Xu Hướng 3/2023 # Nên Làm Gì Khi Đau Dạ Dày Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nên Làm Gì Khi Đau Dạ Dày Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Nên Làm Gì Khi Đau Dạ Dày Trong Thời Kỳ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu hỏi:

Chào chuyên gia, Cháu có thai được 6 tuần. Trước khi có thai cháu vẫn đang bị bệnh dạ dày. Hiện nay cháu thường xuyên bị các cơn đau dạ dày dữ dội, kèm theo nôn ói nhiều. Cho hỏi cháu có thể uống thuốc giảm đau Nospa được không ạ? Ngoài ra có phương pháp nào làm giảm các cơn đau dạ dày thời kì này của cháu không? Cháu xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,

+ Ăn nhiều lần trong ngày, chia nhỏ bữa ăn, vì một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực

+ Ăn thức ăn mềm, lỏng, không quá nóng – cay, chua.+ Uống một ít nước gừng trước mỗi bữa ăn.

+ Thuốc Nospa có thể dùng được khi có thai

+ Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thuốc gói dạng sữa như thuốc chữ (P), các viên dạng nhai.

Bạn không nên tự ý dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất chống lại bệnh đau dạ dày khi mang thai để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh như sau:

– Nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản. – Nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động. – Nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày. – Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày. – Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa.

– Tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày. – Kiêng ăn những loại thức ăn có tính chất cứng, dày, khó tiêu hóa hoặc những thức ăn gây nóng hay dễ bị ngộ độc. – Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,…

Nếu sau khi sinh xong mà vẫn bị đau dạ dày, mà không muốn dùng thuốc tây thì bạn có thể chuyển sang dùng các chế phẩm từ nghệ mà hấp thu tốt như Kukumin IP.

Bởi Kukumin IP được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, nguyên liệu nhập khẩu Italy, công nghệ phytosome hấp thu tốt và hàm lượng cao, từ đó sẽ tăng hiệu quả điều trị mà vẫn an toàn cho cả mẹ và bé đang bú.

Cần tư vấn thêm các vấn đề về bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể gọi số miễn cước giờ hành chính 1800.8076 hoặc 098.124.3766 (24/7). Đội ngũ bác sĩ, dược sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé?

Cùng với câu hỏi: “Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?”, các mẹ bầu cần phải chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Bởi chọn đúng các nhóm thực phẩm thân thiện sẽ góp vai trò quan trọng trong việc chữa lành cơn đau và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển cả mẹ và bé.

I. Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì mới tốt?

Mẹ bầu bị đau dạ dày cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Bởi nếu không, chúng sẽ tạo thành những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé. Vậy ” đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?”

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Trước hết, dù rằng các mẹ đang gặp phải nguy cơ bị viêm dạ dày cấp tính hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác, mẹ bầu vẫn nên đề cao tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn tốt nhất sẽ đảm bảo cho bé của bạn có được sự khởi đầu tốt nhất có thể.

Điều cần chú ý trong chế độ ăn uống cân bằng chính là sự phối hợp giữa 4 nhóm

Chất đạm

Carbonhydrate

Chất béo lành mạnh

Vitamin và khoáng chất

2. Bổ sung chất sắt

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hằng ngày. Vì rất khó đạt được mức hấp thụ sắt cần thiết, có đôi khi bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thêm thuốc sắt để phòng ngừa đau dạ dày phát triển nặng thêm.

Một số thực phẩm giàu chất sắt mà phụ nữ mang thai có thể cân nhắc để thêm vào khẩu phần ăn là:

3. Tăng cường chất xơ

Đau dạ dày khi mang thai tuyệt nhiên không thể bỏ qua việc thêm chất xơ trong bữa ăn của mình. Cố gắng ăn ít nhất là 20-35gr chất xơ mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm bớt cơn đau từ hệ tiêu hóa. Đường ruột của mẹ bầu cũng sẽ được hỗ trợ cải thiện miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả.

Lưu ý rằng chất xơ có trong các loại rau xanh, trái cây tươi là tốt nhất và phù hợp nhất cho dạ dày đang nhạy cảm của mẹ bầu. Tránh sử dụng các loại hoa quả đóng hộp hoặc có chứa chất bảo quản, chất giữ tươi vì không tốt cho bạn và bé.

4. Uống nhiều nước

Nước cung cấp chất điện giải và tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Với mẹ bầu, nên tiêu thụ ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng và đau đớn của dạ dày. Lưu lượng nước nạp vào cơ thể sẽ mang lại lợi ích giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Bổ sung men vi sinh

Đau dạ dày có thể xảy ra do nguyên nhân nhiễm trùng H.pylori hoặc do sự tăng tiết dịch axit trong dạ dày. Cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột nói chung và dạ dày nói riêng sẽ là một gợi ý giúp các mẹ khắc phục cơn đau. Các vi khuẩn có lợi được đưa vào cơ thể sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đem lại tác dụng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Men vi sinh có lợi thường có trong sữa chua hữu cơ, kim chi, dưa cải bắp,…

6. Tăng cường vitamin và khoáng chất

Những nhóm vitamin đem lại hiệu quả giảm đau ngừa viêm cho mẹ bầu trong thai kỳ là:

Axit folic: kích thích sự hình thành hồng cầu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Axit folic có trong rau lá xanh đậm nấu chín, quả bơ, ngũ cốc dinh dưỡng,…

Riboflavin (B-2): đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Riboflavin được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, đậu nành, thịt lợn, …

Vitamin A: tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Vitamin A được tìm thấy có nhiều trong khoai lang, ớt chuông, bông cải xanh,…

Kali: một khoáng chất có ảnh hưởng đến chức năng tế bào, điều hòa huyết áp và hoạt động của đường ruột. Kali có nhiều trong chuối, bơ, dưa đỏ, các loại cây họ đậu,…

II. Đau dạ dày khi mang thai nên tránh ăn gì?

Song song với việc chú ý đến các nhóm thực phẩm cần bổ sung trong suốt thai kỳ khi mang thai, các mẹ cũng nên loại bỏ/ hạn chế các loại thực phẩm sau:

1. Cá biển và động vật có vỏ

Dù là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng cá biển và động vật có vỏ thường gặp phải nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân. Do đó, nếu muốn bổ sung chúng trong khẩu phần ăn, các mẹ nên chú ý ăn không quá 2 lần mỗi tháng. Và khi ăn cần phải được chế biến thật kỹ.

2. Thực phẩm sống

Các loại thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản đều có thể là nguồn gây ra nhiễm trùng khi chưa được chế biến. Các loại vi khuẩn, virus này có thể sẽ làm nặng thêm các triệu chứng đau dạ dày của bạn, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đồng thời, dạ dày sẽ phải tiết nhiều axit hơn để phân hủy và tiêu hóa các loại thực phẩm sống này.

Như vậy, phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai không nên ăn các thực phẩm sống, tái như sushi, thịt bò tái, trứng gà sống, thịt nguội,…

3. Caffeine

Caffeine là một chất kích thích dễ hấp thụ và mang lại tác dụng giảm bớt mệt mỏi. Thế nhưng với các mẹ bị đau dạ dày khi mang thai, tuyệt nhiên không được sử dụng caffeine dù là một lượng nhỏ. Chúng sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là làm vết loét dạ dày lan rộng (trong trường hợp đau dạ dày kèm viêm loét).

4. Rượu

Rượu chẳng những làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu mà còn khiến tình trạng viêm đau của bạn nghiêm trọng hơn. Không có bất kỳ nồng độ cồn nào được chứng minh là an toàn trong thai kỳ. Vì vậy phụ nữ mang thai, đặc biệt là kèm thêm triệu chứng đau dạ dày thì nên tránh sử dụng rượu hoàn toàn.

5. Thực phẩm làm tăng axit

Các loại thực phẩm như:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm cay nóng

Món ăn chứa nhiều gia vị, món ăn mặn

Các loại trái cây có múi (vị chua)

Socola

Nước có gas

Bánh kẹo có chứa đường tổng hợp

Chúng đều được cho rằng sẽ làm tăng tiết axit của dạ dày và đem lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

III. Lời khuyên

Đau dạ dày có thể được khắc phục giảm bớt bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Ngoài phương án đến gặp bác sĩ để được điều trị, các mẹ có thể tham khảo và trao đổi thêm với chuyên gia y tế về những lời khuyên hữu ích sau.

1. Không ăn quá nhiều

Với các mẹ đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành các bữa nhỏ thay cho 3 bữa lớn trong ngày. Hơn nữa, tránh việc ăn quá no trong một lần vì chúng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích nhiều hơn, gây ra những cơn đau dữ dội hơn.

2. Nhai kẹo cao su

Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhai kẹo cao su có thể làm giảm độ axit trong thực quản, nhất là loại kẹo cao su có chứa bicarbonate. Do đó các mẹ có thể áp dụng mẹo nhai kẹo cao su sau khi ăn để giảm bớt nguy cơ tăng tiết axit gây đau dạ dày.

3. Không ăn trước khi ngủ

Cần sắp xếp bữa ăn cách xa 2-3 giờ trước giờ đi ngủ của bạn để phòng ngừa cơn đau. Mặt khác, các mẹ cũng có thể áp dụng mẹo nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối chống trào ngược cho người lớn để làm giảm chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thường gặp.

4. Vận động

Các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga có thể giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng và giảm bớt đau đớn. Vận động cũng đem lại lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

5. Uống nước ấm trước khi ngủ

Nước ấm hoặc nghệ và mật ong, trà hoa cúc, nước gừng ấm sẽ giúp làm dịu lại các cơn đau từ trong dạ dày của bạn. Hơn nữa, chúng có thể làm giảm bớt cảm giác nôn nghén mà các mẹ bầu thường gặp phải trong suốt thai kỳ.

6. Nói chuyện với bác sĩ

Như đã nói, nếu các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn, hãy lập tức liên hệ với các chuyên gia. Dấu hiệu cơn đau có thể là cảnh báo về các bệnh dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính,…

Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Bị Phù Chân Trong Thai Kỳ?

Khi mang thai, bên cạnh việc bị tăng cân hay gặp phải một số vấn đề về da thì mẹ bầu còn có thể gặp phải hiện tượng phù chân. Đây là một triệu chứng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy mẹ bầu bị phù chân là do đâu và cần làm gì để khắc phục tình trạng này hiệu quả?

Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai do đâu?

Do lượng máu cung cấp về tim bị giảm

Ở những tháng cuối của thai kỳ, sự tăng lên nhanh chóng của trọng lượng của thai nhi gây chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực, làm máu khó chảy về tim. Thêm vào đó, rối loạn tuyến nội tiết gây giãn thành tĩnh mạch, ứ trệ hệ tuần hoàn nên máu chảy về tim gặp khó khăn và điều này gây ra hiện tượng phù chân ở mẹ bầu.

Do hoạt động bơm máu ở cơ chân giảm sút

Mẹ bầu phải đứng hay ngồi làm việc quá lâu trong thời gian dài. Hay việc mẹ bầu vẫn đi giày cao gót khi mang thai. Đó chính là 2 lý do khiến áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng, máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch ở chân hoặc tay và gây phù chân ở mẹ bầu.

Giải pháp khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai là tình trạng phổ biến, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên nó lại gây cho mẹ những khó chịu hàng ngày như: bàn chân bị sưng to, sũng nước, ngứa ngáy,…

Thay đổi một số thói quen

Nằm ngủ nghiêng trái: Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch là ngủ nghiêng về bên trái. Với tư thế ngủ này cũng giúp em bé nhận oxy và máu, dinh dưỡng nhiều hơn và giúp bé phát triển tốt nhất.

Nói KHÔNG với giày cao gót: Độ cao của giày cao gót có thể làm mẹ bầu bị mất trọng tâm cơ thể, không an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn nữa, việc đi giày cao gót còn khiến lưng của mẹ bị đau mỏi nhiều và gây mất ngủ. Cho nên, mẹ bầu không nên đi giày cao gót trong suốt thai kỳ. Hãy thay thế chúng bởi những đôi giày bệt dễ đi và mềm mại

Không ngồi quá lâu: Mẹ bầu không nên ngồi lâu một tư thế, một chỗ. Sau một khoảng thời gian làm việc mẹ bầu nên đi lại, vận động chân tại chỗ để máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, không được bắt chéo chân khi ngồi để tránh tình trạng bị tê chân, mỏi chân và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Luyện tập thể dục: Mẹ bầu có thể tập thêm các bài tập dành riêng cho chân để tăng cường lưu thông máu và phòng tránh giãn tĩnh mạch hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Ở những tháng cuối thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể có ý nghĩa rất quan trọng. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, sữa,… Đồng thời, tiếp tục uống đầy đủ sắt, canxi để cung cấp đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể cho mẹ và bé.

Bên cạnh đó, các loại trái cây và rau xanh vẫn là những siêu thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn để tránh tình trạng trữ nước. Hãy lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón và phù chân khi mang thai.

Massage chân cho mẹ bầu – liệu pháp giảm phù chân an toàn, hiệu quả

Massage bầu và massage chân là liệu pháp giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai tối ưu cho mẹ bầu. Không chỉ giúp chân phục hồi sau những giờ vận động dài mà massage còn giúp hạn chế các cơn đau mỏi ở bàn chân, chống phù nề chân. Hơn nữa, massage còn giúp mẹ nói không với rạn gân máu, rạn da, giúp mẹ thư giãn ngủ sâu và ngon hơn. Mama Maia Spa – trung tâm hàng đầu chăm sóc bầu và sau sinh bằng phương pháp Nhật Bản được hàng nghìn mẹ bầu tin tưởng và sử dụng.

Nên Đọc Sách Gì Cho Bé Để Trí Não Bé Phát Triển Trong Thời Kỳ Mang Thai

“Yêu con như nắng xuân” rất phù hợp với những mẹ bầu lần đầu mang thai và chưa biết nên sử dụng sách trong việc thai giáo như thế nào. Sách gồm 36 câu chuyện đã chia sẵn theo từng tuần của thai kỳ, là nhịp cầu gửi gắm tình cảm yêu thương của bố mẹ đến bé yêu trong bụng đang lớn lên từng ngày. Đây là quyển sách gối đầu giường khi phải phân vân mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé nghe.

Các câu chuyện trong sách là trích đoạn được chọn lọc từ các tác phẩm văn học kinh điển, truyện cổ thế giới mộng mơ cho đến những bài thơ giàu cảm xúc đồng hành cùng bé từ khi còn trong bụng mẹ, mang lại niềm hạnh phúc cho cả mẹ và bé khi được cận kề, gần gũi chuyện trò.

Đoạn trích có thể là câu chuyện bố mẹ trăn trở đặt tên cho con yêu, câu chuyện nhẹ nhàng để mẹ đọc xong rồi thoải mái bật cười, hay là những câu chuyện dẫn dắt bé đi khắp mọi miền để biết thêm những kiến thức mới, cũng có cả những bài hát để mẹ ngân nga hát theo… Nhưng dù là nội dung nào thì mỗi câu chuyện đều mang những lời yêu thương, tâm sự của mẹ và ẩn chứa những ấp ủ mà mẹ muốn gửi đến con.

Ngoài những câu chuyện ý nghĩa và nhẹ nhàng, cuốn sách này còn được in rất dễ thương với những hình vẽ minh họa đáng yêu, sẽ giúp mẹ bầu thoải mái, vui vẻ khi cùng con đọc vài trang mỗi ngày.

Bên cạnh đó, sách còn cung cấp những kiến thức cơ bản về mang thai theo tuần như những biến chuyển trong cơ thể mẹ và bé, vai trò của bố trong thai kỳ, kèm theo đó là danh sách 20 bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng phù hợp cho bố mẹ và bé thư giãn cùng nhau.

2. “Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh” – Sách hay dành cho mẹ bầu mang thai bé gái

Đây là một cuốn tiểu thuyết mà mẹ bầu đang mang thai bé gái nên đọc. Vì chắc hẳn, người mẹ nào cũng mong muốn con gái sinh ra và lớn lên sẽ có tâm hồn bay bổng, giàu tình cảm và trái tim ngập tràn yêu thương như cô bé Anne tóc đỏ.

Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh – quyển sách không chỉ là gợi ý dành cho mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé nghe, mà còn là quyển sách gối đầu giường dành cho thiếu nhi.

Tâm điển của truyện là cô bé Anne tóc đỏ mồ côi được hai ông bà nông dân nhận nuôi. Mặc dù tuổi thơ khó khăn nhưng Anne lúc nào cũng lạc quan, mơ mộng, say sưa với trí tưởng tượng phong phú và một tâm hồn đẹp luôn nhiệt thành với cuộc sống cùng mọi người xung quanh. Tình yêu cuộc sống của cô bé đã truyền ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim già nua của hai ông bà trong ngôi nhà nhỏ, và ngôi làng ở vùng quê Canada nơi cô sinh sống.

Tác phẩm miêu tả một không gian đẹp tựa như tranh, mọi thứ đều thơ mộng và đẹp đẽ. Đây sẽ là nguồn cảm hứng cho bé phát triển khả năng ngôn ngữ sau này. Khi đọc quyển sách Anna dưới chái nhà xanh cho công chúa bé nhỏ trong bụng nghe, mẹ còn giáo dục con bài học về sự dũng cảm của con người, lúc nào cũng phải mạnh mẽ đương đầu với khó khăn cuộc sống.

3. Mẹ bầu nên đọc “Hoàng tử bé” cho thai nhi nghe

Đây là tác phẩm kinh điển của thế giới, đã đi cùng tuổi thơ của hàng triệu người mà chắc hẳn nhiều bố mẹ đã từng đọc qua. Quyển sách này sẽ rất tuyệt để đọc nếu mẹ đang chuẩn bị chào đón một chàng hoàng tử, vì đây là câu chuyên về một hoàng tử bé chu du ở nhiều hành tinh khác nhau.

Hoàng tử bé là tác phẩm của nhà văn, phi công Antoine de Saint-Exupéry xuất bản vào năm 1943. Antoine kể câu chuyện về một phi công gặp tai nạn ở sa mạc Sahara. Tại đây, anh gặp “hoàng tử bé” và được cậu kể cho nghe câu chuyện của mình.

Khi đọc cho bé nghe câu chuyện trong quyển sách này, mẹ đang truyền cho bé cảm hứng sáng tạo và mong muốn con yêu khi lớn lên sẽ luôn kiếm tìm những trải nghiệm mới, sẽ học hỏi được nhiều điều mới mẻ và biết tư duy để đặt ra câu hỏi quan trọng cho cuộc đời.

“Hoàng tử bé” đã thu hút được cả trẻ em và người lớn trên toàn thế giới trong suốt 70 năm qua. Sách đã được dịch sang hàng trăm ngôn ngữ khác nhau.

Mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé nghe sẽ là chìa khoá mở ra cánh cửa của tư duy tích cực và tràn đầy cảm xúc. Đây được xem là bước khởi đầu cho những tiếp xúc đầu tiên về mặt ngôn ngữ, âm thanh giúp bé cảm nhận cuộc sống thú vị xung quanh, qua những câu chuyện trong sách. Mẹ bầu yêu thích đọc sách sẽ tạo cho con thói quen đọc sách khi lớn lên và giúp con cảm nhận được những tâm tư, tình cảm mà mẹ gửi gắm thông qua những lời kể chuyện ấm áp, quen thuộc hàng ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Làm Gì Khi Đau Dạ Dày Trong Thời Kỳ Mang Thai trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!