm thực phẩm không tốt cho bà bầu bị đau dạ dày
Trái ngược với những thực phẩm trên, có nhiều loại thực phẩm không những khiến cơn đau dạ dày nặng hơn mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Thực phẩm làm tăng acid dạ dày
Acid trong dạ dày tăng cao là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt, ợ hơi, ợ nóng… Khi này, mẹ bầu cần tránh ăn những đồ ăn làm tăng tiết acid và khiến triệu chứng bệnh nặng hơn như:
Đồ muối chua: dưa, cà muối, hành muối…
Thực phẩm dầu mỡ: thức ăn nhanh, đồ chiên ngấm dầu
Đồ ăn cay: tương ớt hay các thực phẩm chế biến có gia vị như hạt tiêu, ớt bột, mù tạt…
Đồ ngọt: Đồ nhiều đường tinh luyện, nước ngọt…
Đồ đóng hộp: Nước có gas, đồ ăn, đồ uống đóng hộp
Đồ ăn sống, chưa nấu chín
Gỏi sống, sushi, thịt trần tái là những món đặc sản hấp dẫn được ưa chuộng, Tuy nhiên đây không phải là nhóm thực phẩm có lợi cho bà bầu, đặc biệt là khi bị đau dạ dày. Dù rất ngon miệng, nhưng nếu không muốn bệnh nặng hơn, bà bầu cần hạn chế ăn những món ăn sống, chưa nấu chín hoàn toàn.
Nhóm thực phẩm này tiềm ẩn các nguy cơ chứa vi khuẩn, virus, giun, sán… Vì vậy chúng dễ khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, làm ảnh hưởng chức năng của dạ dày.
Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai ăn đồ sống bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Sức khỏe của thai nhi khi này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, mẹ bầu còn có khả năng bị ngộ độc thai nghén, sảy thai hay thai lưu.
Do đó, điều quan trọng trong dinh dưỡng cho bà bầu bị đau dạ dày là nên ăn đồ ăn nấu chín. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng khi chữa đau dạ dày.
Thực phẩm gây dị ứng
Cơ địa của phụ nữ có thai thường nhạy cảm, dễ bị dị ứng hay mẫn cảm với những thực phẩm lạ. Khi bị kích ứng, mẹ bầu có thể có triệu chứng đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa… Nhiều trường hợp còn bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn trọng với những thực phẩm lạ, tính lạnh như hải sản, đậu tương, mè… Đặc biệt với người có tiền sử bị dị ứng lại càng không nên ăn uống bừa bãi.
Caffeine và đồ uống có cồn
Caffeine vốn là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Chất này tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo và tăng khả năng tập trung trong công việc.
Tuy nhiên, nếu dung nạp nhiều đồ uống chứa caffeine khi đang mang thai sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi, sắt và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Thai nhi vì thế mà chậm phát triển và yếu ớt khi ra đời.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần loại bỏ hoàn toàn đồ uống chứa cồn trong thời gian mang thai. Cồn có trong bia rượu dễ gây ra một số vấn đề cho thai nhi bao gồm: rối loạn hành vi, ảnh hưởng thị giác, thính giác, sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch kém. Uống quá nhiều rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non ở mẹ bầu
Không chỉ tác động đến sự phát triển của em bé, đồ có cồn và caffeine còn làm mòn niêm mạc của đường tiêu hóa, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị. Các cơn đau ở thượng vị trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu thậm chí phải đối mặt với chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược, xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm…
Những điều cần làm để mẹ bầu nhanh khỏi bệnh
Phụ nữ mang thai nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đa dạng, tránh phụ thuộc vào một nhóm thực phẩm nào cố định
Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của mẹ bầu
Mẹ bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày. Mỗi bữa, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, tránh ăn quá no ảnh hưởng đến dạ dày
Mẹ bầu bị đau dạ dày không nên nhịn ăn hay ăn đột ngột quá nhiều vào 1 bữa gây kích thích cơn đau
Người bệnh cần tránh vận động mạnh hoặc nằm luôn ngay sau khi ăn.
Các món ăn dạng hầm nhừ, nấu mềm được khuyến khích sử dụng cho bà bầu bị dạ dày hay các bệnh tiêu hóa khác.
Lời khuyên cho người bệnh là điều chỉnh sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, tránh căng thẳng quá mức, tập các môn thể thao dành riêng cho phụ nữ mang thai
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
Bà Bầu Bị Ho Nên Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Những Gì?
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia thì khi có dấu hiệu ho, cảm thì bà bầu nên tránh một số thực phẩm để tình trạng bệnh không bị nặng thêm, gây khó chịu cho mẹ lẫn bé. Một số thực phẩm bà bầu bị ho nên kiêng ăn như:
Thực phẩm lạnh
Thực phẩm lạnh rất không tốt cho những người đang bị cảm, ho, nhất là mẹ bầu càng không nên dùng đến. Trong Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho phổi. Vậy nên khi bị ho mẹ bầu nên kiêng ăn uống những thực phẩm lạnh để tránh làm tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho, cảm, ngạt mũi nặng hơn.
Nhóm thực phẩm chứa dầu
Nhóm thực phẩm chứa dầu gồm: Đậu phộng, hạt dưa… có thể làm tăng lượng đờm khi bạn ho. Vì thế, các mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này khi bị ho.
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? – Kiêng ăn đồ tanh
Vì sao mẹ bầu bị ho nên kiêng ăn đồ tanh như cá, tôm, cua? Bởi những thực phẩm này sẽ khiến mẹ bầu bị ho sẽ càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ho thêm nặng.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ bầu là tránh xa những thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu, nếu mẹ ăn thực phẩm chiên xào có thể tăng gánh nặng cho dạ dày, khó tiêu, từ đó dịch đờm tiết ra nhiều hơn và bệnh ho càng dai dẳng.
Khi mang thai, cảm ho sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ăn uống không ngon miệng. Trong thời gian này, việc dùng thuốc là điều cần tránh và lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ bầu là nên ăn các loại thực phẩm này để làm dịu các triệu chứng và bồi bổ cho cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Cháo trứng, hành và tía tô
Bà bầu bị ho nên ăn gì? Cháo trắng là cách hữu hiệu để đẩy lùi cảm cúm, điều này cũng hiệu quả đối với bà bầu. Hành và tía tô là những loại rau có khả năng giải cảm nên khi ăn cháo nóng, mẹ hãy thêm vào 2 loại rau này vào để giúp cơ thể mẹ bầu toát ra nhiều mồ hôi giúp mau khỏi bệnh.
Các loại rau có lá xanh đậm
Ngoài việc lo lắng bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì thì mẹ bầu nên bổ sung thêm những loại rau có lá màu xanh đậm. Những loại rau này có chứa các vitamin, khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch và giúp mẹ bầu chống lại nhiễm trùng. Cho nên, bà bầu bị ho, ốm nên ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Bổ sung vitamin C
Bà bầu bị ho nên bổ sung những loại quả như: cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… để bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh ho.
Thêm gia vị vào món ăn
Bạn biết không, những món gia vị như tỏi, gừng không chỉ giúp món ăn tăng thêm hương vị mà còn rất hiệu quả trong chữa trị ho và cảm lạnh cho bà bầu một cách an toàn. Bởi trong thành phần của tỏi, gừng chứa tinh dầu, tính nóng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng virus, giúp loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh. Vậy nên khi mẹ bầu có dấu hiệu cảm ho thì nên cho thêm gia vị như tỏi và gừng vào món ăn của mình.
Yến sào – món ăn dinh dưỡng cho bà bầu bị ho
Tổ yến là một trong những thực phẩm vàng cho bà bầu bị ho. Ngoài việc chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng 18 loại axit amin thì theo các tài liệu Đông y cổ, yến sào còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế vị. Từ thành phần yến sào có thể thấy được tác dụng bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Ngoài ra, yến sào còn giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, có thể nói cả người lớn và trẻ em hay mẹ bầu khi bị ho thì không thể bỏ qua món ăn bổ dưỡng từ yến sào.
Với sản phẩm Yến Thô, Yến Được Làm Sạch từ Thượng Yến, mẹ bầu có thể tự tay xuống bếp thực hiện nhiều món ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc bếp núc hoặc lo lắng mình không thể phát huy hết công dụng của yến trong món ăn thì hãy thử xem xét Yến Chưng Tươi Thượng Yến. Đây là sản phẩm yến chưng tươi được làm hoàn toàn thủ công theo yêu cầu của khách hàng, giao ngay trong vòng 2h – Khu vực HCM. Với lợi thế không sản xuất hàng loạt, không chứa chất bảo quản, chế biến hoàn toàn từ tổ yến tự nhiên nguyên chất, Yến Chưng Tươi giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng, đẩy lùi cơn ho, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bà Bầu Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì?
Những triệu chứng viêm họng khi mang thai
Giống như cảm cúm, viêm họng cũng là một triệu chứng thường gặp khi mang thai với các triệu chứng:
Cổ họng đau, đỏ rát, sưng amidan, xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên cổ họng.
Đau đầu, gặp khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn, không cảm thấy ngon miệng
Đổ mồ hôi nhiều, có dấu hiệu sốt, sưng hạch bạch huyết, khó thở, buồn nôn, ho, đau bụng.
1/ Thực phẩm có chứa vitamin C:
Thực phẩm có vitamin C rất hữu ích. Vitamin C tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra.
Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát ở họng. Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi.
Món nhiều C là các loại hoa quả tự nhiên: cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt rất giàu vitamin C. Hãy tranh thủ ăn các thực phẩm này. Vitamin C tự nhiên tốt hơn nhiều vitamin C trong các chế phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Đau họng thì nên xay ra để ăn sẽ ăn được nhiều và dễ ăn hơn.
2/ Thực phẩm giàu kẽm:
3/ Mật ong:
Mật ong thực thích hợp cho người bị viêm họng. Không gì tốt hơn bằng mỗi sáng dậy, bạn bị viêm họng bạn chỉ cần ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất. Sẽ rất có lợi. Nhưng nhớ là mật ong chuẩn chứ không phải mật ong pha.
Mật ong thích hợp bởi vì mật ong làm dịu, sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn rát cổ họng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nên có lợi để đề kháng vi khuẩn và virút. Mật ong lại có tính sinh miễn dịch, nên có lợi để tạo sức đề kháng khỏe. Với những tác dụng như vậy, khuyên nên ăn mật ong thực thích hợp.
4/ Bạc hà:
4/ Giấm táo:
5/ Món trơn, mát:
Những thực phẩm bà bầu bị viêm họng không nên ăn
1/ Món cay:
Món cay là món có vị cay, rất có tác dụng đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Nhưng lại không có lợi với người viêm họng cấp. Lý do là vì viêm họng làm rát đỏ toàn bộ họng.
Tùy vào từng thể bệnh và từng người, có người rát nhiều, có người rát ít, có người không rát. Nhưng chắc chắn có người viêm họng như rát đau hết cả họng.
Ăn món cay như ớt, tiêu, gừng thì thực báo hại. Sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.
Các món này là ớt cay, nhất là ớt bé dạng ớt chỉ thiên, hạt tiêu đen, gừng, xả.
2/ Món nướng, chiên:
3/ Món đặc, tắc:
Các món đặc, tắc cũng không thích hợp với người viêm họng. Vì họng bị viêm sẽ nổi xù xì, gồ ghề tạo thành các vết lồi lõm khác nhau.
Khi ăn các món đặc, tắc, chúng dễ bị kẹt lại. Có hai khả năng xảy ra, họng của bạn bị các thực phẩm này vương lại. Sự tồn dư của thực phẩm sẽ kích thích gây ho.
Mặt khác, những món đặc tắc khó nuốt. Khi bị viêm amydal hoặc viêm vòi nhĩ, sự đặc, tắc càng làm khó nuốt hơn. Kết quả, viêm họng ngày càng tồi tệ và các cơn ho kéo đến nhiều hơn.
Các món có đặc điểm tắc, đặc là lòng đỏ trứng, súp khoai tây, súp khoai môn, xốt có bột đao.
4/ Thức uống có cồn:
Bà bầu bị viêm họng phải làm sao?
Đối với những trường hợp đau họng nhẹ, mẹ bầu có thể điều trị bằng những cách sau đây:
Súc miệng bằng nước muối: Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng khi bị đau họng. Súc miệng bằng nước muối có thể loại bỏ những vi khuẩn gây đau họng, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng tỏi: Ép tỏi lấy nước và ngậm trong miệng khoảng 1-2 phút và nhớ không được uống. Tỏi trộn hành tây sẽ có tác dụng hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể trộn 1 muỗng cà phê tỏi nghiền, ¼ muỗng cà phê bột quế và một nhúm bột ớt và một ly nước nóng dùng. Hỗn hợp này cũng có tác dụng xác trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trà hoa cúc, trà chanh mật ong, trà gừng là một cách giảm bớt những khó chịu khi bị đau họng khi mang thai. Đặc biệt thích hợp với những mẹ bầu hay cảm thấy buồn nôn.
Giữ ấm cổ họng và tăng độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc máy hơi nước.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Amoxicillin và penicillin là hai loại kháng sinh dùng để điều trị đau họng và khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng, sưng amidan hoặc đau họng kết hợp viêm xoang, bác sĩ có thể cho mẹ điều trị bằng cephalexin. Mẹ bầu nên uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn và bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Cữ Gì? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!