Bạn đang xem bài viết Quan Niệm Ăn Uống Sai Lầm 3 Tháng Cuối Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ bầu hiểu lầm: “Ăn cho 2 người” khi mang thai nghĩa là mẹ bầu phải ăn gấp đôi.
Mẹo dành cho mẹ: Mẹ bầu hãy đảm bảo cơ thể mình được đáp ứng lượng calo cần thiết trên bằng những thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như trái cây rau củ, sữa và sữa chua không chứa chất béo, protein từ thịt nạc để tránh hấp thụ calo rỗng, là những thực phẩm chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng.
Mẹ bầu hiểu lầm: “Loại bỏ cá trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn thực phẩm”
Mẹ bầu hiểu lầm: “Hạn chế uống nước để tránh tình trạng đi tiểu thường xuyên và tránh tích nước trong cơ thể”
Sự thật: Mặc dù hiện tượng đi tiểu thường xuyên có thể gây cho mẹ bầu cảm giác phiền toái, nhưng đó thực chất là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng áp lực từ em bé lên bàng quên của mẹ bầu. Do vậy, việc mẹ phải đi tiểu nhiều khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu nên hạn chế uống nước. Ngược lại, phụ nữ mang thai cần tăng cường lượng nước cho cơ thể nhiều hơn những người không mang thai. Vì những dưỡng chất sẽ được chuyền từ mẹ sang bé thông qua nước trong máu của mẹ.
Mẹ bầu hiểu lầm: “Phải luôn ăn khi có cảm giác thèm ăn vì cảm giác thèm ăn mách bảo cơ thể mẹ đang cần những gì”
Sự thật: Mẹ bầu cần biết rằng, trên thực tế, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy cảm giác thèm ăn là tín hiệu của những điều cơ thể mẹ đang cần. Và một lưu ý cho mẹ, nếu cơn thèm ăn của mẹ không đơn thuần là đối với thực phẩm, mà còn đối với những thứ khác hơn như nước đá, đất sét, và cát… có thể đó là tình trạng của hội chứng pica. Mẹ bầu cần phải tới gặp bác sĩ để trao đổi.
Mẹo dành cho mẹ: Mẹ bầu có thể thỏa mãn cơn thèm ăn của mình với những thức ăn mà mẹ yêu thích. Chỉ cần mẹ luôn đảm bảo được đó là những lựa chọn thực phẩm lành mạnh đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé yêu trong bụng.
Mẹ bầu hiểu lầm: “Tất cả các chất béo đều không tốt cho phụ nữ mang thai và bà bầu cần tránh tiêu thụ chất béo”
Sự thật: Nhiều loại chất béo thực sự không tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số chất béo có lợi mà mẹ bầu có thể dung nạp cho cơ thể của mình từ các thực phẩm như quả bơ, các loại hạt, các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân không đáng kể và dầu ô liu. Chất béo có nguồn gốc omega 3 có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển trí não của thai nhi. Song song đó, mẹ bầu cần tránh dung nạp chất béo bão hòa, chất béo này có nhiều trong các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên, và bánh quy.
Mẹo dành cho mẹ: Cách dễ dàng nhất để mẹ bầu có được chất béo có lợi bằng cách bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày của mình 200 mg DHA, một loại chất béo nguồn gốc omega 3 quan trọng trong hành trình mang thai.
# Ăn Uống Gì Tốt Cho Thai Nhi Trong 3 Tháng Cuối ?
Quan tâm đến vấn đề nên ăn uống gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng cuối là điều cần thiết giúp cả mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, chuẩn bị cho ngày vượt..
Ba tháng cuối thai kỳ là một trong 3 giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống. Quan tâm đến vấn đề nên ăn uống gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng cuối là điều cần thiết giúp cả mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, chuẩn bị cho ngày vượt cạn thành công.
Mẹ bầu nên ăn uống gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng cuối?
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn em bé phát triển toàn diện và nhanh chóng nhất. Vì vậy, để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nạp đủ năng lượng, vi khoáng, chất xơ và các vitamin cần thiết. Các loại loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ là:
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thể tích máu tăng lên, vì vậy nhu cầu sắt cũng theo đó mà tăng lên. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu từ đó sinh ra chứng mệt mỏi, chóng mặt hoặc nặng hơn là xuất huyết khi sinh. Thai nhi cũng cần sắt để tăng trưởng. Nếu thiếu sắt, mẹ bầu có thể sinh non và em bé sinh ra sẽ có trọng lượng thấp.
Các loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể bổ sung trong giai đoạn này là thịt gia cầm, hạt, đậu và gạo nguyên cám, bí đỏ, chuối, nho, yến mạch, cải bó xôi, bông cải xanh… Ngoài ra, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều sắt hơn khi có thêm vitamin C. Vì vậy, mẹ bầu cũng nên bổ sung đồng thời cả vitamin C. Vitamin C có nhiều trong dâu tây, kiwi, việt quốc, đu đủ…
Protein có vai trò xây dựng và cấu tạo cơ bản cho các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển với tốc độ nhanh và cơ thể mẹ bầu phải thích nghi với sự thay đổi này, cho nên điều quan trọng là mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Cung cấp đủ protein giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và ổn định mức đường trong máu.
Mẹ bầu có thể nạp protein cho cơ thể bằng cách ăn thịt gà, cá, gạo, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám…
Theo nghiên cứu mới nhất, DHA (docosahexaenoic acid) rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ở gai đoạn này, não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất. Do đó, mẹ bầu nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA giúp não bộ trẻ phát triển toàn diện hơn.
Theo khuyến cáo mẹ bầu nên nạp khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Các thực phẩm cơ bản như sữa, nước trái cây, lòng đỏ trứng, bơ… rất giàu DHA. Cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu cũng là nguồn DHA dồi dào mà mẹ bầu có thể tham khảo bổ sung.
Axit folic là dưỡng chất quan trọng nhất trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ bầu. Bổ sung đầy đủ axit folic sẽ ngăn ngừa được rất nhiều biến chứng cho bà bầu. Axit folic được tìm thấy phong phú trong rau lá xanh như cải bó xôi, trái cây có múi, bánh mì, men bia và đậu cũng chứa rất nhiều axit folic.
Tuy nhiên, axit folic hầu như bị phân hủy trong quá trình nấu chín, dó đó bạn nên lựa chọn cách nấu đơn gian, thời gian nấu nhanh để hạn chế sự thất thoát axit folic.
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần khoảng 800mg canxi mỗi ngày. Đây là thời gian xương của em bé bắt đầu khỏe mạnh và canxi được dự trữ trong xương. Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Vi chất canxi cũng cần thiết cho nguồn sữa tốt sau này. Tôm, cá hồi, các loại hạt… là những nguồn cung cấp canxi dồi dào.
Thực phẩm giàu magie, vitamin C, B6, B12
Magie là khoáng chất giúp cơ thể hấp thu canxi và sửa chữa các mô bị hỏng, giúp thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Còn các loại vitamin nếu trên rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, góp phần xây dựng cơ khỏe mạnh. Mỗi ngày, thai phụ cần nạp khoảng 350 – 400mg magie. Mẹ bầu có thể tìm nguồn magie trong hạt hạnh nhân, hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ, atiso… Các loại vitamin có nhiều trong trái cây, rau củ như chuối, cà rốt, đậu thận, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân…
Mẹ bầu cũng có thể uống nước dừa, nước cam, sinh tố rau củ các loại, đực biệt là nước điện giải ion kiềm mỗi ngày, đặc biệt là tỏng 3 tháng cuối thai kỳ. Nước điện giải ion kiềm cung cấp đầy đủ vi khoáng canxi, magie, natri… cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, nước ion kiềm còn giúp mẹ bầu cân bằng môi trường axit – kiềm, loại bỏ gốc tự do, đào thải độc tố… để mẹ và con khỏe mạnh hơn.
LƯU Ý: 5 Loại Vitamin không được tự ý bổ sung vào cơ thể quá liều
Mong rằng bài viết có thể giúp mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích về vấn đề nên ăn uống gì tốt cho thai nhi trong 3 tháng cuối. Mẹ bầu nên chú ý ăn uống hợp lý, lựa chọn thức ăn, nước uống cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
TƯ VẤN NGAY Để nhận giá & ưu đãi tốt nhất, không mua không sao.
* Miền Bắc – Chi Nhánh Ba Đình:
* 30 Đại lý nhượng quyền tại chúng tôi Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng: liên hệ tổng đài để biết thêm chi tiết.
5 Sai Lầm Ăn Uống Của Phái Đẹp
1. Ăn theo cảm xúc
Căng thẳng trong công việc, tâm lý ức chế vì giao thông, gặp rắc rối bên ngoài… có thể khiến chị em mở tủ lạnh tìm thức ăn ngay khi về nhà. Đối với nhiều chị em, ăn uống được xem là giải pháp hữu hiệu để dẹp bỏ những cảm xúc tiêu cực. Theo nghiên cứu, khi ăn uống bị điều khiển bởi cảm xúc, dù tích cực hay tiêu cực, phụ nữ thường ăn nhiều hơn lượng cần thiết và tăng cân.
Khi cảm xúc chi phối, gây cảm giác thèm ăn để giải tỏa, bạn nên đánh lạc hướng cơ thể. Đi dạo, gọi điện cho bạn bè để trút bầu tâm sự, thư giãn bằng cách nghe nhạc hoặc xem phim… là những cách hiệu quả giúp phân tán tư tưởng khỏi đồ ăn.
2. Ăn vặt thả phanh
Xem tivi hoặc ngồi máy tính quá lâu dễ đánh thức thói quen ăn vặt tiềm ẩn trong bạn. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, thói quen này còn khiến chị em ngang dạ khi dùng bữa chính, thiếu tập trung nhai và nuốt, gây ra chứng khó tiêu và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa.
Tốt nhất, sau 15-30 phút ngồi máy tính và tivi, bạn nên đứng dậy và đi lại quanh phòng. Mỗi khi tan sở hoặc chuẩn bị đi ngủ, bạn nên tổng kết lượng thức ăn đã tiêu thụ trong lúc làm việc hoặc ngồi xem phim để hạn chế lần sau.
3. Nhịn ăn sáng
Để giảm cân, nhiều chị em quyết định nhịn ăn sáng nhằm triệt tiêu nguồn năng lượng đầu ngày. Tuy nhiên, không ăn sáng có thể khiến bạn giảm khả năng tập trung, dễ cáu gắt, giảm hiệu quả công việc. Thậm chí, thói quen này còn gây hiệu ứng ngược, khiến cơ thể bị bỏ đói muốn ăn bù nhiều hơn, dẫn đến chứng béo phì.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chị em nên ăn đầy đủ bữa sáng, bởi sáng ăn cho mình, trưa cho bạn, tối cho kẻ thù. Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên dùng những món nhẹ như trái cây, ngũ cốc, nước ép hoa quả…
4. Chăm ăn đêm
Ăn đêm dễ khiến chị em tăng cân, đồng thời gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khó ngủ. Để loại bỏ thói quen không tốt này, bạn nên đánh răng ngay sau khi dùng xong bữa tối. Răng được chải sạch giúp hạn chế dung nạp các thực phẩm khác. Nếu cơn thèm ăn không dứt, bạn có thể nhấm nháp một chút trái cây, uống sữa tươi hoặc ngậm kẹo the.
5. Ăn quá nhanh
Tranh thủ 1-2 tiếng nghỉ trưa, nhiều dân văn phòng dùng bữa trưa vội vã. Công việc bận rộn cũng khiến nhiều gia đình kết thúc bữa tối sớm. Áp lực công việc cùng quỹ thời gian eo hẹp khiến thời gian trung bình dành cho bữa ăn ngày càng vơi bớt dần.
Ăn quá nhanh là nguyên nhân chính gây ra chứng khó tiêu, do não bộ không kịp xử lý tín hiệu từ dạ dày, dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Lâu ngày có thể gây viêm dạ dày cấp.
Não bộ cần khoảng 20 phút để nhận được tín hiệu no từ bao tử. Nếu trong thời gian này, bạn vẫn tiếp tục ăn, bao tử có thể giãn nở vượt định mức, gây cảm giác đau và căng bụng trong 30-40 phút sau. Đây cũng là lý do khiến chị em dễ tăng cân hơn.
Muốn ăn chậm nhai kỹ, bạn nên rèn luyện thói quen thư giãn khi ngồi vào bàn ăn, bỏ lại sau lưng những lo lắng, căng thẳng và dành ít nhất 20 phút dùng bữa. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng các loại sữa uống lên men để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn
Chia sẻ
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Thai Nhi Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu có thể tăng từ 4,5 – 8kg và kích thước của bé cũng tăng gấp 3 lần, vì vậy mẹ cần cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như giúp bé yêu phát triển thật tốt. Để làm được điều này, mẹ mang thai chỉ cần tham khảo và áp dụng các lưu ý đơn giản sau:
Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ có thể tăng từ 4,5 – 8 kg (hoặc khoảng 0,5kg/tuần) trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi cả mẹ và bé cùng to lên, mẹ bầu có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Khi đó, mẹ bầu nên chia thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng trong ngày. Các dưỡng chất cần thiết cho mẹ mang thai: Canxi, Protein và DHA (một loại chất béo Omega-3)
Xương của bé cần thêm canxi, mô và cơ cũng cần thêm protein để phát triển. DHA (một loại chất béo Omega-3) giúp cho não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng vitamin tổng hợp để đảm bảo nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai.
Duy trì lượng nước vừa đủ
Dù mẹ bầu có thể thấy khó chịu do áp lực lên bàng quang ngày một gia tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc duy trì lượng nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 10 ly nước lọc mỗi ngày là vô cùng thiết yếu. Sự duy trì nước này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ giảm thiểu và ngăn ngừa táo bón.
Suy nghĩ tích cực giúp ích cho sự phát triển của thai nhi
Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Niệm Ăn Uống Sai Lầm 3 Tháng Cuối Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!