Bạn đang xem bài viết Nổi Nhiều Hạch Ở Nách Sau Sinh Liệu Có Bị Ung Thư Vú??? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào cháu,
Hạch là tổ chức lympho thuộc hệ bạch huyết, chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như là vi khuẩn, virus… Bình thường hạch sẽ nổi lên trong trường hợp cơ thể đang có dấu hiệu viêm nhiễm, hoạt động quá sức. Thông thường, hạch nổi ở nách do viêm thường kèm theo biểu hiện sưng, đau và sốt.
Hiện tại, cháu đang trong thời gian cho con bú, việc cháu nổi các hạch sờ không di chuyển, không đau, không sốt thì có thể không phải hạch do viêm mà có thể đây là tuyến vú phụ. Tuyến vú phụ là các tuyến vú nhỏ và thường phát triển không đầy đủ nằm dọc theo các “đường sữa” ở hai mặt trước – bên của cơ thể và thường đối xứng với nhau rất rõ ràng. Các tuyến này cũng sẽ căng to, đau, tiết sữa khi cháu cho con bú. Các tuyến vú phụ có thể to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào số lượng tổ chức biểu mô tuyến có trong nó.
Trong trường hợp, tuyến vú phụ phát triển quá to, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh thì sẽ có thể tiến hành cắt bỏ. Việc cắt bỏ tuyến vú phụ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.
Ung thư vú thường có các biểu hiện: đau buốt đến và đi nhanh chóng ở ngực hoặc vú, ngứa ở ngực, nổi mẩn đỏ hay sần sùi như vỏ cam, đau ở vai, lưng hoặc cổ, ngực to và trễ thấp hơn, có khối u ở nách với tính chất cứng, không đi chuyển…Nếu cháu không có các biểu hiện này thì có thể yên tâm.
Tôi khuyên cháu cần cho trẻ bú tăng lên về số lượng và thời gian mỗi bữa bú. Vệ sinh sạch sẽ vú trước và sau khi cho trẻ bú, massage nhẹ nhàng vú thường xuyên, chườm ấm vào vùng nách, vú có cục và theo dõi thêm 1- 2 tuần nữa mà các khối cũng không hết thì cháu nên đi khám để xác định được rõ vấn đề hơn.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe.
Khi Mang Thai Bị Nổi Hạch Ở Nách Có Nguy Hiểm Cho Mẹ Và Em Bé Không?
Khi mang thai mẹ bầu luôn có những thay đổi về sức khỏe, những thay đổi nhỏ nhất cũng làm nên lo lắng cho mẹ. Có nhiều vấn đề như cảm sốt, mệt mỏi, da xấu đẹp, nổi hạch ở nách cũng là một vấn đề mà khá nhiều mẹ bầu mắc phải. Có không ít bà bầu bị nổi hạch ở nách thắc mắc về tình trạng của mình. Các mẹ cần biết rằng, tùy vào từng dấu hiệu mà hạch được đánh giá là lành tính hay nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lời khuyên tốt nhất vẫn là mẹ bầu cần đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn chính xác từ bác sĩ.
Hạch ở nách là gì?
Hạch là một tổ chức Lympho thuộc hệ bạch huyết và có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thông thường hạch rất ít khi được sờ thấy. Trừ một số trường hợp như hoạt động quá sức, hay bị viêm nhiễm thì kích thước hạch bạch huyết sẽ to và nổi hẳn lên. Như vậy bạn mới dễ dàng nhận biết. Đặc biệt là hạch ở nách rất khó sờ thấy nhưng khi sức khỏe của bạn gặp vấn đề thì hạch phình to để thực hiện chức năng đề kháng của mình.
Nổi hạch ở nách có thể là do viêm và xuất hiện kèm theo một vài biểu hiện như sưng, đau vùng ngực, vú, cơ thể mệt mỏi, nóng, sốt. Với loại hạch lành tính thì sẽ có vai trò sản sinh ra đề kháng để chống lại những nguyên nhân gây bệnh. Do vậy mà hạch này không cần điều trị mà nó vẫn có khả năng tự mất đi khi cơ thể khỏe trở lại. Tuy nhiên nếu hạch xuất hiện do một vài nguyên nhân khác thì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân nổi hạch ở nách
Theo thống kê, có hơn 90% thai phụ bị nổi hạch trong thai kỳ và trong số đó các bà bầu bị nổi hạch ở nách được chia làm các nguyên nhân chính đó là:
Nguyên nhân nổi hạch ở nách lành tính:
– Do chấn thương vùng nách, cánh tay, bàn tay, ngực gây nhiễm trùng
– Bà bầu bị nhiễm khuẩn brucellois, bartonella
– Do biến chứng từ việc cấy ghép chất lạ vào cơ thể như silicone.
– Bà bầu bị thủy đậu, bạch cầu, sởi, HIV…
– Do nhiễm vi khuẩn lao.
– Tác dụng phụ xuất hiện sau tiêm phòng.
Nguyên nhân nổi hạch ở nách ác tính:
– Dấu hiệu sớm của các khối u tại các hạch bạch huyết hoặc gần các hạch bạch huyết.
– Do khối u Lympho Hodgkin.
– Do khối u lympho không hocgin.
– Tế bào ung thư da hắc tố (melabnoma)
– Do ung thư vú.
Nguyên nhân do mẹ bị nhiễm virus rubella:
Nổi hạch là một trong những dấu hiệu của bệnh Rubella nhưng không có nghĩa là khi bà bầu bị nổi hạch ở nách là do bệnh lý này gây ra. Thông thường bà bầu sẽ được tiêm phòng Rubella trước khi mang thai nên khả năng bị nhiễm bệnh là rất thấp.
Nếu chưa tiêm phòng, bà bầu có thể bị nhiễm bệnh Rubella khi mang thai với 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch kéo dài suốt nhiều ngày. Khi đó, hạch sẽ xuất hiện nhiều quanh vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ vào thấy đau và thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
Nếu mẹ bầu đã xác định mình đã được chủng ngừa thì có thể yên tâm hạch nổi không phải do Rubella. Trường hợp còn lại thì mẹ bầu nên thăm khám ngay để xác định chắc chắn nguyên nhân nổi hạch và có cách chữa trị kịp thời.
Nhiễm trùng cánh tay, bàn tay: nhiễm trùng vết thương phần ngực… khiến các hạch ngoại vi sưng, viêm và đau. Nhưng hạch nách sẽ sớm lặn và vô hại.
Tuyến vú phụ: vú phụ mọc lên trong thời kỳ có thai là hiện tượng bình thường, nhưng vì khá hiếm gặp, nên thường khiến các bà bầu hoang mang, sợ đó là khối u, hoặc nhầm là mụn bọc. Các vú “lạc chỗ” này thường nằm dọc từ nách đến háng và hay gặp nhất là ở nách. Có người chỉ có một bên vú phụ, nhưng cũng có người mọc ở cả hai bên nách. Khi có kinh hoặc đang có thai, vú này có thể hơi căng đau và đôi khi ứa sữa. Nhiều người khó chịu và đề nghị bác sĩ cắt bỏ. Tuy nhiên, đây không phải bệnh, không nguy hiểm và không cần điều trị gì.
Nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
Trước tiên, việc cơ thể xuất hiện hạch khi mang thai được cho là hiện tượng vô cùng phổ biến. Thông thường, hạch hay hiện diện ở những vị trí như cổ, nách, hàm, sau cánh tay… và đa phần đều là lành tính. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm bởi chúng sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đối với sức khỏe của mẹ và bé. Những chiếc hạch này chủ yếu xuất hiện khi mẹ bị bệnh hay máu lưu thông kém. Bạn có thể xác định hạch lành tính thông qua việc cảm nhận sự di động của chúng và chạm vào chúng. Nếu ấn vào không đau, hạch không phát triển kích thước, đây được cho là hiện tượng sinh lý bình thường.
Trong trường hợp bà bầu bị sốt cao nhiều ngày, mệt mỏi và vùng hạch đau nhức, chạm vào không di chuyển thì cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra bởi có thể mẹ bị nhiễm trùng máu, u mỡ hoặc nhiễm virus, thậm chí là dấu hiệu sớm của ung thư vú.
Cách điều trị khi nổi hạch ở nách:
Nổi hạch ở nách do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh không cần quá lo lắng cũng chớ chủ quan. Dù lý do là gì thì hạch ở nách cũng cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề và cần phải đi thăm khám.
Dùng thuốc
Dùng thuốc chống viêm là cách trị nổi hạch ở nách tại nhà nguyên nhân do sưng, viêm. Bên cạnh đó nếu người bệnh bị đau nhiều thì sẽ được kê thêm thuốc giảm đau.
Với nguyên nhân ung thư thì việc điều trị nổi hạch ở nách sẽ được bác sĩ chỉ định bao gồm xạ trị, hóa trị và Phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp nào dựa vào nguyên nhân và sự tiến triển của bệnh
Cơ thể khi bị hạch bạch huyết xâm nhiễm thì không còn thực hiện được bất kỳ chức năng nào hữu ích. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư sẽ càng lan rộng hơn. Vì thể và việc tiến hành điều trị hoặc cắt bỏ những hạch bạch huyết ở nách càng sớm càng tốt để tránh bị ảnh hưởng.
Trường hợp này thường được các bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật bởi khi mổ nách thí việc nạo hạch sẽ đem lại tiên lượng tốt hơn, cơ may sống sót của người bệnh nhiều hơn so với mổ lấy máu.
Trong khi đó phương pháp xạ trị cũng có thể được chỉ định điều trị hạch vùng nách nhưng nó lại ngăn cản sự đánh giá giai đoạn phát triển ung thư. Do vậy mà phương
Khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ở nách thì sẽ được chỉ định dùng các phương pháp điều trị chính là nạp sạch nách ở mức độ III và xạ trị tận gốc. Tuy nhiên trong một vài nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp não tận gốc để lại tỉ lệ tái phát thấp hơn. Đồng thời phương pháp này chỉ ra những thông tin về tiên lượng cần bổ sung và tránh được sự kích thích da và sẹo do xạ trị.
Cả hai phương pháp đều mang lại kết quả tốt và không có nhiều sự khác biệt. Việc dùng phương pháp xạ trị đem lại tỷ lệ kiểm soát 95% sau 10 năm. Do vậy mà trường hợp này nên sử dụng cách trị mụn hạch ở nách bằng xạ trị. Mục tiêu chính của cả hai phương pháp đó là kiểm soát được tình trạng bệnh với tỷ lệ biến chứng thấp nhất sau phẫu thuật.
Với các nguyên nhân do sưng, viêm thông thường thì phương pháp chữa trị bao gồm sử dụng thuốc chống viêm. Nếu bà bầu bị nổi hạch ở nách sưng viêm gây đau đớn thì bác sĩ sẽ kê cho mẹ liều thuốc giảm đau và tuyệt đối mẹ bầu không được tự tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
2034 views
Sự Thật Về Ung Thư Vú
Ung thư vú được chẩn đoán bằng cách nào?
Khám lâm sàng – đặc biệt trong trường hợp có cục u hoặc tiết dịch ở núm vú, hoặc phát hiện có thay đổi bất thường ở vú.
Chụp nhũ ảnh – một công cụ chẩn đoán hình ảnh đặc biệt bằng X-quang có thể phát hiện các khối bất thường trong vú như mảng lắng đọng canxi, u nang và u.
Siêu âm – để kiểm tra các bất thường được phát hiện trên nhũ ảnh. Siêu âm có thể giúp phân biệt giữa một khối đặc, có thể là ung thư, với một u nang chứa dịch, thường không phải là ung thư.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) – chụp MRI có thể kiểm tra kỹ hơn các vùng vú nghi ngờ có khả năng phát triển ung thư. Phương pháp này rất hữu ích đối với những phụ nữ trẻ do họ thường có mật độ mô vú cao hơn, điều này có thể làm giảm hiệu quả của các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn (ví dụ như chụp nhũ ảnh và siêu âm) trong việc phát hiện ung thư vú.
Sinh thiết là gì?
Sinh thiết là thủ thuật cần thiết để xác nhận tình trạng mắc ung thư vú. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô bất thường để kiểm tra kỹ dưới kính hiển vi.
Các kỹ thuật sinh thiết phổ biến:
Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)
Sinh thiết lõi kim hoặc tru-cut
Sinh thiết cắt bỏ
Ung thư vú được đánh giá bằng cách nào?
Giai đoạn / Mức độ lan rộng
Giai đoạn Mức độ lan rộng Tỷ lệ sống 5 năm trung bình (%)*
0 Ung thư không xâm lấn 99
I
Ung thư xâm lấn với u kích thước nhỏ
(nhỏ hơn 2cm và chưa lan sang hạch bạch huyết ở nách)
90
II
Ung thư xâm lấn
(từ 2 – 5cm hoặc/kèm theo xâm lấn hạch bạch huyết)
70
III
Ung thư xâm lấn với u kích thước lớn
(lớn hơn 5cm kèm theo xâm lấn da hoặc lan sang nhiều hạch bạch huyết)
40
IV Ung thư lan rộng hoặc di căn 20
*Mỗi bệnh nhân có thể có trải nghiệm khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của bệnh ung thư vú và điều này sẽ ảnh hưởng đến liệu pháp được sử dụng để nhắm đích ung thư.
Những đặc điểm sau đây của ung thư vú có thể ảnh hưởng đến khả năng tái phát và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Cấp độ u / Cấp độ mô học
Chỉ số này cho thấy mức độ tế bào u giống với tế bào bình thường khi kiểm tra dưới kính hiển vi, được đánh giá theo cấp độ từ 1 – 3. U cấp độ 3 bao gồm những tế bào ung thư bất thường và tăng trưởng rất nhanh. Cấp độ mô học càng cao thì khả năng tái phát ung thư vú càng lớn.
Hạch bạch huyết
Số lượng hạch bạch huyết bị xâm lấn (dương tính) ở nách nằm cùng bên với vú bị ảnh hưởng là một chỉ dấu quan trọng về khả năng hồi phục thành công. Số lượng hạch dương tính cao hơn thường dẫn đến kết quả kém khả quan hơn và cần phải áp dụng các phương pháp điều trị tấn công mạnh hơn.
Kích thước u
Nhìn chung, kích thước u càng lớn thì nguy cơ tái phát ung thư vú càng cao.
Thụ thể oestrogen/progesterone
HER2
HER2 là một loại protein hỗ trợ sự tăng trưởng của tế bào ung thư và được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào ung thư. U dương tính với HER2 là loại u có thừa protein HER2 trên các tế bào hình thành u. Những u này có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các loại u ung thư vú khác, và u dương tính với HER2 xuất hiện ở 20-25% trong tổng số các trường hợp ung thư vú.
Việc biết được u ung thư có dương tính với HER2 hay không có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị vì phụ nữ mang những u này có khả năng nhận được lợi ích từ các liệu pháp nhắm đích HER2. Những phương pháp này bao gồm các liệu pháp sử dụng thuốc như trastuzumab (Herceptin®), pertuzumab (Perjeta®) hoặc TDM-1 (Kadcyla®).
Uống Sữa Đậu Nành Và Nguy Cơ Ung Thư Vú Ở Nữ Giới
Đậu nành rất giàu estrogen thực vật. Đối với phụ nữ có lượng estrogen thấp, uống sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể. Nhưng chị em có lượng estrogen tương đối cao, nếu uống liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Đây cũng chính là lí do xuất hiện câu chuyện uống nhiều sữa đậu nành và nguy cơ ung thư vú.
Một chuyên gia người Trung Quốc cho biết, sữa đậu nành không nên dùng cho 4 nhóm người sau:
Người có dạ dày không tốt không nên uống nữa đậu nành vì dễ bị đau bụng tiêu chảy, khó tiêu, Người bị bệnh gout không nên uống vì trong đậu có một chất không thích hợp cho người mắc bệnh này. Người thiếu kẽm không nên uống. Trong đậu nành có chứa một số chất có hại như lectins, uống vào sẽ khiến cho nguyên tố vi lượng bị mất đi. Nhóm cuối cùng là người vừa phẫu thuật xong, ông giải thích, sau phẫu thuật, cơ thể vẫn còn rất yếu, chức năng dạ dày không tốt, uống sữa đậu nành dễ gây cảm giác khó chịu.
Bà Lý 45 tuổi, là bệnh nhân của vị bác sĩ trên, đã tự chế biến sữa đậu nành và uống liên tục trong gần 3 năm. Khi thấy trong người có nhiều biểu hiện lạ, bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe phát hiện bị ung thư vú. Kết quả đo estrogen của bà cao gấp mấy lần so với người bình thường.
Vị bác sĩ cho biết, con người hiện đại rất chú trọng ăn uống dưỡng sinh, mọi người đều biết ăn thực vật nguyên sinh là một trong những phương pháp thực dưỡng hiệu quả.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. BS Nguyễn Tiến Quang, Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K cho biết: ” Theo kiến thức tôi biết, kinh nghiệm hoạt động trong nghề thì không có một kết luận nào chứng minh được rằng, uống sữa đậu nành lại ung thư vú cả. Hiện, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú”.
Ông cho biết thêm, bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là từ 45 tuổi trở lên.thực tế chứng minh, nhóm người mắc ung thư vú thường là: những người không lấy chồng như ni cô, những người có thời gian gian kinh nguyệt kéo dài. Cụ thể là người dậy thì sớm nhưng mãn kinh muộn. Hơn nữa, phụ nữ béo hoặc những người có bà, mẹ bị ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
Có những yếu tố nguy cơ ung thư vú đến từ bên ngoài. Ví dụ, uống rượu là một trong số đó, không sinh con hoặc sinh con muộn cũng làm gia tăng khả năng, sử dụng thuốc tránh thai, và hút thuốc lá là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.
Cũng theo ông, sữa đậu nành là thức uống rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong đậu nành có các acid béo thiết yếu, protein, khoáng chất, chất xơ và vitamin.
Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý, mỗi lần uống không nên quá 500ml, khi uống quá nhiều dễ đẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy vì dinh dưỡng có trong sữa cơ thể không kịp hấp thu hết dẫn tới dạ dày tiết ra nhiều dịch. Người bị đau bao tử, ăn quá no, thận hoạt động yếu cũng không được uống nhiều sữa đậu nành.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/thuc-hu-chuyen-uong-nhieu-sua-dau-nanh-co-the-bi-ung-thu-vu-20161111080514719.htm
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Đỗ Thị Nhung
Từ khóa: Dấu hiệu bệnh ung thư vú, Ngăn chặn ung thư vú, Phòng chống ung thư vú
Cập nhật thông tin chi tiết về Nổi Nhiều Hạch Ở Nách Sau Sinh Liệu Có Bị Ung Thư Vú??? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!