Bạn đang xem bài viết Stress Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Mẹ Và Bé được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi lớn về tâm lý. Do sự gia tăng nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cũng từ đó khả năng đáp ứng với những thay đổi giảm đi gây ra áp lực lớn cho họ. Nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn nhiều lần so với phụ nữ bình thường và Stress khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này:
Mang thai là một trong những niềm vui của người phụ nữ nói riêng và của cả một đại gia đình nói chung. Tuy nhiên ở trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ rất dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ nhiều phía, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nội tiết tố thay đổi khiến bản thân họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Mỹ thì vấn đề stress sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress. Có thể stress gây ra điều kinh khủng với mẹ bầu này nhưng lại là điều bình thường với mẹ bầu khác. Tuy nhiên khi đã bị stress thì hầu hết các mẹ bầu đều phải chịu ảnh hưởng nhất định cả về thể chất và tinh thần. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Mẹ bầu bị stress khi mang thai thường phải chịu những cơn đau về thể chất như đau ngực, đau tim, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn nhịp thở, giảm thị lực, mệt mỏi, đau và viêm các tuyến cơ, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến tâm thần kinh: Khi mang thai tâm lý phụ nữ rất nhạy cảm, nên việc những áp lực gây ra những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng thần kinh là điều dễ hiểu. Stress khi mang thai gây ra chứng hay quên, lẫn lộn mọi thứ, không tập trung và rối loạn về giấc ngủ.
Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách thai phụ: Khị bị stress người phụ nữ dễ bị quẩn quanh trong những cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi (dấu hiệu của rối loạn lo âu hoảng sợ), thất vọng về bản thân và mọi thứ trong cuộc sống gây ra không ít những khó khăn trong cuộc sống gia đình và công việc của người phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp có những cơn giận dữ, khóc lóc khi bản thân trở nên quá tải.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Tâm lý người bệnh sẽ thu mình lại khi gặp những tác nhân gây áp lực. tách biệt với xã hội, không phát triển các mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ cũ cũng vì thế mà ngày càng trở nên xa cách.
Nguy cơ gây sinh non: Người mẹ khi mang rất cần môi trường yên tĩnh và trong lành, không stress để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 3 đến 4 lần trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời cũng gây ra hiện tượng sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Đồng thời phụ nữ mang thai khi bị stress sẽ sản sinh ra chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu làm cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi.
Gây ra những rối loạn ăn uống: Nếu phải chịu đựng vấn đề này quá dài sẽ khiến mẹ bầu gặp những rối loạn trong ăn uống như ăn uống không kiểm soát hoặc bỏ bữa, từ đó gây ra những rối loạn tiêu hóa nguy hiểm như đau dạ dày, viêm đường ruột (IBD) và viêm ruột kích thích (IBS).
Nguy cơ gây ra cao huyết áp khi stress lâu dài
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý khác: Một số bệnh tâm lý có nguy cơ mắc khi mẹ bầu bị stress khi mang thai như rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh…
Nếu bạn muốn phát hiện được sớm tình trạng stress của mình hãy đọc bài viết sau: Cách phát hiện dấu hiệu stress sớm ở bạn!
Stress khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
Khi sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì sự phát triển của thai nhi cũng tốt hơn. Do vậy vấn đề stress của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Những hệ lụy có thể nhìn thấy luôn khi thai nhi được sinh ra hoặc có thể dai dẳng kéo dài trong sự phát triển của bé sau này. Một số những nguy cơ gây ra cho thai nhi khi mẹ bầu bị stress khi mang thai
Thai nhi nhẹ cân: Khi bị stress mẹ bầu thường ăn uống không khoa học, ăn cho có, hoặc biếng ăn do vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến tthai nhi nhẹ cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.
Trẻ chậm phát triển não bộ: Các nghiên cứu y khoa cho biết ở tuần 32 não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ do những căng thẳng làm gia tăng tần suất co bóp tử cung gây kích ứng vùng nước ối. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ trẻ khi trẻ chào đời.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Trạng thái căng thẳng kéo dài của mẹ cũng dẫn đến những rối loạn của trẻ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mật thiết giữa đồng hồ sinh học của mẹ và bé. Một đứa béo sẽ không thể có những giấc ngủ ngon khi giấc ngủ của mẹ bị rối loạn khi mang thai. Đứa trẻ sẽ hình thành đồng hồ sinh học từ trong bụng mẹ. Đồng thời giấc ngủ của mẹ cũng rất quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện các cấu trúc của cơ thể.
Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi: Những rối loạn về hành vi thường chỉ hình thành khi bé đã chào đời. Triệu chứng hành vi phổ biến ở trẻ là tự kỷ, tăng động hay trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ có những hành vi khác với những đứa bạn cùng trang lứa. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Trẻ bị dị tật: Tuy nguy cơ không cao nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc mẹ bầu bị stress gây ra những di tật ở thai nhi.
Stress ở phụ nữ mang thai có thể uống được thuốc hay không? Hãy đọc bài viết sau để làm rõ thắc mắc này: Bị stress nên uống thuốc gì?
Cách giảm stress khi mang thai cho mẹ bầu
Stress là một vấn đề xuất hiện bất ngờ, không báo trước và thai phụ rất dễ dàng bị tác động. Một số cách sau đây có thể giúp mẹ bầu phòng tránh stress khi mang thai hiệu quả:
Không che giấu cảm xúc, luôn luôn bộc lỗ rõ ràng cảm xúc vui buồn của bản thân với gia đình và bạn bè xung quanh. Vấn đề cảm xúc của bản thân mà không được giải tỏa sẽ gây ra những căng thẳng stress cho thai phụ
Điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh, không thức khuya. ngủ đủ giấc, và ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện để cung cấp dinh dưỡng cho con và phòng ngừa stress.
Tận dụng thời gian nghĩ về những điều tích cực, chuẩn bị hành trang kiến thức chăm sóc và sinh dưỡng của thai nhi, đảm bảo sự phát triển của thai nhi sau này
Tìm đến tư vấn tâm lý khi gặp vấn đề khiến bản thân lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi
Luyện tập thể dục đều đặn an toàn mang lại thư giãn cao như yoga, ngồi thiền, để tăng cường sức khỏe và duy trì tinh thần ổn định…
Sử dụng sản phẩm bổ sung an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress. Những lợi khuẩn đường ruột này sử dụng an toàn cho mẹ bầu, không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.
Theo benhlytramcam.vn
Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé?
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 liệu có nguy hiểm không? làm cách nào để trị dứt cơn cảm cúm? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có sao không?
Mẹ bầu cần thận trọng nhất khi mắc bệnh cảm cúm trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuổi. Nguyên nhân là do trong 3 tháng đầu, nguy cơ thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn rất nhiều so với các tháng khác. Còn 3 tháng cuối thai kỳ thì những mẹ bầu bị cảm cúm sẽ có khả năng sinh non cao hơn người khác.
Tình trạng cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 sẽ khiến cho thai nhi mệt mỏi và không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến bị thiếu chất và suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.
Trường hợp sốt ho liên tục sẽ làm mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, mất sức và chán ăn dẫn đến bụi suy nhược cơ thể.
Đến giai đoạn tháng thứ 5 rồi nhưng một số trường hợp khi mẹ bị cảm cúm thai nhi vẫn có thể bị chết lưu hoặc sinh non.
Mẹ bị cảm cúm nặng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng về hình hài thai nhi đang hình thành như hở hàm ếch, dị tật, tim bẩm sinh…
Không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi không được sự hướng dẫn của bác sĩ vì một số loại thuốc có thành phần gây hại đến sức khỏe thai nhi đang non nớt ở tháng thứ 5.
Cách trị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 bằng thực phẩm tự nhiên.
Mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 nhưng chỉ xuất hiện các triệu chứng thông thường thì nên nghỉ ngơi ở nhà vừa giúp cho bệnh mau khỏi hơn, vừa phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho người khác. Trong thời gian nghỉ ngơi, mẹ nên ăn uống điều độ, ăn những món dễ tiêu như súp, món hầm, cháo,.. và tăng cường sử dụng các loại rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, kể cả những loại thuốc an toàn với phù nữ mang thai thì mẹ cũng cần biết rõ về liều lượng và thời gian sử dụng của chúng. Cách tốt nhất là mẹ nên áp dụng các kinh nghiệm dân gian để trị cảm cúm như:
Thai phụ có thể ngậm vỏ cam quýt (lưu ý là đã rửa sạch), hoặc khế cắt lát mỏng chấm với muối trắng sẽ làm cắt cơn ho do cảm cúm gây ra.
Hỗn hợp gồm mật ong, vỏ cam, gừng tươi cắt sợi đem đi chưng cách thủy và sử dụng ngậm như kẹo sẽ mau chóng đẩy cơn cảm cúm ra khỏi cơ thể bạn.
Nướng ba tép tỏi và nhai cũng sẽ giúp trị cảm cúm cho thai phụ hiệu quả
Nghệ tươi cắt lát, gừng cắt sợi cùng với vài lát chanh, cho thêm mật ong vào chung 1 chén rồi chưng cách thủy, ăn dần ngày từ 5 đến 6 lần cho hết 1 bát nhỏ thì sẽ khỏi cảm cúm.
Muối ăn: Mẹ bầu có thể pha muối ăn (loại muối biển) với nước ấm và một chút nghệ để xúc miệng hàng ngày vào buổi sáng, tối. Dung dịch này giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm sưng tấy.
Tức Giận Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi
Thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Đây là giai đoạn mà người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy sức sống nhất vì sấp chính thức sấp được làm mẹ. Tuy nhiên, đôi khi hạnh phúc có thể biến thành tức giận, trầm cảm vì những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khi mang thai, thậm chí đôi khi gây căng thẳng / stress về tinh thần. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ trải qua những khoảng thời gian thay đổi toàn bộ cuộc đời, thay đổi vai trò trong cuộc sống, thay đổi cơ thể và thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi nội tiết tố là lý do khiến hầu hết tất cả các Mẹ bầu thường hay cáu gắt và có xu hướng trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm và dễ nổi giận ở phụ nữ có thai
Khi bước vào giai đoạn mang bầu mỗi bà mẹ mang thai đều ở những tình trạng khác nhau. Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm của các bà mẹ mang thai thường xuất phát từ cảm giác yếu đuối và bất lực. Những cảm giác này thường nảy sinh do bà bầu khó ngủ ngon và hay cáu gắt,cáu gắt và dễ khóc.
Khi bị trầm cảm kéo theo ảnh hưởng đến tâm trạng, khi mang bầu người mẹ cũng trải qua những thăng trầm vì luôn bồn chồn, giảm cảm giác thèm ăn hoặc luôn lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Trầm cảm ở bà mẹ mang thai là một vấn đề nghiêm trọng cần phải theo dõi dù nó không kéo dài, mặc dù tự nhiên cơ thể của phụ nữ mang thai đã có sẵn một hệ thống nội tiết tố để ngăn chặn những tác động xấu của những thay đổi trong tình trạng tinh thần này.
Hậu quả cáu gắt và giận dữ khi Mang thai
Ví dụ, khi mẹ bầu tức giận, tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, hơi thở trở nên ngắn hơn bình thường, các cơ co lại, nhu động ruột của bạn sẽ rối loạn.. Còn khi cảm xúc của mẹ bầu dâng cao trào, tim bơm máu nhanh hơn, do đó oxy không thể lưu thông đúng cách đến tất cả các mô của cơ thể mẹ. Cơ thể sẽ trở nên tỉnh táo và kích hoạt một số hormone gây co thắt và co thắt trong tử cung.
Nếu những điều này xảy ra thường xuyên, sau này trẻ khi trẻ sinh ra trẻ sẽ khó sinh, đau bụng ở trẻ, nhẹ cân, dễ lo lắng, khó khăn trong học tập sau này, thậm chí dễ quấy khóc.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai bị trầm cảm có thể dẫn đến trẻ nhẹ cân, biến chứng, sẩy thai hoặc sinh non. Chồng và những người xung quanh phải quan tâm nhiều hơn để các Mẹ bầu vững vàng đối mặt với quá trình mang thai.
Các bà mẹ mang thai khi bị trầm cảm được khuyên nên tìm gốc rễ của vấn đề khiến cảm xúc của họ kéo theo và giải quyết chúng ngay lập tức. Nếu cảm xúc của bạn tăng lên, hãy cố gắng kiên nhẫn, hít thở sâu, nhắm mắt và tưởng tượng những điều bạn yêu thích.
Sự hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn từ người chồng và những người xung quanh cũng có thể giúp lấy lại được sự bình tĩnh và khiến mẹ bầu trở nên mạnh mẽ hơn trong suốt quá trình thai kỳ. Ngoài ra, Mẹ bầu có thể tham gia các lớp học dành cho Bà mẹ mang thai,với nhau để có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung, đồng thời giúp nhau vượt qua những cảm giác có thể phải đã và đang trải qua vì một quá trình thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 4, 5,6 Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
4.3
/
5
(
6
bình chọn
)
Cảm cúm là một bệnh hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tuy nhiên đối với bà bầu cảm cúm lại là một trong những mối đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Vậy cảm cúm khi mang thai ở những tháng thứ 4,5,6 có nguy hiểm không, tình trạng cảm cúm như thế nào thì có thể gây hại đến thai nhi và khi nào thì mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy để ICondom trả lời cho bạn qua bài viết sau đây.
Cảm cúm thông thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như là mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột,… hoặc là do cơ thể mẹ không khỏe nên bị dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài như là uống nước đá lạnh hoặc lao động quá sức,…
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, 5,6 có ảnh hưởng đến thai nhi?
Cảm cúm thông thường
Nếu mẹ bầu có các biểu hiện như là hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường hoặc là các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn, tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường và bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Cảm cúm nặng
Nếu như mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng như là buồn nôn, chóng mặt thì cần phải hết sức thận trọng vì virus cúm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên một cách nhanh chóng gây ra sốt, sổ mũi, rát họng…, đặc biệt là chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất và làm sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Nguy hiểm hơn, các loại virus này có thể phát triển thông qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên các bệnh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc là dị dạng đầu nhỏ.
Đặc biệt khi thai phụ bị sốt cao và nhiễm độc tố thì có thể gây ra kích thích tử cung thai phụ co bóp, và làm sảy thai (thường xảy ra trước tuần 20) hoặc là sinh non (xảy ra trước tuần thứ 37). Những em bé bị sinh non khi mẹ mắc bệnh cảm cúm thường rất khó để bảo toàn được tính mạng.
Mẹ nên làm gì trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4,5,6?
Như đã nói nếu đó chỉ là bệnh cảm thông thường thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục và thực hiện những cách làm sau đây:
– Uống đủ nước để ngăn chặn sự mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống thêm nước ép hoa quả có hứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng miễn dịch như là nước cam, chanh,…
– Nếu như cảm thấy không khỏe, hãy nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ cũng đừng để cho cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng.
– Khi bị cảm cúm, nhiều người sẽ không muốn ăn gì, nhưng lúc này, các mẹ nên cố ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng như là quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để giúp mẹ mau hồi phục hơn.
– Các mẹ cũng có thể dùng thêm paracetamol để hạ sốt và làm dịu nhanh các cơn đau nhức đầu. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này để bảo đảm an toàn cho con.
– Ngoài ra, mẹ có thể giã một vài ánh tỏi nhỏ ra để ngửi hoặc là uống ngay với nước để giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu như không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm với giấm hoặc dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám?
Nếu như mẹ đã thực hiện hết các cách trên khoảng 3, 4 ngày mà vẫn không khỏi, còn kèm theo một số triệu chứng như là nôn ói, sốt cao, choáng váng,…thì lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ. Bởi hệ miễn dịch của mẹ sẽ kém đi khi mang thai nên chỉ cần là cảm cúm thông thường cũng có thể gây biến chứng nặng.
Tuy nhiên, khi các mẹ đã mang thai tháng thứ 4,5,6 thì cũng không nên quá lo lắng khi bị cảm cúm, bởi từ tháng thứ 4, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ, bây giờ là giai đoạn hình thành nên các tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa thường sẽ ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn ở những giai đoạn khác.
Nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan, hãy duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Stress Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Mẹ Và Bé trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!