Xu Hướng 6/2023 # Tại Sao Mẹ Có Sữa Non Khi Mang Thai? # Top 8 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tại Sao Mẹ Có Sữa Non Khi Mang Thai? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Mẹ Có Sữa Non Khi Mang Thai? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sữa non là gì?

Sữa non tên khoa học là colostrum là một loại sữa đặc biệt có màu vàng, đặc tính xuất hiện vào cuối thai kỳ và lưu thông qua tuyến vú của người Mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh

Một vài đặc điểm của sữa non Mẹ cần biết

Sữa non cũng giống như sữa Mẹ, nó rất cần thiết và thực sự quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn 6 tháng đầu bằng sữa Mẹ vì những lý do sau đây:

Ít chất béo.

Hàm lượng protein và carbohydrate cao.

Chứa các kháng thể để tăng cường miễn dịch cho em bé.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bé được bú sữa non sớm ngày sau sinh và được bú Mẹ sẽ phát triển tốt hơn, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí có chỉ số IQ cao hơn.

Nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa.

Trong sữa Mẹ có chứa kháng thể giúp bảo vệ con tránh khỏi những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Chứa nhiều tế bào bạch cầu, giúp chống lại vi khuẩn và virus có hại.

Tại sao lại tiết ra sữa non khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, hormone thay đổi, tuyến sữa bắt đầu hoạt động và có thể tiết sữa non với lượng rất nhỏ. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường như là bước chuẩn bị để mẹ đón chào em bé ra đời.

Hiện tượng này xảy ra rất khác nhau ở mỗi người. Việc tiết sữa vào thời điểm cuối chu kỳ hoặc giữa chu kỳ là rất bình thường. Càng gần ngày sinh lượng sữa non sẽ tiết ra nhiều hơn.

Hiện tượng tiết sữa non với một lượng nhỏ thì không có gì quá lo lắng, mẹ có thể sử dụng miếng lót bên trong áo ngực của bạn để tránh thấm sữa ra ngoài. Trường hợp thấy tiết quá nhiều sữa bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Tại sao mẹ có sữa non khi mang thai?

Không Có Sữa Non Khi Mang Thai Thì Có Sao Không?

Sữa non là sữa đầu tiên mẹ bầu tiết ra để nuôi bé. Loại sữa này có sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ thể của bà mẹ. Vấn đề mà nhiều mẹ khi mang thai quan tâm đó là không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong những thông tin sau đây.

Không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Sữa non là gì?

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là sữa non là gì. Sữa non hay còn gọi là sữa đầu thường được tuyến sữa tiết ra trong khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh bé. Không chỉ chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, sữa non còn có một lượng kháng thể dồi dào. Cho bé bú sữa non sau khi sinh giúp kích hoạt hệ thống tiêu hóa và bổ sung kháng thể cần thiết giúp cơ thể bé chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn hay virus.

Sữa non được hình thành trong khoảng thời gian tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng 24 – 28 tuần). Dấu hiệu để nhận biết cơ thể mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non là bầu ngực căng cứng giống hiện tượng căng sữa sau khi sinh và đầu ti xuất hiện những đốm trắng nhìn như mụn. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần sau sữa non sẽ bắt đầu rỉ ra.

Khi mang thai, sữa non tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi sữa non ra nhiều, mẹ cần lưu ý vệ sinh ti đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm hay kích thích tử cung quá mức dẫn đến sinh non.

Không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Thường thì sữa non chỉ xuất hiện nhiều trong khoảng 48 giờ đâu sau khi sinh em bé. Do đó, nếu mẹ bầu ở tháng thứ 7 mà vẫn chưa có sữa non thì không có gì phải lo lắng vì loại sữa này chỉ được tiết nhiều ngay sau sinh do tuyến vú bị kích thích tiết nhiều sữa.

Ở tháng thứ 8, sữa non tiết ra nhiều không đồng nghĩa là dấu hiệu của sinh non. Mặt khác, ở tháng 9 lượng sữa tiết ra ít hay thậm chí là không có sữa không đồng nghĩa với việc thiếu sữa sau khi sinh con. Hiện tượng không có sữa non khi mang thai xuất hiện là do cơ thể của mẹ và còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Có những thai phụ tuyến sữa hoạt động mạnh và cũng có những người đến tháng thứ 9 rồi mà vẫn chưa có sữa non là điều bình thường.

Bên cạnh đó, kích thước bầu ngực cũng không quyết định số lượng và chất lượng sữa, bởi vì mỗi người tuy có số lượng, kích thước và sự liên kết các mô mỡ khác nhau nhưng có số lượng tuyến sữa khá tương đồng với nhau. Lượng sữa non do một thai phụ tiết ra, vì thế cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Sữa non tiết nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Một số mẹ vẫn không có sữa non khi mang thai ở tháng thứ 9, vì thế đã dùng tay hoặc các loại máy để nặn sữa non. Đây là hành động nguy hiểm vì sẽ kích thích đầu vú gây co thắt âm đạo có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Những dấu hiệu bất thường

Tùy trạng thái cơ thể, có người có sữa non sớm, có người có muộn hay thậm chí là có người không có sữa non khi mang thai. Đây là điều hết sức bình thường xảy ra ở nhiều người. Tuy nhiên, để có thể chắc chắn mẹ nên đi thăm khám để được chỉ định xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân bất thường khác.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Vậy ra sữa non sớm có sao không? Có sữa non sớm có thể là cảnh báo cho những sự bất thường của cơ thể, cụ thể như sau:

Tháng thứ 5, 6 mà sữa non tiết ra nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thai chết lưu. Mẹ bầu cần đi xét nghiệm sớm để phát hiện nguyên nhân và lấy thai ra tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mẹ.

Sữa non xuất hiện sớm kết hợp với dấu hiệu xuất huyết âm đạo là dấu hiệu cho thấy nồng độ prolactin trong máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của nhau thai.

Sữa non xuất hiện sớm kèm theo máu. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề, cần đi khám ngay để phát hiện nguyên nhân.

Đây chỉ là những dấu hiệu cảnh báo nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nhiều trường hợp mặc dù sữa non xuất hiện sớm nhưng sức khỏe của mẹ bầu vẫn bình thường. bà mẹ chỉ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để phát hiện và giải quyết những vấn đề nếu có.

Màu của sữa non như thế nào là bình thường?

Sữa non có màu gì còn tùy vào cơ địa của từng người. Sữa non thường có màu vàng, vàng nhạt, mau cam, đôi khi là trắng đục hy trong suốt. Sữa non có dạng dung dịch hơi đặc và có độ dính.

Các bác sĩ chuyên khoa xem sữa non quý như “vàng” vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho cơ thể trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu chuyên khoa đã chứng minh rằng loại sữa này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa chuyển tiếp 10 lần. Và sữa non cũng có giá trị cao hơn so với sữa trưởng thành.

Sữa non có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với sữa trường thành

Như vậy, việc không có sữa non khi mang thai không phải là một dấu hiệu bất thường. Nếu mẹ bầu gặp tình trạng này thì không cần quá lo lắng vì rất nhiều người sữa non cũng xuất hiện trễ. Tuy nhiên, nếu tiết sữa non bất thường kèm theo nhiều dấu hiệu khác, mẹ nên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân.

Uyên

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tại Sao Mẹ Bầu Cần Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Khi Mang Thai

Uốn ván là một tình trạng vi khuẩn đe dọa tính mạng gây ra bởi Clostridium tetani. Đó là một loại vi khuẩn độc hại phổ biến.

Vai trò của vắc xin uốn ván với mẹ bầu

Vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Bất cứ điều gì từ vết xước nhẹ trên da đến vết thương sâu do vết cắn, vết bỏng, vết rách đều có thể hỗ trợ vi khuẩn xâm nhập vào da. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào da, nó sẽ tạo ra một chất độc được gọi là tetenospasmin trong máu. Do đó, nó tấn công hệ thống thần kinh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn thay đổi từ 3 đến 21 ngày. Các triệu chứng của uốn ván là lockjaw (co thắt nhẹ của cơ hàm), cứng cổ, cơ bụng, gãy cột sống và khó nuốt. Một số dấu hiệu hiếm gặp bao gồm sốt, huyết áp tăng, đổ mồ hôi và tim đập nhanh.

Uốn ván có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng. Các kháng thể hình thành trong cơ thể bạn sau khi tiêm vắc-xin truyền cho con nhỏ của bạn và bảo vệ bé trong vài tháng sau khi sinh.

Vai trò của vắc xin uốn ván với thai nhi

Uốn ván sơ sinh là một tình trạng nghiêm trọng gây tử vong, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh chủ yếu là do sử dụng các dụng cụ cắt không được khử trùng và các cuống rốn không lành. Em bé bị ảnh hưởng vì chúng không có miễn dịch truyền từ người mẹ chưa được tiêm chủng. Do đó, điều quan trọng là phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin phòng uốn ván.

Hầu hết các quốc gia đều tuân theo một tiêu chuẩn chung về tiêm chủng uốn ván (TT) cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Phụ nữ phá thai không an toàn và những người tình cờ mang vết thương uốn ván nên đi tiêm vắc-xin TT. Điều này để ngăn ngừa mọi nguy cơ uốn ván.

Khi nào mẹ bầu cần tiềm vắc xin uốn ván khi mang thai

Nếu mẹ bầu chưa bao giờ được tiêm vắc-xin trước đó. Hoặc quên lịch sử tiêm chủng của mình, hai liều TT / Td được tiêm một tháng trước khi sinh và liều tiếp theo theo bảng một.

1

Ở lần tiếp xúc đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thai kỳ

không ai

3

Ít nhất 6 tháng sau TT2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo

Ít nhất 5 năm

4

Ít nhất một năm sau TT3 hoặc trong lần mang thai tiếp theo

Ít nhất 10 năm

5

Ít nhất một năm sau TT4 hoặc trong lần mang thai tiếp theo

Đối với tất cả các năm tuổi sinh đẻ và có thể lâu hơn

Nếu mẹ bầu đã tiềm từ 1 đến 4 liều TT sớm hơn, một liều còn lại của TT / Td có thể được cung cấp trước khi sinh.

Nếu mẹ bầu có bằng chứng tiêm chủng thời thơ ấu và thiếu niên về bệnh uốn ván có chứa vắc-xin như TT, Td, DTP hoặc DT, liều được đưa ra theo bảng hai.

TUỔI TIÊM PHÒNG CUỐI CÙNG TIÊM CHỦNG TRƯỚC ĐÓ (DỰA TRÊN HỒ SƠ BẰNG VĂN BẢN) ĐỀ NGHỊ TIÊM CHỦNG HIỆN TẠI LIÊN HỆ / MANG THAI SAU ĐÓ (TRONG KHOẢNG THỜI GIAN ÍT NHẤT MỘT NĂM)

Để bảo vệ hoàn toàn trong thai kỳ, nên dùng liều TT cuối cùng hai tuần trước khi sinh.

Nếu đó là lần mang thai đầu tiên của bạn, bác sĩ sẽ khuyên dùng hai liều vắc-xin uốn ván trong khi mang thai .

Liều đầu tiên sẽ được đưa ra trong ba tháng thứ ba có thể là khoảng tháng thứ bảy trong thai kỳ.

Liều thứ hai sẽ được dùng sau bốn tuần dùng liều đầu tiên.

WHO khuyến cáo liều thứ ba cũng được dùng sau sáu tháng dùng liều thứ hai. Điều này là để bảo vệ chống uốn ván trong ít nhất năm năm. Tuy nhiên, rất ít bác sĩ khuyến cáo cho ba liều, lần đầu tiên ở tuần thứ 28 của thai kỳ.

Khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai lần hai

Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử tiêm chủng của bạn. Sau đó sẽ đề xuất liều lượng phù hợp.

Nếu bạn có thai lần nữa trong vòng hai năm đầu tiên và đã nhận được hai liều trong lần mang thai đầu tiên, bạn sẽ chỉ được tiêm một liều thuốc tăng cường.

Nếu bạn lại mang thai sau một khoảng cách dài, lịch tiêm chủng sẽ khác nhau. Bác sĩ sẽ đánh giá kháng thể và lên lịch cho các liều phù hợp.

Nếu bạn bị tổn thương, nhiễm trùng sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Bạn không cần tiêm bổ sung. Vắc-xin đã bắt đầu hình thành các kháng thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi mọi nhiễm trùng.

Xét nghiệm Double test khi mang thai – những điều cần biết Vai trò của xét nghiệm công thức máu khi mang thai 8 bệnh nhiễm trùng khi mang thai nguy hiểm cho mẹ bầu

Tại Sao Bà Bầu Không Được Ngồi Xổm Khi Mang Thai ?

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm ?

Ngồi xổm khi mang thai là tư thế tối kỵ mà bà bầu nên tránh. Sở dĩ có chuyện này là bởi toàn bộ sức nặng của em bé trong bụng đều dồn hết lên phần thân dưới và cột sống của mẹ. Vì thế bà bầu ngồi xổm, những vị trí này sẽ bị kéo căng ra; làm mẹ bầu bị đau nhói.

Ngồi lâu còn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu; ngăn cản việc lưu thông máu. Từ đó dẫn đến nguy cơ suy giãn, phù nề tĩnh mạch.

Không những thế, với tư thế ngồi này, trọng tâm cơ thể của mẹ thường có xu hướng ngả về phía trước. Nếu không chú ý có thể bị ngã; gây nguy hiểm tới cả mẹ và bé.

Một lý do nữa giải thích vì sao bà bầu không nên ngồi xổm; đó là có thể khiến tử cung bị chèn ép. Nhất là khi thai đã lớn; việc ngồi xổm sẽ làm cho thai nhi chèn ép vào bàng quang. Khiến áp lực dồn lên bàng quang tăng và gây đau bụng dữ dội.

Cùng với đó, việc ngồi xổm đúng cách còn giúp nâng cao lượng oxy truyền tới thai nhi. Giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên bà bầu; phòng trống nguy cơ thoát vị đĩa đệm sau sinh.

Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không ?

Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ kích thước thai nhi còn nhỏ; chị em chưa phải vác theo cái bụng bầu nặng nề. Vì thế việc vận động vẫn còn rất thoải mái và linh hoạt.

Thế nhưng, như những thông tin bên trên thì bà bầu không nên ngồi xổm khi mang thai. Bởi dù cho thai nhi vẫn chưa phát triển lớn; thì việc ngồi xổm vẫn tạo ra những áp lực chèn ép lên tử cung. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ về sau và cả sức khỏe của bà bầu nữa.

Tốt nhất chị em không nên ngồi xổm khi mang thai; nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Kể cả trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tư thế ngồi phù hợp với bà bầu

Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu cho các mẹ; mà nó còn tạo điều kiện để em bé trong bụng phát triển tốt hơn. Vậy bà bầu nên ngồi tư thế nào thì phù hợp.

Ngồi thẳng lưng: Đây là tư thế phù hợp nhất dành cho mẹ bầu. Hãy ngồi sao cho phần lưng thẳng, hai bên vai hơi đẩy ra sau; lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc đệm, đặt ở đường cong của lưng. Như vậy, bà bầu sẽ không cảm thấy lưng bị nhức mỏi khi ngồi.

Tư thế lên, xuống cầu thang

Luôn giữ lưng thẳng khi lên xuống cầu thang; tuyệt đối đừng nên khom lưng hay ưỡn ngực ưỡn bụng. Khi bước lên bước xuống nhớ chậm rãi, từ từ; nhìn cho thật kỹ các bậc cầu thang trước khi di chuyển.

Nhiều chị em thường có thói quen bước đi bằng mũi chân. Điều này thực sự nguy hiểm khi mang thai; bởi cơ thể nặng nề và rất dễ mất thăng bằng.

Nếu buộc phải lấy một món đồ nào ở dưới sàn; các mẹ cần phải chậm rãi làm theo các bước sau: Từ từ gập đầu gối, rồi hạ phần eo xuống; đến khi đã ngồi chắc chắn rồi thì mới đưa tay lấy đồ.

Những tư thế ngồi không tốt với bà bầu

Có thể thấy việc bà bầu không được ngồi xổm đã rõ ràng rồi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải tránh một số tư thế ngồi không tốt, gây ảnh hưởng đến thai nhi khác như sau:

Ngồi chùng lưng xuống dễ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái; cơ thể như được thả lỏng ra vậy. Thế nhưng, với bà bầu thì ngồi như vậy sẽ gây hại tới xương sống.

Nguyên nhân là bởi khi mang thai, xương sống không chỉ phải chịu sức nặng từ cơ thể người mẹ; mà phải gánh thêm phần của em bé trong bụng mẹ nữa.

Thai nhi càng to thì áp lực đè nặng lên xương sống càng lớn. Vì thế, tư thế ngồi này hoàn toàn không hợp lý, có thể gây nhiều phiền toái đến cho mẹ.

Tư thế ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân là thói quen khó bỏ của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi như vậy cực kỳ có hại. Bởi nó làm cản trở sự lưu thông máu; khiến vấn đề giãn tĩnh mạch chân trở nên nghiêm trọng hơn.

Không những thế, các mẹ bầu hay ngồi vắt chân còn gây chèn ép dây thần kinh ở đùi. Làm tăng nguy hiểm do sưng phù chân ở phụ nữ mang thai gây ra.

Bên cạnh đó, nó còn là tác nhân xâu xa dẫn đến tình trạng viêm khớp. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận như chân, hông và cột sống…

Tư thế ngồi không có lưng tựa

Trong thai kỳ, việc bà bầu cảm thấy mệt mỏi là điều không thể tránh được. Do đó, bất kể ngồi hay đứng ở nơi nào; thì chị em cũng muốn có một điểm tựa để kê lưng vào.

Thế nhưng, không phải ở đâu chị em cũng tìm được chỗ dựa vững chắc. Dẫn đến việc phải ngồi tư thế không có lưng tựa, dễ bị xô ngã; tác động không tốt đến em bé trong bụng.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên chọn chiếc ghế tựa có lưng tựa cao. Như vậy thì có thể đỡ được chọn vẹn phần lưng; giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.

Tư thế ngồi gập người về phía trước

Cúi khom hoặc gập người về phía trước là những tư thế được cảnh báo là ảnh hưởng không tốt cho em bé trong bụng. Sở dĩ có điều này là vì tư thế gập người về phía trước như vậy sẽ gia tăng áp lực lên bụng.

Việc làm này không chỉ khiến các mẹ bị tức bụng, khó chịu; mà em bé trong bụng cũng gặp nguy hiểm. Khi đó, lồng ngực của mẹ sẽ chèn ép lên thai nhi; và hình thành lên những vết tích không thể lành trên cơ thể trẻ.

Chính vì thế, nếu bà bầu nào đang có thói quen ngồi gập người về phía trước thì hãy thay đổi ngay. Để tránh những nguy hại không đáng có xảy ra với em bé nhà mình.

Lại một tư thế ngồi rất phổ biến khác gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Lý do là vì khi ngồi nửa mông trên ghế; những áp lực mà xương sống phải chịu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Nó cũng giải thích vì sao nhiều bà bầu lại có triệu chứng đau nhói ở lưng khi ngồi lâu. Không những thế, ngồi tư thế này còn làm cho cơ thể bị nghiêng; em bé trong bụng cũng bị nghiêng theo. Nếu không may có thể bị cơ thể người mẹ chèn ép vào.

Những điều bà bầu cần chú ý khi đứng ngồi

Bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu không nên ngồi xổm thì mang thai giai đoạn sau mẹ bầu thường bị đau nhức khắp người, mệt mỏi và những triệu chứng nghiêm trọng khác. Để hạn chế những triệu chứng đó, bà bầu nên chọn cho mình những tư thế ngồi đúng.

Khi ngồi hãy duỗi chân sao cho thoải mái nhất; không vắt chéo chân cũng không kê chân quá cao. Hãy chắc chắn rằng đầu gối của bạn tạo một góc 90 độ; để sức nặng của cơ thể được phân bổ đều ra cả 2 chân.

Đừng ngồi một chỗ quá lâu bởi việc vận động trong thai kỳ là rất quan trọng. Chị em nên cử động tay chân, cơ thể thường xuyên cứ 30 phút một lần; để việc lưu thông máu diễn ra ổn định.

Khi đứng lên cũng đừng vội vã chồm người dậy. Thay vào đó hãy từ từ dịch người về trước rồi đứng thẳng người lên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Mẹ Có Sữa Non Khi Mang Thai? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!