Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Bị Táo Bón Sau Sinh Phải Làm Sao? # Top 11 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Bị Táo Bón Sau Sinh Phải Làm Sao? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Bị Táo Bón Sau Sinh Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

42.059 người đã xem

“Táo bón sau sinh phải làm sao? Có biện pháp an toàn nào giải quyết táo bón sau sinh không? ” là những câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy ở bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này.

Vì sao lại bị táo bón sau sinh?

Do sự thay đổi nội tiết trong thời kì cho con bú.

Khi mang thai nếu mẹ bị táo bón, thì sau khi sinh mẹ rất dễ bị táo bón nặng hơn.

Khi cho con bú, một phần lượng nước trong cơ thể mẹ sẽ phải chia sẻ cho bé bú. Nhưng mẹ lại không dám uống nhiều nước vì sợ sẽ làm loãng sữa, con bú thiếu chất.

Một số mẹ sau sinh lại kiêng cữ quá đà hoặc nhiều mẹ thì uống các loại thuốc bắc, các loại thuốc bổ như vitamin, canxi, sắt để bổ sung dưỡng chất vào sữa mẹ với mong muốn bé được cứng cáp hơn. Tuy nhiên các biện pháp này sẽ làm cơ thể thiếu chất xơ hay bị nóng, dẫn tới gây táo bón sau sinh.

Hiện tại đa số chị em khi lâm bồn đều được can thiệp bằng thủ thuật cắt nới tầng sinh môn. Thế nên sau sinh nhiều mẹ không dám đi tiêu vì sợ đau, bục vết khâu nên cố nhịn.

Trong quá trình sinh nở, mẹ mất nhiều huyết cũng như sản dịch khiến cơ thể hư hao, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng (khi mang thai đại tràng sẽ kém được nuôi dưỡng), khí huyết lại bị hư tổn nặng nề, dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, sau sinh cơ thể của mẹ thường rất mệt mỏi, khiến mẹ lười vận động đi lại, làm cho hoạt động của ruột giảm đi, khiến phân di chuyển chậm và gây ra táo bón.

Phụ nữ sau sinh bị táo bón phải làm sao?

Cẩn trọng trong việc dùng thuốc để trị táo bón

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bởi thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ (thông thường, trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ, cá biệt một vài loại thuốc có thể thải đến 5%). Lúc này, bé bú mẹ sẽ trở thành người dùng thuốc bị động, gây những ảnh hưởng không tốt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như vậy, nếu mẹ bị táo bón nặng mà không thể chữa khỏi bằng các phương pháp không dùng thuốc thì khi đó mẹ cần đi khám và có sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Các mẹ cũng không nên dùng đến các phương pháp tháo thụt để chữa táo bón sau sinh, bởi việc tháo thụt sẽ khiến hậu môn tổn thương, gây đau đớn. Đặc biệt dùng thuốc thụt lâu ngày sẽ làm giãn cơ trơn hậu môn gây mất phản xạ đi cầu.

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ thực vật

Thời kì sau sinh, người mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để phục hồi thể lực cũng như đủ sữa để cho con bú, cũng như hạn chế ăn một số loại thức ăn không phù hợp với bà đẻ.

Tuy nhiên, các mẹ đừng quên bổ sung chất xơ thực vật vào chế độ ăn uống của mình. Chất xơ thực vật có tác dụng phòng chống táo bón sau sinh, hỗ trợ điều trị táo bón và không hấp thu qua đường tiêu hóa, không có tác dụng bất lợi.

Vì thế, chúng hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh một cách an toàn và tự nhiên. Chất xơ thực vật có trong tất cả các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám.

Uống đủ nước mỗi ngày

Song song với việc bổ sung chất xơ là bổ sung chất lỏng. Vì chất xơ cần nước để trương nở và làm mềm phân. Nếu lượng nước không được hấp thu đủ, phân sẽ thiếu nước và trở nên khô cứng.

Chính vì thế mẹ đừng quên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước có thể bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như: nước đun sôi để nguội, nước trái cây, sữa, nước canh, vv.

Tích cực vận động cơ thể

Hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe toàn thân mà còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi và trơn tru, giảm nguy cơ tích tụ chất thải ở ruột già gây táo bón.

Vì thế sau khi hết thời gian ở cữ, các mẹ nên vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Sau đó nên duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày, việc này rất tốt cho sức khỏe.

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng

Đi vệ sinh đúng giờ. Việc rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo nếp cho não bộ và tăng cường sự hoạt động ổn định của đường ruột, đại tràng. Đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng hoặc nếu không mẹ có thể chọn một giờ thoải mái nhất trong ngày.

Không được nhịn đi tiêu. Nhịn đi tiêu nhiều lâu dần sẽ làm mất phản xạ đi tiêu, dẫn đến táo bón nặng hơn. Hơn thế nữa, nếu nhịn đi tiêu, chất thải sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, sản sinh ra nhiều chất độc hại không tốt.

Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Nhiều người có thói quen đi vệ sinh phải mang theo sách, báo, điện thoại rồi ngồi lâu trong đó. Tuy nhiên việc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.

Chú ý tư thế đi vệ sinh. Tư thế tốt nhất để đi tiêu chính là tư thế ngồi xổm, ở tư thế này trực tràng sẽ là một đường thẳng, tạo điều kiện để đẩy khối chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu ngồi bệ bệt thì mẹ có thể để một chiếc ghế tầm 20cm dưới chân để tạo tư thế ngồi xổm.

Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng chống táo bón sau sinh

Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến táo bón sau sinh. Táo bón xảy ra là do chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc chất lỏng (nước).

Chất xơ là phần không tiêu hóa, khi ở trong ruột nó sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân, giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột tiết ra acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Vì vậy chất xơ hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón.

Chất lỏng (nước) được hấp thụ tại một phần của ruột non và ruột già. Tại ruột non, khi nước đã đảm bảo hấp thụ đủ thì khối phân sau quá trình tiêu hóa sẽ giữ được nước, phân trở nên mềm.

Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân chỉ có 50% thì khối phân bắt đầu khó di chuyển, nếu tỷ lệ chỉ còn <20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc không di chuyển được.

Chính vì vậy, để chống táo bón sau sinh, các mẹ cần khắc phục được nguyên nhân gây ra táo bón.

Cơ thể người lớn cần hấp thu khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày, hoặc 12 gam chất xơ trên 1000 calo ăn vào.

Tất cả các loại rau màu xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và pectin – một hoạt chất có tác dụng kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi vệ sinh.

Các thức ăn như đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng rất nhuận tràng.

Ngoài ra, để phòng chống táo bón sau sinh, các mẹ cũng nên ăn thêm sữa chua. Loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng chứa probiotic – có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng.

Các mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu như: đồ chiên rán, dầu mỡ, kiêng ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc, các loại thức ăn nhanh. Không uống rượu, cà phê, hút thuốc,…

Khi ăn phải ăn đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Uống đủ nước

Theo khuyến cáo, mỗi người cần khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Công thức tính lượng nước nạp vào cơ thể là 40ml/kg cân nặng, tức là một người nặng 50 kg cần 200ml (2 lít)/ngày. Nước có thể được bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như: nước hoa quả, nước lọc đun sôi để nguội, nước trong thức ăn, cơm, nước canh, vv.

Mỗi sáng sau khi ngủ dậy nên uống một cốc nước (có thể là nước lọc, nước hoa quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở dạng khác nhau. Nếu phải làm việc trong điều kiện nóng ấm hoặc vào mùa đông độ ẩm thấp, đặc biệt là các mẹ bầu sau sinh đang chu con bú cần uống nhiều nước hơn.

Chống táo bón sau sinh bằng các loại hoa quả

Chuối

Kiwi

Trung bình cứ 1 quả kiwi sẽ chứa 2,5 gam chất xơ. Kiwi cũng chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ tiêu hóa nói riêng. Các mẹ có thể ăn kiwi không hoặc làm nước ép hay ăn chung với sữa chua.

Mận khô

Mận khô cũng chứa rất nhiều chất xơ, giúp phòng chống táo bón sau sinh hiệu quả. Hơn nữa, trong mận còn rất giàu chất chống oxy hóa – loại chất có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.

Táo

Táo không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa peptin – một chất không chỉ có tác dụng chống táo bón sau sinh mà còn phòng nhiều bệnh khác như: cầm máu, sát trùng, kiểm soát đường huyết,…

Để chống táo bón sau sinh cũng cần thường xuyên vận động

Tập thể dục không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe toàn thân mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, có hiệu quả rất tốt trong việc phòng chống táo bón sau sinh.

Khi bạn luyện tập đều đặn, máu sẽ tăng cường lưu thông, các cơn co thắt của thành ruột cũng tăng lên, từ đó các chất trong đường ruột được lưu chuyển dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn tích tụ trong ruột già gây tình trạng táo bón.

Theo khuyến cáo, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là nếu tập thể dục sau ăn thì chỉ tập thể dục sau ăn 1-2 giờ, nếu tập ngay sau bữa ăn có thể làm suy yếu co bóp nhu động ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, lâu dần có thể dẫn đến đau dạ dày.

Vào mỗi buổi tối, các mẹ cũng có thể tranh thủ xoa bụng vùng quanh rốn, mỗi lần thực hiện 30-50 lần theo hướng đi của hệ thống ruột, điều này cũng giúp nhuận tràng, phòng chống táo bón sau sinh rất tốt.

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Đi vệ sinh đúng cách cũng là một trong những việc cần làm để các mẹ có thể chống táo bón sau sinh.

Đi vệ sinh đúng giờ. Các mẹ nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định. Điều này sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của đường ruột, đại tràng.

Cũng tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện. Việc làm này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu dần sẽ mất cảm giác cũng như độ nhạy của não bộ với việc đại tiện, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Hơn thế nữa, chất thải tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ có sản sinh ra nhiều chất độc, cực kì có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng cần phải bỏ. Khi ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch, lâu ngày gây ra trĩ và táo.

Khi đi vệ sinh, tư thế tốt nhất là ngồi xổm. Nếu phải ngồi bệ bệt, các mẹ nên để một chiếc ghế tầm 20cm dưới chân để giảm áp lực, tránh phải rặn nhiều.

Sử dụng Isilax Mamma – Thảo dược châu Âu chống táo bón sau sinh

Isilax Mamma là một sản phẩm được sản xuất bởi Pharmalife Research s.r.l. Trong gần 20 năm phát triển, Pharmalife đã nghiên cứu và tìm hiểu các loại thảo mộc cùng với các dẫn xuất của chúng để phát triển các phương pháp điều trị tự nhiên mới.

Chất lượng các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất của họ đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong tất cả các giai đoạn của sản xuất từ mua nguyên liệu đến thành phẩm. Isilax Mamma cũng không nằm ngoài các tiêu chuẩn chất lượng này.

Isilax Mamma là chế phẩm được sản xuất từ các loại thảo dược tiêu chuẩn hóa Châu Âu đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất như GMP-FDA, GMP – EU, ISO 9001:2008, ISO 13485:2012, ISO 22000:2005 nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đây là dòng sản phẩm chuyên biệt trong trường hợp táo bón nhiều mức độ ở phụ nữ mang thai và sau sinh, đặc biệt là phụ nữ đẻ mổ gặp khó khăn khi đi tiêu, đi ngoài phân rắn, rối loạn tiêu hóa.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Isilax Mamma cũng như việc sau sinh bị táo bón phải làm sao, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 1800 8070, các chuyên gia sẽ tư vấn một cách cụ thế nhất.

https://hettaobonkeodai.com

Mang Thai Bị Táo Bón Phải Làm Sao? Mẹ Bị Táo Bón Thai Nhi Có Sao Không?

Khi mang thai, chị em phụ nữ dễ mắc các bệnh táo bón đo chế độ ăn uống không khoa học và còn do sự thay đổi nhiều các nội tiết tố trong khi mang bầu. Theo đó câu hỏi mà mọi người thắc mắc ” Phụ nữ mang thai bị táo bón phải làm sao ” Nguyên nhân gây ra là gì? Có tác hại xấu đến thai nhi hay không?

Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai – bị táo bón phải làm sao

Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón trong quá trình mang thai. Một số nguyên nhân thường gây ra là:

Thiếu chất xơ dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi đó thức sẻ ở tại dạ dày lâu hơn thành từng cục gây ra tình trạng khó tiêu.

Cơ thể ít hoạt động hay nằm hoặc ngồi một chỗ nhiều khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Do căng thẳng mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh tình trạng táo bón. Dễ xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn

Do lạm dụng thuốc tây quá nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hormone, dạ dày, ruột già dẫn đến các bệnh táo bón

Rối loạn tuyến giáp. Làm cho chức năng của đường ruột trong hệ tiêu hóa cơ thể kém hơn dẫn đến khả năng mắc bệnh cao hơn.

Nhịn đi đại tiện quá nhiều khiến phân ở lâu trong cơ thể nó sẽ hấp thụ hết nước. Khiến phân cứng hơn dẫn đến việc đi nặng trở nên khá khó hơn và đau hơn…

Người bị bệnh tiểu đường hoặc rối loạn thần kinh vận động cũng là nguyên nhân khiến đường ruột hoạt động kém hơn.

Bệnh táo bón nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị bầu mà nó còn khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn. Từ đó khiến cho mẹ và bé không có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển. Việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ khá lâu trong ruột. Còn có thể tích chất độc, gây hại cho cơ thể người mẹ mà còn gây tác hại xấu đến thai nhi.

Khi bị táo bón bạn phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh. Sẽ làm tăng nguy cơ đẩy thai ra ngoài tử cung gây sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn các bệnh cho mẹ như: đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không được coi thường bệnh táo bón mà cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị táo bón phải làm sao?

Mang thai bị táo bón thì phải làm sao? Đầu tiên bạn cần cố gắng uống 2.5 – 3 lit mỗi ngày. Trong hơn suất thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, thường xuyên xẩy ra. Nó vô tình đã gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước và chán nước.

Điều này đặc biệt rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước cho cơ thể và khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Và bạn phải biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể.

Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của các bác sĩ chứ không được bừa bãi làm theo ý mình. Lượng chất dinh dưỡng dư thừa không được cơ thể hấp thụ hết. Sẽ là gánh nặng cho đường ruột của mẹ bầu gây bệnh táo bón.

Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước. Vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt hoặc có thể chọn viên sắt hữu cơ. Để cơ thể dễ hấp thu hơn và không gây hại đến đường ruột củ mẹ bầu. Đây cũng là biện pháp giúp bạn trả lời được câu hỏi “mang thai bị táo bón thì phải làm sao”

Hấp thụ một cách thường xuyên các món chiên, xào, rán rất nhiều dầu mỡ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở phụ nự mang thai. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này? Giải pháp cho bạn để trà lời ” Phụ nữ mang thai bị táo bón phải làm sao ” là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện thay thế cho các dầu động vật. Loại dầu này thấm vào thức ăn ít nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, trái cây, các loại đậu…. Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột. Sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ khoa học vào chế độ ăn hàng ngày. Để cân bằng chất dinh dưỡng để cơ thể thích nghi dần.

Đây cũng là cách giúp các chị em hết băn khoan về vấn đề mang thai bị táo bón thì phải làm sao. Luôn vùng kín và cơ thể sạch sẽ, tập thể dục thường xuyên. Bằng những bài tập đơn giản không lao lực như đi bộ. Giúp lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Và bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng cho đường, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.

Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối. Tập cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Nhằm để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón.

Một số món ăn nhuận tràng tốt cho bệnh táo bón của mẹ bầu

Nguyên liệu: Cách chế biến

B1: Sơ chế tôm lột vỏ băm nhỏ, ướp với ít bột nêm.

B2: Nhặt rau, rửa sạch thái nhỏ

B3:Phi thơm hành, bỏ tôm vào xào thơm. Khi săn lại thì bỏ nước vừa đủ vào nồi.

B4: Cuối cùng bỏ rau vào, nêm nếm gia vị, chờ cho canh sôi lại khoảng 3 phút thì tắt bếp

Bạn nên ăn ít nhất 3 bữa một tuần rau dền nó sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. Không chỉ vậy còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Nguyên liệu:

Gạo lức: 1 chén

Đậu đen: 1 chén

50ml mật ong hoạc đường phèn

Cách chế biến món ăn

B1: Vo sạch gạo bỏ vào nồi chung với đậu đen.

B2: Thêm nước hầm cho nhừ. Nếu bạn ăn loáng thì thêm ít nước sẽ để phù hợp với khẩu vị.

B3: Cháo chín cho mật ong hoặc đường phèn vào để tầm 5p tắt lửa.

Kết luận mang thai bị táo bón phải làm sao

Các chị em mang bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học nhằm giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu trong bụng. Bên cạnh việc tìm hiểu bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cần lưu ý quan tâm thêm về các phương pháp điều trị để có thể loại bỏ gốc bệnh.

Đau Thắt Lưng Ở Phụ Nữ Sau Sinh Thường, Mổ Phải Làm Sao

Bà bầu phải chịu rất nhiều vất vả trong thai kỳ từ chuyện ốm nghén, tăng cân cho đến đau lưng. Không những bị đau lưng khi mang thai mà sau khi sinh em bé cũng bị đau. Vì vậy bài viết này sẽ giúp chị em tìm hiểu và giải quyết tình trạng này

Đau lưng như thế nào là có thai

Đau thắt lưng và chậm kinh là hai biểu hiện đầu tiên của mang thai. Dĩ nhiên còn phải xét nhiều yếu tố khác nữa. Nếu chậm kinh từ 1 đến 2 tuần thì bạn nên dùng que thử thai, nếu xuất hiện hai vạch màu đỏ thì khả năng cao bạn đang có bầu.

Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết mình có bầu hay không là cơ thể thấy mệt mỏi, nhạy cảm với mùi, hay bị chuột rút, buồn nôn…

Triệu chứng đau lưng khi mới thụ thai

Ở giai đoạn đầu, bà bầu có nhiều biểu hiện khác lạ như buồn nôn, mệt mỏi và đau lưng khi mang thai tháng đầu. Nhiều chị em thấy đau mỏi khi ngồi hoặc làm việc lâu ở một tư thế thậm chí nhiều mẹ bị mất ngủ về đêm

Bệnh đau lưng ở phụ nữ mang thai gồm các kiểu sau đây:

Đau thắt lưng: đau mỏi các đốt xương sống ngang thắt lưng. Tình trạng này cũng có thể do trước khi mang thai bà bầu đã có thời gian bị đau ở phần eo. Đau có xu hướng nhiều hơn vào cuối ngày nếu mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi quá lâu

Đau xương chậu: đau ở vùng đệm mặt sau xương chậu, sâu bên trong mông, có thể 1 hoặc cả hai bên mông hoặc mặt sau đùi.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Tử cung và bụng to ra làm chèn ép cột sống khiến các cơ cột sống giãn ra từ đó gây đau. Có đến 80% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau thắt lưng trong 3 tháng đầu nên bạn không cần quá lo lắng

Với đau lưng khi mới mang thai tháng đầu, dây chằng vùng bụng bị nới lỏng, cơ bụng căng ra gây đau. Vị trí đau thường ở vùng nối xương chậu và cột sống. Biểu hiện đau có thể lan xuống chân.

Với đau lưng khi mang thai tháng thứ hai, cơ thể người mẹ bắt đầu thiếu hụt canxi làm cho xương khớp trở nên yếu dần. Vì vậy bà bầu nên bổ sung nhiều hải sản, các loại rau xanh, đậu vào trong khẩu phần ăn để bổ sung canxi. Ngoài ra bổ sung vitamin C, D và sắt cũng rất quan trọng

Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Lúc này thai nhi đã phát triển gần như toàn diện đặc biệt là kích thước và trọng lượng. Điều này khiến vùng cột sống và xương chậu của mẹ bầu bị ảnh hưởng gây tình trạng đau lưng.

Mặt khác cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon làm cho dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, kết cấu phần lưng cũng không được chắc chắn. Hiện tượng này có thể giúp thai phụ sinh em bé dễ hơn nhưng cũng gây ra những cơn đau rất khó chịu

Ngoài 3 giai đoạn chính trên ra thì khi có bầu đau lưng còn xuất hiện ở tháng thứ 4, tháng thứ 7 và nhiều thời điểm khác nữa

6 Cách trị đau lưng cho bà bầu

Đứng thẳng

Bà bầu thường có xu hướng để lưng kéo về phía trước thành tư thế võng lưng khiến các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau. Động tác đứng thẳng người giúp các cơ kéo căng ra tự nhiên. Một tư thế tốt sẽ có tác dụng như một bài tập giảm đau vậy

Duỗi thẳng vùng lưng dưới

Các cơ bụng và lưng thường phối hợp với nhau để hỗ trợ nâng đỡ phần giữa cơ thể. Việc duỗi thẳng lưng giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ.

Tập yoga

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu không nên vận động quá mạnh nhưng việc tập thể dục đặc biệt là các bài tập yoga là rất cần thiết. Việc ở lì một chỗ, lười vận động càng khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng

Massage

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng giúp máu dễ lưu thông, bạn sẽ cảm thấy thỏa mái hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm nhức mỏi.

Từ bỏ đôi giày cao gót

Người bình thường đi giày cao gót đã thấy đau mỏi chứ chưa nói đến bà bầu. Đi giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn lên các ngón chân. Thay vào đó hãy chọn cho mình một đôi giày đế thấp, thỏa mái khi di chuyển

Dùng mẹo dân gian

Lá ngải cứu trộn với muối hạt rồi rang lên. Bọc hỗn hợp này vào khăn mỏng sau đó chườm vào vùng lưng bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ

Cách khác là lấy gừng rửa sạch, bỏ vỏ rồi ngâm trong rượu trắng khoảng nửa tháng. Dùng rượu này xoa bóp khi bị đau nhức

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng

Đây chắc hẳn là thói quen của nhiều người. Nhưng theo các chuyên gia thì điều này là không nên do có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe người mẹ trong thời kỳ mang thai.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh

Sinh mổ sẽ giảm bớt những cơn đau khi chuyển dạ nhưng sau đó lại để lại những cơn đau ở lưng kéo dài dai dẳng. Hiện tượng này xảy ra sau khi mổ do gây tê tủy sống, thiếu canxi sinh lý, vận động sau sinh sai cách và tư thế cho con bú không đúng.

Đau lưng sau sinh thường

Phụ nữ sau khi sinh thường bị tổn thương khí huyết, nếu không chú ý để giữ ấm cơ thể sẽ dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, đau đớn vùng lưng, xương khớp trên toàn cơ thể

Cách chữa đau lưng sau sinh

Khoảng 2 tháng sau khi sinh, khi sức khỏe đã ổn định trở lại thì các mẹ nên tập các động tác thể dục đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp nhất là yoga. Ngoài ra đi bộ cũng là lựa chọn tốt.

Không nên xoay vặn cơ thể nhiều quá khi cho con bú mà hãy giữ bé gần với cơ thể nhất sau đó gập đầu gối lại rồi nâng bé với trọng lực dồn vào chân. Khi cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng và khuyến khích mẹ thay đổi nhiều tư thế khác nhau

Bên cạnh đó massage nhẹ nhàng và chườm nóng vùng bị đau cũng là giải pháp tốt để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khó chịu

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu không còn lo lắng với tình trạng đau lưng khi mang thai của mình nữa. Nếu cánh mày râu có đọc được thì hãy quan tâm chăm sóc và chia sẻ nhiều hơn với người vợ của mình.

Theo : chúng tôi

Khi Bà Bầu Bị Táo Bón Thì Phải Làm Sao?

Táo bón là hiện tượng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai, hầu như ai mang thai cũng đều bị hiện tượng này. Thế khi bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Táo bón không phải là bệnh mà là một dấu hiệu, dấu hiệu này thường phổ biến ở người đang mang thai. Nhiều mẹ bầu thường xem nhẹ hiện tượng này vì cho rằng đó là hiện tượng bình thường nhưng nó không hề đơn giản như bạn nghĩ. Bài viết sau đây hi vọng sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về hiện tượng này và cách phòng tránh.

1. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón do đâu?

Khi mang thai mẹ bầu thường hay có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, kết hợp với những chứng ốm nghén làm cho mẹ bầu càng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống… chính vì vậy àm chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị thiếu chất, đặc biệt là chất xơ làm. Đó cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị táo bón.

Khi mang thai hệ thống tiêu hóa có nhiều biến đổi ở chức năng sinh lý, kết hợp với sự ảnh hưởng của hóc môn sữa sinh ra từ cuống rốn, khiến cho ruột co bóp chậm lại, dẫn đến những cản trở khi đẩy chất cặn bã ra ngoài.

2. Những tác hại của táo bón khi mang thai

Không thể nào lơ là với hiện tượng này, nhiều người nghĩ rằng đó là hiện tượng nhỏ, không cần quan tâm nhưng thật ra nó cực kỳ nguy hiểm. Mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu, nặng nề vì một lượng phân không thể đưa ra ngoài được, làm cho bụng mẹ bầu bị chướng lên. Khi đó mẹ vừa phải chịu sức nặng của thai nhi vừa phải bị chướng bụng vì táo bón nữa.

Khi bị táo bón mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và dường như không muốn làm bất cứ việc gì, cũng không muốn ăn uống, cứ như vậy sẽ làm cho tinh thần nhanh chóng sa sút, suy nhược cơ thể. Và chắc chắn những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp những dưỡng chất cho thai nhi.

Nếu như mẹ bầu không kịp thời khắc phục sẽ dễ dẫn đến bệnh trĩ và ung thư đại tràng, cực kỳ nguy hiểm.

Khi lượng chất độc tích tụ quá lâu trong ruột già mà không được thải ra ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng những chất độc hại này thẩm thấu vào cơ thể mẹ bầu, lan truyền sang thai nhi khiến cho thai nhi cũng ảnh hưởng những chất độc hại này. Kết quả là làm cho thai nhi bị còi xương, ốm yếu và thậm chí bị sẩy thai.

Bà bầu cần uống đầy đủ mỗi ngày 2 lít nước (khoảng 8 ly lớn). Đừng để cơ thể mẹ bầu bị thiếu nước trầm trọng như vậy sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì khi cơ thể bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất xơ.

Mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm có vị cay, nóng, lạnh… Thay vào đó mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau xan như rau muống, bắp cải,… những loại rau này có tác dụng tốt cho tiêu hóa.

Một số loại trái cây có tác dụng trị táo bón mà bạn có thể không biết như: rau bina, khoai lang, bắp cải…

Bà bầu nên tập thói quen vận động, tập yoga, mỗi tuần ít nhất 3 lần và mỗi lần khoảng 30 phút. Tập đều đặn như vậy sẽ có tác dụng tích cực đến tiêu hóa và giúp cho việc sinh nở sau này của mẹ bầu suôn sẻ hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Bị Táo Bón Sau Sinh Phải Làm Sao? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!