Bạn đang xem bài viết Thêm Một Ông Lớn Ngành Sữa Muốn Giao Dịch Upcom được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CTCP Sữa Quốc tế (IDP) đã công bố thông tin dự kiến họp đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 18/12.
Theo chương trình đại hội, IDP dự kiến trình cổ đông việc đăng kí chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống UPCoM tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Trên thị trường chứng khoán hiện có CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang niêm yết HOSE và Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mã: MCM) chính thức giao dịch UPCoM ngày 18/12. Bên cạnh đó, CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã bị huỷ niêm yết trên HNX và đang bị hạn chế trên UPCOM.
Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến bổ sung ngành nghề kinh doanh, sửa đổi điều lệ.
Ngày 4/12, CTCP Lothamilk đã nhận chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, Lothamilk sở hữu 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,79%. Sau giao dịch, Lothamilk đã nâng sở hữu tại IDP lên 10,18%.
Cùng ngày, bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT cũng nhận chuyển nhượng gần 2,95 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, bà Loan không nắm giữ cổ phần tại IDP, sau giao dịch bà nâng sở hữu lên 5%.
Ở chiều ngược lại, từ ngày 2 đến ngày 4/12, CTCP Blue Point đã bán ra 5,68 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 70,2% xuống còn 60,6%.
Trước đó, cuối tháng 7, đầu tháng 8, hai quĩ đầu tư thuộc quản lý của VinaCapital đã chuyển nhượng hết hơn 21,8 triệu cổ phần, tương ứng với 37% vốn của IDP sau 5 năm đầu tư. Đồng thời, Blue Point lại mua vào gần 13 triệu cổ phần của IDP để nâng sở hữu từ 58,36% lên 80,38%.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đã mua vào hơn 8,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15% vào ngày 31/7.
Sau khi nắm cổ phần chi phối tại IDP thì phía Blue Point lại đang có xu hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu trong khi Lothamilk lại liên tục mua vào.
Tính tới ngày 4/12, cổ đông lớn nhất của IDP vẫn là Blue Point (60,6%), các cổ đông lớn còn lại gồm VCSC (15%), Lothamilk (10,18%) và Tổng giám đốc IDP Đặng Phạm Minh Loan (5%).
Ông Tô Hải, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VCSC đang là Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật của IDP.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, IDP đạt 2.828 tỷ đồng doanh thu thuần, 309 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 113% và 232% so với cùng kì năm trước. Mức lợi nhuận 9 tháng này còn vượt xa con số của Mộc Châu Milk (209 tỷ đồng).
Trước đó, IDP liên tục thua lỗ, cho tới năm 2019 lợi nhuận của IDP bắt đầu dương trở lại với con số đạt 113 tỷ đồng. Tới ngày 30/9, IDP vẫn còn lỗ luỹ kế tới 270 tỷ đồng.
Hết quí III, qui mô tài sản của IDP là 1.875 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 589 tỷ đồng. Tổng nợ đi vay tại ngày 30/9 là 258 tỷ đồng, giảm 437 tỷ so với con số đầu năm.
Hoàng Kiều
Ông Chủ Sữa Izzi Thêm 1 Năm Èo Uột
Thương hiệu tương đối nổi tiếng, Hanoimilk lại là 1 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh èo uột, không thể so sánh với người đồng nghiệp Vinamilk, hiện đang là miếng mồi ngon của các tổ chức nước ngoài.
Thực hiện hơn 50% kế hoạch lợi nhuận
ĐHĐCĐ thường niên 2016 của Hanoimilk đã giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2016 nhìn chung cao hơn mức thực hiện năm 2015. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Công ty năm 2016 hầu như không khởi sắc, thậm chí sụt giảm.
Trong quý IV/2016, doanh thu bán hàng của Hanoimilk chỉ đạt 56,3 tỷ đồng, giảm 37,3% so với cùng kỳ 2015. Kết quả lợi nhuận sau thuế của Công ty vỏn vẹn 277 triệu đồng, giảm gần 10 triệu đồng so với cùng kỳ 2015. Lũy kế cả năm, lợi nhuận của Hanoimilk đạt 1,7 tỷ đồng, giảm hơn 200 triệu đồng so với năm 2015.
Với 1 doanh nghiệp quy mô vốn điều lệ 200 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận của Hanoimilk là quá khiêm tốn. Thu nhập bình quân trên mỗi cổ phần (EPS) của Công ty chỉ đạt con số 86 đồng. Điều này phần nào giải thích cho mức giá èo uột (xung quanh mức 5.700 đồng/CP) của HNM trên sàn chứng khoán.
Năm 2016, Công ty mới chỉ thực hiện 64,6% kế hoạch doanh thu và 51,4% kế hoạch lợi nhuận.
Hanoimilk tham vọng trở thành 1 trong 3 công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, và là công ty số 1 về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Công ty năm 2016 và những năm trở lại đây vẫn chưa có sự bứt phá rõ rệt. Lợi nhuận từ năm 2010 đến nay của Công ty thường chưa đến 2 tỷ đồng mỗi năm (riêng năm 2013 đạt 3 tỷ đồng). Doanh thu chưa đến 300 tỷ đồng mỗi năm. 3 năm trở lại đây, Công ty nói không với cổ tức, trừ khoản cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 2% bằng tiền mặt, đến tháng 6/2015 mới có thể thanh toán.
Cạnh tranh khốc liệt
Năm 2016, Công ty mới chỉ thực hiện 64,6% kế hoạch doanh thu và 51,4% kế hoạch lợi nhuận.
Chi phí đáng kể nhất của Hanoimilk trong năm 2016 cũng như mấy năm trở lại đây vẫn là chi phí bán hàng. Năm 2016 chi phí này của Hanoimilk đã giảm gần 17 tỷ đồng so với năm 2015, còn 41 tỷ đồng, Tuy nhiên doanh thu bán hàng của Công ty cũng sụt giảm tương ứng gần 50 tỷ đồng.
Về mức chi phí bán hàng cao, giải trình với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, Công ty đang gặp sự cạnh tranh khốc liệt nên khó có thể giảm nhiều. Hanoimilk đã miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc kiêm phụ trách bán hàng Phan Mạnh Hòa do quản lý chưa tốt, người đứng đầu Hanoimilk thừa nhận.
Phụ trách bán hàng của Hanoimilk là một vị trí đầy thách thức. Ông Đặng Trung Hưng giữ ghế này từ 24/11/2016, tuy nhiên đã bị miễn nhiệm sau đó 2 tháng, vào ngày 1/2/2017. Thông báo miễn nhiệm của Hanoimilk cho biết, ngoài đơn từ nhiệm của cá nhân ông Hưng, Chủ tịch HĐQT và HĐQT Công ty xem xét kết quả công việc sau 2 tháng và nhất trí bãi nhiệm.
Hanoimilk đang theo đuổi thị trường ngách là các sản phẩm dành cho trẻ em. Tuy nhiên, đó cũng là miếng bánh ngon mà Vinamilk hay TH True Milk đang nhắm tới, đặc biệt khi vấn đề dinh dưỡng học đường, cải thiện chiều cao cho người Việt… được quan tâm đặc biệt.
Để vươn tới đỉnh cao và ghi dấu ấn đối với người tiêu dùng, Hanoimilk cần nhiều hơn là những lời hứa từ Ban lãnh đạo.
‘Ông Trùm’ Sữa Đặc Trị Nutifood Thắng Lớn Trên Đất Mỹ
– Sau sản phẩm sữa đặc trị dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus đã xuất hiện ở các siêu thị Mỹ từ năm 2018, mới đây, NutiFood tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ dòng sản phẩm sữa chưa uống tiệt trùng đóng chai.
Ngày 12/6, tại nhà máy NutiFood Bình Dương, dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Sở Công Thương và Cục Hải Quan Bình Dương, NutiFood đã tiến hành Lễ Xuất khẩu cho lô hàng 15 container sữa chua uống tiệt trùng sang Mỹ. Đây là nhóm sản phẩm dinh dưỡng thứ hai NutiFood xuất sang thị trường Mỹ sau Sữa đặc trị cho trẻ biếng ăn Pedia Plus.
Nhóm sản phẩm dinh dưỡng thứ hai: sữa chua uống tiệt trùng đóng chai với nhiều hương vị đa dạng như cam, dâu, xoài… với số lượng 2 triệu đơn vị sản phẩm, mang thương hiệu riêng, phù hợp với thị trường Mỹ.
Quy trình sản xuất của NutiFood đã được chứng nhận FDA của Mỹ.
Để đưa được sản phẩm vào thị trường Mỹ bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng nhận FDA do Tổ chức kiểm định được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ủy nhiệm đánh giá. Mất 2 năm theo đuổi, đầu tư, hoàn thiện bộ máy quản lý, sản xuất nhằm đáp ứng, phù hợp với hàng trăm tiêu chuẩn khắt khe của FDA, năm 2018, NutiFood đã chinh phục thành công tấm “visa” quý giá này, mở đường cho những sản phẩm sữa Việt đường hoàng xuất hiện trên kệ của các siêu thị lớn ở Mỹ.
4 tháng sau, sản phẩm đầu tiên: sữa đặc cho trẻ biếng ăn Pedia Plus đã được Delori, đối tác nhập khẩu và phân phối sản phẩm của NutiFood, đưa lên các kệ siêu thị của bang Califonia. Hiện tại, sản phẩm Pedia Plus đã có mặt trên kệ hàng của hơn 300 siêu thị trong bang Califonia và được người tiêu dùng Mỹ đón nhận.
Với nhóm sản phẩm sữa chua uống tiệt trùng, Delori tiếp tục là nhà phân phối sản phẩm vào các siêu thị ở Mỹ Đại diện của Delori cho biết, phản hồi của người tiêu dùng Mỹ về sản phẩm sữa đặc trị Pedia Plus rất tích cực. Nhiều người tiêu dùng rất ngạc nhiên khi đây là sản phẩm của một công ty đến từ Việt Nam. Sự tiếp nhận tích cực này chính là động lực để đối tác Delori mạnh dạn lên kế hoạch nhập khẩu nhiều nhóm sản phẩm dinh dưỡng của NutiFood trong thời gian tới.
Lãnh đạo Sở Công Thương, bí thư Thị Xã Bình Dương, Cục Hải Quan Bình Dương và lãnh đạo NutiFood dự Lễ Xuất khẩu cho lô hàng 15 container sang Mỹ của công ty..
Việc xuất khẩu thành công sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa sang thị trường Mỹ là một sự mở đầu khả quan cho chuỗi hành trình vươn ra thế giới của công ty NutiFood. Được biết, mới đây, NutiFood hợp tác với tỷ phú Thụy Điển Erik Paulsson đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất sữa NutiFood Sweden AB tại Thụy Điển, bắt đầu mở hướng xuất khẩu các sản phẩm dinh dưỡng chuẩn Organic vào thị trường Châu Âu và Châu Á. Chuỗi hành trình tiếp tục nối dài khi NutiFood bắt tay với huyền thoại golf Greg Norman để đưa sản phẩm cà phê Việt vươn ra thế giới.
Việc lựa chọn và tập trung chinh phục các thị trường khó tính, yêu cầu cao và khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm như Mỹ, Thụy Điển là bước đi khôn ngoan của NutiFood trong kế hoạch vươn ra thế giới. Vì khi đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính nhất, được người tiêu dùng đón nhận tích cực thì việc chinh phục các thị trường “lân cận” khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ông Lê Nguyên Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT NutiFood, cho biết: “Sau sự kiện vận hành nhà máy sữa NutiFood tại Thụy Điển, sự kiện xuất khẩu nhóm sản phẩm dinh dưỡng thứ 2 sang Mỹ là tin vui tiếp theo mà chúng tôi đón nhận chỉ trong một thời gian ngắn. Chúng tôi rất tự hào khi sản phẩm mang thương hiệu Việt được thị trường Mỹ đón nhận tích cực. Dự kiến, cuối năm 2019, NutiFood sẽ xuất khẩu tiếp nhóm sản phẩm thứ ba và trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm của NutiFood được đưa vào thị trường này.”
Nhóm sản phẩm sữa chua của NutiFood trải qua quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đạt chuẩn FDA (Mỹ).
Không chỉ vươn ra thế giới, NutiFood cũng không “bỏ quên” người tiêu dùng nội địa khi hợp tác với tập đoàn BASF của Đức để đưa những sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em chuẩn toàn cầu vào Việt Nam; liên doanh với tập đoàn ASAHI doanh thu 19 tỉ USD đang sở hữu thương hiệu thức ăn trẻ em hàng đầu Nhật Bản Wakodo để đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản vào Việt Nam với sự tư vấn công thức dinh dưỡng từ chuyên gia NutiFood. Và trong tương lai gần, khoảng quý III/2019, một số sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa đạt chuẩn Châu Âu được sản xuất tại nhà máy NutiFood Sweden AB tại Thụy Điển sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam.
Muốn Con Cao Lớn Mẹ Bầu Ăn Gì Để Có Canxi Cho Thai Nhi?
Ăn gì để có canxi cho thai nhi?
Bên cạnh nghêu, sò, ốc hến thì hàu cũng là nguồn cung cấp dồi dào canxi, sắt, selen và kali cho cơ thể. Mẹ bầu nên ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần là tốt nhất.
Cua biển vừa giàu canxi, protein, ít chất béo, thịt cua biển còn chứa nhiều kẽm, vitamin C và A. Giúp tăng cường hệ xương chắc khỏe đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cá mòi là nguồn cung cấp canxi tốt không kém khi 85gram cá mòi có chứa tới 325mg canxi. Xương cá mòi là nơi chứa canxi quan trọng nhất. Mẹ bầu nên ăn cả con cá và chọn những nhãn hiệu chế biến cá còn cả xương.
Khoai lang là nguồn cung cấp tốt cho canxi, kali, vitamin A và C. Có thể mẹ chưa biết có tới 68mg canxi trong 1 củ khoai lớn.
Đậu Hà Lan, đậu xanh , đậu nành, đậu phộng,… là nguồn canxi tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Đồng thời, các cây họ đậu còn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh( dị tật ống thần kinh), nhẹ cân và nhiều bệnh tật.
Cải xoăn vừa giàu canxi vừa nhiều vitamin A,C, folate, sắt và kali rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Ngoài bổ sung canxi cho mẹ bầu, cải chíp còn cung cấp các vitamin A, C, acid foclic…
– Hạt giàu canxi cho bà bầu
Theo các nhà khoa học, có một số loại hạt giàu canxi rất tốt cho cơ thể đó là hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phụ. Hàm lượng canxi trong 100gr hạt dẻ lên tới 815mg, đáp ứng đủ nhu cầu canxi mỗi ngày cho người trưởng thành.
– Sữa giàu canxi cho bà bầu
Ngoài ăn gì để có canxi cho thai nhi, mẹ bầu có thể bổ sung canxi cho bà bầu qua sữa. Trong sữa tươi, sữa bò, hay các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,… đều chứa nhiều canxi, vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tăng cường canxi bằng sữa bầu công thức.
Hoa quả bổ sung canxi cho bà bầu
– Cam, quýt
Không chỉ giàu canxi cho bà bầu, cam quýt còn giàu vitamin C làm tăng sức đề kháng giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, bệnh tật.
– Kiwi
Kiwi là loại trái cây giàu canxi cho bà bầu! Kiwi là một trong số ít hoa quả giàu canxi tốt cho hệ xương, răng; đồng thời còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả.
– Lê
Lê cũng là loại trái cây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và cả canxi,….Phụ nữ mang thai ăn nhiều lê sẽ tốt cho hệ xương, hệ tiêu hóa của mẹ và em bé và làn da cũng được cải thiện khi mang thai.
– Chà là
Mỗi ngày mẹ nên ăn 3 quả chà là để cung cấp cho bé yêu 80mg canxi giúp con khỏe mạnh mau lớn. Bà bầu nên ăn chà là vào những tháng cuối của thai kỳ để hấp thụ hết lượng canxi có trong loại quả này.
– Sung
Sung là loại quả cung cấp canxi cho mẹ bầu nhiều hơn cả sữa bột. Bên cạnh đó, nó còn giàu khoáng chất và các loại vitamin giúp phụ nữ mang thai thoát khỏi tình trạng loãng xương.
Muốn con CAO LỚN mẹ bầu ăn gì để có canxi cho thai nhi?
Cập nhật thông tin chi tiết về Thêm Một Ông Lớn Ngành Sữa Muốn Giao Dịch Upcom trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!