Xu Hướng 12/2023 # Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, là nền tảng để cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc sinh đẻ.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Protein:

Protein có nhiều trong thịt gà, thịt bò, cá, hải sản, hạt ngũ cốc, chuối, dừa, bông cải,… Mẹ bầu nên bổ sung chúng vô thực đơn mỗi ngày khoảng 70 gram Protein để thai nhi khỏe mạnh.

Nếu thiếu axit folic sẽ dễ khiến bé bị dị tật ở tim, chi, thoát vị não, thiểu năng, bệnh hở hàm ếch,…

Sữa, súp lơ, bơ, lòng đỏ trứng, khoai tây,rau chân vịt, cam, bưởi, .. là những thực phẩm chứa nhiều Axit Folic.

Canxi:

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu chắc chắn không thể thiếu canxi. Canxi giúp bé hình thành xương chắc khỏe, mẹ không bị loãng xương sau khi sinh.

Sữa là thức uống đầu tiên để bổ sung canxi. Tiếp đó là phô mai, tôm, cua, xương cá hồi đóng hộp, cá mòi, rau dền, cải xoog, bông cải xanh, hạnh nhân, nước cam,…

Sắt:

Mẹ bầu cần bổ sung sắt để không bị suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh và mệt mỏi khi mang thai, thiếu máu sau sinh,… Sắt còn giúp thai nhi khỏe mạnh, không bị sinh non, còi cọc suy dinh dưỡng.

Hãy bổ sung sắt vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu bằng các thực phẩm như: bột yến mạch, các loại hạt, thịt bò, rau muống, bí ngô, nghêu, chuối, các loại rau có màu xanh đậm,…

Ăn uống đúng cách trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều phần trong ngày nếu bị ốm nghén nặng. Cố gắng ăn nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại lượng năng lượng bị hao hụt do ốm nghén. Bạn có thể ăn chút gừng để giảm ốm nghén hiệu quả.

Nếu bạn khỏe mạnh, không nên ăn quá nhiều đồ bổ để tăng cân quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn ngày 3 bữa như bình thường, ăn vặt thêm nếu thấy cần thiết. Bạn chỉ ăn vừa phải để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Bị Cảm Lạnh Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu mẹ hay bị cảm lạnh. Vì thế, bổ sung các nhóm thực phẩm và các món ăn tốt cho sức khỏe mẹ mang thai cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển từng ngày là yếu tố tiên quyết.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm sau:

1. Beta carotene

Là tiền chất của vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ beta carotene có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Beta caroten chỉ xuất hiện trong thực vật nên mẹ bầu cần tích cực sử dụng rau có màu xanh đậm như: rau diếp cá, cả xoăn, củ cải, cải xoong hay những loại quả có màu vàng cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ. Đây là nhóm thực phẩm rất giàu beta carotene.

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa beta carotene.

2. Kali

Mẹ bầu cần khoảng 4.700 mg kali/ngày. Đây là khoáng chất đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm chứa nhiều khoáng chất này mẹ nên lưu ý để bổ sung đó là: khoai lang, cà chua, củ cải đường, măng tây.

3. Axit folic

Axit folic chính là chất giúp hoàn thành ống tủy sống của bào thai, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Giai đoạn mang thai phụ nữ cần lượng axit folic gấp 4 lần so với người bình thường khoảng 40 microgram axit folic/ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung nhóm chất này chính là thời gian 3 tháng trước khi dự định có thai và giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Axit folic có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải, bí đao, nấm, rau xà lách…

4. Chất xơ

Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các vấn đề về tim mạch. Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ trong các thực phẩm như: lúa mạch nguyên cám, hạnh nhân, chuối, bí đỏ, các loại rau xanh…

5. Vitamin C

Được ví như “hàng rào thép” chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Bổ sung đủ vitamin C giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tránh xa các bệnh phổ biến: cảm cúm, cảm lạnh trong những lúc giao mùa hay thời tiết thay đổi. Chưa hết, việc bổ sung đủ vitamin C còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi giúp hình thành hệ xương và răng chắc khỏe dành cho bé. Mẹ bầu bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng sức đề kháng thì vitamin C chính là một trong những câu trả lời giúp mẹ đánh bay cảm hiệu quả. Các loại trái cây tươi như: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi… chứa nhiều vitamin C.

Vitamin C là “lá chắn” vững chắc giúp mẹ bầu tránh xa cảm lạnh.

6. Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và góp phần giữ nhịp tim ổn định. Nếu không cung cấp đủ canxi trong thai kỳ, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ điều này làm sức khỏe mẹ suy yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus ở giai đoạn mang thai. Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ khi mang thai là: 1200mg/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu canxi là: sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ, trứng, tôm, cua, cá, ghẹ, hạnh nhân…

Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu bị cảm lạnh

Dựa trên các nhóm thực phẩm cần bổ sung cho mẹ mang thai 3 tháng đầu đã nêu trên, ta có thể dễ dàng lên thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu giúp tránh xa cảm cũng như bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết đảm bảo mẹ mẹ khỏe, con vui:

Một số thực đơn tham khảo dành cho mẹ bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu thai kỳ.

1. Mẫu thực đơn 1

Bữa sáng: Cháo gà tía tô nóng + 1 cốc sữa + 1 quả táo

Bữa phụ 1: Sữa chua + chuối

Bữa trưa: Cơm + Tôm rim + Súp lơ xào thịt bò + Canh thịt băm nấu chua + 1 ly nước cam.

Bữa phụ 2: Bánh bao + 1 cốc sữa

Bữa tối: Cơm + Thịt lợn rim + Thịt bò xào nấm rơm + Măng tây xào tỏi + Canh khoai mỡ thịt bằm

Bữa phụ 3: Sinh tố bơ

3. Mẫu thực đơn 2

Bữa sáng: Súp gà + 1 cốc sữa

Bữa phụ 1: Khoai lang luộc, khoai lang nướng

Bữa trưa: Cơm + Thịt gà kho gừng + Canh rau củ nấu thịt bò + Salad rau bó xôi

Bữa phụ 2: Bánh yến mạch + Ép cà rốt

Bữa tối: Cơm + Trứng luộc + Thịt bò xào cần tây + Canh đậu hũ nấu hẹ

Bữa phụ 3: 1 ly sữa hạt hạnh nhân + Chuối

3. Mẫu thực đơn 3

Bữa sáng: Cháo trứng yến mạch + 1 cốc sữa

Bữa phụ 1: Ngô + 1 cốc nước chanh với mật ong nóng

Bữa trưa: Cơm + Sườn non rim + Súp lơ xào cà rốt + Canh đậu nấu xương

Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép ổi

Bữa tối: Cơm + Cá hồi kho tộ + Tim xào giá + Canh khoai tây nấu xương

Bữa phụ 3: Ngũ cốc + Sữa chua

4. Mẫu thực đơn 4

Bữa sáng: Xôi các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh) + cốc sữa

Bữa phụ 1: Súp tôm thịt + ly nước gừng

Bữa trưa: Cơm + Cá chép kho + Thịt bò xào măng tây + Canh cải xoong thịt bằm + Ép bưởi

Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép rau bina

Bữa tối: Cơm + Cá quả xào thì là + Sườn xào chua ngọt + Giò hầm bí đỏ

Bữa phụ 3: Sinh tố dâu tây

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe và an vui!

Thực Đơn Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặt biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ (a). Để duy trì nguồn sữa, bà mẹ cần ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không có loại thực phẩm nào đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của mỗi người (b). Cho trẻ bú bình, vú ngậm nhân tạo không hợp vệ sinh có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống (c). Khi đã quyết định cho trẻ bú sữa ngoài rất khó để trẻ có thể bú mẹ trở lại (d). Nên tư vấn nhân viên y tế, trong những trường hợp cần thiết, để lựa chọn sản phẩm thay thế/bổ sung phù hợp cho trẻ (e).

Tác dụng lý tưởng cho thai nhi khi mẹ làm mới thực đơn trong 3 tháng giữa thai kỳ

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần thêm 350 calorie mỗi ngày. Do vậy việc làm mới thực đơn sẽ giúp cho mẹ không bị thiếu hụt hay dư thừa các dưỡng chất. Trước khi lên thực đơn, mẹ bầu cần nắm được lợi ích của các dưỡng chất cần ưu tiên bổ sung trong giai đoạn này, cũng như các loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất đó. Ví dụ các loại thịt, trứng, các loại đậu là nguồn cung cấp protein phong phú cần thiết cho sự tăng trưởng của bé trong cả giai đoạn này và trong 3 tháng cuối thai kỳ. Canxi có trong sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cho răng và xương của bé trở nên chắc khoẻ. Nếu không đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ bầu, làm chúng yếu và dễ gãy hơn.

Gợi ý bữa sáng cho mẹ bầu

Về cơ bản, một chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hợp lý suốt thời gian mang thai vẫn là dung nạp một lượng cân bằng các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc cùng chất béo lành mạnh. Vào mỗi bữa sáng, mẹ hãy dùng một khẩu phần nhỏ có sự kết hợp của ít nhất ba nhóm thực phẩm. Ví dụ, bánh mì nguyên cám, trứng, salad trái cây và một ly sữa. Một lựa chọn khác là trộn các loại rau cắt nhỏ với trứng ốp la, bên trên thêm pho mát ít béo, dùng kèm với một bát nhỏ hỗn hợp yến mạch và sữa tách béo.

.

Ý tưởng cho bữa trưa ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Salad trộn với trứng cắt khoanh, vài lát thịt gà nướng, đậu gà (chickpeas) hoặc đậu tây, dầu và giấm trộn. Sandwich cũng là một lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng dành cho bữa trưa. Và thay vì dùng thịt nguội và phô mai – thực phẩm dễ lây nhiễm vi khuẩn listeria, mẹ có thể dùng bánh mình nguyên cám với bơ đậu phộng và mứt. Nếu vẫn còn thấy đói, mẹ bầu có thể ăn thêm sữa chua hoặc một vài miếng trái cây.

Bữa tối hoàn hảo cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt 2

Hãy làm một bữa tối đơn giản với mì ống, sốt mariana và salad trộn để giữ sức cho mẹ. Có một cách khác là mẹ mang thai hãy nấu các nguyên liệu cho bữa tối bằng nồi slow-cooker ngay từ lúc sớm để bữa tối diễn ra thật dễ dàng và nhanh chóng. Nếu như thèm ngọt, mẹ bầu có thể tráng miệng thêm bằng bánh pudding hoặc một mẫu sô-cô-la đắng

Tham gia Enfa A+ Smart Club

*Quy định & điều kiện áp dụng

# 5 Thực Phẩm Bà Bầu Nên Tránh Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

23/11/2023 24.519 lượt xem

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều mẹ mang thai lần đầu thường nghĩ rằng ăn thật nhiều là cách tốt nhất để bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho con. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Vậy 5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Những loại dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai

Tiếp đến, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin A, E và C để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên nạp vào cơ thể 70 – 90mg vitamin C, 10 – 15mg vitamin E và 800mcg vitamin A mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải bổ sung thêm 300mg canxi mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp xương và răng bé phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tăng cường DHA trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo lời khuyên của các bác sĩ Thu Cúc, mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm 200g DHA để tốt cho sự phát triển của não và mắt bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ đây là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Về cơ bản, thực đơn hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ không khác nhau quá nhiều nhưng ở mỗi tháng sẽ có sự điều chỉnh nho nhỏ nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của bé.

Tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, hàm lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nên mẹ bầu thường bị ốm nghén. Chẳng hạn như thường xuyên cảm thấy buồn nôn và khó chịu ở vùng bụng, hay ăn uống nhiều hơn,… Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng này, cũng như đảm bảo sự phát triển của thai nhi:

Những loại giàu protein như các loại cá, thịt và tinh bột

Như đã đề cập ở trên, protein chính là dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, nhất là các tế bào thần kinh. Do đó, mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như các loại cá, thịt và tinh bột mỗi ngày. Không chỉ vậy, mẹ cũng nên bổ sung canxi cho bé bằng cách uống sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ

Sắt là một dưỡng chất quan trọng, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu của mẹ bầu. Do đó. mẹ nên bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn nạc và các loại thịt đỏ khác trong khẩu phần ăn hàng ngày để thúc đẩy quá trình sản sinh máu.

Trong tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc

Các loại rau xanh và hạt ngũ cốc như măng tây, cùng các loại đậu,… có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các chất chống oxy hóa, tốt cho hệ miễn dịch và tiêu hóa của mẹ. Không chỉ vậy, chúng còn giúp em bé phát triển mạnh khỏe.

Tháng thứ 2

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như:

Tiếp tục bổ sung sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò

Mẹ nên ăn nhiều các loại thịt đỏ và các loại rau xanh để bổ sung sắt và axit folic như: Thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây.

Các loại thực phẩm như: Hạt óc chó, bánh mì

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm để thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của bé và cung cấp thêm năng lượng cho mẹ, như: hạt óc chó, bánh mỳ, các loại rau xanh, sữa, các loại thực phẩm làm từ sữa, trứng, thịt.

Tháng thứ 3

Thông thường, các triệu chứng thai nghén của mẹ bầu sẽ giảm đáng kể vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại dưỡng chất khác, như:

Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này

Trong tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên bổ sung thêm một số loại rau củ quả như: bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang…

Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên uống thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây như: nước ép táo, nước cam, sinh tố bơ…

Uống thêm sữa mỗi ngày

Mẹ nên uống thêm sữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Không chỉ vậy, sữa còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp mẹ bầu nạp đủ canxi, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin

Trong tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ để giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn Tháng đầu tiên

Tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của phôi thai. Do đó, trong thời gian này, mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm như:

Thực phẩm gây co thắt dạ con

Ở tháng đầu tiên, phôi thai vẫn chưa ổn định. Đó là lý do tại sao mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm gây co thắt dạ con để không bị sảy thai. Theo đó, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm như: cam thảo, dứa, đu đủ xanh.

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân không hề tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối.

Phô mai mềm

Phô mai mềm thường được làm từ các loại sữa chưa qua tiệt trùng, nên chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho mẹ và làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tháng thứ 2

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, các dấu hiệu mang thai của mẹ trở nên rõ rệt hơn. Lúc này, mẹ cũng đã có đủ thời gian để tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm nên tránh. Ngoài những món ăn nên kiêng trong tháng đầu thai kỳ, mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe, như:

Pate

Vì pate được làm từ các loại thịt động vật, nên nó thường chứa vi khuẩn Listeria. Đây là loại vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Gan

Gan được là món ăn chứa nhiều vitamin A và cholesterol không tốt cho huyết áp và tim mạch của mẹ bầu. Vì vậy, nếu không muốn thai nhi bị mắc các dị tật, mẹ bầu không nên ăn gan.

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng thường chứa các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Cho nên vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ không được bổ sung loại thực phẩm này vào cơ thể.

Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé. Bởi vì nó sẽ khiến phôi thai bị dị tật và gây hại cho lá gan của mẹ.

Trứng chưa nấu chín

Trứng chưa nấu chín thường chứa các loại vi khuẩn gây hại cho sự phát triển của phôi thai, như salmonella. Do đó, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ không nên ăn trứng lòng đào, trứng sống, hay trứng rán ốp la.

Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua

Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông và nem chua thường được làm từ các loại thịt tươi sống. Do đó, chúng có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy.

Tháng thứ ba

Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm thai nhi đã phát triển tất cả các cơ quan cần thiết. Do đó, trong thời gian này, mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe của mình và em bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm sau:

Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó, chúng thường được nấu với nhiệt độ lớn nên các món ăn này không còn nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể của mẹ và bé. Vì thế, mẹ nên tránh ăn các món ăn nhanh như: hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên…

Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp rất có hại cho sức khỏe của mẹ bầu. Bởi lẽ chúng chứa nhiều loại gia vị và muối nên dễ khiến mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể mẹ và bé.

Những loại rau bà bầu không nên ăn

Không phải loại rau xanh nào cũng có lợi cho mẹ bầu. Những loại rau bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ là:

Rau sam

Theo các nghiên cứu khoa học, rau sam là loại thực phẩm chứa tính hàn cao. Do đó, nó sẽ khiến tử cung bị co bóp, làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy, các mẹ bầu không nên ăn rau sam trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Rau răm

Nhiều phân tích cho thấy rau răm chứa một số chất làm cho cơ thể mẹ bầu mất máu, xuất hiện các cơn co bóp tử cung. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể bị sảy thai, hoặc gây ra dị tật ở thai nhi.

Rau ngót

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau ngót chứa chất papaverin – khiến cơ trơn tử cung co thắt gây ra sảy thai, động thai.

Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết, trong Đông y thường sử dụng để an thai nhưng nếu ăn quá nhiều ngải cứu, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai.

Chùm ngây

Chùm ngây có chứa hormone alpha-sitosterol. Đây là loại chất không tốt với mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Bởi vì chùm ngây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Bà bầu không nên ăn quả gì?

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh chứa nhiều chất latex và các loại enzyme gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, loại quả này còn dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Quả nhãn

Ăn nhiều nhãn sẽ khiến mẹ bầu bị nóng trong và táo bón. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn nhãn.

Quả thơm

Quả thơm hay còn được gọi là quả dứa. Bởi vì loại quả này chứa chất bromelain, nên sẽ khiến tử cung bị co bóp. Nếu ăn dứa xanh trong 3 tháng đầu mang thai, thì mẹ bầu sẽ rất dễ bị sảy thai.

Mới có thai nên ăn gì? 5 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bên cạnh các loại thực phẩm tối kỵ, thì mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đó là:

Cá hồi

Cá hồi là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ bầu. Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung thêm cá hồi vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để tăng cường vitamin D, cũng như canxi, giúp xương bé chắc khỏe.

Súp lơ

Súp lơ là loại thực phẩm cực kỳ an toàn cho mẹ bầu. Bởi lẽ chúng rất giàu axit folic và sắt, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.

Họ hàng nhà đậu

Đậu và các món ăn được làm từ đậu là những loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì chúng rất giàu protein, cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho mẹ bầu, cũng như giúp mô và cơ bắp của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng nước như cam, quýt,… thường rất giàu folic và vitamin C. Vì vậy, chúng rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ bầu.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu protein và vitamin D. Đây là những dưỡng chất quan trọng, giúp xương của thai nhi phát triển tốt.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không chỉ lưu ý những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh mà cũng cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có dịch vụ thai sản trọn gói theo dõi từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Với dịch vụ này, lộ trình khám thai, siêu âm, xét nghiệm đã được lên lịch đầy đủ, chi tiết và rõ ràng, nhắc nhở mẹ bầu mỗi khi tới lịch để mẹ không bỏ qua bất kỳ mốc thăm khám quan trọng nào. Bên cạnh đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn có các gói thai sản từ tuần thứ 16, 28, 36 và gói chuyển dạ, các mẹ bầu có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mong muốn, hoàn cảnh và kinh tế của mình.

Những Thực Phẩm Tốt Cho Mẹ Bầu Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

1.Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng đầu

Trong những tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường hay có cảm giác khó chịu trong cơ thể, điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác, gây cảm giác chán ăn. Vì vậy, thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu cần phải đặc biệt chú trọng. Mẹ bầu cần ăn đầy đủ những dưỡng chất cần thiết sau để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi:

+Choline: Não của bé hấp thụ phần lớn choline từ mẹ, vì vậy để em bé có thể phát triển tế bào não một cách tốt nhất, các mẹ được khuyên dùng khoảng 450mg choline mỗi ngày

2.Những thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

+ Họ hàng nhà đậu: Chứa rất nhiều protein, các loại đậu giúp mẹ có được sức khỏe lại vừa giúp bé phát triển cơ bắp, mô.

+ Súp lơ, xà lách, cải bẹ xanh: Những món rau bổ dưỡng chứa nhiều acid folic

+ Trứng và cá hồi: Bổ sung lượng vitamin D, canxi cần thiết cho mẹ và bé.

+ Thịt bò: Để cung cấp lượng sắt cần thiết, thịt bò là món nên có trong thực đơn của các mẹ.

3. Thực đơn giải đáp thắc mắc có thai nên ăn gì?

-Bữa sáng: Đây được xem là bữa ăn quan trọng nhất, các mẹ nhất định không được bỏ qua. Buổi sáng, mẹ bầu có thể lựa chọn ăn bún, cháo, cơm, phở hoặc bánh canh tùy vào sở thích và khẩu vị. Có thể dùng ngũ cốc trộn sữa hoặc sinh tố chuối để thay thế bữa ăn sáng.

+ Ăn phụ: Bơ hoặc đu đủ, các loại trái cây khác.

-Bữa trưa: Bạn có thể ăn cơm kèm theo các loại thịt đỏ hoặc cá, tôm, trứng. Thực đơn càng nhiều rau, củ tươi mát sẽ giúp bạn dễ dàng ăn ngon miệng lại đầy đủ chất dinh dưỡng.

+Ăn phụ: Sinh tố dâu kèm theo đậu phộng hoặc hạnh nhân

+Bữa xế: Bạn có thể ăn bánh quy kèm phô mai.

-Bữa tối: Có thể ăn nui xào kèm theo một vài miếng bánh chuối nhỏ. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 2-3 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo lượng canxi cần thiết .

Cách Chọn Trang Phục Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Cập nhật vào 31/01

Trong những tháng cuối của thai kỳ, quần áo của mẹ bầu cần phải được thoải mái hết mức. Vì thế mẹ hãy chú trọng vào những chất vải dịu nhẹ, co giãn như phông để nâng đỡ chiếc bụng “khổng lồ”.

1. Trang phục hàng ngày

Với trang phục hàng ngày mẹ nên ưu tiên cho những bộ quần áo vừa đơn giản, vừa thoải mái , không tạo cảm giác bí bách cho mẹ và bé. Ở giai đoạn này mẹ lên chọn các kiểu đầm có kiểu dáng hơi rộng, có phần eo rộng, không gò bó gây cảm giác khó chịu. Ngoài đầm suông mẹ cũng có thể lựa chọn những kiểu áo oversize, những chiếc váy co giãn giúp mẹ bầu vừa trông thời trang vừa thoải mái, đồng thời cũng che chắn bớt phần nào các khuyết điểm trên cơ thể của mẹ.

Ở giai đoạn này mẹ không nên chọn cho mình quần áo bó vì nó sẽ tạo cảm giác khó chịu, mà thay vào đó nên mặc những chiếc váy, đầm bầu vì chúng sẽ giúp cho mẹ vừa hợp thời trang,vừa sành điệu mà vẫn thoải mái tạo cảm giác tự tin với chiếc bụng “khổng lồ” của mình.

2. Lựa chọn đồ lót

Mẹ bầu đừng chỉ nên qua chú trọng đến việc lựa chọn nhưng bên ngoài mà cũng cần quan tâm tới đồ lót. Mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ đồ lót đặc biệt dành riêng cho bà bầu. Phụ nữ mang thai nên chọn cho mình một chiếc áo ngực phù hợp, có tác dụng nâng đỡ, tạo dáng cho cơ thể đồng thời tránh việc ngực phát triển quá to trong thời gian mang thai sẽ bị sệ xuống khi sinh con. Mẹ không nên mặc áo lót quá rộng hay quá chật, áo quá rộng sẽ làm cho cơ thể mẹ sồ sề hơn, áo quá chật làm máu khó lưu thông, điều này thậm chí còn làm giảm khả năng tiết sữa sau sinh.

Trong các tháng cuối, dịch tiết âm đạo ra khá nhiều nên việc chọn quần lót có độ thấm hút tốt và thông thoáng là rất cần thiết. Các mẹ bầu nên chọn các loại quần lót bằng sợi cotton, tránh mặc những chiếc quần quá chật vì chúng sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, khiến tình trạng phù chân thêm nặng nề. Nên chọn những chiếc quần lót kiểu dáng đơn giản, phần đũng và cạp quần rộng để người mặc dễ chịu.

3. Về giày dép

Trong giai đoạn cuối thai kỳ mẹ không thể bỏ qua vấn đề giày dép. Khi mang thai, chân bạn có xu hướng ngày càng to ra kích thước chân càng phát triển. Trong giai đoạn này cơ thể to ra mất cân đối rất dễ khiến cho mẹ bầu bị ngã, nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, cần phải lựa chọn một đôi giày vừa vặn, an toàn để giữ thăng bằng cho người mẹ, tránh trơn trượt và vấp ngã khi đi lại.

Một số lưu ý để tiết kiệm chi phí khi mua đồ bầu

Về kiểu dáng, để tiết kiệm mà trông vẫn hợp thời, bà bầu nên chọn các kiểu đầm bầu hay quần áo bầu thoải mái, đơn giản theo tiêu chí có thể tái sử dụng sau này. Những kiểu áo oversize, váy suông free size có phần eo rộng, váy maxi cotton co giãn v.v… vừa giúp bạn là bà bầu thời trang, vừa tận dụng để che chắn những khuyết điểm cơ thể sau sinh. Chị em cũng có thể tận dụng đồ bầu của bạn bè hay người thân để tiết kiệm một khoản phí đáng kể.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!