Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Sau Khi Sinh Bị Rối Loạn Tiêu Hóa: Nguyên Nhân Và Giải Pháp! được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rối loạn tiêu hóa là khi các cơ vòng trong của hệ tiêu hóa có sự co thắt bất thường gây đau bụng, thay đổi vấn đề đại tiện. Phụ nữ sau khi sinh thường bị rối loạn tiêu hóa bởi họ vừa phải trải qua một cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn. Nó khiến cho cơ thể mẹ bị thay đổi từ trong ra ngoài.
Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh hội chứng này trong bài viết sau!
Nguyên nhân phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Một số biểu hiện giúp các mẹ nhận biết mình có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không như: đau bụng, khó chịu, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu và vấn đề đại tiện bị thay đổi (như tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ,…).
Đây là một căn bệnh mà phụ nữ sau khi sinh thường gặp phải. Vậy nguyên do là ở đâu?
Thể trạng sau sinh suy yếu rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa
Phụ nữ sau sinh nở, các cơ quan trong cơ thể đều rất yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Chính vì thế mới có chuyện phụ nữ phải kiêng ăn uống trong thời gian ở cữ. Thế nhưng, vẫn có những mẹ do chưa nắm được kiến thức về sức khỏe sau sinh hoặc bị ép ăn nên bổ sung sai cách dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.
Cơ thể “quá tải” chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị mất sức quá nhiều, cơ thể suy yếu nên việc bổ sung chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Thế nhưng không phải cứ bổ sung nhiều dưỡng chất là tốt mà phải biết bổ sung sao cho đúng cách. Không nên ăn quá ít mà cũng không nên “nạp” quá nhiều gây ra tình trạng “quá tải”, thừa chất. Việc thừa chất sẽ vừa làm cho mẹ bị béo phì, mà còn rối loạn hệ tiêu hóa còn yếu sau khi sinh.
Ăn quá no, quá nhiều cũng khiến mẹ sau khi sinh bị rối loạn tiêu hóa
Ăn quá no và quá nhiều sẽ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không quá nhiều mà cũng không quá ít. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no, quá nhiều.
Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất khó tiêu
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất khó tiêu không chỉ không tốt đối với người bình thường mà lại càng nguy hiểm với các mẹ mới sinh. Vừa sinh xong, hệ tiêu hóa rất yếu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ vì có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.
Đừng để rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng XẤU đến SỮA MẸ?
Hấp thu thực phẩm không an toàn sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, và các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất. Vì thế khi ăn phải các loại thực phẩm bẩn này sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ nên mua các loại thực phẩm sạch tại nơi uy tín hoặc ngâm rửa kỹ chưa khi đun nấu.
Các mẹ sau khi sinh cần phải bổ sung hàm lượng dinh dưỡng rất cao để hồi phục sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, việc ăn uống sau khi sinh không khoa học sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của mẹ. Các bạn cũng không cần quá lo lắng vì vẫn có giải pháp để điều trị nhanh chóng căn bệnh này!
Điều trị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh các mẹ cần nắm
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cải thiện rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Các mẹ có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý và đúng cách:
Các mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh nên ăn các thức ăn có ít dầu mỡ
Không ăn các thức ăn khó tiêu hóa như gia vị cay nóng, hành tươi, kem, socola, khoai tây nghiền,…
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no hay quá nhiều cùng một lúc sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Phụ nữ vừa sinh xong nên đi lại nhẹ nhàng và tăng thời gian tập luyện thể dục để tốt cho hệ tiêu hóa.
Một số mẹo để chữa rối loạn tiêu hóa sau khi sinh cho chị em phụ nữ
Cách 1
: Bạn có thể đun trà với nguyên liệu là đậu xanh với vỏ quýt tươi để uống, rất hiệu quả trong điều trị chứng nóng hậu môn, phân thối nóng.
Cách 2
: Để kích thích tiêu hóa, thông khí, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa và trị chứng đầy hơi, chướng bụng bằng cách hầm củ cải và thịt lợn nạc trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Cách 3
: Kích thích tiêu hóa giảm đau bụng, giải nhiệt bằng dưa hấu. Chú ý là nên ăn khoảng 2, 3 miếng sau bữa ăn tầm 30 phút. Không nên ăn quá nhiều có thể gây tác dụng ngược là làm nóng trong người.
Mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh có ảnh hưởng chất lượng sữa cho con?
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi rất cần một nguồn sữa dồi dào từ mẹ để phát triển toàn diện. Đồ ăn thức uống hàng ngày của mẹ khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa cho con. Vì thế, mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm sạch, bổ dưỡng và bổ sung đúng cách để không ảnh hưởng đến sữa của con.
Cách bổ sung của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con nên có nhiều bà mẹ của chúng ta có chung một thắc mắc. Đó là: Nếu mẹ sau sinh đang bị rối loạn tiêu hóa thì có làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con không?
Rối loạn tiêu hóa sau khi sinh thường thì mẹ nào cũng gặp phải, việc đi ngoài là không thể tránh khỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng sức khỏe mẹ thêm mệt mỏi, lo lắng, không ăn uống được nhiều, việc hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng sữa sụt giảm. Tạo cho mình cảm giác ngon miệng bằng cách ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng của mình. Mẹ cũng không cần quá lo lắng chỉ cần nghĩ nó là hiện tượng đơn giản, bình thường và hãy thư giãn, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa được cải thiện hơn.
Đồng thời, mẹ nên lựa chọn sản phẩm viên uống lợi sữa Mabio để giúp ăn ngon, ngủ tốt và tăng số lượng, chất lượng sữa cho con. Với cơ chế hoạt động của Mabio là giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào sữa mẹ cho con bú để nuôi con phát triển.
Bài viết trên mong rằng đã giúp các mẹ hiểu được các vấn đề về rối loạn tiêu hóa sau khi sinh như thế nào. Hiểu được nguyên nhân của triệu chứng là cách phòng tránh tốt nhất. Đối với các mẹ đang gặp phải thì nên điều trị để sớm hồi phục và ổn định sức khỏe cho mình. Có sức khỏe tốt mới giúp mẹ chăm con phát triển khỏe mạnh được!
Nguồn: Mabio.vn
Rối Loạn Tiêu Hóa Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
Tình trạng mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, có khả năng làm tăng nguy cơ dọa sinh non. Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường hay bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng,…dẫn đến chán ăn, khó chịu, mệt mỏi,… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non.
Nguyên nhân mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu thường là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi về nội tiết tố và thay đổi cơ học do sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên đường tiêu hóa.
“Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.”(1)
Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu.
Mặc khác, do cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bị nhiễm khuẩn nên cũng dễ bị tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm cũng làm cho các bà bầu cảm thấy khó tiêu, bụng chướng và đầy hơi. Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, ợ nóng, trào ngược,…
Các giải pháp rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học và chế độ vận động hợp lý.
Chế độ ăn uống khoa học:
Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ hấp thu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như các loại rau xanh, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, các loại đậu, các loại trái cây như cam, chanh, chuối, đu đủ chín, táo,…các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ lúa mì đen, gạo – nếp còn lớp cám, sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa…
Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày (bao gồm nước đun sôi để nguội, nước trái cây và sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa), uống nước ngay cả khi không khát. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường.
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, phòng tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm từ sữa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón & hấp thu tốt chất dinh dưỡng.
Hiểu được nổi khó chịu, mệt mỏi của mẹ bầu, các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood đã nghiên cứu phát triển thành công dòng sản phẩm RISO OPTI GOLD MUM mới với công thức MUM GOLD đặc chế giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, dành cho mẹ mang thai và cho con bú.
Những dưỡng chất nào giúp RISO OPTI GOLD MUM làm được điều đó?
RISO OPTI GOLD MUM với công thức MUM GOLD đặc chế giúp:
Chế độ vận động hợp lý
Mẹ bầu cần tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay yoga cũng giúp cải thiện chứng táo bón khi mang thai. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Trong trường hợp phải dùng thuốc như thuốc nhuận tràng…, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống.
Rối Loạn Tiêu Hóa Có Nên Ăn Sữa Chua Không?
1. Thành phần của sữa chua
Sữa chua là chế phẩm làm từ sữa, rất quen thuộc trong thực đơn ăn uống hàng ngày của nhiều gia đình. Trong 100g sữa chua có khoảng 100Kcal, khoảng 2,6g lipid, khoảng 5,3g protein và khoảng 15g chất bột. Một phần protein trong sữa chua được chuyển hóa thành các acid amin dễ tiêu hóa và thành phần đường bột chuyển hóa thành đường lactose có lợi cho sức khỏe.
Sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn probiotic rất tốt cho đường ruột. Ngoài ra còn có vitamin D, DHA, canxi, natri… những dưỡng chất thiết yếu với cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng
2. Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa
Hạn chế tiêu chảy
Sữa chua chứa các lợi khuẩn thuộc các chủng sinh lactic có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó các lợi khuẩn sẽ giúp hạn chế sự phát triển, xâm nhập của các hại khuẩn. Do đó có thể nói sữa chua sẽ giúp giảm nguy cơ cũng như thời gian tiêu chảy.
Hạn chế viêm loét dạ dày
Nếu bạn thường xuyên ăn sữa chua thì độ pH thấp do tác dụng của axit lactic trong sữa chua hạn chế sự phát triển của Helicobacter Pylori (HP). Các vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua cũng kìm hãm sự phát triển của HP giúp hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng do xoắn khuẩn này gây ra.
Tăng sức đề kháng
Lợi khuẩn có trong sữa chua có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Bảo vệ đường tiêu hóa
Có một loại đạm trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men sẽ giúp tăng tạo và duy trì lớp dịch nhầy bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhầy này sẽ như một lá chắn giúp tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào màng ruột.
Hạn chế táo bón
Không chỉ chứa nhiều lợi khuẩn mà sữa chua còn cung cấp chất xơ, chính là thức ăn để các lợi khuẩn tồn tại, phát triển và giúp tăng nhu động ruột tránh táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu.
Cung cấp dinh dưỡng
Sữa chua cũng cung cấp các khoáng chất và vitamin cho cơ thể như vitamin D, DHA, canxi, natri…
3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua thế nào cho hợp lý
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày. Vì thế để sữa chua tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa thì mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua và nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Sữa chua sẽ có tác dụng tốt nhất nếu được ăn vào buổi tối.
Chú ý không nên ăn sữa chua khi đang đói, vì lúc này độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các lợi khuẩn trong sữa chua..
Nên ăn sữa chua lấy ở tủ lạnh ra để 1 lúc cho đỡ lạnh, ảnh hưởng đến họng và tuyệt đối không làm nóng sữa chua, vì như vậy sẽ tiêu diệt hết lợi khuẩn có trong sữa chua.
Cũng không nên ăn sữa chua cùng các loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng… Vì khi chế biến các thực phẩm này người ta có cho thêm Nitre, chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine, một trong những chất gây ung thư.
Tránh ăn sữa chua khi uống các loại thuốc như kháng sinh hay thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh… vì cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua.
Nhiều người không biết khi ăn sữa chua với kem sẽ diệt các lợi khuẩn do các probiotic trong sữa chua chỉ chịu được nhiệt độ mát khoảng 8 độ C, mà nhiệt độ khi ăn kem chảy là 0 độ C.
4. Nên dùng loại sữa chua nào khi bị rối loạn tiêu hóa?
Sữa chua tốt cho sức khỏe và đường ruột nói chung cũng như thích hợp để ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Nhưng theo các chuyên gia nên ăn sữa chua không đường, sẽ tốt cho cải thiện rối loạn tiêu hóa hơn do giữ nguyên hương vị, giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu muốn thay đổi để dễ ăn hơn bạn cũng có thể ăn sữa chua ít đường hoặc sữa chua trộn thêm hoa quả tươi.
Ngoài sữa chua, theo các chuyên gia khuyên bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với rèn luyện thói quen sinh hoạt và sử dụng men vi sinh chứa Probiotics và Prebiotics bằng công nghệ bao kép Lab2pro hàng ngày không chỉ giúp khỏi nhanh rối loạn tiêu hóa mà còn giúp phòng tránh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra. Ngoài ra, cha mẹ nên lắng nghe thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách đẩy lùi bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Giải Đáp Ngay: Phụ Nữ Sau Khi Sinh Nên Ăn Gì Để Không Bị Táo Bón?
Đang chuẩn bị vào mùa táo rồi, trên facebook các anh chị đua nhau khoe táo Mỹ ngon, giòn, ngọt mua tại đại lý chính hãng. Táo Mỹ ngon thì ai chẳng thích nhưng có một loại táo mà chắc chắn rằng ai cũng phải cắn răng mà sợ hãi: “Táo bón”. Đặc biệt các chị em phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ rơi vào các “ca khó đẻ” này.
Vừa “vận nội công” vừa trông con trong WC
Đặc biệt, sau sinh 2 tháng, mẹ Hiền gặp phải chứng táo bón và mất nhiều ngày đêm ăn không ngon, ngủ không yên.
Chị Hiền kể lại: “Có những hôm trở thành trụ cột vững chắc trong WC vì “không đi được”. Xong rồi có khi còn phải vừa “vận nội công” vừa trông con chỉ vì một nỗi buồn không có cách giải quyết, mà con thì cứ “rịn” hơi mẹ”. Và điều ước bé nhỏ của chị chỉ đơn giản là giải quyết tình trạng sau khi sinh bị táo bón.
Câu chuyện thực tế cười ra nước mắt nhận được nhiều chia sẻ của các mẹ bầu xung quanh vấn đề phụ nữ sau khi sinh nên ăn gì để không bị táo bón. Tuy vậy, các mẹ đã thử tìm hiểu đằng sau chứng táo bón ấy nguyên nhân do đâu và chế độ dinh dưỡng sau sinh đạt chuẩn như thế nào chưa?
Sau khi sinh, mẹ bị táo bón vì lý do gì?
Chứng táo bón sau khi sinh có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, nếu nhiều ngày phải “sống chung với lũ” khiến các mẹ khó chịu vô cùng và có thể gây ảnh hưởng đến hậu môn, trực tràng và sinh hoạt hằng ngày.
Táo bón thường đến trong giai đoạn cuối thai kỳ và những tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân là:
Đường ruột kém
Ít vận động
Nội tiết tố thay đổi
Ngoài ra, sau khi sinh, chứng táo bón “hỏi thăm” còn do một số những nguyên nhân sinh lý bên trong cơ thể mẹ tác động từ quá trình mang thai và sau khi sinh.
Mách mẹ: Cải thiện dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh nên ăn gì để không bị táo bón?
Để giải đáp câu hỏi phụ nữ sau khi sinh nên ăn gì để không bị táo bón và tránh trường hợp trớ trêu như chị Nguyễn Thu Hiền (Nam Định), Mebeaz mách mẹ cải thiện chế độ dinh dưỡng với:
Cháo dinh dưỡng cải thiện táo bón cho mẹ bầu sau sinh
Các món cháo dinh dưỡng rất dễ ăn và rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu sau sinh. Cụ thể, tại nhà, các mẹ có thể thực hiện các món cháo như cháo vừng đen, cháo khoai lang, cháo bầu dục lợn, cháo cà rốt… để cải thiện tình trạng táo bón sau khi sinh.
Trong khoai lang, vừng đen, cà rốt có rất nhiều vitamin, dinh dưỡng mà còn hạn chế được các chất béo tổng hợp cho mẹ. Do đó, khi bị táo bón, phụ nữ sau khi sinh có thể ăn cháo để giải quyết vấn đề của chính mình rồi!
Cách nấu cháo tại nhà:
Cần chuẩn bị gạo ngon, thịt nạc và các loại gia vị nêm khi nấu cháo. Sau khi vo gạo sạch, mẹ ninh cháo nhừ và xào thịt nạc riêng cho vào cùng cà rốt, khoai lang hoặc vừng đen. Ăn cháo liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ cải thiện tình trạng bị táo bón sau sinh.
Cũng giống như cháo, chè cũng là món ăn lý tưởng giải đáp câu hỏi sau sinh bị táo bón ăn gì. Các mẹ có thể thay đổi thực đơn cháo thành các món chè như chè khoai sọ và chè đu đủ.
Phụ nữ sau khi sinh nên ăn gì để không bị táo bón? Ngoài cháo và chè, các mẹ cần ăn nhiều rau và hoa quả giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Có thể bổ sung các loại rau củ quả như cà chua, rau bina, súp lơ… giúp điều tiết cơ thể từ bên trong.
Ngoài ra, một số loại quả các mẹ cần bổ sung như là chuối tiêu chín, quả táo, quả lê… Đây đều là những loại quả rất nhiều dinh dưỡng, vitamin bổ sung cho sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, những loại quả này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giải quyết giúp mẹ nên ăn gì để hết táo bón sau khi sinh.
Nguyên tắc vàng chống táo bón sau khi sinh
Ngoài chế độ dinh dưỡng sau khi sinh, để tránh bị táo bón, các mẹ cần kết hợp với các nguyên tắc sau đây:
Uống nhiều nước: Có vẻ như, uống nhiều nước chỉ có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng bão hòa rất tốt thức ăn trong cơ thể giúp mẹ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Sữa chua uống, sữa chua: Trong sữa chua uống và sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Do đó, sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón sau khi sinh.
Vận động: Vận động thường xuyên vừa có tác dụng giảm cân, giảm mỡ bụng sau khi sinh, đồng thời còn giúp mẹ đại tiện dễ dàng hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Sau Khi Sinh Bị Rối Loạn Tiêu Hóa: Nguyên Nhân Và Giải Pháp! trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!