Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Mang Thai Ăn Dứa (Thơm) Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng quát
Khi bạn mang thai, bạn sẽ nghe rất nhiều suy nghĩ và ý kiến từ những người bạn, những người thân trong gia đình và thậm chí là những người lạ. Ví dụ, bạn có thể đã nghe câu chuyện cũ rằng nếu bạn ăn cả dứa, bạn sẽ chuyển dạ. Trước khi bạn tránh xa loại trái cây dứa ngon, bổ dưỡng này trong 9 tháng tới, đây là sự thật về nó.
Bạn có thể ăn dứa khi mang thai?
Dứa là lựa chọn an toàn, lành mạnh khi mang thai. Ai đó có thể đã nói với bạn để tránh loại quả này vì nó có thể gây sảy thai sớm hoặc chuyển dạ. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng.
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng dứa nguy hiểm khi mang thai. Những tin đồn về dứa hoàn toàn là giai thoại.
Thế còn bromelain?
Dứa chứa bromelain, một loại enzyme. Viên nén Bromelain khuyến nghị không sử dụng trong khi mang thai. Chúng có thể phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bất thường.
Mặc dù bromelain được tìm thấy trong lõi của dứa, nhưng thực tế chúng rất ít trong phần thịt của dứa là thứ chúng ta ăn. Lượng bromelain trong một khẩu phần dứa có thể không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.
Điểm mấu chốt: Lượng tiêu thụ bình thường của loại quả này khó có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ của bạn.
Dứa có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho bà bầu?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), chế độ ăn uống lý tưởng khi mang thai được tạo thành từ các loại thực phẩm từ năm nhóm sau:
rau
trái cây
sản phẩm bơ sữa
hạt
protein, chẳng hạn như thịt, gia cầm, cá, trứng và đậu
Thực phẩm từ các nhóm này giúp cung cấp cho bé vô số vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Để cảm thấy tốt nhất, bạn nên cố gắng có được một bữa ăn bổ dưỡng, lành mạnh. Uống nhiều nước nữa.
Dinh dưỡng có trong dứa
Một chén dứa có thể chứa gần 100 phần trăm lượng vitamin C hằng ngày mà một phụ nữ mang thaicần. Nó cũng là một nguồn vững chắc của:
folate
sắt
magiê
mangan
đồng
vitamin B-6 (pyridoxine)
Những chất dinh dưỡng này đều quan trọng đối với sự phát triển của bé và sức khỏe tổng thể của bạn.
Những loại trái cây và rau quả khác nên ăn?
Bạn nên ăn gì khác? Tùy thuộc vào mùa, có rất nhiều loại trái cây và rau khác nhau để thử. Lựa chọn thông minh có thể bao gồm:
táo
cam
đậu xanh
quả mơ
xoài
khoai lang
bí mùa đông
rau bina
Nếu bạn vội vàng, trái cây và rau quả đông lạnh, đóng hộp, hoặc khô cũng là những lựa chọn thay thế tốt cho đồ ăn vặt.
Có bất kỳ rủi ro khi ăn dứa khi mang thai?
Tiêu thụ dứa có thể không nguy hiểm hay sinh non, nhưng ăn một lượng lớn có thể có làm bạn không thoải mái. Cẩn thận nếu bạn có một dạ dày nhạy cảm. Các axit trong dứa có thể khiến bạn ợ nóng hoặc trào ngược. Để tránh những tác dụng phụ này, tốt nhất bạn nên tiêu thụ loại trái cây này trong chừng mực.
Nếu bạn không thường ăn dứa và gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Dấu hiệu dị ứng bao gồm:
ngứa hoặc sưng ở miệng của bạn
phản ứng da
hen suyễn
nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Nếu bạn dị ứng, những phản ứng này thường sẽ xảy ra trong vòng vài phút sau khi ăn dứa. Bạn có khả năng bị dị ứng với loại quả này nếu bạn cũng bị dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su.
Kết luận
Ăn dứa khi mang thai khó có thể gây sảy thai hoặc khiến bạn chuyển dạ sớm hơn. Bạn có thể thưởng thức một cách an toàn những phần ăn bình thường của dứa tươi, dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc thêm loại quả này vào chế độ ăn uống của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng của bạn và hỏi thêm thông tin về thực phẩm an toàn khi mang thai.
Nguồn: healthline
Phụ Nữ Mang Thai Uống Nước Rau Má Được Không?
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Trong rau má có thành phần triterpenoids có công dụng giảm bớt sự căng thẳng, mất tập trung, đồng thời kích thích của hệ thần kinh.
Giải pháp hữu hiệu đơn giản để giảm stress chỉ cần một ly rau má là ổn ngay
Làm đẹp da, chữa trị mụn viêm: Chứa nhiều khoáng chất và tính oxi hóa giúp bạn đẩy lùi lão hóa da, khả năng trị mụn viêm tốt, kéo dài được lứa tuổi thanh xuân
Tốt cho hệ tim mạch: Rau má còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, phù hợp với những đối tượng đang mắc bệnh béo phì, tim mạch.
Làm lành vết thương: Tốc độ phục hồi, tái tạo làm lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả
Phụ nữ mang thai uống nước rau má có tốt không?
Mang thai uống nước rau má có tác hại gì?
Uống nhiều rau má có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây lạnh bụng và tiêu chảy nhẹ cho người dùng
Lạm dụng nước rau má có thể gây choáng váng, nhức đầu
Đặc biệt, nước rau má làm giảm khả năng thụ thai, nguy cơ cao sảy thai, vì vậy phụ nữ đang trong quá trình mang thai cần hạn chế uống rau má, không nên uống rau má thường xuyên. Nguy cơ cao có thể sẽ bị sảy thai trong 3 tháng đầu khi uống rau má
Gợi ý 5 loại thức uống tốt cho bà bầu
Câu hỏi bầu uống nước rau má tốt không?, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và lời tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, không lo gây ra tác dụng phụ
Nước ấm: Nước lọc không thể thiếu trong cơ thể con người, mẹ bầu cũng cần nên bổ sung nước lọc mỗi ngày mà không lo gay a ra tác dụng phụ gì, trung bình phụ nữ mang thai có thể uống từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày là vừa đủ, tăng cường trao đổi chất, giảm phù nề và đảm bảo nước ối bên trong của bé
Sữa ấm: Sữa ấm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, hơn nữa còn có công dụng hỗ trợ hệ thần kinh tốt
Sinh tố trái cây: Chứa rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể như táo, bơ, dâu tây, dưa gang…, hỗ trợ nhiều dưỡng chất hỗ trợ sức khỏe cho mẹ mang thai
Nước dừa: Bổ sung nhiều vitamin A,B , khoáng chất như canli, canxi và acid amin giúp bạn giải khát tuyệt vời, hỗ trợ táo bón nhanh chóng
Nước mía: Đây là loại thức uống được ưa chuộng nhiều nhất ở mẹ bầu, hơn 70% là đường và thành phần còn lại là canxi, magie, vitamin A,B,C và nhiều loại dưỡng chất hữu cơ. Với những phụ nữ mang thai có dấu hiệu tăng cân thì nên hạn chế loại thực uống này
Với những chia sẻ chi tiết về uống nước rau má có tốt cho bà bầu? bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không có thể giúp bạn nhận định đúng về công dụng của nước rau má tác dụng thế nào với mẹ bầu mang thai nha!
Bà Bầu, Phụ Nữ Mang Thai Có Được Ăn Gạo Lứt Không? Bao Nhiêu Là Đủ?
Gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo lứt đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường, vì nó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy còn với bà bầu thì sao? Bà bầu có ăn được gạo lứt không?
Câu trả lời là CÓ. Từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng phụ nữ mang thai không được ăn gạo lứt . Trên thực tế, vẫn rất nhiều bà bầu sử dụng gạo lứt thường xuyên trong thực đơn ăn uống của mình mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu ăn gạo lứt sẽ nhận được những lợi ích gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu có được ăn gạo lứt, và nó còn đem lại nhiều lợi ích không ngờ:
– Cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng lại không gây béo phì: Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin, sắt, kẽm, photpho vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy thế, nó lại giàu chất xơ, giúp người mẹ dù ăn nhiều cũng không bị tăng cân quá đà.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Gạo lứt giàu vitamin, cộng thêm chất sterol và sterolin và những thành phần dinh dưỡng bổ trợ cho hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả. Chúng có thể hỗ trợ kháng virut, vi khuẩn trong thời gian mang thai và làm chậm lại quá trình lão hóa.
– Ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch: Nhờ chứa chất oxy hóa mà bà bầu ăn gạo lứt có thể giảm thiểu tình trạng thay đổi huyết áp, đồng thời phòng chống các bệnh tim mạch.
– Giảm triệu chứng ốm nghén: Mặc dù khoa học chưa chứng minh, nhưng kinh nghiệm dân gian đã cho thấy rằng phụ nữ mang thai ăn gạo lứt có thể làm giảm sự khó chịu của những cơn ốm nghén.
– Giảm cholesterol: Gạo lứt chứa chất béo lành mạnh giúp kiểm soát cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt để bảo vệ sức khỏe.
– Tốt cho giấc ngủ: Mất ngủ là rắc rối thường thấy ở phụ nữ mang thai. Trong khi đó gạo lứt lại chứa melatonin – một chất giúp xoa dịu thần kinh và ngủ ngon hơn. Đó là một trong những lý do mà bà bầu nên ăn gạo lứt.
– Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Gạo lứt chứa nhiều magie, nó tốt cho sự phát triển trí não và thể chất của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.
Cách chế biến gạo lứt cho bà bầu
Làm gạo lứt rang và nấu cơm là hai cách chế biến gạo lứt cho bà bầu phổ biến và dễ làm nhất. Shop Rừng Vàng đã có một bài viết rất chi tiết về cách làm này, bạn đọc có thể tham khảo .
Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn gạo lứt còn có 2 cách chế biến khác là nấu cháo và làm sữa gạo lứt, tất cả đều tốt cho sức khỏe:
– Cách nấu cháo gạo lứt cho bà bầu:
Ngâm 50g gạo lứt trong 2 tiếng, sau đó rửa sạch, xay với 120ml nước.
20g vừng đen nhặt sạch, rang chín, giã nhỏ.
30g đậu đỏ ngâm 4 tiếng, hấp chín mềm, tán nhuyễn.
Đun sôi 150ml nước, sau đó cho gạo lứt vào đun lửa nhỏ, khuấy đều trong 20 phút. Cho tiếp vừng đen và đậu đỏ vào, khuấy đều, nêm nếm muối cho vừa miệng. Đun sôi thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
– Cách làm sữa gạo lứt cho bà bầu:
Rang chín 100g gạo lứt. Sau đó đổ gạo lứt vào nồi nấu chín mềm với 300ml nước.
Khi gạo đã chín mềm, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã.
Cho gạo lứt vừa xay vào nồi nấu với 700ml nước đến khi sôi. Tiếp đến đổ 2 túi sữa tươi không đường vào, đun đến khi lăn tăn (không đun sôi). Nếu thích uống ngọt thì nêm thêm đường phèn.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn gạo lứt
– Nếu bà bầu sau khi ăn gạo lứt mà bị dị ứng hay khó chịu thì phải dừng ngay. Trong trường hợp cần thiết có thể đến gặp bác sĩ.
– Phụ nữ có thai không được dùng gạo lứt quá thường xuyên, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, còn lại để ăn những món khác để bổ sung dinh dưỡng.
– Bà bầu khi ăn gạo lứt cần lưu ý ngoại trừ gạo lứt rang thì tất cả những món như sữa gạo lứt, cơm gạo lứt, cháo gạo lứt đều cần dùng hết trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
– Phải mua gạo lứt đảm bảo chất lượng, tốt nhất là gạo lứt đỏ Điện Biên. Nếu chưa tìm được địa chỉ mua thì chị em có thể tham khảo Shop Rừng Vàng, đây là địa chỉ bán gạo lứt đỏ Điện Biên rất uy tín tại TP Hà Nội. Những bà bầu ở tỉnh xa có thể dùng dịch vụ vận chuyển mà chi phí cũng không quá cao.
Địa chỉ: Số 35 Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện Thoại: 0971.69.31.31 – 096.318.2662
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Nguồn tham khảo bài viết Bà bầu có ăn được gạo lứt không:
https://phunutoday.vn/cong-dung-cua-nuoc-gao-lut-rang-doi-voi-ba-bau-d177020.html
https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-lam-sua-gao-lut
Chia sẻ cách nấu 2 món cháo gạo lứt dành cho mẹ bầu ngon giàu dưỡng chất nhất
Ăn Hải Sản Tốt Hay Không Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Lợi ích của hải sản
Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.
Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu
Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…
Những điều cần tránh
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
– Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.
Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản
Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.
Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?
Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.
Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?
Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.
Benh.vn (Theo MYC)
Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Ăn Dứa (Thơm) Được Không? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!