Xu Hướng 9/2023 # Mẹo Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu # Top 12 Xem Nhiều | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mẹo Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mẹo Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lá lốt: Trong lá và thân cây lá lốt có nhiều thành phần beta-caryophylen và alcaloid. Rễ cây lá lốt có thành phần chính là benzylacetat. Những chất này có tính kháng khuẩn rất tốt vì vậy sử dụng diệt khuẩn và giảm đau răng rất hiệu quả.

Cách sử dụng: Cây lá lốt được sử dụng cả lá, thân và rễ. Lá lốt sau khi rữa sạch đem sắc với nước, đến khi nước cô cạn còn lại 1/3. Sử dụng nước lá lốt này súc miệng hằng ngày. Chỉ sau khoảng 3 ngày, những triệu chứng đau nhức sẽ giảm đi trông thấy.

Sử dụng lá lốt để diệt khuẩn và giảm đau răng rất hiệu quả

Lá ổ có tác dụng giảm đau răng: Trong lá ổi có chứa hợp chất astringents làm chắc nướu, ngoài ra lá ổi còn có tính chống viêm kháng khuẩn nên chữa bệnh đau răng và bệnh viêm nướu rất hiệu quả.

Có thể áp dụng ba cách giảm đau răng bằng ổi như sau:

Cách 1: Lấy búp ổi non giã hoặc vò nát, sau đó xát nhẹ vào nướu hoặc chổ răng bị đau, sẽ cải thiện tình trạng đau nhức.

Cách 2: Sử dụng lá ổi và muối. Lá ổi sau khi giã nát cho thêm ít muối và nước ấm. Sau đó dùng bông bôi hỗn hợp này vào chỗ răng hoặc nướu bị đau. Kiên trì thực hiện đau nhức sẽ giảm.

Cách 3: Sử dụng vỏ rễ cây ổi và dấm chua. Lấy vỏ rễ cây ổi đem sắc với một ít dấm chua. Sử dụng nước dấm ổi này ngậm nhiều lần trong ngày, tình trạng cũng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu việc kiếm rễ ổi khó khăn, bạn hãy thực hiện theo hai phương án trên, công hiệu cũng như nhau.

Lá ổi còn có tính chống viêm kháng khuẩn giảm đau răng và viêm nướu rất hiệu quả

Đinh hương: Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.

Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.

Dùng đinh hương để làm dịu cơn đau răng

Nước muối ấm: Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra. Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.

Nước muối ấm là cứu tinh hiệu quả trong việc giảm đau răng 

Dùng tỏi để chữa đau răng: Tỏi được xem là loại thuốc tự nhiên có tính chống khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Do vậy sử dụng tỏi có thể giúp các mẹ bầu giảm những cơn đau răng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sâu răng.

Phương pháp này được thực hiện rất đơn giản: Bạn giã nát vài tép tỏi cùng với muối, sau đó lấy hỗn hợp này đặt lên răng bị đau khoảng 10 phút. Với bài thuốc chữa đau răng cho bà bầu này, tình trạng đau răng của các mẹ sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Tỏi giúp giảm đau răng cho bà bầu hiệu quả

Chườm đá: Chườm tí đá lạnh cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau và sưng. Đá lạnh giúp co các mạch máu, gây tê tạm thời.

Chườm tí đá lạnh cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau và sưng

Lưu ý:

Các biện pháp nói trên có thể giúp giảm đau răng trong một thời gian ngắn. Song nếu bạn đau răng nghiêm trọng trong khi mang thai, thì không nên tiếp tục tự điều trị một thời gian dài mà tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt.

Thăm khám nha khoa nếu áp dụng các mẹo trên không giảm đau nhức

Ngoài ra, trong khi mang bầu, bạn nên đặc biệt chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày và xỉa răng 1lần/ngày. Ăn nhiều canxi, vitamin C và vitamin B12 trong chế độ ăn uống khi mang thai và nó cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng.

Chế độ ăn uống bổ sung vitamin và canxi

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Bà Bầu Bị Đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Cho Bà Bầu

Bà bầu bị đau lưng là 1 hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, gây rất nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ. Vậy, đau lưng khi có thai như thế nào?mang thai đau lưng có sao không? làm sao để chấm dứt những triệu chứng bị đau lưng khi mang thai?

I – Có bầu bị đau lưng có sao không? Có ảnh hưởng gì không?

Một thống kê cho thấy, khoảng 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Mang bầu bị đau lưng được xem như “một phần không thể thiếu” của thai kỳ.

Có bầu đau lưng ở đâu? Các vị trí đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, cứng đơ khớp ở vùng lưng, vùng hông hoặc lưng dưới.

Thỉnh thoảng cơn đau còn có thể lan xuống chân và mông. Do đó, hiện tượng đau lưng ở bà bầu rất đa dạng, có bà bầu bị đau lưng trên, bà bầu bị đau lưng bên trái, bà bầu bị đau lưng trên bên phải hoặc có mẹ bầu bị đau lưng dưới,…

Vậy mới có thai bị đau lưng có sao không, có bầu đau lưng có ảnh hưởng gì không? Dấu hiệu đau lưng khi mang thai là hiện tượng rất bình thường nên các mẹ không cần phải quá lo lắng về việc mẹ bầu đau lưng có sao không. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy 1 trong các dấu hiệu sau:

– Mang thai bị đau lưng dữ dội, trầm trọng.

– Cơn đau bắt đầu đột ngột và ngày càng nghiêm trọng.

– Gặp khó khăn trong việc đi tiểu.

– Chân có cảm giác châm chích như kiến bò.

Tốt nhất khi thấy có dấu hiệu đau lưng nhiều và kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, càng mẹ nên đi gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Vì sao bà bầu bị đau lưng? Các nguyên nhân bà bầu bị đau lưng có thể kể đến như:

Tử cung lớn dần, khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ khiến các khớp và dây chằng của cơ thể bị đau nhức, đặc biệt là vùng trên xương cùng – nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển.

– Tăng cân: Đây cũng là lý do tại sao có bầu bị đau lưng nhiều. Sự phát triển của thai nhi cùng với cân nặng của mẹ ngày càng tăng khiến, khung xương chậu và cột sống phải gánh sức nặng khiến bà bầu bị đau lưng đau hông và bị đau lưng khi mang bầu.

– Căng thẳng: Căng thẳng là lý do tiếp theo tại sao đau lưng khi mang thai. Tình trạng căng thẳng khiến các cơ quan trong cơ thể luôn ở trong tình trạng căng cứng, không được thư giãn. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khiến mẹ bầu đau lưng.

– Các cơ vùng bụng yếu đi: Đây cũng là lý do tại sao phụ nữ mang thai bị đau lưng. Khi mang thai, các cơ vùng bụng bị kéo giãn quá mức do thai nhi ngày một lớn dần gây sức ép lên vùng cơ lưng. Hậu quả là khiến bà bầu bị đau lưng trên bên trái và có bầu bị đau lưng bên phải.

– Vị trí của thai nhi: Cân nặng của thai nhi càng tăng vào những tháng cuối thai kỳ thì cơn đau lưng khi có bầu càng tăng lên. Đặc biệt, nếu bé nằm trong bụng ở vị trí lưng của bé ngược lại với lưng của mẹ thì càng gây sức ép lớn lên vùng xương lưng của thai phụ, vì vậy hiện tượng đau lưng khi mang thai là không thể tránh khỏi.

Do đó, để tránh nguy cơ có thể bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.

III – Dấu hiệu đau lưng khi mang thai là thiếu chất gì?

( → Nên đọc: Đau lưng khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục.)

III – Có bầu đau lưng phải làm sao? Cách giảm đau lưng cho bà bầu

Tư thế nằm giảm đau lưng cho bà bầu thế nào? Để giảm đau lưng khi mang thai, khi ngủ bà bầu nên nằm nghiêng, tốt nhất nghiêng sang trái, hạn chế nằm ngửa khi ngủ.

Bên cạnh đó, phụ nữ đau lưng khi mang thai có thể chèn thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm bà bầu.

Khi thai nhi dần phát triển, bụng bắt đầu to và nặng hơn thì phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng gây đau khiến bà bầu bị đau lưng dưới. Việc massage vùng lưng dưới cũng làm cho bà bầu dịu cảm giác đau và mỏi.

Cách massage giảm đau lưng cho bà bầu như sau:

Bà bầu có thể ngồi hoặc nằm nghiêng sang trái. Người massage xoa nóng 2 bàn tay rồi tiến hành massage nhẹ nhàng từ gáy tới hông.

Tiếp tục message trở lại vai, kéo dọc hai bên cơ thể rồi ra hai bên sườn. Sau đó dùng 2 tay ấn nhẹ đồng thời kéo giãn các cơ.

Mẹ bầu bị đau lưng phải làm sao? Phụ nữ có thai bị đau lưng mệt mỏi có thể áp dụng cách giảm đau bằng việc tập yoga thường xuyên và đều đặn hàng ngày. Nên ưu tiên các bài tập chữa đau lưng cho bà bầu nhằm giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp ở phần lưng và chân.

Bà bầu chuẩn bị ở tư thế ngồi, 2 tay chống sau lưng. Chân duỗi thẳng, mở rộng bằng vai, lòng bàn chân hướng về phía trước.

Di chuyển sao cho hai bàn chân úp vào trong. Nếu các mẹ có bầu bị đau lưng bên trái, có thai bị đau lưng dưới và có bầu đau lưng bên phải, hãy lặp lại động tác này liên tục khoảng 20 lần sẽ giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu hữu hiệu.

Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, phần đầu gối cong nhẹ, hai tay chống lên đùi.

Cách làm giảm đau lưng cho bà bầu này phù hợp với cả trường hợp mẹ bầu đau lưng dưới, mẹ bầu đau lưng bên trái và phải.

Các mẹ nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra. Hít thật sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.

Thở ra, hạ tay và chân xuống. Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên thực hiện từ 4-6 lần để cải thiện hiện tượng đau lưng khi mang bầu và mang thai đau lưng bên trái.

Làm sao để giảm đau lưng cho bà bầu? Để giảm thiểu sự khó chịu do chứng bị đau lưng khi có bầu gây ra, các bà bầu còn cần bổ sung đầy đủ nhu cầu canxi, các vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi.

Tốt nhất, các mẹ bầu nên sử dụng viên uống bổ sung có nguồn gốc tự nhiên, nó sẽ giúp bé có đủ lượng canxi để phát triển toàn diện, đồng thời ngăn chặn loãng xương khiến bà bầu bị đau lưng và hông, có bầu đau lưng bên trái và mẹ bầu đau lưng bên phải.

Do đó, để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng hiện tượng đau lưng khi có thai, mới có bầu bị đau lưng các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các chế phẩm canxi dành riêng cho bà bầu.

NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

Các bác sĩ khuyên nên sử dụng canxi hữu cơ vì có khả năng giúp cơ thể hấp thu canxi nhanh và dễ dàng, hạn chế lắng đọng canxi ở thận, táo bón, nóng trong…

( → Xem lý do nhiều mẹ tin tưởng dùng Canxi NextG Cal NGAY TẠI ĐÂY)

IV – Đau lưng khi mang bầu – Những thắc mắc thường gặp

Hiện tượng khi mang bầu bị đau lưng diễn ra khá sớm. Một số phụ nữ mới mang thai bị đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng hầu hết các mẹ mang bầu đau lưng xuất hiện ở tuần thứ 18 – giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ 2.

Tuy nhiên mẹ bầu cần đấm lưng đúng cách, không được nằm sấp và không dùng lực mạnh để đấm lưng gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu không nên tự ý dán cao khi bị đau lưng vì có thể gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khi mang thai bị đau lưng để được tư vấn cách làm giảm đau lưng khi mang thai an toàn và hiệu quả.

Cách Giảm Đau Nhức Cho Bà Bầu Khi Bị Tê Tay

0 lượt xem

Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách xử lý Tê tay do huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp sẽ gặp tình trạng giảm lưu lượng máu quay trở lại từ các chi. Khi các mô không nhận được đủ máu trong một thời gian dài sẽ làm các dây thần kinh phản ứng phản hồi lại bằng cảm giác tê ngứa, từ đó khiến bà bầu bị tê tay.

Lúc này mẹ bầu nên: Siết chặt bàn tay thành nắm đấm cũng như di chuyển cánh tay giúp giảm tê tay.

Khớp dịch chuyển

Khi mang thai cơ thể có sản xuất ra một loại hormone có tên là relaxin, nhằm nới lỏng các khớp. Chức năng của loại hormone này là giúp xương chậu của người mẹ mở sẳn sàng cho em bé đi qua trong giai đoạn chuyển dạ.

Nhưng tác động của nó không chỉ xuất hiện giới hạn ở các khớp xương chậu mà còn có thể tác động lên các khớp khác của cơ thể. Dẫn đến bà bầu có thể cảm thấy bản thân di chuyển linh hoạt hơn so với trước. Tuy nhiên, khi xương di chuyển ra khỏi vị trí cố định sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh gây tê ngứa râm ran. Kết quả là bà bầu bị tê tay

Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng thay vì nằm ngửa khi mang thai cũng làm các dây thần kinh bị đè lên dẫn đến tê tay.

Lúc này mẹ bầu nên: Để cải thiện tình trạng này bà bầu nên chọn cho mình một chiếc nệm mềm và chịu khó thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.

Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu

Nguyên nhân hội chứng ống cổ tay và ảnh hưởng của nó

Mang thai làm tăng lượng máu cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể. Sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở cổ tay đã chèn áp các dây thần kinh ở ngón tay và bàn tay, từ đó gây ngứa râm ran và tê tay ở bà bầu.

Tình trạng này có thể làm cho khả năng cầm nắm đồ vật của mẹ bầu trở nên yếu hơn cũng như gặp khó khăn khi di chuyển ngón tay, đặc biệt là ngón giữa và ngón trỏ ở bàn tay mà mẹ bầu sử dụng nhiều.

Hiện tượng này thường xảy ra khi nào và ai có nguy cơ?

Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Nếu đã từng mắc hội chứng ống cổ tay trước đây, thì bạn có khả năng gặp lại nó ở lần mang thai tiếp theo.

Ngoài ra, hội chứng này cũng thường gặp ở người mang đa thai, thừa cân trước khi mang thai, ngực bắt đầu phát triển vượt mức trong thời gian bầu bí.

Hội chứng này có thể vẫn phát triển ngay cả khi đã sinh con. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì khoảng 3 tháng sau khi bé yêu chào đời, cơ thể sẽ đào thải hết chất lỏng và hội chứng này cũng sẽ tự thuyên giảm.

Một số cách giảm đau cho bà bầu bị tê tay do hội chứng ống cổ tay:

Xoa bóp cổ tay. Dùng tay nắm lấy cổ tay bị tê xoa bóp theo chuyển động tròn sẽ làm giả, tắc nghẽn và tăng lưu thông chất lỏng.

Nhờ người thân xoa bóp bàn tay, cổ tay và các vùng lân cận. Không chỉ tác động vào tay mới làm giảm tê nhức, mà xoa bóp di chuyển lên các vùng nách, vai, cổ và lưng trên cũng giúp bà bầu giảm tê tay hiệu quả.

Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể giảm tê tay bằng bấm huyệt. Trên cổ tay có một huyệt là nội quan, nếu kích thích vào đó có thể giúp mẹ bầu giảm tê tay. Bạn có thể tự bấm huyệt hoặc nhờ người thân của mình hỗ trợ. Cách thực hiện:

Chụm 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út lại với nhau và đặt chúng nằm ngang trên đầu cổ tay

Vị trí huyệt nội quan nằm ở giữa cổ tay, nơi ngón cái cảm nhận được 2 gân lớn Nhấn mạnh điểm này và giữ trong 10 giây

Lặp lại lần nữa với tay còn lại.

Ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị tê tay

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin B6 để thúc đẩy sức khỏe hệ thần kinh như: bơ, tỏi, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt phỉ, thịt nạc (thịt lợn, thịt cừu…), rau xanh đậm, các loại cá chứa nhiều dầu (cá thu, cá ngừ, cá hồi…).

Chúc các mẹ có một có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mẹo Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu

Bà bầu thường dễ bị cảm hơn sơ với người bình thường, đặc biệt trong mùa dịch cúm việc trị cảm cúm cho bà bầu cũng khó khăn hơn bởi khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.

Hỏi: Em mới mang thai được 8 tuần nhưng lại đang có dấu hiệu cảm cúm do thời tiết quá lạnh. Theo em được biết thì bị cúm khi mang thai thì không nên uống thuốc mà để bệnh tự khỏi. Em cũng làm như vậy nhưng đến cả tuần rồi mà bệnh chưa khỏi. Em rất sốt ruột và cũng lo lắng không biết bị cúm kéo dài thế có ảnh hưởng đến em bé hay không? Vậy, em phải làm gì khi bị cúm lúc đang mang bầu? (Nguyệt Lam, Hà Nội)

Trả lời của bác sỹ sản phụ khoa:

Bạn Nguyệt Lam thân mến,

Bị cúm khi đang mang bầu là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

Tuy nhiên, khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này, thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo và vẫn uống thuốc với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”, hoặc là có những người lại không biết làm cách nào khi bị cúm. Khi đó cần có những biện pháp chăm sóc bà bầu bị cảm cúm cẩn thận và chu đáo hơn.

Vậy, khi bị cúm, bà bầu cần làm gì?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả nhất: CÁCH TRỊ CẢM CÚM CHO BÀ BẦU THỨ 1

Dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhưng với đặc tính của tỏi tươi, các chị em sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại.

Đây cũng là một trong những mẹo hay để các chị em phụ nữ phòng chống cảm cúm khi mang thai. Trong quá trình mang thai hãy ăn tỏi nhiều hơn bình thường một chút. Ví như trong quá trình xào rau hàng ngày cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bà bầu phòng tránh cúm.

Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Vì mùi hương và vị ngọt nên loại nước này dễ uống hơn. Ngoài ra, sử dụng thảo mộc xông tắm Tanamera cũng là một cách hay giúp chị em cảm thấy nhẹ nhàng và mau hết bênh hơn

CÁCH TRỊ CẢM CÚM CHO BÀ BẦU THỨ 3 Làm sao để phòng tránh cảm cúm cho bà bầu?

Bổ sung Vitamin C cho cơ thể. Vitamin C đóng vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch của cơ thể, hãy bổ sung vitamin C hàng ngày cho chính bản thân mình. Để phòng tránh cảm cúm bà bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C (cam, bưởi, ổi, sơ ri…), uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Một số loại nước giúp sát khuẩn đường hô hấp: bà bầu có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Chú ý thời tiết: Các chị em mang thai nên cẩn thận chuẩn bị cho mình áo ấm, khăn quàng hay áo mưa để phòng chống những thay đổi thất thường của thời tiết

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.Nếu trong gia đình hay chỗ làm có người bị cảm cúm, nên mở cửa sổ cho thoáng khí hoặc giữ khoảng cách khi giao tiếp

Môi trường sống: cần tạo điều kiện cho bản thân được sinh hoạt trong môi trường thoáng khí, khi dùng quạt tránh rọi thẳng vào mặt .

Với mỗi bà bầu đều có những cách phòng tránh cảm cúm và điều trị cảm cúm phù hợp với hệ miễn dịch, sở thích cá nhân. Nếu bị cảm cúm khi đang có dịch hay bị cảm cúm kèo dài hãy tham khảo ý kiến bác sỹ chặt chẽ hơn để có phương pháp tốt nhất.

Mẹo Hay Ho Trị Đau Rát Họng Có Đờm Ở Bà Bầu Hiệu Quả

Đau rát họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm tai giữa, đau tức ngực…

Bên cạnh đó, đau rát họng có đờm còn là triệu chứng của nhiều bệnh đường hô hấp. Trong quá trình mang thai, mẹ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây. Bởi vậy, mẹo dân gian cần được áp dụng triệt để để điều trị tận gốc bệnh này.

Đau rát họng có đờm khi mang thai là bệnh gì?

Đau rát họng có đờm khi mang thai là một triệu chứng của viêm họng thường đi kèm với hiện tượng ho khan. Bệnh phần lớn là do virus cũng như các loại vi khuẩn gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm và thương tổn niêm mạc họng. Nếu không điều trị sớm sẽ gây đau rát cổ họng, ho rát họng có đờm.

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm mẹ bầu dễ bị viêm họng. Nguyên nhân chính là do:

Khi mang thai có sự thay đổi nhiều về nội tiết tố, yếu tố quan trọng này làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị giảm dẫn đến đau rát họng có đờm.

Việc tăng tiết màng nhầy khiến mẹ bầu nghẹt mũi dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm rất dễ xuất hiện.

Viêm họng khi mang thai có thể do virus gây nên.

Triệu chứng thường gặp: Ho nhiều có thể kèm theo sốt, đau đầu hoặc không.

3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi ăn uống lẫn sinh hoạt bởi nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cao hơn hẳn so với thời điểm về sau. Bất cứ khi nào cảm thấy bất thường, bạn nên đi khám ngay lập tức.

*** Vào mùa đông, ai cũng dễ bị đau họng, hãy áp dụng cách trị đau họng vào mùa đông rất hiệu quả mà an toàn.

Cách trị đau rát họng cho bà bầu nhanh nhất

Với bà bầu, thuốc trị đau rát họng cần có đơn của bác sĩ chuyên khoa thì mới được dùng. Bởi vậy, mẹo dân gian được áp dụng để điều trị triệt để bệnh. Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sáng và tối, uống nước chanh mật ong vào buổi sáng và bổ sung nước ép trái cây nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất là những cách làm đơn giản nhất.

Ngoài ra, nếu bệnh nặng hơn thì mẹ có thể áp dụng một số mẹo cầu kỳ hơn như:

Chọn mua cam tươi ngon, sau đó chỉ cần rửa sạch, khoét lỗ nhỏ chính giữa quả cam và cho vào chút muối. Sau đó cho cam vào lò nướng trong 15 phút.

*** Ngoài những cách này, bạn có thể trị đau họng bằng chanh cũng khá tốt lại cho hiệu quả nhanh chóng. Nước chanh, gừng mật ong chữa viêm họng hiệu quả

Gừng vừa là một loại gia vị vừa là vị thuốc dân gian hiệu quả cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Sử dụng điều trị đau rát họng, ho có đờm kéo dài hiệu quả.

Mẹ bầu chỉ cần pha một cốc nước chanh, gừng, mật ong và uống vào mỗi bữa sáng sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng

Việc kết hợp cam thảo với trà quế để trị đau rát họng sẽ rất hiệu quả. Mùi thơm của quế và tinh dầu có trong cam thảo sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần. Cam thảo có vị ngọt tự nhiên và lành tính. Để chữa đau rát họng, ho nhiều và giảm đờm trong họng bạn chỉ cần ngậm cam thảo hằng ngày là đủ.

ArgelomaG – Giảm ho, viêm họng, viêm amidan

Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Bị Đau Nhức Răng

Có nhiều phụ nữ đang mang thai lại bị đau nhức răng và có thể kèm theo chảy máu răng. Nhiều mẹ bầu đau răng đến mức không ngủ được… Tất cả những điều này khiến các bà bầu rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi bị đau nhức răng? Nguyên nhân đau nhức răng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng ở phụ nữ mang thai, như: viêm lợi, sâu răng, răng khôn mọc lệch hoặc viêm tủy… Trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là gia tăng nội tiết tố, cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone. Cộng thêm sự tác động lớn của hóc-môn, chân răng chảy máu và sưng tấy nướu răng nên dễ khiến vi khuẩn tấn công.

Người mẹ mang thai ở 3 tháng đầu thường bị viêm lợi do tình trạng nôn ói khi chải răng. Do đó, một số bà mẹ sợ chải răng, ít chải răng hoặc chải qua loa… Từ đó răng dễ hình thành những mảng bám, nguyên nhân gây bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng và hơi thở có mùi hôi.

Đau răng và chữa trị răng luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau nhức răng

Phụ nữ mang thai thường bị nôn ói nên sẽ làm thay đổi môi trường p/h trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến răng dễ phát sinh bệnh lý. Một số thay đổi sinh lý khác như thèm một số thức ăn chua hoặc quá ngọt, nước ngọt có ga cộng thêm ăn nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị sâu răng.

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu đau nhức rang. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Khi bị sâu răng, bà bầu có thể điều trị bằng cách trám răng không dùng đến thuốc tê.

Răng sâu trong thời kỳ này cần được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy. Tuy nhiên cần điều trị ở tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, vì lúc này thai đã lớn nên không bị ảnh hưởng.

Cần đặc biệt lưu ý trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến em bé. Tuyệt đối tránh xa tia X-quang.

Với những trường hợp lấy tủy răng thì tốt nhất là đợi sau 9 tháng thai kỳ, vì lúc điều trị tủy bắt buộc bạn phải chụp X-quang và gây tê, điều này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nhất là 3 tháng đầu.

Không nên tự ý uống thuốc giảm đau răng khi chưa có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Áp dụng những cách chữa đau răng tại nhà

Để chữa đau nhức răng an toàn, các bà bầu có thể áp dụng những cách chăm sóc răng đau nhức tại nhà khá hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Nước muối ấm: Phụ nữ có thai nên chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm, ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, có thể dứt cơn đau tạm thời.

Tỏi tươi: Đây là cách chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Lá lốt: Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.

Chườm đá lạnh: Nước đá có tác dụng giảm bớt cơn đau, là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm đau.

Gừng: Gừng có tính kháng viêm, bạn có thể dùng rễ hoặc củ giã nát rồi bôi lên chỗ đau. Làm vài lần như thế bạn sẽ thấy cơn đau giảm hẳn.

Để có sức khỏe răng miệng tốt trong thời kỳ mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên biết cách giữ gìn và chăm sóc răng một cách tốt nhất. Nếu những phụ nữ có ý định mang thai thì nên đi khám răng định kỳ để lấy sạch vôi răng, chữa dứt điểm các bệnh lý răng miệng khác nếu có.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên chải răng bằng bàn chải lông mềm, tránh tổn hại nướu răng và chải răng ngay sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa, ngậm nước muối ấm. Nếu cơn đau nhức kéo dài, áp dụng những cách chữa tại nhà vẫn không khỏi, bà bầu nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và có cách điều trị hợp lý từ các bác sĩ.

Nha khoa KaiYen

Đăng ký khám tại nha khoa KAIYEN

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!