Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Chị Khánh Ly cùng gia đình ở trọ ở quận Bình Thạnh, TP. HCM và đang mang thai tuần 20. Đột nhiên, chủ nhà muốn lấy nhà lại để bán không cho gia đình chị thuê nữa. Vì vậy, gia đình chị phải dọn đến nhà mới. Việc dọn nhà có nhiều vật nặng cần bưng bê, nhất là cái cũi em bé sắp chào đời của người bạn cho. Muốn giúp chồng, chị đã cùng anh vận chuyển các đồ đạc. Thế nhưng, chị cảm thấy rất khó thở và mệt. Vậy việc làm này có an toàn cho thai nhi không?
Di chuyển đồ nội thất khi mang thai có an toàn?
Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này.
Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ
Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.
Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại
Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở.
Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.
Làm thế nào để mẹ bầu mang đồ nặng hoặc nhấc được đồ vật?
Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.
Tóm lại, bạn hãy nhờ chồng hay các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu sau khi vác nặng, bạn cảm thấy kiệt sức hay khó chịu, hãy đến bác sĩ khám ngay.
BS. Nguyễn Thường Hanh
Mẹ Bầu Bị Trầm Cảm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Cập nhật vào 06/12
Đối với người bình thường mắc bệnh trầm cảm đã nguy hiểm rồi, mẹ bầu bị bệnh trầm cảm khi mang thai còn nguy hiểm hơn.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến khả năng học tập của trẻ yếu kém
Từ những nguy cơ trên cho thấy, khả năng học tập của những trẻ bị tự kỷ thường yếu kém do không thể tập trung, hay quên, hệ thần kinh kém phát triển, khó khăn trong giao tiếp với mọi người.
Vùng hồi hải mã trên não giúp con người có khả năng nhớ và học tập tốt. Khi phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng này ở thai nhi. Khi đo vùng hồi hải mã của 112 trẻ 6 tuổi có mẹ mắc chứng trầm cảm khi mang thai, kết quả cho thấy kích thước vùng này của chúng nhỏ hơn so với những trẻ có mẹ bình thường. Điều đó đủ để thấy rằng khả năng học tập của trẻ sẽ kém nếu mẹ bị stress kéo dài khi mang bầu.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị chậm nói
Khi mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai sẽ dẫn đến việc ăn uống không ngon, nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc… Điều này làm cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho em bé phát triển, đặc biệt là phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến trí não trẻ không được nhanh nhạy, từ đó khả năng ngôn ngữ cũng bị hạn chế hơn những đứa trẻ khác.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tự kỷ
Mẹ bầu nên biết rằng, nếu trong thời gian mang thai mẹ luôn mệt mỏi, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm khi mang thai thì hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó chức năng của hệ thống này bị giảm sút, khiến trẻ bị thiếu hụt một số hormone, khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao. Đây được gọi là chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh ở một số trẻ. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường bị hạn chế về khả năng tương tác xã hội, hạn chế về khả năng truyền thông giao tiếp, đồng thời các hành vi sở thích cũng bị hạn chế và thường xuyên lặp đi lặp lại. Vì vậy, trẻ bị tự kỷ khó hòa đồng với mọi người, có những biểu hiện khác lạ và thông thường tương lai của những đứa trẻ này sẽ khó phát triển như những đứa trẻ khác.
Nếu bà bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 2 lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với mẹ bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ tự kỷ của đứa trẻ cũng cao gấp 2 lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.
Tại Mỹ, một số liệu thống kê ước tính có khoảng 1/88 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, nhiều hơn cả tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS ở trẻ em cộng lại. Đáng chú ý hơn, một số nghiên cứu cho thấy số bé trai mắc bệnh tự kỷ nhiều hơn bé gái và tỷ lệ được chẩn đoán cao hơn khoảng 3 – 4 lần.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tăng động
1 trong 4 hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai là sẽ khiến em bé bị măc chứng tăng động về sau này. Khi mang thai mà mẹ bầu luôn căng thẳng sẽ khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu gia tăng. Những chất này khi đi qua nhau thai sẽ làm nồng độ cortisol và dopamine ở những thai nhi này tăng cao hơn so với thai nhi bình thường khác.
Đặc điểm của 2 loại hormone này là làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ em khi bị tăng động quá mức thường hay quên, không thể tập trung chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và trong quan hệ với mọi người.
Chảy Sữa Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Nguy Hiểm Không, Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Gặp Tình Trạng Này?
Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các dấu hiệu đi kèm. Nếu ra sữa non, đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo,… mẹ bầu cần cảnh giác.
Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Thông thường sữa non chỉ được hình thành ở mẹ bầu khi đang mang thai ở tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần) trở đi.
Dấu hiệu nhận biết có sữa non các mẹ có thể quan sát thấy là đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh), làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần nữa sẽ tiết ra sữa non.
Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn, tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.
Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không – Những bất thường mẹ bầu cần lưu ý
Nếu mẹ bầu thấy dấu hiệu tiết sữa non sớm hơn (tức là từ tháng thứ 5 trở về) kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo, chuột rút dữ dội,… thì bạn cần hết sức cảnh giác.
Sữa non có lẫn máu
Nhiều thai phụ hoảng hốt, hoang mang vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Đây là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực.
Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy vậy, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.
Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 do thai lưu
Tình trạng thai lưu ở tuần 20 thường có biểu hiện khá rõ rệt, ngực tiết sữa non là một trong số đó. Ngoài ra mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu khác như:
Không thấy thai đạp nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên thai phụ không cảm nhận rõ thai đạp hoặc sau khi thai lưu, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ khiến sản phụ hiểu lầm rằng thai đạp)
Bụng không lớn mà nhỏ dần đi
Ra máu đen âm đạo
Nếu thai phụ mắc một số bệnh kèm theo như nôn nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim,… thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.
Hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc bầu ngực khi có hiện tượng ra sữa non
Khi mang thai, một trong những thay đổi rõ rệt của thai phụ là vú căng to và lớn dần cùng với sự phát triển của thai kỳ.
Nguyên nhân là do sự kích thích đồng thời từ tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen và progesterone, làm tăng ống tuyến sữa cũng như tiểu thùy nhằm chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sắp tới.
Trong giai đoạn này các phụ nữ cần lưu ý chăm sóc bầu vú như sau:
Chảy sữa khi mang thai tháng thứ 5 – Mẹ bầu nên vệ sinh ngực sạch sẽ
Chị em nên thường xuyên tắm và vệ sinh bầu ngực. Nên rửa đầu ti bằng nước sạch mỗi ngày 1 lần để loại bỏ những chất tiết tích tụ lại.
Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo, cảm giác khó chịu và hôi hám. Mẹ nên thay áo lót thường xuyên; sử dụng tấm vải xô hoặc tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực khô thoáng, sạch sẽ.
Chọn áo ngực phù hợp
Mẹ bầu nên lựa chọn áo ngực dành riêng cho bà bầu, kích cỡ vừa vặn, chất liệu thoáng mát, tránh quá rộng làm xệ ngực hay quá chật khiến mô ngực bị tổn thương.
Tuyệt đối không nặn sữa
Nhiều mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn, đó là một sai lầm. Việc nặn sai cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú.
Hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Viêm Họng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
30-11-2011
Phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu rất hay bị viêm họng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, mặt khác niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virut sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm gia tăng và nặng bệnh hơn.
Căn nguyên gây viêm họng ở phụ nữ mang thai có đặc điểm gì?
Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung:
– Viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh).
– Viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu…
– Viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài.
– Viêm họng do viêm dị ứng.
Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng. Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may…). Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella – virut… những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.
Phụ nữ có thai thường mắc viêm mũi họng cấp thông thường
– Biểu hiện bệnh rất rầm rộ. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo là cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai. Ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản).
– Khám họng niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết. Nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.
– Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị viêm họng ở phụ nữ mang thai cần chú ý:
– Điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nếu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là b lactam. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng…
– Với phụ nữ có thai, bên cạnh việc điều trị kháng sinh thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, chống viêm dạng hoà tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Điều trị bằng những vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt). Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm từ củ xạ can.
ThS. PHẠM BÍCH ĐÀO (Theo SK&ĐS)
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!