Xu Hướng 3/2023 # Táo Bón Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Làm Gì? # Top 9 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Táo Bón Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Làm Gì? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Táo Bón Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Táo bón là một trong những than phiền phổ biến của mẹ trong thai kỳ. Nó ảnh hưởng đến ít nhất một nửa số phụ nữ mang thai. Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi mẹ có tiền sử thường hay bị táo bón trước khi mang thai.

1. Nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai

Táo bón có thể bắt đầu sớm nhất là trong ba tháng đầu. Tình trạng này sẽ càng nặng dần hơn theo thời gian trong quá trình mang thai.

 Đến ba tháng cuối thai kỳ, theo thống kê cho thấy tình trạng táo bón ảnh hưởng đến một nửa số phụ nữ mang thai.

Các nguyên nhân gây ra táo bón thông thường là do:

Không ăn đủ chất xơ – chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.

 Uống không đủ nước.

Không tập thể dục, hoặc ít vận động. Đặc biệt nếu mẹ có một công việc phải ngồi nhiều.

Khi bạn mang thai, sự gia tăng nội tiết tố progesterone làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Do đó thức ăn đi chậm hơn trong đường ruột so với bình thường.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, tử cung không ngừng to ra. Điều này làm gây áp lực lên phần ruột dưới. Ngoài ra, đại tràng cũng sẽ hấp thụ nhiều nước hơn trong thai kỳ. Điều đó làm cho phân cứng hơn, việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.

Thuốc sắt hoặc bổ sung vitamin cho mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón.

2. Làm gì để giảm táo bón khi mang thai?

Bước đầu tiên là mẹ hãy thử xem lại chế độ ăn của mình. Mẹ cần nên ăn thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày và uống nhiều nước. Đặc biệt là nước, sẽ giúp ngăn ngừa và giảm bớt táo bón. Mẹ hãy áp dụng các lời khuyên sau:

2.1 Ăn nhiều chất xơ

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm: trái cây tươi, rau sống và chín, đậu. Mẹ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm nguyên hạt, chẳng hạn như: bánh mì nguyên hạt, gạo lướt và bột yến mạch.

Hãy thử cắt một số quả mâm xôi, táo, chuối, quả sung và dâu tây cho món salad trái cây tươi mát. Hoặc xào trộn một ít ngô ngọt, cài mầm và cà rốt cho món ăn phụ thêm thú vị.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra những thực phẩm này còn cung cấp cho phụ nữ mang thai vitamin và chất chống oxy hóa.

2.2 Uống đủ nước

Uống nhiều nước tuy đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao. Mẹ nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.  Và uống một ly nước trước khi đi ngủ.

Điều này sẽ giúp giữ cho ruột mềm mại và di chuyển thức ăn trơn tru qua đường tiêu hóa.

2.3 Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ nên chia bữa ăn ra nhỏ hơn, và cần nhai kỹ thức ăn.

Lượng thức ăn hàng ngày có thể chia nhỏ thành năm hoặc sáu bữa ăn để giúp giảm táo bón. Điều này giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm việc quá lâu. Đồng thời giúp vận chuyển thức ăn đến ruột một cách trơn tru hơn.

Nếu mẹ ăn những bữa ăn lớn có thể làm quá tải dạ dày. Điều này khiến cho hệ thống tiêu hóa khó xử lý làm nhuần nhuyễn thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.

2.4 Tập thể dục nhiều hơn

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp mẹ giảm táo bón. Bởi vì khi tập thể dục sẽ kích thích ruột hoạt động tốt hơn.

Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ba lần một tuần trong 20 đến 30 phút mỗi lần.

Mẹ có nhiều lựa chọn cho phương pháp vận động của mình. Đi bộ, bơi lội, tập yoga trước sinh đều là những bài tập tuyệt vời cho thai kỳ.

2.5 Kiểm tra thuốc bổ sung

Việc mẹ bổ sung sắt có thể gây táo bón: Nếu mẹ thấy rằng việc uống sắt làm trở nên đi tiêu khó khăn hơn. Hãy thử uống sắt với nước ép hoa quả. Hoặc mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều lượng sắt.

Một số thuốc kháng axit và bổ sung canxi cũng có thể gây táo bón, đặc biệt nếu mẹ sử dụng thường xuyên. Nếu mẹ có chứng ợ nóng cần dùng thuốc kháng axit mỗi ngày nhưng lại bị táo bón. Bạn nên nói điều này với bác sĩ để tìm các giải pháp khác.

3. Mẹ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi nào?

Nếu các biện pháp trên không giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc kê một số thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân. Đặc biệt, nếu mẹ có sử dụng dầu cá trong lúc mang thai, hãy nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì dầu gan cá có thể có thể cản trở sự hấp thụ của một số vitamin và chất dinh dưỡng.

4. Mức độ ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mẹ có thể thấy rằng táo bón tuy là sự bất tiện khiến cho mẹ đau đớn khi đi tiêu. Nhưng nhìn chung nó không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ cần bàn luận điều này với bác sĩ. Táo bón trong trường hợp nặng sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

Bệnh trĩ: Tình trạng này là do các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị gĩãn ra hoặc bị sưng lên. Trĩ có thể gây đau, ngứa và khó chịu. Thậm chí thường xuyên có dấu hiệu chảy máu sau khi tiêu rặn.

Nứt hậu môn: Đây là tình trạng xung quanh hậu môn có vết rách. Nứt hậu môn có thể xảy ra khi sức rặn vượt quá mức cho phép. Thường biểu hiện đau đớn và chảy máu ở vùng hậu môn. Cơn đau thâm chí có thể kéo dài đến nhiều giờ.  

Cả trĩ và vết nứt hậu môn đều có thể được điều trị bằng kem và thuốc mỡ. Vì thế, mẹ có thể hỏi bác sĩ loại kem, thuốc nào an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Trường hợp mẹ bị rỉ ra chảy máu kéo dài, cần nên báo với bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu khi mang thai. 

Trên thực tế, các tĩnh mạch dãn ra trong bệnh trĩ sẽ co lại sau vài tuần sau sinh. Nếu mẹ vẫn bị trĩ một thời gian sau khi sinh, mẹ cần đến khám bác sĩ để điều trị phù hợp.

Trong khi đó, vết nứt hậu môn sẽ lành trong vài tuần. Tuy nhiên, mẹ cần tuân thủ những lời khuyên phòng ngừa và giảm tần suất táo nón để ngăn ngừa tình trạng nứt hậu môn tái phát.

Táo bón khi mang thai tuy bất tiện với mẹ nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Thay đổi lối sống, tập thể dục, uống nhiều nước, và sử dụng thuốc nhuận trạng khi cần sẽ là những phương pháp hữu hiệu giúp mẹ giảm và phòng ngừa sự khó chịu này. 

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Táo Bón – Cần Làm Gì?

26.505 người đã xem

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất, nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Tại sao mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?

Hormon thai kì

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là hormon progesterone, nó được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kì thứ nhất. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm.

Kết quả là, khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không thể đi vệ sinh thường xuyên.

Chính vì vậy mà mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.

Bổ sung sắt

Việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón hoặc làm táo bón trở nên nặng hơn.

Ít vận động

Thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Nhiều mẹ thậm chí rất ít vận động, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mới mang thai.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ. Từ đó dẫn tới táo bón.

Tâm lý khi mới mang thai

Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ, hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể gây ra táo bón.

Nếu bạn dễ bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thai kì, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai.

Làm thế nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón?

Uống nhiều nước

Ít nhất là 6 – 8 ly mỗi ngày. Khi bạn uống đủ nước, nó giúp phân trở nên mềm và di chuyển dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống lạnh mạnh

Uống một cốc nước chanh ấm khi thức dậy vào buổi sáng trước khi ăn.

Bắt đầu mỗi bữa ăn với rau hoặc trái cây:

Trái cây tươi, chẳng hạn như cam, bưởi, quýt và nho.

Mận khô

Rau xanh: cần, cải xoong, cải bắp

Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám

Các loại đậu (Psyllium trong hạt từ đậu, có thể có hiệu quả đối với táo bón, đặc biệt nếu bạn có hội chứng ruột kích thích (IBS). Psyllium chứa chất nhầy, giúp tăng lượng phân).

Đồng thời, mẹ bầu cần tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga. Vì chúng có chứa caffeine có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

Chia nhỏ các bữa ăn

Các bữa ăn chính có thể làm quá mức đường tiêu hoá của bạn, dẫn đến ùn tắc vận động của ruột, khiến táo bón dễ xảy ra. Hãy thử ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón mà còn giúp mẹ bầu giảm đầy hơi nữa.

Tăng cường chất xơ

Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vừa giúp giảm táo bón (không chỉ táo bón trong 3 tháng đầu mang thai mà còn táo bón trong suốt cả thời gian thai kì).

Thực phẩm có nhiều chất xơ – đặc biệt là trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Hãy thử những trái cây tươi như mận, táo, cam và lê.

Các loại rau giàu chất xơ có thể được tiêu thụ dưới dạng súp, salad… Bạn có thể lựa chọn cà rốt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… kết hợp với trứng –  dạng protein dễ tiêu hóa.

Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Vì cám sẽ làm tăng số lượng phân, nếu kết hợp với tình trạng thiếu nước, sẽ khiến việc di chuyển của phân trở nên khó khăn hơn.

Tăng cường tập thể dục

Đi bộ, bơi lỗi, đạp xe hay các lớp thể dục dành cho bà bầu đều rất có ích trong việc ngăn ngừa và hạn chế việc bị táo bón khi mang thai. Các mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động thể chất, tuy nhiên đi bộ 5-10 phút sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón và các bệnh về thai nghén khác.

Thiết lập thói quen đi vệ sinh

Chú ý thời gian và cách bạn đi vệ sinh, chẳng hạn:

Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.

Không nhịn đi vệ sinh, hãy đi tiêu ngay khi cảm thấy có cảm giác

Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu ngồi bệ bệt các mẹ có thể kê một chiếc ghế dưới chân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ghế kê chân để đi toilet nhằm tạo tư thế ngồi xổm.

Khi đi vệ sinh, hãy hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn. Đồng thời các mẹ giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong trường hợp chưa thể đi tiêu ngay.

Sắt dạng lỏng

Viên sắt có thể giúp điều trị tình trạng thiếu máu, nhưng có thể khiến bà bầu bị táo bón. Có thể thay thế dạng sắt khác nếu dạng sắt đang dùng làm tình trạng táo bón của bạn nặng thêm.

Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Chất xơ bổ sung

Hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Đảm bảo theo bổ sung từ từ, từng ít một, để cơ thể quen với việc này.

Các chế phẩm probiotics

Men vi sinh có thể giúp làm giảm hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, nhưng vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Sữa chua là một nguồn bổ sung probiotics tốt.

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn, phụ thuộc vào thuốc

Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen không có hiệu quả

Khi uống thuốc, cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai

Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.

Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

Cảnh báo

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc không kê đơn) mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Isilax Mamma – Thảo dược châu Âu giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón

Táo bón là hiện tượng mà 40% mẹ bầu gặp phải, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng thuốc bởi thuốc có thể thấm qua nhau thai gây ảnh hưởng tới thai nhi, tùy từng loại thuốc mà mức độ ảnh hưởng này ít hay nhiều.

Vậy có cách nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cho mẹ bầu vừa an toàn mà lại hiệu quả không? Câu trả lời là Có, và đó chính là Isilax Mamma.

Isilax Mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không chỉ ngăn ngừa táo bón, Isilax Mamma còn hỗ trợ điều trị táo bón ở bà bầu một cách hiệu quả. Bởi, thành phần của Isilax gồm:

Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Chính vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

https://hettaobonkeodai.com

Táo Bón Khi Mang Thai, Nỗi Ám Ảnh Của Các Mẹ Bầu

Chắc hẳn trong thời gian mang thai các mẹ bầu đã trải qua nỗi ám ảnh khi bị mắc chứng táo bón, thường thì hay xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Chứng táo bón thường mới bị khi mang thai hoặc trước đó các mẹ đã bị nhưng khi mang thai thì nặng hơn dẫn đến cơ thể mệt mỏi,bụng hay đau và khó chịu, muốn tống “chúng” ra hết khỏi bụng mình nhưng ngồi mãi trong phòng vệ sinh mà không tài nào đi được.

Táo bón là tình trạng khi chúng ta đi ” tiêu ” cực kỳ khó khăn và không thường xuyên ( thường thì ít hơn 3 lần trong 1 tuần), khi đi thì thường gặp phải các trường hợp phân bón thành cục, lắt nhắt không được trôi chảy, ngồi mãi mà vẫn không ra hết, đôi khi còn cảm giác phân còn dính lại gây vướng và tắc ở vùng hậu môn. Nếu nặng thì khi đi tiêu sẽ kèm theo máu, và dính các chât nhầy ở đại tràng và trực tràng.

Do các chị em thích ăn thực phẩm chiên giòn như gà rán, khoai tây chiên, mực chiên giòn, chả giò … những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. Cho rằng thức ăn luộc, hấp thì nó nhạt miệng quá và không kích thích được vị giác nên đã tìm đến các loại thức ăn chiên giòn. Tuy nó là loại thức ăn thích thú hấp dẫn kích thích chị em phụ nữ, nhưng phần lớn chúng lại là nguyên nhân gây triệu chứng táo bón đó các mẹ à. Vì đa phần những thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán thì nó đã bị biến chất và không giữ lại hương vị cũng như là chất dinh dưỡng ban đầu so với luộc và hấp.

Hầu hết bà bầu nghĩ rằng mình có thai thì không nên vận động gì cả, chỉ nằm nghĩ ngơi rồi ngồi nghe nhạc hay xem phim thư giãn thôi. Đó là cách nghĩ sai lầm rồi các mẹ à. Do mệt mỏi và ốm nghén khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu ít vận động cũng gây nên chứng táo bón ở bà bầu đó ạ.

Chúng ta hãy xây dựng lối sống khoẻ mạnh trong quá trình mang thai chứ. Bằng việc chị em chúng mình nên đi bộ nhẹ nhàng, mỗi buổi sáng dậy sớm hít thở sâu không khí trong lòng và tham gia các khoá học yoga dành cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, không nằm quá nhiều và không ngồi quá lâu.

Táo bón nỗi ám ảnh và lo sợ của chị em. Khi đó, chúng ta đi vệ sinh trở nên khó, rất muốn tống khỏi nhưng lại không được. Ôi! Bực mình không chịu được. Lúc này, mồ hôi mồ kê nhễ nhãi trên gương mặt chúng ta kèm theo sự khó chịu và nhăn nhó. Có đúng vậy không mẹ ơi!

Chính vì những điều trên, bà bầu thường cố dùng sức lực để rặn. Điều này không tốt tý nào cả! Nó sẽ dễ khiến đi tiêu kèm theo máu, dễ bị lòi trĩ… Thậm chí dẫn đến sẩy thai nữa.

Đa số chị em bầu bị táo bón khiến người mẹ thiếu hụt chất dinh dưỡng, người mệt mỏi, da xanh xao… Do chất thải và khí đọng lại trong ruột gây khó chịu, đầy bụng, đầy hơi… dẫn đến việc mẹ bầu cảm thấy chán ăn, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Vì cứ ăn gì vào là cảm thấy căng tức bụng. Điều này ảnh hưởng và có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai trong bụng người mẹ.

Táo bón còn là nguyên nhân tích tụ độc tố trong ruột già sẽ ảnh hưởng tới em bé của bạn.

Bệnh táo bón không những gây nguy hiểm cho mẹ và cả bé. Nó dẫn đến bệnh trĩ cho các bà bầu nếu không kịp thời chữa trị và khắc phục.

Nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5l mỗi ngày. Uống nhiều nước hơn so với lúc chưa mang thai. Trước khi vệ sinh, bạn hãy uống một cốc nước. Trong quá trình đi, nếu như không thể đi được. Bạn hãy thử massage quanh rốn, tuy nhiên tuyệt đối không được massage đối với thai phụ dưới 3 tháng. Làm như vậy sẽ kích thích được ruột đào thải ra dễ dàng. Mẹ bầu ơi! Chúng ta hãy thử xem. Tuyệt đối, không được cố rặn.

Cần bổ sung các loại rau quả trái cây tươi giàu chất xơ. Có thể kể đến là rau lang, cà rốt, bí đỏ, cam, họ nhà đậu, khoai lang và đu đủ chín ( không phải là đu đủ xanh hoặc chưa chín) … Những thực phẩm kể trên rất tốt cho tiêu hoá. Mẹ bầu cần lưu ý.

Ăn sữa chua là loại thức ăn được nhiều người ưa chuộng. Không cần phải nói nhiều, nó chứa nhiều vitamin B2, B12, kali … và chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá giúp làm dịu hệ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột, …

Khi mắc vệ sinh cần phải đi ngay, chứ đừng nhịn mà gây ảnh hưởng xấu. Nếu bị táo bón nặng, các mẹ hãy thử bôi dầu dừa nguyên chất quanh vùng hậu môn, yên tâm không sao đâu ạ.

Thế nhưng đối với các mẹ bầu thì phương án này không khả thi chút nào đâu đấy. Vì như một số bác sĩ khuyên rằng trong thuốc không may có chứa các chất cực kỳ độc hại cho thai nhi vì thế việc tự ý dùng thuốc khi bị táo bón có thể dẫn đến những kết quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước như xảy thai hoặc thai nhi bị dị tật.

Cách tốt nhất trong trường hợp này là chúng ta hãy cố gắng thay đổi chế độ dinh dưỡng,uống thật nhiều nước, thường xuyên vận động đi bộ nhẹ nhàng, và cũng không quên đi khám định kỳ để được các bác sĩ tư vấn và kê đơn các loại thuốc trị táo bón cho an toàn và hiệu quả.

Người bình thường khi bị chứng táo bón ” Rặn “ đã rất nguy hiểm, hành động này vừa gây tổn thương vùng trực tràng mà còn nặng hơn có nguy cơ bị rách hậu môn, đi ngoài ra máu, gây ngứa và viêm loét vùng kín. Vậy khi các mẹ đang mang thai thì chuyện ” Rặn ” khi bị táo bón là điều còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.

Vì khi đó sẽ gây kích thích các cơn co gãn của vùng tử cung, có thể dẫn đến việc bị sẩy thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, có thể gây ra các bệnh như người bình thường đã được nói ở trên.

(Visited 304 times, 1 visits today)

Nên Ăn Gì Để Trị Táo Bón Khi Mang Thai ?

Chuối được xếp hàng đầu danh sách các loại trái cây bổ dưỡng nên thường xuyên bổ sung nhờ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Mẹ bầu nên thường xuyên ăn chuối giúp cung cấp 1 lượng lớn kali, axit folic, vitamin B6 rất tốt cho hệ thần kinh của thai nhi phát triển hoàn thiện. Không những thế, ăn chuối có chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón rất tốt.

Bí ngô ngoài hàm lượng nhiều chất khoáng, vitamin E, B6, folate, sắt, magie… còn có chứa nhiều chất xơ đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Do vậy, mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này để ngăn chặn tình trạng táo bón. Bí ngô cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ chống stress, tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ – yếu tố quan trọng tăng cường hệ tiêu hóa và phòng chống táo bón. Mẹ có thể ăn các món từ súp lơ như luôc, xào, nấu canh,… đều rất dễ ăn và bổ dưỡng.

Sữa chưa có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, làm sạch ruột và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, nhờ đó nó có thể giúp mẹ bầu phòng tránh và khắc phục tốt tình trạng bị táo bón. Thường xuyên ăn sữa chua cũng giúp tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da tự nhiên.

Khoai lang là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn mỗi khi bị táo bón. Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, nhuận tràng phòng chống táo bón. Lời khuyên là mẹ bầu nên ăn mỗi ngày 1 củ khoai lang sẽ khiến quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu tình trạng bị táo bón.

Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này. Do đó, mẹ bầu nên “làm bạn” với quả lê trong thời kỳ mang thai sẽ rất tốt. Bạn cũng cần lưu ý nên lựa chọn lê đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, mẹ bầu thường xuyên bị táo bón nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau quả tươi khác sẽ giúp phòng chống táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt và đại tiện tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Bón Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Làm Gì? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!