Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Nguyên nhân khiến mẹ bầu giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời gian thai kỳ bắt đầu hình thành. Nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén. Họ cực kỳ nhạy cảm với mùi thức ăn, các mùi lạ, thay đổi thói quen và thường xuyên nôn, ói, “ăn vào nôn ra”. Sau khoảng thời gian 3 tháng, người mẹ sẽ thấy tình trạng này được cải thiện hơn nhiều. Bởi vậy, thông thường, mẹ bầu không tăng cân vào giai đoạn này. Thậm chí rất nhiều người do không ăn uống được gì, người mệt mỏi còn bị sút cân.

Đây là quá trình phân chia các tế bào để hình thành các cơ quan trên cơ thể. Chính vì thế, lúc này, thai nhi chưa phát triển nhiều về cân nặng. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 0.9 đến 2.3kg.

II. Mẹ bầu sút cân trong 3 tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu luôn quan tâm đặc biệt đến cân nặng của mình. Chính vì thế, khi cân nặng của mình bị sút cân, nhiều mẹ bầu có tâm lý hoảng loạn, lo lắng đến sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Thai nhi 3 tháng đầu được nuôi dưỡng trong noãn hoàng của mẹ. Chính vì thế, khi mẹ bị sút cân cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến cả mẹ  và bé.

Nếu đi khám đầy đủ, thai nhi phát triển đều và ổn định là được. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên đi kiểm tra, khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cơ thể bị tụt cân trầm trọng, kiệt quệ. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều!

III. Nguyên tắc dinh dưỡng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu

Những nguyên tắc dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mẹ bầu không bị giảm cân khi mang thai. Bạn cần phải tuân thủ đúng đúng các nguyên tắc đó để thai nhi phát triển một cách tốt nhất và sức khỏe của mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì.

1. Điều chỉnh và định hướng lại chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khác hẳn so với chế độ của người bình thường. Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu nạp nhiều chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất, sắt và đặc biệt là canxi. Bởi vậy, bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mình để phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho người mang thai.

Trong 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều nếu bạn đang sở hữu một cân nặng lý tưởng của mẹ bầu. Trong trường hợp bạn đang bị hụt cân, bạn cần phải đặt mục tiêu để phấn đấu tăng cân, để thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thấy số cân của mình tăng lên vòn vọt thì hoảng loạn, lo lắng mình không còn giữ được vóc dáng như hồi còn là xuân thì. Thế nhưng, tăng cân khi mang thai là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đứa trẻ sinh ra mới khỏe mạnh, đủ cân.

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn kiêng, hàm lượng canxi, sắt, vitamin và các chất thiết yếu cần thiết khác không được bổ sung một cách đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai. Nếu phải ăn uống quá “kham khổ”, mẹ bầu bị sút cân hay không tăng cân, bạn đều phải xem xét lại và đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện các vấn đề.

3. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa

Phụ nữ mang thai không nhất thiết chỉ ăn 3 bữa chính. Bạn có thể chia nhỏ thành  5 – 6 bữa một ngày. Điều này chất dinh dưỡng được tiêu hóa và cơ thể mẹ hấp thu tốt nhất. Mặt khác, sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho dạ dày bị chèn ép. Từ đó, việc ăn uống cũng cần phải được chú trọng và khoa học hơn nhiều.

IV. Tổng kết

Giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này còn tiếp diễn ở những tháng sau đó, mẹ bầu cần phải xem xét lại và khắc phục ngay. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng để cả mẹ và con đều khỏe.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG TƯ VẤN CHO BẠN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ TRÁNH GIẢM CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU KHI MANG THAI

Sút Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Sút cân khi mang thai 3 tháng đầu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bà bầu bị nghén nặng, liên tục nôn ói, không thể tiêu hóa cũng như ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, bạn nên biết những tháng đầu của thai kỳ cơ thể của bạn phải được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nếu giảm cân quá nhiều thai sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển, rất dễ dẫn thai lưu, dọa sảy, thai chậm phát triển..

Nguyên nhân bà bầu bị sụt cân khi mang thai tháng cuối

Trong 3 tháng đầu là phôi thai được hình thành, chủ yếu là sự phân chia các tế bào, để hình thành cơ quan, và ít phát triển về cân nặng. Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít, thậm chí không tăng hay sụt cân.

Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ khi mang thai. Trung bình, người mẹ tăng từ 9 đến 12 kg trong suốt thai kỳ. Trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng của mẹ tăng trong vòng 2 kg. Tuy nhiên có trường hợp không tăng hoặc sụt cân chút ít do nôn và chán ăn.

Điều này không có gì đáng lo, chỉ cần thai phụ chú trọng hơn chế độ dinh dưỡng khi mang thai và giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít, thậm chí không tăng hay sụt cân.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai phụ ốm nghén nhiều nhất do nồng độ hoocmon ostrogen tăng cao nên thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều. Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới khi hiện tượng nghén giảm dần và hết việc tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nặng và sức khỏe trong thời gian bị nghén.

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân.

Bà bầu bị giảm cân trong 3 tháng cuối

Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì bánh rau chưa hoạt động một cách hoàn thiện và hiệu quả. Chính vì thế mà việc thai phụ bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Khi thai phụ đi thăm khám thai đều đặn mà thai nhi vẫn phát triển đều đặn thì không cần lo lắng gì cả.

gay cả khi trong những tháng tiếp theo thai nhi trong bụng mẹ khi cần gì thì nó sẽ rút dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bánh rau. Chỉ khi nào thai phụ kiệt quệ không còn gì nữa lúc đấy em bé mới bị ảnh hưởng.

Để giảm bớt nguy cơ cho mẹ và bé, người phụ nữ nên chuẩn bị một cân nặng hợp lý trước khi quyết định mang thai (chỉ số cân nặng theo đơn vị kg chia cho bình phương chiều cao theo đơn vị mét phải từ 18.5 đến 24.99). Cân nặng hợp lý để dự phòng cho trường hợp ốm nghén người mẹ không ăn được nhưng vẫn còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai.

Trường hợp phụ nữ đã mang thai khi cơ thể quá gầy ngoài việc cần phải tuân thủ theo tháp dinh dưỡng, ngay trong những tháng mang thai đầu tiên phụ nữ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày.

Nếu người mẹ nôn ói nhiều lần và không ăn uống được, bác sĩ sẽ cân nhắc để hỗ trợ bằng đường dịch truyền. Tuy nhiên, việc truyền đạm phải cân nhắc vì khi truyền vào cơ thể phụ nữ mang thai dễ có nguy cơ gây phản ứng sốc.

Một số thai phụ gầy không uống được sữa vì mùi tanh, hoặc bị nghén thì nên thử các loại sữa khác như: sữa đậu nành, sữa tươi, sữa chua, phô mai…. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống từng ít một đều đặn trong ngày, sau đó từ từ tăng lượng sữa.

Nếu như đã thử mọi cách vẫn không thể uống được sữa, bà bầu có thể thay thế bằng món ăn chứa nhiều chất đạm, béo, canxi, sắt, Omega3, Omega6, DHA, Axit Folic, các vitamin (A, D, E, K)… Việc ăn uống đa dạng, cân bằng sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, thai phụ gầy phải dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn dưỡng thai. Gia đình nên tìm cách giảm bớt việc làm cho bà bầu gầy. Ngoài ra, bà bầu gầy cần có chế độ thăm khám định kỳ gắt gao hơn bà bầu thường, khoảng 2 tuần/lần.

Phải làm gì khi bà bầu bị sụt cân

Thai phụ cần ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn, không cữ một loại thức ăn nào. Một ngày ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaout hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung canxi cho bé.

Nếu nôn, ói thì chia nhỏ bữa ăn: ngày ăn 6- 7 cữ, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích (không có màu hoá học).Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn lượng thức ăn của 3 tháng đầu. Tức là nếu 3 tháng đầu ăn 1 bữa 2 chén, thì 6 tháng cuối ăn 1 bữa 3 chén.

Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16- 20 kg.

Thai phụ cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau: Tăng cân quá ít (dưới 1 kg/ tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/ tháng đối với người béo phì) hoặc sụt cân (trên 0.5 kg/ tháng); tăng cân quá nhiều (trên 3 kg/ tháng) hoặc bị mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay bà mẹ ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ , suy dinh dưỡng.

Phụ nữ mang thai có thể giảm cân hoặc không tăng cân trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đều không có gì đáng ngại. Rất nhiều người trong thời kỳ mang thai thường bị nghén, gây chứng buồn nôn, khó ăn, thậm chí không ăn được, nguyên nhân dường như xuất phát từ sự thay đổi hormon trong những ngày đầu thai kỳ. Chính việc bị nghén đã khiến nhiều bà bầu bị giảm cân trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, sau khi hết ốm nghén, thai phụ có thể ăn uống và tăng cân như bình thường.

Sụt cân bao nhiêu là bất thường?

Số cân của một người bình thường luôn ổn định trong những thời gian dài cho nên nếu thấy sút 5% trọng lượng cơ thể trở lên là điều bất thường. Nếu sút cân nhanh chỉ trong vài ngày là do cơ thể bị mất nước, còn sút cân từ từ là do tiêu các mô của cơ thể – điều này có thể là bạn đã mắc một trong các bệnh sau:

Bệnh tuyến giáp trạng: Bệnh này thường xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi trung niên và thanh niên, có những triệu chứng như ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy đi, hay bị cảm giác nóng bừng bừng, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, dễ cáu gắt… Nhìn bề ngoài có thể thấy tuyến giáp sưng to, hai mắt lồi ra. Người già mắc bệnh này không nhiều, triệu chứng cũng không nổi bật, thường là ăn không nhiều hơn, cũng không cảm thấy bứt rứt khó chịu và ít khi bị sưng tuyến giáp trạng hoặc lồi mắt, biểu hiện chủ yếu là sút cân, ăn uống không ngon miệng, hay rơi vào trầm cảm.

Bệnh lý nhiễm trùng như: Bệnh lao, bệnh nấm, nhiễm ký sinh trùng, và vi rút suy giảm miễn dịch của con người (nhiễm HIV) có thể gây ra tình trạng giảm cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, đau khớp và giảm sự thèm ăn.

Đái tháo đường: Là căn bệnh thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trung niên và người già, có những triệu chứng chủ yếu như Uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và sút cân nhanh. Ở người già mắc bệnh đái tháo đường, triệu chứng nổi bật là sút cân nhanh chóng. Đặc điểm của bệnh đái tháo đường là người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn sút cân.

Thai nhi bị giảm cân là do đâu

Ăn quá nhiều

Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém, sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Theo bác sĩ Hòa, nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.

Nhau thai kém phát triển

Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.

Thiếu sắt

Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…

Vậy nên trong thai kỳ, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với cơ thể cũng như môi trường sống của mình để tránh trường hợp sút cân khi mang thai nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm cho thai nhi.

Đau Xương Chậu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?

Nguyên nhân bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu?

Để thích nghi với sự phát triển từng ngày của thai nhi thì đồng thời tử cung của mẹ sẽ lớn dần theo. Do đó sẽ gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, dây chằng ở vùng xương chậu cũng phải căng giãn ra khi đang mang thai nên ngày ngày thai phụ sẽ càng thấy đau nhức xương chậu hơn.

Vào thai kỳ thứ nhất, sự thay đổi nội tiết tố estrogen tác động trực tiếp vào những mô sụn sợi và những mô liên kết khi mang thai cũng là nguyên nhân rõ nhất gây ra tình trạng đau nhức. Đồng thời sự thiếu hụt vitamin D và canxi từ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt với những mẹ bị bệnh lý về xương cũng xuất hiện triệu chứng này.

Biểu hiện đau nhức xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu?

Biểu hiện rõ nhất là triệu chứng đau lưng, đau hông và đau ở vùng chậu, cùng với đó xuất hiện nhức nhối xung quanh vùng mông. Phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người mà cơn đau cũng khác nhau, thời gian xuất hiện triệu chứng cũng khác nhau. Nhiều bà bầu đôi khi còn gặp một hay hai biểu hiện, nhưng có mẹ thì sẽ trải nghiệm toàn bộ những biểu hiện này.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu thường có biểu hiện chung là: Đau lan từ bên xương chậu xuống đùi, bẹn, tử cung, đau nhức âm ỉ… Cơn đau nhức cũng phát tác hơn mỗi khi các mẹ vận động, leo cầu thang hoặc khi xoay người lúc ngủ. Cơn đau nhức cũng dần dần tăng lên vào mỗi đêm, điều này khiến cho nhiều mẹ vô cùng mệt mỏi, nhất là khi tiểu vào ban đêm.

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai kéo dài bao lâu?

Thông thường, tình trạng bị đau nhức xương chậu mỗi khi mang thai thường tập trung chủ yếu ở vùng hông, vùng lưng, xung quanh mông và ở vùng xương chậu. Một vài trường hợp, thai phụ sẽ chỉ đau nhức ở bên xương chậu như đau ở xung quanh vùng xương chậu bên trái, đau xương chậu ở đằng sau… hoặc bị đau nhức xương chậu sau mỗi lần sinh xong.

Biểu hiện của cơn đau nhức vùng xương chậu khi mang thai là cơn đau lưng, hông và vùng chậu, đồng thời còn là sự nhức nhối xung quanh ở vùng mông. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà cơn đau cũng khác nhau, thời gian kéo dài cơn đau cũng khác nhau

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không

Ở một mức độ nhất định nào đó, cơn đau vùng xương chậu không gây nguy hiểm cho bà bầu mà chỉ làm cho các chị em cảm giác khó chịu nhức nhối và mệt mỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý, không chỉ dừng lại ở mức cơn đau nhức âm ỉ mà chuyển dần sang cơn co thắt mạnh đồng thời kèm theo bị chảy máu vùng âm đạo thì các mẹ bầu cần phải gặp bác sĩ vì đây rất có thể là dấu hiệu nguy cơ sảy thai sớm.

Cách khắc phục đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu

Khi xuất hiện cơn đau nhức ở vùng xương chậu thì các mẹ cần phải nằm nghỉ ngơi ở trên giường, nằm nghiêng sang hẳn một bên hoặc nằm ngửa rồi nâng cao đầu lên và chân giống như tư thế đang ngồi.

Các mẹ bầu cũng thường xuyên đi lại nhẹ nhàng, bơi hoặc tập thể dục mỗi khi đang trong thời kỳ mang thai để vận động cơ thể một cách từ từ, giúp kéo căng cơ lưng hoặc cơ bụng.

Nếu như đã thử phương pháp nằm nghỉ rồi mà vẫn chưa hết đau, thì các mẹ có thể chườm nóng lạnh lên trên vùng bị đau. Cách này vô cùng tốt, vừa an toàn lại còn dễ thực hiện với hầu hết tư thế nào.

Thường xuyên massage nhẹ nhàng hoặc châm cứu lên vùng đau sẽ giúp cho bà bầu được thoải mái nhanh chóng.

Trong thời gian mang thai này, mẹ cần phải tránh xa những đôi giày cao gót, thay vào đó nên sử dụng những đôi giày đế bằng và thấp.

Các mẹ cũng cần phải nhớ không được khiêng, mang vác vật nặng. Cần phải chú ý mỗi khi bước lên cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới từ từ bước tiếp. Không được thay đổi tư thế đột ngột.

Không những thế, các mẹ nên sử dụng đai hỗ trợ cho thai phụ. Đây là một trong những đai dây nhằm nâng đỡ xương chậu cho các mẹ, nhờ vậy giảm được hoàn toàn trọng lượng mà vùng xương chậu đang phải gồng gánh mỗi ngày, nhờ đó áp lực cũng giảm đi một cách đáng kể đấy.

Bị Ho Có Đờm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Phải Làm Sao?

Bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu mẹ phải làm sao? Khi mang bầu, chị em có thể xuất hiện triệu chứng ho. Phụ nữ bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu được khuyên không nên sử dụng thuốc vì điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên hệ miễn dịch của phụ nữ thường giảm cùng với sự biến đổi về sinh lý cũng như các nội tiết tố trong cơ thể rất dễ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài hơn. Vì thế, bà bầu thường bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp gây hiện tượng ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng,… Các triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của chị em khi mang thai.

Mẹo trị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu

Tránh căng thẳng

Chức năng hệ thống miễn dịch của bà bầu phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và thể chất. Do đó, khi mẹ bầu thường xuyên căng thẳng có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị chứng ho có đờm cũng như ảnh hưởng tới tâm lý của thai nhi, khiến trẻ bị đồng tính hoặc sảy thai.

Bởi vậy, để điều trị chứng ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả chị em nên hạn chế lo lắng về những điều nhỏ nhặt và duy trì một thái độ sống tích cực bằng cách ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt; tập luyện thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc.

Hạn chế ngậm thuốc trị viêm họng nếu bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu

Bạn quan niệm thuốc ngậm không có tác dụng gì nguy hiểm nên sử dụng chúng để vượt qua chứng rát, ngứa họng. Vậy nhưng, về lý thuyết, đó vẫn là một loại thuốc và có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến thai nhi. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng các loại thuốc ngậm trong trường hợp bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu.

Sử dụng cách trị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu tự nhiên tại nhà

Thuốc tân dược luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm nên chị em có thể áp dụng những phương thuốc an toàn như sau:

Ngậm hoặc súc nước muối: Pha một thìa cà phê muối pha trong 250ml nước lọc ấm và ngậm khoảng 3 – 5 lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước lúc đi ngủ.

Ngậm chanh với muối:Các mẹ bầu lấy một quả chanh tươi, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó trộn với muối hạt và ngậm ít nhất ngày 5 lần. Ngoài ra, chị em có thể dùng chanh vắt lấy nước, hòa cùng chút muối rồi uống sẽ có tác dụng làm sạch vi khuẩn ẩn láu trong khoang miệng gây ho có đờm.

Lá diếp cá nấu nước vo gạo:Một liệu pháp trị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu nữa mà chị em có thể áp dụng an toàn là rửa sạch lá diếp cá, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, chắt lấy một bát ô tô nước vo gạo và cho lá diếp cá vào cùng một nồi đun sôi trong 15 phút. Bà bầu bị ho có đờm nên uống khi nước còn ấm sẽ có giá trị chữa bệnh hiệu quả.

Mật ong hấp quất: Lấy khoảng 4-5 quả quất sau đó rửa sạch vỏ, để cho ráo nước, bổ đôi bỏ hạt và thái mỏng cho vào bát. Tiếp tục đổ mật ong cho ngập quất cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10-12 phút cho tới khi quất nhuyễn, tạo thành dịch sánh như siro. Lưu ý, khi uống không nuốt ngay mà nên ngậm trong miệng khoảng 5 giây rồi từ từ để trôi qua họng sẽ giúp giảm viêm, ngứa họng và cho bà bầu an toàn và hiệu quả.

Mật ong hấp lá hẹ: Bạn có thể sử dụng bằng cách lấy từ 3-5 nhánh hẹ, rửa sạch và để ráo nước rồi thái nhỏ cho vào bát. Đổ ngập mật ong vào lá hẹ, trộn đều và đem hấp cách thủy giống như dùng mật ong hấp với quất.

Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng mẹo trị ho đờm bằng cách dùng tỏi hấp mật ong, pha bột nghệ với nước nóng cũng đạt hiệu quả cao.

Lưu ý cho mẹ bầu nếu bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu:

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu ho không đi kèm sốt, đờm nhớt vàng đặc, không khó thở, tức ngực… rất có thể chỉ là ho mọc tóc nên không cần dùng thuốc.

Việc tránh dùng thuốc trong thai kỳ là điều nên tuân theo. Tuy nhiên, nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị ho là đã có sự cân nhắc hết sức cẩn trọng nên bạn cần tuân thủ để điều trị dứt điểm cơn ho, tránh những hệ lụy không tốt cho chính bạn và thai nhi.

Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá; chó, mèo; nơi đông người và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bước muối.

Tránh nhiễm nước, dầm mưa.

Tăng cường chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!