Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Gây Ra Đau Hàm Và Đau Vùng Mặt? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nghiến Răng
Mặc dù bạn có thể cho rằng triệu chứng của tình trạng nghiến răng sẽ vô cùng rõ ràng, nhưng thực tế là nhiều người mắc chứng nghiến răng trong khi ngủ và thậm chí không biết họ đang gặp phải tình trạng đó. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, và do một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra, bao gồm căng thẳng, răng bị lệch, khớp cắn bất thường hoặc thiếu răng. Ngoài việc gây đau đầu và đau hàm, nghiến răng còn có thể dẫn đến gãy răng, răng ê buốt và răng lung lay. Nếu bạn nghiến răng, nha sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một dụng cụ bảo hộ miệng và thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Chứng Rối Loạn TMJ
Các Nguyên Nhân Tiềm Ẩn Khác
Học viện Nha khoa Hoa Kỳ cho biết, ngoài rối loạn TMJ hoặc nghiến răng, cơn đau quanh hàm hoặc mặt của bạn cũng có thể do một trong những nguyên nhân sau gây ra:
viêm khớp
vấn đề về xoang
tổn thương hàm
viêm nhiễm
bệnh nha chu
đau răng
Để xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề này, hãy lên lịch hẹn với chuyên gia nha khoa để có thể khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng một cách kỹ lưỡng.
Nguyên Nhân Khiến Bạn Há Miệng Đau Quai Hàm.
Khớp Thái Dương Hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp thái dương hàm. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho bị trật đĩa khớp, hoặc mòn xương lồi cầu ảnh hưởng đến đĩa sụ khiến cho bạn luôn bị đau khi há miệng, hoặc nghe tiếng kêu cộp cộp.
Vị trí khớp Thái Dương Hàm
Khớp thái dương hàm khi vận động
Nguyên nhân gây viêm Khớp Thái Dương Hàm, gây đau khi há miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như:
– Nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp Thái Dương Hàm.
Khớp Thái Dương Hàm bị viêm do tổn thương xương lồi cầu và KTDH bình thường
– Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.
– Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc do thói quen xấu ăn nhai như nhai 1 bên, hay ăn đồ dai. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai một bên làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp Thái Dương Hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.
Trường hợp trật Khớp Thái Dương Hàm
– Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.
– Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Thống kê cho thấy, viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ – nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.
Video tìm hiều về chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Kết Luận:
Việc điều trị bệnh đau quai hàm do viêm khớp Thái Dương Hàm gây ra không phải đơn giản một sớm một chiều hay uống vài viên thuốc là có thể khỏi. Bệnh cần được chuẩn đoán thông qua phim X-ray CT Conbeam từ đó bác sĩ mới có được kế hoạch điều trị hiệu quả phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.
➤ Xem điều trị Khớp Thái Dương Hàm khoa học và hiệu quả nhất hiện nay
Nha khoa OCARE là phòng khám chuyên sâu duy nhất tại chúng tôi điều trị bệnh về khớp Thái Dương Hàm hiệu quả. Với các phương pháp điều trị khoa học do TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi và các cộng sự thực hiện, hầu hết các vấn đề khớp của bệnh nhân điều được cải thiện rõ rệt sau 1 thời gian ngắn điều trị.
Đội ngũ chuyên gia Răng Hàm Mặt tại nha khoa OCARE
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi, chuyên gia điều trị bệnh lý khớp Thái Dương Hàm được quốc tế chứng nhận:
Chứng chỉ chỉnh nha chuyên sâu, Sato concept, Trung tâm IDEA, California (2023)
Phân ngành chuyên sâu khớp thái dương hàm
Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu khớp thái dương hàm, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khớp thái dương hàm Piper (2007), Florida (Mỹ)
Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu khớp thái dương hàm nâng cao, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khớp thái dương hàm Piper (2007), Florida (Mỹ)
Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu khớp thái dương hàm cấp độ chuyên gia, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khớp thái dương hàm Piper (2008), Florida (Mỹ)
Chứng chỉ đào tạo nội soi khớp thái dương hàm (2012), Đại học Gronigen, Hà Lan.
Chứng chỉ đào tạo nội soi và vi phẫu thuật khớp thái dương hàm nâng cao (2013), Đạihọc Florida, Mỹ
Chứng nhận tham gia hội nghị khớp thái dương hàm quốc tế tại Hà Lan (2012), Mỹ (2014)
Chứng chỉ cắn khớp chuyên sâu, Trung tâm IDEA, California (2023)
➤ Xem thêm về chúng tôi Quảng Phi
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?
Khớp quai hàm thực hiện các hoạt động như ăn, uống, nói chuyện… Đau xương quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm.
Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng càng về sau này cơn đau sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bạn.
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng đau xương hàm, bất kể là người già hay trẻ nhỏ, nam giới hoặc nữ giới. Nhưng nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ mắc cao hơn hẳn.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau quai hàmĐau xương quai hàm là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau đây:
2.1. Rối loạn khớp thái dương hàmCó tới 50% người đau quai hàm là do nguyên nhân này gây ra. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn hẳn các nhóm đối tượng khác.
2.2. Nghiến răng hoặc mở miệng quá rộngNghiến răng nhiều lần hoặc ngủ há miệng quá rộng khi ngủ cũng có thể dẫn đến tổn thương khớp quai hàm và gây ra tình trạng đau nhức.
2.3. Viêm tủy xương quai hàm 2.4. Thoái hóa khớp xương hàmThoái hóa khớp xương hàm có thể khiến bề mặt xương mỏng đi. Khi hoạt động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau và gây ra đau nhức.
2.5. Viêm màng hoạt dịchLớp lót của khớp quai hàm hoặc dây chằng nối bị viêm cũng gây đau ở quai hàm.
2.6. Bệnh về răng miệngCác bệnh như: sâu răng, viêm chân răng, sưng nướu, răng mọc lệch… cũng có thể gây đau quai hàm trái hoặc phải
2.7. Các vấn đề về viêm xoangNhững vấn đề tại khoang mũi cũng có thể tạo ra các ảnh hưởng tới quai hàm.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, nhức đầu hay đau dây thần kinh quai hàm cũng gây ra cảm giác đau tại khớp xương này.
3. Triệu chứng bệnh đau quai hàmMột số triệu chứng thông thường bao gồm đau quai hàm gần tai, cứng quai hàm, hoặc nhức đầu. ( Theo helobacsi.com)
3.1. Triệu chứng phổ biếnPhổ biến nhất là triệu chứng đau quai hàm bên trái hoặc bên phải, đau dưới tai. Cụ thể, bạn sẽ thấy đau khi thực hiện các hoạt động như:
– Há miệng
– Nhai, nhuốt thức ăn
– Uống nước
– Nói chuyện
– Ngáp
3.2. Một số triệu chứng khácNgoài ra, người bệnh còn có thể bị:
– Sưng một bên má hay đau nhức cả một vùng mặt
– Nóng sốt
– Ù tai, chóng mặt.
– Khi tình trạng trở nên nặng hơn, sẽ phát ra các tiếng kêu lục cục tại khớp, đau liên hồi.
– Thậm chí, bạn không thể há miệng ra hoặc khép miệng lại do quai hàm bị co cứng.
Đau quai hàm rất dễ nhầm với các bệnh như viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa… Do đó, cần tới cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại khu vực này. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng đạt được hiệu quả. Rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.
4. Chẩn đoán đau quai hàmChẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau quai hàm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả. Để làm được điều này, bác sỹ cần thực hiện các hành động sau:
4.1. Chẩn đoán lâm sàngKhám lâm sàng, bao gồm đánh giá các dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ bắp.
4.2. Chẩn đoán hình ảnhChụp X-quang hoặc MRI sẽ thu được hình ảnh khớp quai hàm có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào?
4.3. Xét nghiệm máuXét nghiệm tốc độ máu lắng.
Thông qua quá trình thăm khám và xét nghiệm, nếu bác sỹ nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó, họ có thể chỉ định để bạn làm thêm các xét nghiệm khác để có đủ cơ sở kết luận về bệnh.
5. Điều trị đau quai hàmViệc điều trị đau quai hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào đó bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị cụ thể:
5.1. Điều trị nha khoaNếu xuất phát từ các bệnh về răng miệng, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như: niềng răng, nhổ răng, chỉnh khớp cắn…
5.2. Điều trị bằng thuốc tâyNgười bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid và kháng sinh:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol giúp giảm đau hiệu quả nhưng không kháng viêm.
– Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Được sử dụng trong trường hợp đau do viêm khớp.
– Thuốc kháng sinh: Penicillin G, oxacillin… Được sử dụng trong trường hợp đau do nhiễm khuẩn.
– Corticosteroid: Có tác dụng kháng viêm rất tốt nhưng nguy cơ tác dụng phụ cao nên cần cân nhắc khi sử dụng.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc, bác sỹ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như: chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng, chườm lạnh để tăng hiệu quả điều trị. Bạn cũng nên tập luyện các động tác căng duỗi, mát xa để giúp quai hàm tăng cường sức mạnh.
5.3. Phẫu thuật hàmTrường hợp người bệnh bị đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày và các biện pháp điều trị khác không đáp ứng hiệu quả sẽ được bác sỹ đề nghị làm phẫu thuật để khắc phục.
Phẫu thuật khớp quai hàm là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành bởi các bác sỹ có tay nghề cao và tại các bệnh viện lớn.
5.4. Điều trị bằng Đông yTrong trường hợp đau quai hàm xuất phát từ nguyên nhân các bệnh lý về đau nhức xương khớp, những loại thuốc kể trên sẽ không giúp chữa dứt điểm bệnh mà chỉ có tác dụng giảm đau, giảm viêm tạm thời. Do vậy, bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào và trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, thuốc tây cũng tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ nên người bệnh không được tùy tiện sử dụng mà cần được chỉ định bởi bác sỹ.
Hiện nay, xu thế của người bị đau nhức xương khớp là sử dụng các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp điều trị bệnh từ gốc, đồng thời giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
6. Đau quai hàm nên ăn gì và kiêng gì? 6.1. Thực phẩm nên ăn– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi… giúp xương chắc khỏe
– Người bệnh chỉ cần há miệng cũng gây đau ở quai hàm. Do đó, nên lựa chọn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt.
– Nên nấu chín mềm và cắt thực phẩm ra thành những miếng nhỏ.
6.2. Thực phẩm nên tránh-Các loại thực phẩm dễ dính và dai, giòn có thể gây căng, mỏi khớp hàm.
-Sườn sụn, thịt dai như thịt bò khô, nước đá.
-Đồ ăn cay, nóng…
-Tránh các loại bia, rượu, cà phê, chất kích thích ngăn chặn cơn đau nhức quai hàm tăng thêm.
7. Phòng ngừa đau ở quai hàm– Không nên nhai kẹo cao su, không dùng răng cắn các vật cứng.
– Tránh ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quái dai.
– Dùng tay đỡ quai hàm dưới khi ngáp
– Điều chỉnh thói quen nghiến răng khi ngủ (Có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ nha khoa).
– Nhai đều hai bên răng, tránh nhai quá nhiều một bên.
– Học cách thư giãn quai hàm, mát xa quai hàm.
Nguyên Nhân Gây Đau Xương Chậu Khi Mang Thai Và Biện Pháp Khắc Phục
Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Mặc dù không có hại cho thai nhi, nhưng khiến không ít thai phụ bị đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai
Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào gây ra.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai phụ bị đau xương chậu khi mang thai và một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó có thể kể đến là:
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất ra một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm, giãn ra và lỏng lẻo. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể thai phụ cho quá trình chuyển dạ sau này. Tuy nhiên, sự tác động quá mức của hormone có thể khiến dây chằng lỏng lẻo, khung xương chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều làm cho các khớp đau mỏi, đi lại khó khăn.
Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi to nhanh, nặng hơn khiến trọng lực cơ thể đổ dồn về phía trước. Người mẹ buộc phải cong phần hông lên khiến tổ chức mô ở khu vực này bị kích thích gây ra hiện tượng đau mỏi.
Ngoài ra thai phụ có thể bị đau vùng xương chậu do: Tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai; thiếu hụt vitamin D và canxi; có tiền sử chấn thương, mắc các bệnh về thái hóa xương khớp, dây thần kinh xương chậu…
Triệu chứng của đau xương chậu
Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.
Vị trí đau: Đau ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông lan xuống đùi, thường kèm theo đau lưng.
Cơn đau thường liên tục, âm ỉ, tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột, khi đi lại, đi lên xuống cầu thang và tăng lên vào buổi đêm có thể làm thai phụ không thể ngủ ngon.
Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến thai phụ không đi lại được hoặc cản trở thai phụ trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc…
Các biện pháp khắc phục giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai
Để khắc phục giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai, thai phụ có thể áp dụng những cách đơn giản sau:
Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp giúp giảm đau vùng xương chậu khi mang thai (minh họa)
Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý không nên tập quá sức.
Trong quá trình mang thai không nên đi lại quá nhiều, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả.
Thay đổi tư thê thường xuyên, nên ngủ ở tư thế thoải mái có thể dùng gối ôm chuyên dụng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, hạn chế nằm ngửa nhiều.
Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực lên xương chậu.
Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng, cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.
Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.
Khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.
Đau vùng xương chậu khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, do đó, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giúp làm giảm triệu chứng đau xương chậu thì thai phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Đỗ Hương
ad syt ad
Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Đau Mỏi Lưng Và Cách Làm Giảm Cơn Đau
Nguyên nhân bà bầu bị đau mỏi lưng và cách làm giảm cơn đau. Khoảng 50-70% mẹ bầu bị chứng đau lưng hành hạ trong cả 3 quý thai kỳ. Chính vì vậy, bà bầu bị đau mỏi lưng không phải là vấn đề đơn giản. Nếu không biết cách khắc phục, tình trạng này sẽ theo mẹ bầu suốt cả thai kỳ và có thể gây ảnh hưởng về sau
Khoảng 80% thai phụ đều phải trải qua những cơn đau lưng ở một thời điểm nhất định nào đó trong thai kỳ. Các cơn đau trong quá trình mang thai có thể chỉ là tình trạng không thoải mái sau khi bạn phải đứng trong một thời gian dài, cho đến các cơn đau làm suy kiệt sức lực, gây cản trở cho những hoạt động bình thường trong cuộc sống. Chứng đau lưng khi mang thai còn có thể tạo ra những rắc rối kéo dài mãi cho đến những giai đoạn sau khi bạn đã sinh con.
1/ Bà bầu bị đau mỏi lưng do thay đổi hormone thai nghén
Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.
2/ Bà bầu bị đau mỏi lưng do các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.
Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
3/ Đau mỏi lưng do vị trí của thai
Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.
4/ Bà bầu bị đau mỏi lưng do ngồi sai tư thế
Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.
Bà bầu bị đau mỏi lưng – Cách phòng tránh và chữa trị như thế nào?Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi.
Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lộ…)
Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, ngồi thẳng theo lưng ghế, nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng và cuối cùng là không nên mang các loại giày cao gót.
Hãy cẩn thận khi nâng vật gì đó: Khi nâng một vật nhỏ, ngồi xổm xuống và nâng cơ thể với cả hai chân. Đừng cúi xuống, gập eo hoặc lưng của bạn. Ngoài ra, không nhấc các vật nặng. Không có gì là sai khi bạn nhờ người khác nâng hộ vật gì đó.
Nằm ngủ nghiêng sang bên phải hoặc bên trái: Không ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Xoay cơ thể bạn sang một bên, bên trái hoặc bên phải. Một hoặc cả hai đầu gối co lại. Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn cũng giúp bạn có thể nằm dễ chịu, có thể thêm một chiếc gối mỏng đặt dưới bụng.
Nếu bà bầu bị đau mỏi lưng và cơn đau lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân; hoặc đau kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ ngay
Bà Bầu Bị Đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Cho Bà Bầu
Bà bầu bị đau lưng là 1 hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, gây rất nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ. Vậy, đau lưng khi có thai như thế nào?mang thai đau lưng có sao không? làm sao để chấm dứt những triệu chứng bị đau lưng khi mang thai?
I – Có bầu bị đau lưng có sao không? Có ảnh hưởng gì không?Một thống kê cho thấy, khoảng 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Mang bầu bị đau lưng được xem như “một phần không thể thiếu” của thai kỳ.
Có bầu đau lưng ở đâu? Các vị trí đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, cứng đơ khớp ở vùng lưng, vùng hông hoặc lưng dưới.
Thỉnh thoảng cơn đau còn có thể lan xuống chân và mông. Do đó, hiện tượng đau lưng ở bà bầu rất đa dạng, có bà bầu bị đau lưng trên, bà bầu bị đau lưng bên trái, bà bầu bị đau lưng trên bên phải hoặc có mẹ bầu bị đau lưng dưới,…
Vậy mới có thai bị đau lưng có sao không, có bầu đau lưng có ảnh hưởng gì không? Dấu hiệu đau lưng khi mang thai là hiện tượng rất bình thường nên các mẹ không cần phải quá lo lắng về việc mẹ bầu đau lưng có sao không. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy 1 trong các dấu hiệu sau:
– Mang thai bị đau lưng dữ dội, trầm trọng.
– Cơn đau bắt đầu đột ngột và ngày càng nghiêm trọng.
– Gặp khó khăn trong việc đi tiểu.
– Chân có cảm giác châm chích như kiến bò.
Tốt nhất khi thấy có dấu hiệu đau lưng nhiều và kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, càng mẹ nên đi gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
Vì sao bà bầu bị đau lưng? Các nguyên nhân bà bầu bị đau lưng có thể kể đến như:
Tử cung lớn dần, khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ khiến các khớp và dây chằng của cơ thể bị đau nhức, đặc biệt là vùng trên xương cùng – nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển.
– Tăng cân: Đây cũng là lý do tại sao có bầu bị đau lưng nhiều. Sự phát triển của thai nhi cùng với cân nặng của mẹ ngày càng tăng khiến, khung xương chậu và cột sống phải gánh sức nặng khiến bà bầu bị đau lưng đau hông và bị đau lưng khi mang bầu.
– Căng thẳng: Căng thẳng là lý do tiếp theo tại sao đau lưng khi mang thai. Tình trạng căng thẳng khiến các cơ quan trong cơ thể luôn ở trong tình trạng căng cứng, không được thư giãn. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khiến mẹ bầu đau lưng.
– Các cơ vùng bụng yếu đi: Đây cũng là lý do tại sao phụ nữ mang thai bị đau lưng. Khi mang thai, các cơ vùng bụng bị kéo giãn quá mức do thai nhi ngày một lớn dần gây sức ép lên vùng cơ lưng. Hậu quả là khiến bà bầu bị đau lưng trên bên trái và có bầu bị đau lưng bên phải.
– Vị trí của thai nhi: Cân nặng của thai nhi càng tăng vào những tháng cuối thai kỳ thì cơn đau lưng khi có bầu càng tăng lên. Đặc biệt, nếu bé nằm trong bụng ở vị trí lưng của bé ngược lại với lưng của mẹ thì càng gây sức ép lớn lên vùng xương lưng của thai phụ, vì vậy hiện tượng đau lưng khi mang thai là không thể tránh khỏi.
Do đó, để tránh nguy cơ có thể bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.
III – Dấu hiệu đau lưng khi mang thai là thiếu chất gì?( → Nên đọc: Đau lưng khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục.)
III – Có bầu đau lưng phải làm sao? Cách giảm đau lưng cho bà bầuTư thế nằm giảm đau lưng cho bà bầu thế nào? Để giảm đau lưng khi mang thai, khi ngủ bà bầu nên nằm nghiêng, tốt nhất nghiêng sang trái, hạn chế nằm ngửa khi ngủ.
Bên cạnh đó, phụ nữ đau lưng khi mang thai có thể chèn thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm bà bầu.
Khi thai nhi dần phát triển, bụng bắt đầu to và nặng hơn thì phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng gây đau khiến bà bầu bị đau lưng dưới. Việc massage vùng lưng dưới cũng làm cho bà bầu dịu cảm giác đau và mỏi.
Cách massage giảm đau lưng cho bà bầu như sau:
Bà bầu có thể ngồi hoặc nằm nghiêng sang trái. Người massage xoa nóng 2 bàn tay rồi tiến hành massage nhẹ nhàng từ gáy tới hông.
Tiếp tục message trở lại vai, kéo dọc hai bên cơ thể rồi ra hai bên sườn. Sau đó dùng 2 tay ấn nhẹ đồng thời kéo giãn các cơ.
Mẹ bầu bị đau lưng phải làm sao? Phụ nữ có thai bị đau lưng mệt mỏi có thể áp dụng cách giảm đau bằng việc tập yoga thường xuyên và đều đặn hàng ngày. Nên ưu tiên các bài tập chữa đau lưng cho bà bầu nhằm giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp ở phần lưng và chân.
Bà bầu chuẩn bị ở tư thế ngồi, 2 tay chống sau lưng. Chân duỗi thẳng, mở rộng bằng vai, lòng bàn chân hướng về phía trước.
Di chuyển sao cho hai bàn chân úp vào trong. Nếu các mẹ có bầu bị đau lưng bên trái, có thai bị đau lưng dưới và có bầu đau lưng bên phải, hãy lặp lại động tác này liên tục khoảng 20 lần sẽ giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu hữu hiệu.
Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, phần đầu gối cong nhẹ, hai tay chống lên đùi.
Cách làm giảm đau lưng cho bà bầu này phù hợp với cả trường hợp mẹ bầu đau lưng dưới, mẹ bầu đau lưng bên trái và phải.
Các mẹ nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra. Hít thật sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
Thở ra, hạ tay và chân xuống. Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên thực hiện từ 4-6 lần để cải thiện hiện tượng đau lưng khi mang bầu và mang thai đau lưng bên trái.
Làm sao để giảm đau lưng cho bà bầu? Để giảm thiểu sự khó chịu do chứng bị đau lưng khi có bầu gây ra, các bà bầu còn cần bổ sung đầy đủ nhu cầu canxi, các vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi.
Tốt nhất, các mẹ bầu nên sử dụng viên uống bổ sung có nguồn gốc tự nhiên, nó sẽ giúp bé có đủ lượng canxi để phát triển toàn diện, đồng thời ngăn chặn loãng xương khiến bà bầu bị đau lưng và hông, có bầu đau lưng bên trái và mẹ bầu đau lưng bên phải.
Do đó, để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng hiện tượng đau lưng khi có thai, mới có bầu bị đau lưng các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các chế phẩm canxi dành riêng cho bà bầu.
NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.
Các bác sĩ khuyên nên sử dụng canxi hữu cơ vì có khả năng giúp cơ thể hấp thu canxi nhanh và dễ dàng, hạn chế lắng đọng canxi ở thận, táo bón, nóng trong…
( → Xem lý do nhiều mẹ tin tưởng dùng Canxi NextG Cal NGAY TẠI ĐÂY)
IV – Đau lưng khi mang bầu – Những thắc mắc thường gặpHiện tượng khi mang bầu bị đau lưng diễn ra khá sớm. Một số phụ nữ mới mang thai bị đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng hầu hết các mẹ mang bầu đau lưng xuất hiện ở tuần thứ 18 – giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ 2.
Tuy nhiên mẹ bầu cần đấm lưng đúng cách, không được nằm sấp và không dùng lực mạnh để đấm lưng gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Bà bầu không nên tự ý dán cao khi bị đau lưng vì có thể gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khi mang thai bị đau lưng để được tư vấn cách làm giảm đau lưng khi mang thai an toàn và hiệu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Gây Ra Đau Hàm Và Đau Vùng Mặt? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!