Bạn đang xem bài viết Thai Phụ Dùng Thuốc Kháng Virus Viêm Gan B Có Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
virus viêm gan b
Một thai phụ mắc viêm gan B mãn tính được dùng thuốc kháng virus để giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho con lúc sinh đẻ, vậy việc dùng thuốc có an toàn cho mẹ và thai nhi hay không ?
Trong trường hợp mẹ mắc viêm gan B mãn tính, sẽ có một nguy cơ cao lây truyền HBV từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, với một tiềm năng tiếp theo phát triển xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát. Trong hầu hết trường hợp, người ta có thể phòng ngừa vòng lẫn quẩn này một cách có hiệu quả bằng chủng ngừa thụ động cho trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm. Do đó, việc sàng lọc đối với một thai phụ đã bị nhiễm HBV để phân loại trẻ sơ sinh nhằm phòng bệnh sẽ đảm bảo tốt cho trẻ, đây là chuẩn thực hành dựa lên bằng chứng trong y tế.
Từ năm 2004, tại Hoa Kỳ, người ta đã khuyến nghị về việc sàng lọc rộng rãi các thai phụ nhiễm HBV mãn tính vào lần khám thai đầu tiên và bắt đầu điều trị và theo dõi đứa trẻ sơ sinh của các thai phụ một cách thích hợp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đã cho thấy việc thực hiện khuyến nghị chính thức này chỉ đạt được một tỷ lệ thấp. Ngoài ra, mặc dầu việc phòng ngừa sự lây truyền HBV đạt hiệu quả cao, việc dự phòng miễn dịch thụ động – chủ động chuẩn với HBIG và vaccine viêm gan B có thể gặp một tỷ lệ thất bại khoảng 10%-15%. Do đó, các chiến lược thay thế hoặc hổ trợ cho việc chấp hành thực hiện khuyến nghị sàng lọc sẽ có lợi ích to lớn.
Nguy cơ lây truyền HBV chu sinh cao nhất là những thai phụ có tải lượng virus trong máu cao, (có thể dựa vào HBeAg (+), thai phụ mang HBeAg (+) sẽ lây truyền cho con lên đến 80%), điều này có thể là một yếu tố cho tỷ lệ thất bại của các chiến lược dự phòng bằng miễn dịch hiện nay. Do đó, một chiến lược tiềm năng sẽ là cố gắng để giảm tải lượng virus suốt quá trình thai nghén, đó là việc dùng thuốc kháng virus.
Các thuốc kháng virus có an toàn và hiệu lực ở thai phụ hay không ?
Một hình mẫu thành công đã từng được hình thành – điều trị thuốc kháng virus đã được dùng trong quá trình thai nghén ở thai phụ nhiễm HIV đã đem lại kết quả là giảm sự lây truyền HIV.
Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu rằng thai phụ mắc viêm gan B mãn tính nên được điều trị với thuốc kháng virus hay không. Ngoài ra, với mối quan tâm thường tình về hiệu lực và tính an toàn của thuốc đối với các cá nhân mắc bệnh, các hệ quả trên sự phát triển của thai nhi là một vấn đề chưa được giải quyết.
Thuốc kháng HBV
Người ta đã tiến hành một số nghiên cứu về tính hiệu lực và an toàn của các thuốc ức chế enzyme sao chép ngược, nucleoside (lamivudine và telbivudine) để giảm sự lây truyền HBV mẹ – trẻ sơ sinh.
Lamivudine.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã qui định lamivudine thuốc nhóm C đối với thai phụ. Nhiều nghiên cứu đã được lặp lại trên động vật đã cho thấy có một tác dụng ngoại ý lên thai nhi, nhưng các nghiên cứu đã chưa được tiến hành thỏa đáng và không có đối chứng tốt ở người. Ta có thể dùng thuốc khi đảm bảo lợi ích cho thai phụ cao hơn tiềm năng nguy cơ.
Telbivudine (thuốc này chưa được dùng phổ biến ở nước ta).
Các kết quả từ một thử nghiệm sơ bộ ngẫu nhiên, có đối chứng trong đó đã dùng telbivudine cho thai phụ mắc viêm gan B mãn tiến triển đã được công bố mới đây. Toàn bộ 53 thai phụ tiếp nhận 600 mg telbivudine/ngày, và 35 thai phụ đã từ chối thuốc điều trị đã đồng ý được dùng làm nhóm chứng. Tất cả trẻ con cũng nhận HBIG trong 24 giờ đầu sau khi ra đời và rồi được chủng ngừa với 3 liều vaccine chuẩn theo qui trình. Nhiều trong số trẻ con được sinh ra ở các bà mẹ không tiếp nhận thuốc điều trị có HBsAg (+) được so với những trẻ mà mẹ tự nguyện tiếp nhận thuốc điều trị (23% so với 4%; P < 0.001). Ngoài ra, 53% thai phụ tiếp nhận điều trị telbivudine đã đáp ứng virus hoàn toàn trước khi chuyển dạ sinh con, trong khi ở nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus (P < 0,001). Bốn tuần sau sinh, có 62% thai phụ được điều trị đã có một đáp ứng virus hoàn toàn, trong khi nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus hoàn toàn (P < 0,001). Nhiều thai phụ tiếp nhận điều trị thì ALT đã trở lại nồng độ ở mức bình thường so với ALT của các phụ nữ nhóm chứng (tương ứng 77% so với 29%; P < 0,001). Không thấy một thai phụ nào phải ngừng thuốc điều trị, telbivudine, vì các tác dụng ngoại ý và cũng không thấy bất kỳ dị tật bẩm sinh nào ở những đứa trẻ con họ sau khi ra đời.
Telbivudine đã được FDA qui định thuốc loại B dành cho thai phụ. Nhiều nghiên cứu lặp lại ở động vật không có biểu hiện một nguy cơ nào đối với thai nhi và chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và đối chứng tốt ở thai phụ; người ta chỉ khuyến nghị dùng trong thời kỳ thai nghén khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi.
Mọi cố gắng hiện nay là nhằm nâng cao hoặc đảm bảo sự tuân thủ các chiến lược sàng lọc và phòng ngừa bằng miễn dịch như được khuyến cáo đối với thai phụ nhiễm HBV phải được tiến hành liên tục một cách thường qui. Bên cạnh đó, người thầy thuốc có thể cân nhắc điều trị thuốc kháng virus trong một số tình huống chọn lọc, ngay như thai phụ nhiễm HBV có tải lượng virus cao trong máu. Tuy nhiên, một số vấn đề phải được rút ra theo hướng dẫn về các nghiên cứu lâm sàng tương lai trước khi đề xuất các khuyến nghị rộng rãi và các hướng dẫn dựa vào bằng chứng để điều trị thuốc kháng virus cho thai phụ nhiễm HBV mãn tính.
(Theo William F. Balistreri. Medscape Gastroenterology 18-4-2011)
Khi Nào Loại Virus Viêm Gan B Lây Truyền Từ Mẹ Sang Thai
Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.
Định nghĩa viêm gan B là gì ?
Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến gan. Khi mọi người mắc bệnh này triệu chứng có thể là vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau bụng và đau. Lây nhiễm viêm gan B qua tiếp xúc gần với máu, các chất dịch cơ thể khác hoặc qua quan hệ tình dục mà không có bao cao su.
Thời điểm virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Có 3 thời điểm virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ đẻ và thời kỳ cho con bú.
Trong giai đoạn mang thai
Tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai rất thấp, không quá 2% thông qua các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Nguyên nhân là do giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, đây cũng là nơi trao đổi chất dinh dưỡng.
Trong giai đoạn đầu thai nghén, nhau thai sẽ gồm 4 lớp: Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Nhưng sau tháng thứ 4 – giai đoạn sau thai nghén thì lá nuôi tế bào sẽ biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Dẫn đến hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh.
Vì thế chỉ cần một chấn động nhẹ cũng dẫn đến làm tổn thương hàng rào nhau thai, tăng khả năng máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B.
Trong lúc chuyển dạ đẻ
Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn này lên tới hơn 90%. Lúc chuyển dạ cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau thai bám cũng bị co thắt có thể khiến cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con, hoặc lúc trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng khiến trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Thời kỳ cho con bú
Khả năng lây nhiễm trong thời kỳ này rất thấp, cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA có trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
Các triệu chứng của viêm gan B trong thai kỳ là gì?
Trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm lần đầu, các dấu hiệu bao gồm:
– Vàng da
– Da hoặc lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng và nước tiểu của chuyển sang màu nâu hoặc cam.
– Phân màu sáng.
– Sốt
– Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
– Vấn đề dạ dày như chán ăn, buồn nôn và nôn
– Đau bụng.
Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng của viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác (rubella, cúm,…). Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B không phải là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, nhưng khiến tỷ lệ trẻ khi sinh bị nhẹ cân cao hơn.
Nếu bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu sẽ có nguy cơ sinh non. Do vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị viêm gan B chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và truyền virus cho người khác. Khi đến giai đoạn trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.
Nguyên nhân gây viêm gan B trong thai kỳ
Ngoài lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non. hội chứng edwards và những điều mẹ bầu cần biết ?
Chẩn đoán viêm gan B
Trên cơ sở lâm sàng, không thể phân biệt viêm gan B với viêm gan do các tác nhân virus khác gây ra, do đó, việc xác nhận chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là rất cần thiết. Một số xét nghiệm máu có sẵn để chẩn đoán và theo dõi những người bị viêm gan B. Chúng có thể được sử dụng để phân biệt nhiễm trùng cấp tính và mãn tính.
Chẩn đoán nhiễm trùng viêm gan B trong phòng thí nghiệm tập trung vào việc phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBsAg. WHO khuyến cáo rằng tất cả các hiến máu đều được xét nghiệm viêm gan B để đảm bảo an toàn cho máu và tránh lây truyền ngẫu nhiên cho những người nhận sản phẩm máu.
Nhiễm HBV cấp tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng thể HBsAg và immunoglobulin M (IgM) đối với kháng nguyên lõi, HBcAg. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, bệnh nhân cũng có huyết thanh dương tính với kháng nguyên viêm gan B e (HBeAg). HBeAg thường là một dấu hiệu của sự nhân lên cao của virus.
Phòng ngừa viêm gan B
Có thể ngăn ngừa lây truyền HBV chu sinh bằng cách xác định phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV (tức là kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg] và cung cấp vắc-xin globulin miễn dịch viêm gan B và vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh.
Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) ở phụ nữ mang thai có nguy cơ nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh. Nếu không có điều trị miễn dịch sau phơi nhiễm, khoảng 40% trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV ở Hoa Kỳ sẽ bị nhiễm HBV mạn tính, khoảng một phần tư trong số đó cuối cùng sẽ chết vì bệnh gan mãn tính.
Ngăn chặn lây truyền HBV chu sinh là một phần không thể thiếu trong chiến lược quốc gia loại trừ viêm gan B ở Hoa Kỳ.
Sàng lọc phổ biến phụ nữ mang thai đối với HBsAg trong mỗi lần mang thai:
– Xử lý tình huống cho bà mẹ có HBsAg dương tính và trẻ sơ sinh
– Cung cấp điều trị dự phòng miễn dịch cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, bao gồm vắc-xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh
– Tiêm vắc-xin định kỳ cho tất cả trẻ sơ sinh với loạt vắc-xin viêm gan B, với liều đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh
Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với máu, các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Viêm gan B có thể lây qua quá trình sinh nở do bệnh lây qua máu.
2. Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trên thai kỳ
3. Ảnh hưởng của thai kỳ trên bệnh gan
Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính. Bệnh nhân xơ gan tiến triển ít khi có thai, vì những bệnh nhân này thường giảm khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Phụ nữ xơ gan giai đoạn đầu dễ có thai hơn. Điều quan trọng là phải xác định và theo dõi những bệnh nhân này, vì họ có nguy cơ đáng kể bị các biến chứng chu sinh và kết cục xấu cho mẹ và thai nhi, bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, chảy máu do phình tĩnh mạch, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non và thai chết lưu. Nhiễm viêm gan B trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.
4. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Cần liên hệ ngay với bác sỹ chuyên khoa trước khi có thai, khi có thai, sau khi sinh nở để được tư vấn và điều trị./.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
Dùng Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Có Sao Không?
Thứ Bảy, 07-07-2018
“Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu có sao không?” là câu hỏi của hầu hết các gia đình có phụ nữ mang thai. Triệu chứng viêm họng rất thường gặp ở các mẹ bầu và không phải ai cũng biết cách dùng thuốc chính xác và an toàn. Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và hướng dẫn cách chữa viêm họng một cách hiệu quả.
I.Bà bầu bị viêm họng có nên dùng thuốc kháng sinh?
Trong khoảng thời gian mang thai, nội tiết tố cơ thể của các mẹ bầu có nhiều thay đổi. Sức đề kháng và hệ miễn dịch của bà bầu sẽ kém hơn so với trước đây, rất dễ mắc phải các loại bệnh thông thường như: cảm cúm, nhiễm lạnh, bệnh viêm họng,…
Theo thống kê, có đến 70% bà bầu khi mang thai sẽ nhiễm bệnh viêm họng. Lượng Estrogen trong máu tăng khiến cơ thể phù nề, các niêm mạc mỏng cũng bị sưng tấy gây ngạt mũi, viêm họng.
Dùng thuốc là cách chữa bệnh viêm họng nhanh chóng và đơn giản nhất, việc bà bầu sử dụng thuốc gì và dùng như thế nào là điều cực kì quan trọng để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đặc biệt lưu ý rằng không phải loại thuốc kháng sinh nào bà bầu cũng có thể dùng được.
II. Thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu
Trước hết, các mẹ bầu cần phải xác định nguyên nhân gây viêm họng để có phương pháp điều trị bệnh đúng cách. Thông thường, dựa trên nguồn gốc nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn cho các bà bầu với loại thuốc khác nhau.
#1 Thuốc chữa viêm họng cho bà bầu nhiễm virus
Nhiễm virus gây viêm họng được xem là trường hợp phổ biến nhất của các bà bầu. Khi các bà bầu bị viêm họng do virus thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần sau khoảng 7 -10 ngày nếu bà bầu được chăm sóc và sinh hoạt đúng cách.
Bệnh viêm họng do virus có thể kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, ho khan. Lúc này có thể dùng thuốc chữa viêm họng cho bà bầu, các thành phần cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt với 3 tháng đầu thai kì, dùng sai thuốc có thể gây ra tình trạng thai nhi dị tật.
Bà bầu bị sốt: có thể sử dụng paracetamol để giảm sốt. Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, afferalgan,… vì sẽ gây dị dạng, khiến mẹ mang thai chậm sinh, rối loạn phổi.
Ho: bà bầu nếu mắc phải trường hợp ho khan, có thể sử dụng dextromethorphan để giảm cơn ho nhưng không nên lạm dụng thuốc.
#2 Điều trị viêm họng cho bà bầu bằng thuốc kháng sinh
Viêm họng gây ra do vi khuẩn bắt buộc phải dùng thuốc vì lúc này tình trạng bệnh đã có dấu hiệu trở nặng. Khi dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ dùng các nhóm thuốc an toàn ít gây hại nhất cho mẹ bầu và thai nhi.
Các nhóm thuốc thường được bác sĩ kê trong trường hợp này bao gồm:
Betalactam ( gồm có chất penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin,…)
Macrolid (gồm có các chất như erythromycin, spirammycin, azithromycin,…)
Tuy nhiên bà bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải đến thăm khám và sử dụng theo đơn kê do bác sĩ chỉ định. Các thành phần kháng khuẩn có trong thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể cũng như thai nhi. Chỉ nên lựa chọn dùng thuốc khi bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây ra nguy cơ sảy thai.
Tuyệt đối ngừng thuốc khi cảm thấy cơ thể nôn nao khó chịu hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Lập tức đến khám tại bác sĩ sản khoa uy tín để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
#3 Viên ngậm dùng chữa viêm họng cho bà bầu
Một cách để chữa viêm họng cho bà bầu an toàn hơn dùng thuốc là sử dụng thuốc ngậm. Các thuốc ngậm thường có thành phần chứa lysopain, mekothrocine, papain,…
Trong viên ngậm thường có chứa bạc hà có tính sát khuẩn và các chất chống viêm kháng phù nề. Tuy nhiên viên ngậm chỉ có tác dụng tại chỗ và không thể điều trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn viên ngậm cũng cực kì quan trọng vì sự mẫn cảm của thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn viên ngậm trị viêm họng cho mẹ bầu.
Nói tóm lại, thuốc chữa viêm họng cho bà bầu khi sử dụng nên được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có thể làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng bằng cách vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý. Mẹ bầu nên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lựa chọn thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu là điều cực kỳ quan trọng. Hãy đảm bảo cho bé yêu của bạn một quá trình lớn khôn an toàn trong bụng mẹ và đảm bảo được cho sản phụ một sức khỏe tốt.
Biên soạn: An Tư
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Phụ Dùng Thuốc Kháng Virus Viêm Gan B Có Được Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!