Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh?
Câu trả lời là càng sớm càng tốt!
Trước lúc đi sinh, mẹ sẽ có rất nhiều việc cần làm. Vậy nên chuẩn bị đồ đi sinh từ sớm rất quan trọng để mẹ không lúng túng và sắm đầy đủ đồ nhất khi sắp vượt cạn. Những đồ mang đi sinh cần sắp xếp sớm từ khoảng tuần 34, phòng khi em bé ra đời trước dự kiến.
Các mẹ thường bắt đầu đi mua sắm đồ đi sinh từ tam cá nguyệt thứ hai. Tới khoảng tháng thứ 8, 9 mẹ nên dành thời gian để sắp xếp dần đồ đạc. Vì gần những ngày sinh nở, bụng mẹ cũng to dần và cơ thể nặng nề hơn. Lúc này ngồi tỉ mẩn xếp đồ là hợp lý nhất đó!
Một danh sách các đồ dùng cần thiết, mẹ có thể tải về và in ra để tiện hơn trong việc chuẩn bị nha!
Tham khảo ngay Combo bỉm tặng set Vượt cạn gần 800k đầy đủ các sản phẩm an toàn cho con yêu sắp chào đời mẹ nhé!
Quần áo cho mẹ mới sinh
Bệnh viện sẽ phát cho mỗi mẹ áo để mặc, nhưng nếu ở viện lâu hơn để chờ sinh thì mẹ có thể tự chuẩn bị. Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, mẹ có thể ra nhiều mồ hôi, cần thay đồ nhiều.
Tiêu chí hàng đầu cho những bộ quần áo đi sinh là rộng rãi, chất cotton thoáng mát:
Tất (khoảng 6 đôi, hoặc hơn)
Áo ngực dành riêng cho bé ti (4-5 chiếc)
Quần lót mặc 1 lần dành riêng cho mẹ mới sinh
Đồ bịt tai
Mũ, khăn quàng cổ: giúp mẹ tránh gió khi xuất viện
Dép đi trong nhà: giúp mẹ thoải mái đi lại hơn trong lúc chuyển dạ hoặc phục hồi sau sinh.
Điện thoại, máy tính bảng, dây sạc
Điện thoại, máy tính bảng giúp mẹ liên lạc với người nhà, hoặc giải trí khi chờ sinh. Mẹ có thể nghe nhạc thư giãn ở trong bệnh viện, nên mẹ nhớ mang cả tai nghe nha. Mamamy gợi ý nhà mình nên cho con nghe nhạc Mozart để tăng cường trí thông minh âm nhạc và khả năng bắt âm từ trong bụng đấy ạ.
Đồ uống, đồ ăn nhẹ
Sữa chua
Ngũ cốc
Bánh mỳ kẹp
Bánh quy nguyên chất
Biết là mẹ vẫn luôn thèm nhiều món. Nhưng Mamamy khuyên mẹ không nên ăn đồ quá cay, quá đậm vị hoặc nhiều dầu mỡ nha. Tất cả vì sức khỏe của con yêu nha ạ!
Sách, báo, tạp chí, truyện
Mẹ có thể mang sách, báo, tạp chí hay truyện để đọc khi chờ chuyển dạ. Đây cũng là cách giúp các mẹ thoải mái tinh thần hơn.
Gợi ý mẹ mang theo cả những quyển sách chỉ mẹo làm mẹ, sinh con, chăm con. Như thế thì “một mũi tên trúng 2 con nhạn”, mẹ nhỉ?
Ví dụ như những quyển sách sau đây mẹ có thể tìm mua và đọc:
Đếm ngược tới ngày gặp con yêu
Lần đầu làm mẹ
Con sẽ là một em bé hạnh phúc
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái
Thậm chí, các bà mẹ Do Thái còn chơi Sudoku, giải toán,… trước giai đoạn gần sinh con đấy ạ! Bí quyết giúp bé thông minh của dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại sao mẹ không thử?
Những đồ mang đi sinh dành cho bé
Bên cạnh đồ của mẹ, chuẩn bị đồ cho bé cũng quan trọng và háo hức không kém phải không mẹ? Đồ của bé nên gồm:
Quần áo cho trẻ sơ sinh
Quần áo sơ sinh
Mũ thóp, bao tay, bao chân
Đồ dùng cho bé
Những đồ mang đi sinh dành cho chồng, người nhà
Chồng hoặc người thân cũng nên chuẩn bị những thứ sau để luôn trong trạng thái chủ động, không lúng túng khi mẹ chuyển dạ và sinh.
Tiền
Tiền để chi trả cho những khoản như viện phí, ăn uống. Số tiền chuẩn bị tuỳ thuộc vào kinh tế mỗi nhà và bệnh viện nơi mẹ sinh. Bệnh viện quốc tế thường có mức chi phí cao hơn.
Điện thoại, sạc
Điện thoại để giữ liên lạc, nhất là số điện thoại bác sĩ, phòng trường hợp cần thiết thì chồng hoặc người nhà có thể chủ động liên lạc.
Đồ dùng cá nhân
Gồm có: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, trang phục thoải mái, sách/tạp chí, đồ ăn nhẹ. Đặc biệt, gia đình mình cần đem theo nước rửa tay khô và khẩu trang khi tới bệnh viện.
Giỏ đồ đi sinh mùa hè cần những gì?
Mùa hè thời tiết rất nóng bức. Mẹ nên chuẩn bị quần áo đi sinh thoải mái, chất liệu thoáng mát như cotton. Vì việc đổ mồ hôi có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và viêm phế quản. Đặc biệt chú ý lúc nào cũng cần 1 bình nước to bên cạnh để tránh mất nước mẹ nha.
Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh mùa đông thế nào?
Thời tiết mùa đông lạnh và có thể kèm theo mưa phùn, mẹ lưu ý chọn những bộ quần áo lót bông, vải dày dặn để cả mẹ và bé mặc. Mẹ hãy mang thêm nhiều quần áo hơn cho con, mặc nhiều lớp sẽ ấm hơn là mặc một áo dày. Mẹ nên mua quần áo cổ cao, có gấu bo vào tay chân để tránh gió lùa, chuẩn bị thêm áo len nữa thì càng tốt!
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ mang đi sinh
Quần áo của bé nên giặt sau khi mua về, phơi khô. Không nên giặt chung với quần áo người lớn. Nên sử dụng nước giặt xả dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho da bé.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên mang quá nhiều tiền mặt vào viện. Có thể để chồng/ người thân mang theo.
Tham khảo ngay Combo bỉm tặng set Vượt cạn gần 800k đầy đủ các sản phẩm an toàn cho con yêu sắp chào đời mẹ nhé!
“Tất Tần Tật” Từ A
(02/08/2018)
Khác với những mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh thường, mẹ bầu sau khi sinh mổ cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho mình sao cho thật hợp lý, vừa lấy lại sức cho cơ thể lại giúp cho vết mổ mau lành.
Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ
Như các mẹ bầu đã biết ở trong cà phê thường có rất nhiều các chất cafein và chất này sẽ làm nguy hiểm cho các bà mẹ sinh mổ, bên cạnh đó cafein có thể gây nên các biến chứng trên vết thương mổ.
Ngoài ra, khi sử dụng cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến các bé vì trẻ sơ sinh thường rất hay nhạy cảm về các loại đồ uống kích thích cũng như các thực phẩm gây đầy bụng như cà phê.
Bên cạnh đó, các loại gia vị hay các món ăn có nhiều nêm nếm sẽ làm cho dạ dày bị khó tiêu co bóp nhiều và tình trạng lành vết mổ sẽ bị kéo dài hơn bình thường.
Sau khi sinh mổ dậy, các bà mẹ thường hay bị kích thích bởi các món ăn có nhiều hương thơm và một trong các món ăn đó chính là bánh mì kẹp thịt, hoặc các món như hamburger. Các loại thực phẩm này được xếp với các loại đồ ăn nhanh và cung cấp nhiều các chất như tinh bột, rau và các loại thịt, tuy đây là một thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cho người khỏe mạnh nhưng lại không an toàn cho phụ nữ sinh mổ.
Bên cạnh đó, trong bánh mì thịt thường có nhiều loại sốt hoặc các loại thịt đã đươc chế biến sẵn, điều này sẽ làm cho các mẹ bị ợ chua nhiều hơn và có thể dẫn đến bị rối loạn về hệ thống tiêu hóa.
Ớt là một gia vị không thể thiếu của rất nhiều người, không chỉ làm cho các món ăn thơm ngon hơn mà còn có nhiều lợi ích như giảm đau, chống bệnh ung thư, hỗ trợ bệnh tim mạch và chống bệnh tiểu đường, nhưng đây là một trong các loại gia vị hàng đầu mà các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ không nên sử dụng sau khi sinh mổ xong.
Trứng là một thực phẩm chứa nhiều protein rất tốt cho sức khỏe của em bé cũng như các bà mẹ, nhưng trong trường hợp các mẹ sinh mổ thì không nên sử dụng vì khi sử dụng trứng các vết thương mổ của mẹ sẽ khó lành hơn và thậm chí có thể bị đau hơn trước, về phần em bé sẽ có triệu chứng như đầy hơi và khó tiêu khi bú sữa mẹ.
Chính vì vậy chỉ nên sử dụng trứng trước khi sinh mổ, và sau khi vết thương của các bà mẹ đã lành lặn hẳn.
Sữa có nhiều nguồn dinh dưỡng tuy nhiên, sau khi sinh mổ xong các bà mẹ không nên sử dụng các loại sữa khác nhau vì nó sẽ làm kích ứng dạ dày, gây nên hiện tượng chướng bụng còn sử dụng các sữa nóng sẽ làm cho các bà mẹ bị ợ chua nhiều lần và làm cho vết thương đau hơn.
Các loại hạt như ngũ cốc bạn cũng nên kiêng sau khi đẻ mổ, vì ở nhiều trường hợp các vết thương sẽ bị kích ứng hay bị dị ứng do các loại đậu hạt này mang lại.
Tổng hợp: Dương Hoàng
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Những Thứ Cần Chuẩn Bị Cho Mẹ Bầu Khi Đi Sinh Em Bé
1. Đồ dành cho bé sơ sinh sắp chào đờiChuẩn bị đồ sơ sinh cho bé a/Đồ vải1. Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn2. Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo3. Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng)4. Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói5. Vớ tay, vớ chân: 10 đôi6. Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái7. Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): hơn 10 cái8. Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)9. Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái10. Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái11. Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa (cu Bảo dùng áo này từ sơ sinh đến 18 tháng vẫn còn vừa)b/Dụng cụ ăn uống của bé sơ sinh1. 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước2. 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé): mình chỉ thấy bình Nuk của Đức được bán ở VN3. 1 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp4. Ly + muỗng cho em bé uống nước (dùng đồ có sẵn trong nhà)5. Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uốngc/Dụng cụ vệ sinh dành riêng cho bé1. Cây rửa bình sữa: không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa2. Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)3. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)4. Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau5. Chậu đựng đồ dơ để giặt6. Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)7. Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)8. Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ9. Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm10. Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm11. Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ12. 1 bình xịt nước biển (Sterimar-Pháp) để xịt cho bé hơn 3 tháng: dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về13. Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút14. Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa15. Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)16. Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.17. Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè cho bé + giảm dần miếng lót18. Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)19. Dầu gội + tắm cho bé20. Dầu baby oil: 1 chai nhỏ (dùng khi em bé bị cứt trâu trên đầu)21. Bô cho bé, nên lựa loại có lưng tựa, bô thấp vừa, tập ngồi bô khi bé biết ngồid/Những đồ linh tinh khác cần cho bé1. Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường: sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày để thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: áo, tả vải, miếng lót, vớ tay chân, nón, kem chống hăm,…2. Rổ chữ nhật lớn có nắp và quai xách: thuận tiện với mô hình nuôi con kiểu du mục, vài ngày gửi bà ngoại rồi vài ngày gửi bà nội, do tình hình sức khỏe của các bà có hạn + còn phải bận chăm các ông nên hễ thấy bà nào có vẻ đuối sức thì mẹ liền khăn gói đưa con sang nhà bà kia3. Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố: để khi di chuyển em bé trên giường mà em bé đang ngủ thì chỉ cần kéo chiếu xịch qua4. Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh
Đồ dành cho mẹ khi đi đẻ và nằm viện1. Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ2. Vớ chân: 4-5 đôi3. Dép đi trong nhà4. Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vì vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)5. Quần lót giấy: vài cái (vì vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)6. Sữa bột hoặc sữa tươi7. Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng8. Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt+ toàn thân)9. Dầu tràm/dầu khuynh diệp: bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người
Danh Sách Đồ Chuẩn Bị Đi Sinh Cho Mẹ Bầu Sắp Vượt Cạn
Sau khi đã lên lịch hẹn bác sĩ ở các bệnh viện thai sản cho quá trình vượt cạn sắp tới, việc tiếp theo mà bạn cần làm là lên danh sách những vật dụng cần thiết. Cùng Mothercare nghía qua danh sách đồ chuẩn bị đi sinh cho mẹ bầu sắp lâm bồn cực kỳ đầy đủ – gọn nhẹ.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu
+ Tất cả giấy tờ cần thiết
2 loại giấy bắt buộc phải có: Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế (nếu có). Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể nhập viện và sinh con thuận lợi. Mỗi loại mẹ nên phô sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
+ Trang phục của mẹ bầu
Mẹ bầu cần những trang phục gì trong giỏ đồ chuẩn bị đi sinh?
– Quần áo: Thường mẹ sữ được phát sẵn đồ bệnh nhân tại viện nhưng vẫn nên mang theo từ 1 – 2 bộ đề phòng đồ dơ chưa kịp thay hoặc đồ để mặc xuất viện. Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút (thuận tiện cho bé bú).
– Tất tay, chân: 1 – 2 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
– Quần lót giấy: 20 cái (vừa đủ kể cả khi mẹ sinh mổ)
– Áo ngực: 2-3 cái. Loại có nút gài cho bé bú.
– Mũ trùm: 1 cái
+ Vật dụng vệ sinh cá nhân
Chuẩn bị đầy đủ khoản này sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn sau sinh khi được dùng đồ vật quen thuộc với mình. Bên cạnh đó, việc chủ động vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp mẹ tránh được những viêm nhiễm không đáng có sau sinh.
– Băng vệ sinh loại chuyên dụng cho mẹ sau sinh: 10 cái
– Khăn tắm: 1 cái
– Áo choàng, khăn choàng giữ ấm (nếu đi sinh vào mùa lạnh): 2 – 3 cái
– Sữa tắm và dầu gội an toàn (mẹ chiết ra chai/ lọ nhỏ) để dùng trong khoảng 3-4 ngày trong trường hợp phải ở lại bệnh viện lâu
Có gì trong giỏ đồ sơ sinh cho bé?
Một giỏ đồ sơ sinh cho bé thực sự cần có:
- Mũ đội đầu: 4 – 6 cái
- Tất tay, tất chân: 5 – 7 bộ
- Áo ngắn tay: 7 – 8 cái
- Áo dài tay: 3 cái
- Quần (size 1 & 2): 7 cái
- Quần dài: 3 cái
- Khăn quấn bé: 6 – 8 cái
- Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 4 – 6 cái
- Khăn sữa (nhỏ): 15 – 20 cái
- Khăn ướt: 2 gói
- Băng rốn: 4 – 5 cái
- Rơ lưỡi: 5 – 7 cái
- Bông y tế: 1 gói nhỏ. Mua loại bông viên sẵn sẽ tiện hơn cho bé.
- Nước muối sinh lý: 2 – 3 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
- Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú
- Bình sữa loại nhỏ: khoảng 2 bình.
- Quần đóng bỉm (bino): 1 túi để thay khi bẩn.
- Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).
- Tấm chống thấm: 10 cái (lót cho bé)
- Gối bông mềm: 1 cái
- Chăn mềm nhỏ: 1 cái
- Ghế ngồi ô tô: 1 cái nếu bạn đưa bé về nhà bằng xe ô tô.
Vì có cả một danh sách chuẩn bị đồ đi sinh lên đến vài chục món đến chính mẹ cũng rất dễ nhầm lẫn vậy nên có riêng mẹo nhỏ trong sắp xếp giỏ đồ là điều cần thiết. Chia đồ dùng thành những gói nhỏ, dán nhãn cho chúng sẽ khiến việc tìm kiếm nhanh hơn, tránh trường hợp nhầm lẫn các vật dụng với nhau.
CÒN BỐ THÌ SAO?
- Chuẩn bị một ít tiền lẻ dùng cho việc trả tiền gửi xe, mua nước,…Việc này giúp bố tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải chờ lấy lại tiền dư.
- Điện thoại, sạc dự phòng để có thể liên hệ với người nhà bất cứ khi nào.
- Máy ảnh, điện thoại,… để lưu lại thật nhiều khoảnh khắc khi con chào đời.
– Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu để bố thường trực bên 2 mẹ con thuận tiện hơn.
- Mang theo 1 đôi dép hoặc giày thoải mái để di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trong viện.
- Nên đem theo một chiếc gối để chợp mắt phòng trường hợp một số bệnh viện không cung cấp dịch vụ ở lại cho người thân.
Nguồn: sưu tầm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!