Xu Hướng 6/2023 # Nguyên Nhân Và Điều Trị Khi Bị Ngứa Vùng Kín Trong Thai Kỳ # Top 9 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nguyên Nhân Và Điều Trị Khi Bị Ngứa Vùng Kín Trong Thai Kỳ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Điều Trị Khi Bị Ngứa Vùng Kín Trong Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân và điều trị khi bị ngứa vùng kín trong thai kỳ

Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách xử lý ngứa vùng kín trong thai kỳ như thế nào?

1. Nguyên nhân bị ngứa vùng kín trong thai kỳ:

Tử cung tăng trưởng:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa vùng kín trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cũng để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.

Do sự gia tăng hoocmon estrogen: dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh

Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.

Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan: có thể bị khô da và ngứa. Triệu chứng của bệnh có thể đi kèm theo dấu hiệu khác như cảm giác thèm ăn, buồn nôn,… Viêm nang lông trong thai kỳ: chứng bệnh này khởi phát vào khoảng vào quý 3 của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sản mủ ở nang lông và gây ngứa.

Các nguyên nhân khác gây ngứa – viêm phụ khoa khi mang thai : bạn bị đổ mồ hôi nhiều, bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn,….

2. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây khó chịu cho bản thân người mẹ khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Ngoài ra việc cảm giác không thoải mái cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng ngứa vùng kín kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi: trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do bị vi khuẩn tấn công nếu người mẹ sinh thường….

Mẹ bầu nên lưu ý với những biểu hiện của ngứa vùng kín

3. Phương pháp điều trị ngứa vùng kín khi mang thai:

Nếu phát hiện tình trạng ngứa vùng kín trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày đẻ khắc phục bệnh: 

– Quần áo thoải mái

Đã đến lúc từ bỏ những chiếc quần jeans nếu bạn cảm thấy vùng kín ngứa ngáy dù chỉ mới trải qua 3 tháng mang thai. Hiện nay, có rất nhiều loại đầm thời trang dành cho bà bầu. Bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc đầm phù hợp để có thể cảm thấy thoải mái hơn.

– Đồ lót thích hợp

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu được, bạn có thể không mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.

– Ăn sữa chua

Sữa chua tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể. Do đó, bạn hãy lựa chọn sữa chua không đường, ít chất béo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa chua Hy Lạp là một gợi ý khá hay bởi nó được đánh giá có khả năng cân bằng pH tốt hơn các sản phẩm sữa chua khác.

Sữa chua – thực phẩm giúp điều trị bị ngứa vùng kín trong thai kỳ

– Kem chống ngứa

Bạn có thể tìm mua các loại kem giúp hỗ trợ làm dịu cảm giác bị ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng không sử dụng các sản phẩm có thành phần hydrocortisone bởi hoạt chất này sẽ làm hại đến em bé nếu bạn dùng với lượng lớn.

– Baking soda

Bạn có thể tạo ra hỗn hợp baking soda hoặc cho bột baking soda vào bồn tắm. Sau đó, cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong vòng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm và ngứa vùng kín khi mang thai. Cuối cùng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn mềm. Biện pháp này đồng thời mang lại hiệu quả nếu bạn bị ngứa bụng trong thời gian bầu bí.

– Khăn giấy ướt

Nếu muốn nhanh chóng giải tỏa cơn ngứa đang khiến bạn phải khó chịu trong thời gian làm việc, hãy sử dụng khăn giấy ướt có chứa chiết xuất từ cây phỉ (witch hazel). Với thành phần làm dịu và diệt khuẩn một cách nhẹ nhàng, sản phẩm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

– Chườm lạnh

Hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước mát.

Từ ngày 01/08 - 31/08 , khi thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, các chị em sẽ được hưởng ngay ưu đãi Giảm 25% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/u nang buồng trứng và các bệnh lý phụ khoa khác

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ khám, điều trị bệnh phụ khoa hay bị ngứa vùng kín trong thai kỳ và sau khi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí. 

Thiếu Máu Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Thiếu máu thai kỳ là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai vì nhu cầu máu giai đoạn này tăng cao nhưng mẹ lại không đáp ứng đủ hàm lượng sắt cần thiết. Thiếu máu thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi nên cần phòng tránh ngay từ đầu.

Vì sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu thai kỳ?

Thiếu máu có thể gặp ở bất cứ ai do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Trong đó, bà bầu là đối tượng dễ mắc hơn cả. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể cần nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng cho cả mẹ và thai nhi nhưng chế độ ăn lại chưa đạt. Nhất là từ tam cá nguyệt thứ 2, khi thai nhi phát triển nhanh thì mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa gây thiếu máu thai kỳ là lúc này thể tích huyết tương tăng để chuyển oxy và dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi dẫn đến nồng độ hồng cầu giảm, đồng nghĩa với việc máu loãng hơn và dễ gây thiếu máu.

Ngoài ra, chế độ ăn không đủ sắt cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu, nhất là đối với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng. Cả những chị em từng bị sảy thai nhưng lại mang thai lại ngay cũng rất dễ bị thiếu máu do cơ thể chưa bổ sung đủ sắt và dưỡng chất để hồi phục.

Các loại thiếu máu thai kỳ

Có 3 loại thiếu máu chính mà bà bầu thường gặp gồm:

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu thai kỳ. Có khoảng 15 – 20% bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt.

Sắt có trong tế bào hồng cầu, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan của cơ thể. Khi không đủ sắt, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, xanh xao và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cũng giảm sút.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Nếu thiếu vitamin B12 cơ thể sẽ thiếu những tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Từ đó khiến cho các mô, các cơ quan không nhận đủ oxy để hoạt động và hỗ trợ thai nhi phát triển.

Thiếu máu do thiếu folate

Folate hay còn gọi là acid folic, là dưỡng chất cần thiết trong sự hình thành và phát triển hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ. Ngoài ra, acid folic còn cần thiết để tạo ra hồng cầu mới và DNA. Nếu thiếu acid folic có thể làm giảm đáng kể lượng hồng cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu thiếu máu thai kỳ

Khi bị thiếu máu, mẹ bầu có thể có những biểu hiện như:

Cơ thể xanh xao, nhợt nhạt, luôn trong tình trạng mệt mỏi, dễ hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi vận động mạnh.

Sức đề kháng suy giảm, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu và dễ cáu gắt hơn bình thường.

Niêm mạc mi mắt nhạt hơn so với bình thường.

Tác hại của tình trạng thiếu máu thai kỳ

Thiếu máu thai kỳ nếu ở thể nhẹ thì không quá đáng lo vì có thể cải thiện dễ dàng bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 và acid folic hoặc uống thực phẩm bổ sung sắt.

Với những trường hợp thiếu máu thai kỳ nặng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai, bong nhau non, vỡ ối sớm, tiền sản giật, băng huyết sau sinh… rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Với những mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thì thai nhi sẽ chậm phát triển hơn, dễ bị suy thai, thai nhẹ cân và cũng dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn những đứa trẻ khác.

Điều trị thiếu máu thai kỳ

Thiếu máu là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Mẹ bầu nên xét nghiệm máu ở tuần thứ 12 của thai kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể có bị thiếu máu hay không để đưa ra phương pháp cải thiện sớm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ngay từ khi có ý định mang thai hoặc ngay sau khi biết mình mang thai bằng cách:

Bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai 3 tháng.

Bổ sung vitamin B12

Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, trứng, sữa, trái cây…

Bổ sung vitamin C để tăng hiệu quả hấp thụ sắt.

Mẹ bầu nên sử dụng vitamin tổng hợp cho bà bầu và uống thêm thực phẩm bổ sung sắt dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Mẹ nên chọn loại sắt hữu cơ để dễ hấp thụ và hạn chế tình trạng táo bón.

Bị Hôi Vùng Kín Khi Mang Thai? Mẹo Nhỏ Khử Mùi Vùng Kín Cho Các Mẹ Bầu!

Bị hôi vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng từ 3 đến 6 tháng, mẹ bầu thường nhận thấy vùng kín bị “rau mùi” dù luôn vệ sinh sạch sẽ, gây tâm lý lo lắng, thiếu tự tin. Theo các chuyên gia, đây là tình trạng thường xảy ra ở các mẹ bầu, vì lượng hormone estrogen và Progesterone đột ngột tăng lên khiến vùng âm đạo mở rộng, khí hư tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra, vì lượng máu trong tử cung tăng lên khiến khí hư ra chung với máu và chuyển sang màu nâu nhạt. Lúc này, vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển, gây nên mùi khó chịu ở vùng kín.

Mặc dù đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ nhưng nó cũng là môi trường khiến các mầm bệnh ở vùng kín phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy, các chị em không nên chủ quan khi vùng kín bị hôi trong giai đoạn thai kỳ.

Tại sao phụ nữ bị hôi vùng kín khi mang thai?

Ngoài thay đổi nội tiết tố, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hôi vùng kín khi mang thai. Cụ thể là:

Tình trạng âm đạo bị nhiễm trùng khi mang bầu thường khiến dịch âm đạo có mùi bất thường, ngoài ra, mẹ bầu cũng cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín. Nguyên nhân gây viêm nhiễm có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến âm đạo có mùi hôi. Chẳng hạn, nếu mẹ bầu ăn nhiều tỏi, thức ăn cay nóng, uống cà phê thì dịch âm đạo cũng sẽ có mùi.

Theo nghiên cứu khoa học, độ pH bình thường trong môi trường âm đạo luôn dao động ở mức 3,8 đến 4,5. Khi độ pH ổn định, hệ vi sinh vật tự nhiên (bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn) trong âm đạo sẽ “sống” hài hòa với nhau. Tuy nhiên, khi mang thai, lượng máu chảy nhiều hơn qua âm đạo khiến độ pH bị thay đổi, từ đó làm mất cân bằng môi trường bên trong, khiến âm đạo tiết dịch có mùi hôi.

Khử mùi hôi vùng kín khi mang bầu như thế nào?

Khi vùng kín bị hôi, các mẹ bầu có thể điều trị và phòng ngừa bằng những cách sau:

Giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

Khi bắt đầu mang thai, các mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín 2-3 lần mỗi ngày bằng nước ấm. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không thụt rửa sâu vào âm đạo vì sẽ khiến tổn thương môi trường bên trong. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín từ thảo dược tự nhiên và không chứa mùi hương tổng hợp.

Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong thai kỳ là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để vùng kín khỏe mạnh và bớt mùi hôi, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và tránh các thực phẩm chua, cay nóng hoặc có mùi như cần tây, tỏi, …

Sử dụng thảo dược khử mùi

Các bài thuốc trị viêm nhiễm và ngăn ngừa mùi hôi vùng kín trong dân gian từ xưa vẫn được khá nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn hiện nay bởi an toàn và hiệu quả. Các mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh vùng kín bằng một số nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, ngải cứu, muối, lá trầu không,…

Khám chữa theo chỉ định của bác sĩ

Khi vùng kín có mùi hôi trong thời gian dài và không thể trị khỏi bằng những cách trên thì mẹ bầu nên đi khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.

Đau Đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau đầu buồn nôn khi mang thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu than phiền. Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn không chỉ là tình trạng đơn thuần phát sinh khi mang thai mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong thời gian thai kỳ. Vậy nguyên nhân của triệu chứng đau đầu buồn nôn là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng này?

Đau đầu buồn nôn khi mang thai

Đau đầu buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng thai nghén hay còn được dân gian gọi là ốm nghén khi mang thai. Nếu đây chỉ là những hội chứng trong quá trình thai nghén thì sẽ không diễn ra lâu, thường chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu.

Triệu chứng

Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Mẹ có thể xuất hiện một số biểu hiện thường gặp sau:

Đau âm ỉ, đau nhói và cảm giác đập theo nhịp mạch.

Đau 1 bên hoặc cả 2 bên từ nhẹ đến dữ dội.

Đau đầu đằng sau gáy và hốc mắt.

Buồn nôn, nôn.

Mắt có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có con ruồi bay ngang tầm mắt.

Nguyên nhân

Đau đầu buồn nôn trong quá trình mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, những cơn đau đầu buồn nôn thường do những tác nhân khác nhau.

Trong ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nghén của các bà bầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn là do căng thẳng gây ra. Ngoài ra, tình trạng này do cơ thể các mẹ cần thay đổi để phù hợp với quá trình mang thai như thay đổi nội tiết tố, thay đổi cân nặng và lưu lượng máu cao hơn.

Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ: Trong giai đoạn này, đau đầu buồn nôn thường do các nguyên nhân như tăng cân nhiều, ngủ ít, thay đổi tư thế đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, đau mỏi do căng cơ, đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như buồn nôn, ói mửa, mất nước, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc thay đổi tầm nhìn đột ngột.

Đau đầu buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số trường hợp, đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả thai phụ lẫn em bé. Một trong những tình trạng nguy hiểm gây ra triệu chứng buồn nôn, đau đầu khi mang thai có thể kể đến như huyết áp cao.

Huyết áp cao cũng là một trong những tình trạng phụ nữ mang thai thường gặp phải, gây ra triệu chứng đau đầu kèm với buồn nôn. Huyết áp cao thường xuất hiện phổ biến sau tuần 20 của thai kỳ, thường được gọi là tiền sản giật. Mẹ bầu khi mang thai mà huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị:

Đột quỵ

Sản giật

Nhau bong non

Lưu lượng oxy đến em bé thấp

Tăng tần suất sinh non trước 37 tuần

Cân nặng của em bé bị thấp

Cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn

Để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang bầu, các mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ thường dễ mệt mỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, có thể gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Chính vì vậy, bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, không làm việc quá sức và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu trong ngày mẹ cảm thấy mệt, hãy ngủ trưa hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi.

Uống đủ nước trong ngày

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Thậm chí cảm giác khát nước còn khiến các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng và đến sớm hơn. Do đó, uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả. Mẹ bầu cần uống đủ 8 ly nước, tương đương với khoảng 2l mỗi ngày để giảm đau đầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là cách giúp các mẹ thư giãn, xả stress, từ đó giảm các cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tắm nước ấm, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm bởi điều này sẽ khiến các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, mạch máu giãn cùng với lưu lượng máu tăng sẽ khiến huyết áp của các mẹ thấp hơn bình thường, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chóng mặt và buồn nôn.

Điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai

Khi các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hoặc kèm theo triệu chứng thay đổi thị lực, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Một số trường hợp lên cơn co giật hoặc ngất xỉu cần đưa đến cấp cứu tại cơ sở sản phụ khoa gần nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ là Acetaminophen. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu sử dụng quá mức có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn và tuân theo chỉ định khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị theo Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn thường được khá nhiều bà bầu lựa chọn và tin dùng bởi an toàn, lành tính và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của các mẹ, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Mẹo đơn giản tại nhà

Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên được sử dụng trong việc chữa đau đầu hoặc các bệnh lý về thần kinh. Mẹ bầu nếu xuất hiện các cơn đau đầu buồn nôn có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, tình trạng đau đầu sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Massage: Massage cũng là một mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, giúp cơ thể thả lỏng, thoải mái. Ngoài ra, massage các vùng đầu, vai gáy và gan bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đau đầu và mệt mỏi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tìm đến những spa dành riêng cho phụ nữ đang mang thai để được thực hiện các bài massage phù hợp.

Phòng ngừa đau đầu buồn nôn khi mang thai

Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai:

Tránh thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi ngày.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Không để cơ thể rơi vào tình trạng đói vì điều này sẽ làm giảm đường huyết và dẫn tới nhức đầu.

Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ tươi chứa nhiều vitamin, uống đủ nước.

Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.

Học cách kiểm soát căng thẳng, sắp xếp mọi việc hợp lý và duy trì tinh thần thoải mái.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có những chỉ dẫn và phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Điều Trị Khi Bị Ngứa Vùng Kín Trong Thai Kỳ trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!