Bạn đang xem bài viết Mới Sinh Bị Đau Đầu: Cẩn Thận Tử Vong Vì Trầm Cảm, Viêm Màng Não được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có khoảng 50% sản phụ thường xuyên than phiền về tình trạng mới sinh bị đau đầu, chúng biểu hiện bằng những cơn đau nhức hai bên thái dương, choáng váng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Hiện tượng này dễ gặp hơn ở người sử dụng chất kích thích hoặc có sẵn các bệnh mạn tính trước đó.
Mới sinh bị đau đầu là bệnh gì?
Hiện tượng mới sinh bị đau đầu còn gọi là sản hậu đầu thống – một rắc rối khá thường gặp, chiếm tới 50% ở phụ nữ sau sinh.
Những cơn đau đầu do sản hậu đầu thống gây ra phần lớn ập đến sau khi người mẹ sinh em bé được 4 – 6 ngày, đôi khi sớm hơn, khoảng 1 – 2 ngày. Một số trường hợp người mẹ có thể cảm nhận được những cơn đau nhức xung quanh thái dương rồi lan ra khắp đầu chỉ sau 1 – 2 giờ sinh con.
Đau đầu sau sinh có khi chỉ là cảm giác đau âm ỉ khó chịu, mệt mỏi, nhưng có khi lại gây ra cảm giác tồi tệ hơn, đau nhói từng cơn, cắn buốt trong óc, không thể mở mắt cũng không thể hoạt động. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cũng như sức khỏe của bản thân sản phụ.
Các triệu chứng đau đầu thường mất đi sau 1 – 2 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài hơn nếu như đau đầu xuất phát từ một nguyên nhân nào đó nguy hiểm hơn sản hậu đầu thống.
Nguyên nhân của bệnh đau đầu khi mới sinh con
Trong Đông y, sau khi sinh người mẹ bị vị khí hư nhược, tỳ khí hư khí thiểu, ăn uống kém khiến cho dương khí thiếu hụt, não tủy không có đủ thanh khí nuôi dưỡng nên mới dễ bị đau đầu. Người trước khi sinh đẻ có mắc sẵn bệnh nội thương cũng dễ mắc chứng mới sinh bị đau đầu.
Giải thích một cách đơn giản hơn, sản phụ có thể nhận biết một số nguyên nhân gây ra chứng đau đầu sau sinh như sau:
– Sự thay đổi hormone: Sau khi em bé chào đời và nhau thai bong ra, các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi, điển hình nhất là sự suy giảm hormone estrogen để kích thích sự tiết sữa. Chính sự thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau đầu không mong muốn.
– Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Nếu phải sinh mổ, người mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng để đảm bảo rằng họ không cảm thấy đau trong thời gian phẫu thuật. Sau khi sinh, thuốc gây mê có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có những cơn đau đầu nhưng không quá dữ dội. Sau khoảng 1 tuần, chúng sẽ tự mất đi mà không cần có sự can thiệp của biện pháp y tế.
– Cảm giác căng thẳng, stress: Tình trạng này dễ gặp hơn ở phụ nữ sinh con lần đầu, khi mà họ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ. Nếu không có ai giúp đỡ, họ rất dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, đau đầu kéo dài, thậm chí là trầm cảm sau sinh.
– Thiếu máu: Đây là vấn đề phổ biến của cả mẹ sinh mổ và sinh thường, vì trong quá trình sinh con sản phụ sẽ mất rất nhiều máu. Sau đó khoảng 1 – 2 tuần (thậm chí là 1 tháng), họ chưa thể bù đắp được lượng máu này, còn các tế bào niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục bong ra gây chảy máu (mà chúng ta gọi là sản dịch). Khi đó, lượng máu nuôi đến não không đủ, ắt sẽ dẫn đến tình trạng mới sinh bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
– Tác động của các gốc tự do: Tâm lý căng thẳng sau khi sinh của người mẹ là điều kiện cho các gốc tự do phát triển liên tục. Chúng làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, ngăn chặn sự vận chuyển máu lên não và đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa, kết quả là dẫn đến những cơn đau đầu.
– Một số yếu tố thuận lợi: Phụ nữ sinh con khi tuổi đã trên 35, người có tiền sử mắc bệnh đau đầu trước khi sinh con, người thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…) cũng dễ bị đau đầu sau sinh hơn so với những người bình thường.
Mới sinh bị đau đầu nguy hiểm như thế nào?
Là một hiện tượng thường gặp, song chúng ta không thể chủ quan trước tình trạng đau đầu khi mới sinh con, bởi chính sự chủ quan, lơ là này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người mẹ: Khi bị đau đầu, người mẹ thường không có tâm trí ăn uống cũng như thực hiện các hoạt động khác. Người mẹ bị đau đầu sau sinh cũng rất dễ bị thiếu sữa cho con bú, em bé có thể phải dùng sữa ngoài trong khi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.
– Là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh: Đau đầu kéo dài gây ra tâm lý khó chịu, bất lực ở người mẹ. Nếu không nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, người thân, họ rất dễ rơi vào trầm cảm. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra cái chết của chính người bệnh và những người xung quanh.
– Đau đầu sau sinh có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm khác: Chúng ta không mặc định đau đầu sau sinh là sản hậu đầu thống. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nguy hiểm nữa như u não, viêm màng não hay co thắt mạch máu não. Những bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể làm người bệnh tử vong đột ngột.
Điều trị chứng đau đầu ở phụ nữ mới sinh con
Mọi loại thuốc sử dụng trong thời gian này đều phải có sự chỉ định của bác sĩ. Nhưng khi tình hình chưa quá trầm trọng, người mẹ có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản sau:
– Tự dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: Người mẹ đã phải trải qua thời gian vất vả 9 tháng 10 ngày mang thai, rồi những cơn đau như cắt da cắt thịt lúc chuyển dạ. Bởi vậy, thời gian ở cữ chính là cơ hội để họ được nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc bên con yêu. Đừng quá bận tậm đến các vấn đề rắc rối khác vì chúng không tốt cho sức khỏe.
– Xoa bóp, chườm để giảm đau: Sử dụng hai bàn tay xoa day nhẹ ở vùng thái dương ra đến giữa trán là một cách khá hữu hiệu để xua tan những cơn đau đầu. Nếu không, mẹ cũng có thể dùng một tấm khăn tẩm nước ấm, đắp lên trán cho đến khi cảm giác đau nhức dịu bớt đi.
– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Để bù đắp lại lượng máu đã mất trước đó và bổ sung dưỡng chất để sản xuất sữa cho con. Tuy nhiên, cũng không nên ép người mẹ ăn quá nhiều sẽ làm bệnh tình ngày một nặng hơn.
Trong trường hợp tình trạng mới sinh bị đau đầu kéo dài quá lâu (trên 3 tuần – 1 tháng) mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
Nguồn: Mabio.vn
Mẹ Bầu Cẩn Thận Bị Lãnh Cảm Khi Mang Thai: Làm Sao Để Phòng Tránh?
Lãnh cảm khi mang bầu là tình trạng phụ nữ không có ham muốn hoặc ham muốn bị giảm trong thai kỳ. Hay nói cách khác là mẹ bầu không có suy nghĩ về chuyện tình dục, cũng không muốn gần gũi quan hệ với chồng. Nếu có thì cũng chỉ gượng ép cho xong chuyện, thậm chí khó chịu, mệt mỏi, dần dần tìm mọi cách để tránh chuyện ấy.
Nguyên nhân nào khiến phụ nữ bị lãnh cảm khi mang thai?
Bà bầu bị lãnh cảm trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ
– Trong 3 tháng đầu, do sự thay đổi nội tiết tố, cộng với việc mẹ bầu có thể bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa, dễ cáu gắt nên không có hứng thú cũng như sức lực để làm chuyện ấy.
– Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, ham muốn tăng do nội tiết tố estrogen tăng cùng với lưu lượng máu tăng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, mẹ bầu thường cảm thấy người mệt mỏi, đau nhức, bụng cũng to hơn rất nhiều, cơ thể trở nên “cồng kềnh” hơn nên ham muốn lại bị giảm. Thay vào đó là tâm lý hồi hộp, lo lắng vì sắp đón con chào đời.
– Từ đó có thể thấy quá trình mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ đến ham muốn và tần suất quan hệ của người phụ nữ. Bà bầu có thể bị lãnh cảm, không có ham muốn tình dục ở một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, bà bầu nào cũng sẽ trải qua.
Bà bầu bị lãnh cảm trong suốt thai kỳ
Có rất nhiều bà bầu không chỉ bị lãnh cảm theo giai đoạn mà là suốt thai kỳ đều không ham muốn, nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi về tâm lý:
– Bà bầu bị lãnh cảm do tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều về việc ăn, uống, ngủ, nghỉ như thế nào để tốt cho con. Đặc biệt, là những người lần đầu làm mẹ, chưa có kinh nghiệm nên cảm thấy áp lực, lo lắng. Vì vậy, họ không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện ấy.
– Phụ nữ khi mang thai tâm lý trở nên nhạy cảm, dễ buồn, dễ vui, hay khóc, nhất là khi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ chồng. Từ đó, họ cảm thấy tủi thân, giận dỗi, không muốn chia sẻ cũng như gần gũi với chồng.
– Phụ nữ bị lãnh cảm khi mang thai cũng có thể do không biết cách quan hệ an toàn nên kiêng cữ, không quan hệ khi mang bầu vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
– Nhiều người cảm thấy tự ti khi ngoại hình có những thay đổi như bụng ngày càng to, xuất hiện nhiều vết rạn, da nhăn nheo, chảy xệ, thân hình kém thon gọn do tăng cân… Nếu người chồng không tâm lý, động viên, thậm chí có ý định “chán cơm thèm phở” thì vợ rất dễ bị lãnh cảm khi mang thai.
– Một số bà bầu được bác sĩ khuyên nên kiêng quan hệ do có tiền sử sảy thai, sinh non… Trong suốt thai kỳ không có sự gần gũi, gắn kết với chồng thì cả tâm sinh lý đều có thể bị ảnh hưởng và dễ bị lãnh cảm khi mang bầu.
Bà bầu bị lãnh cảm có nguy hiểm gì không?
– Phụ nữ bị lãnh cảm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, lúc nào cũng buồn chán, dễ cáu gắt. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu có thể chán ăn, mệt mỏi, sức đề kháng yếu, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ khi sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi chưa ổn định.
– Bên cạnh đó, bà bầu bị lãnh cảm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi cơ thể người mẹ ốm yếu, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì em bé sinh ra có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tính cách cũng bị ảnh hưởng do tâm trạng lúc mang bầu của mẹ. Đấy cũng là lý do các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi mang thai để tránh ảnh hưởng tới con sau này.
– Bà bầu bị lãnh cảm đồng nghĩa với việc không có ham muốn tình dục, vợ chồng không gần gũi. Từ đó, tình cảm đi xuống, không có sự gắn kết, yêu thương, chồng có thể ra ngoài để “giải quyết” nhu cầu, hôn nhân có thể bị tan vỡ.
– Phụ nữ bị lãnh cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp do thiếu hụt hormone testosterone và estrogen. Hai loại hormone này được giải phóng khi quan hệ tình dục.
Bị lãnh cảm khi mang bầu phải làm sao?
Phụ nữ bị lãnh cảm khi mang thai do bất cứ nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng này kịp thời:
– Nên giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi, suy nghĩ tích cực, không nên quá lo lắng, tự tạo áp lực cho bản thân.
– Thường xuyên tâm sự với chồng về những suy nghĩ, khó khăn bản thân gặp phải để được chia sẻ, giúp đỡ, động viên từ chồng, không nên âm thầm chịu đựng một mình.
– Duy trì những thói quen như massage cơ thể, khuyến khích chồng nói chuyện với thai nhi, cùng nhau suy nghĩ về việc sẽ chăm sóc, dạy con như thế nào trong tương lai… để tạo sự gần gũi vợ chồng khi ở giai đoạn không thể thỏa mãn ham muốn tình dục (trong tháng đầu hoặc những tuần cuối). Đặc biệt là những bà bầu được bác sĩ khuyến cáo kiêng quan hệ.
– Bà bầu bị lãnh cảm nên có chế độ tập thể dục hợp lý, ngồi thiền hoặc yoga… không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn giúp tinh thần được thư giãn, cân bằng tâm lý.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ cũng như cung cấp dưỡng chất cho bé. Đặc biệt, phụ nữ nên bổ sung estrogen tự nhiên thông qua các loại thực phẩm (đậu nành, đậu tương, mơ, mận sấy khô, hạt lanh…) để cải thiện tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn.
– Trường hợp bà bầu bị lãnh cảm trong suốt thai kỳ mà tìm đủ mọi cách vẫn không thể cải thiện thì nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn vì tình trạng này có thể kéo dài và tiến triển nặng hơn sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như việc chăm sóc bé.
Nguồn: chúng tôi
Cẩn Trọng: Mẹ Bầu Có Thể Mất Con Chỉ Vì Cảm Cúm!
Có rất nhiều căn bệnh tưởng chừng đơn giản như cảm cúm, thủy đậu… nhưng với bà bầu lại vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sảy thai.
Cảm cúm
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên càng dễ mắc bệnh tật. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu không nên để bị nhiễm cúm trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thì đây là giai đoạn cơ thể thai nhi đang trong quá trình hình thành, nếu người mẹ mắc bệnh có thể gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai hoặc thai bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, dị tật ở tim, não, thoát vị đốt sống, đục thuỷ tinh thể.
Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh, mẹ bầu cần lưu ý, không nên tự ý uống thuốc trị cảm bừa bãi mà cần có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc. Thực hiện siêu âm, xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi để có hướng can thiệp kịp thời.
Cúm là căn bệnh bà bầu rất dễ mắc phải, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh
Bà bầu nhiễm vi-rút Herpes
Vi-rút Herpes có thể lây truyền qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con. Nếu chị em có biểu hiện ngứa, đau vùng kín, xuất hiện mụn nước, bọng nước hoặc vết loét da ở cơ quan sinh dục thì cần nghĩ ngay đến việc bị nhiễm Herpes sinh dục. Nếu đã bị nhiễm vi-rút Herpes thì nó tồn tại mãi trong cơ thể người và tái phát khi có cơ hội thuận lợi.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi-rút Herpes thường bị ngứa, khó chịu vùng kín, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, rối loạn tiểu tiện và đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non rất cao. Chị em nên khám tiền sản trước khi có ý định mang bầu để biết về tiền sử bệnh và được tư vấn phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh tình dục
Bà bầu mắc các bệnh xã hội thường có dấu hiệu sớm là ngứa vùng kín, dịch âm đạo có mùi hôi, có màu bất thường, kèm theo biểu hiện đau bụng dưới, sốt nhẹ, suy giảm ham muốn tình dục… Thậm chí một số trường hợp, chị em mắc bệnh hoàn toàn không có dấu hiệu hoăc triệu chứng nào cho tới khi con chào đời mới… ngã ngửa khi biết bệnh.
Vi-rút giang mai sẽ truyền sang nhau thai làm tổn hại bào thai trong tử cung. Nhiễm khuẩn lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ trẻ sơ sinh ngay khi bé chào đời. Bên cạnh đó, không ít mẹ bầu mắc bệnh xã hội đều phải đối mặt với nguy cơ vỡ màng ối sớm, thai chết lưu, sinh non, con nhẹ cân, trẻ bị nhiễm khuẩn mắt, viêm dây thần kinh, viêm gan, viêm màng não, sản phụ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau sinh, viêm khung chậu.
Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh vùng kín, mẹ bầu cần thăm khám sản phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phác đồ dự phòng giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến sản khoa cho mẹ và bé. Một số bệnh xã hội như nhiễm khuẩn âm đạo, giang mai có thể sử dụng thuốc đặt kháng sinh nhưng các bệnh do vi-rút tấn công như mụn rộp, HIV sẽ rất khó điều trị cho bà bầu. Ngoài ra, các trường hợp này có thể phải chỉ định sinh mổ để tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
Bà bầu phải khỏe mạnh thì em bé sinh ra cũng được khỏe mạnh
Thuỷ đậu
Thực tế, thuỷ đậu là bệnh lành tính, người bình thường có sức đề kháng tốt khi nhiễm bệnh đều có thể nhanh chóng hồi phục mà không gặp biến chứng nguy hiểm nào, tuy nhiên với phụ nữ mang thai điều này lại khá khó khăn. Người mẹ mắc bệnh có thể bị viêm phổi, tổn thương gan, não, truyền bệnh sang cho thai nhi khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
Rubella
Rubella được xem như một dạng bệnh lý về sốt phát ban, và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở người đang mang thai, đây thực sự là nỗi ám ảnh. Mẹ bầu mới mang thai mắc Rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, còn gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Thai nhi dễ gặp biến chứng như sinh non, nhẹ cân, đục thuỷ tinh thể, bại não, mù loà… Những bà bầu mang thai ở giai đoạn đầu khi nhiễm Rubella thường được khuyên đình chỉ thai sản do khả năng dị tật ở thai nhi lúc này rất cao, lên đến 80%.
Viêm gan B
Nhiều thai phụ tá hoả khi biết rằng mình đã nhiêm viêm gan B từ lúc nào không hay, do không thấy cơ thể có gì đặc biệt trong khi đó nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là rất lớn.
Tuy nhiên, nếu bà bầu được điều trị kịp thời trước khi mang thai để hạ thấp lượng vi-rút trong cơ thể và điều trị tiếp trong thời gian mang thai. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh lại được tiêm ngay huyết thanh và vắc-xin ngừa viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu mới sinh thì nguy cơ lây nhiễm gần như là không còn.
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách phòng bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé
Lưu ý cho mẹ bầu để mang thai khỏe mạnh
– Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng ngừa trước khi mang bầu từ 3-6 tháng như cúm, Rubella, viêm gan B, thủy đậu…
– Hạn chế đến nơi đông người trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Cách ly hoàn toàn với người mắc bệnh hoặc tuân thủ quy định điều trị nếu đã mắc bệnh.
– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Thăm khám trước, trong và sau sinh nở để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi cũng như theo dõi sức khoẻ của bé sơ sinh.
Bí Quyết Nhận Biết Mẹ Bầu Đang Bị Trầm Cảm
Theo thống kê, cứ 10 thai phụ thì lại có 1 người mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Đây là một trong những chứng bệnh khá nguy hiểm với thai phụ nhưng hiện vẫn còn khá nhiều chị em chưa hiểu rõ và khá thờ ơ với căn bệnh này.
Ảnh hưởng của chứng trầm cảm đối với thai phụ
Trầm cảm là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này gây ra rất nhiều tác động xấu đến tâm trạng cũng như sức khỏe của thai phụ. Trầm cảm khi mang thai có thể mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tình trạng thiếu cân ở bé. Ngoài ra, mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh và làm tăng nguy cơ thai nhi bị trầm cảm khi đến tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm khi mang thai?
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm. Khi nội tiết tố thay đổi sẽ khiến cho cảm xúc của bạn phát triển mạnh hơn, phụ nữ lúc này sẽ trở nên nhạy cảm hơn hẳn với những tình huống thông thường.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý và di truyền cũng là một trong những yếu tố góp phần gây nên chứng bệnh trầm cảm khi mang thai.
Những triệu chứng báo hiệu mẹ bầu bị trầm cảm
Không còn cảm thấy hứng thú và thú vị với bất cứ việc gì hay thứ gì.
Thường xuyên cảm thấy buồn chán suốt cả ngày.
Cảm thấy khó có thể tập trung vào tất cả mọi việc.
Cảm thấy buồn bực, khó chịu, thậm chí còn có thể có những hành động cực đoan quá mức.
Cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ li bì suốt cả ngày.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Thường cảm thấy bản thân vô dụng hoặc có cảm giác tuyệt vọng.
Muốn ăn rất nhiều thứ hoặc cũng có trường hợp chẳng muốn ăn gì.
Mẹ bầu nên làm gì để phòng tránh trầm cảm khi mang thai
Là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp nào để có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây ra trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng một vài cách sau đây:
Mẹ bầu cần giữ cho tâm trạng của mình được thoải mái và thư giãn.
Mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Mẹ bầu nên dành thời gian trò chuyện cùng bạn bè, người thân hoặc tập một môn thể dục nhẹ nhàng như yoga. Điều này không chỉ mang đến cho thai phụ sự thoải mái về tinh thần mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho thai phụ rất nhiều.
chúng tôi
Không còn cảm thấy hứng thú và thú vị với bất cứ việc gì hay thứ gì.
Thường xuyên cảm thấy buồn chán suốt cả ngày.
Cảm thấy khó có thể tập trung vào tất cả mọi việc.
Cảm thấy buồn bực, khó chịu, thậm chí còn có thể có những hành động cực đoan quá mức.
Cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ li bì suốt cả ngày.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Thường cảm thấy bản thân vô dụng hoặc có cảm giác tuyệt vọng.
Muốn ăn rất nhiều thứ hoặc cũng có trường hợp chẳng muốn ăn gì.
Mẹ bầu cần giữ cho tâm trạng của mình được thoải mái và thư giãn.
Mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Mẹ bầu nên dành thời gian trò chuyện cùng bạn bè, người thân hoặc tập một môn thể dục nhẹ nhàng như yoga. Điều này không chỉ mang đến cho thai phụ sự thoải mái về tinh thần mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho thai phụ rất nhiều.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mới Sinh Bị Đau Đầu: Cẩn Thận Tử Vong Vì Trầm Cảm, Viêm Màng Não trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!