Bạn đang xem bài viết Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bước 1: Nhận biết tình trạng ít sữa sớm
Nhiều mẹ thường chỉ nhận ra sữa không đủ cho con khi thấy sữa chảy ít, mất sữa. Thật ra vấn đề ít sữa đã diễn ra được một thời gian rồi, hậu quả là con thường bị nhẹ cân, quấy khóc nhiều, mẹ thì stress kinh khủng vì thương con và bất lực dù đã bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng. Lúc này để kích thích sữa tiết ra mẹ sẽ mất nhiều công sức hơn. Để tránh trường hợp này, Dinh dưỡng bà bầu sẽ hướng dẫn mẹ cách nhận biết sớm khi lượng sữa của mình không đủ cho con bú, cụ thể:
Kiểm tra lượng phân bé thải ra: Thường nếu bé bú đủ sữa mỗi ngày mẹ phải thay ít nhất 5 lần tã có phân.
Đánh giá lượng nước tiểu của bé: Việc thay tã ướt 8-10 lần mỗi ngày cũng là cơ sở để nhận biết mẹ có đủ sữa hay không. Ngoài ra khi bú đủ sữa, nước tiểu của bé thường có màu trong suốt hoặc vàng nhẹ.
Cách bé mút và nuốt trong suốt quá trình bú mẹ: Nếu bé chỉ mút và nuốt nhanh thì có thể sữa mẹ không đủ. Khi sữa mẹ về nhiều bé sẽ mút và nuốt chậm rãi.
Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh sau khi bú: Sau khi bú xong nếu không được ăn no bé sẽ có thể bẳn rẳn khó chịu thậm chí khóc nhiễu.
Biểu hiện tăng cân ít (<500g) là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận thấy sữa mẹ về không đủ. Trung bình tháng đầu tiên bé tăng khoảng 1kg và ở các tháng tiếp theo tiếp tục tăng khoảng 500g. Nếu mẹ thấy bé không lên cân, hoặc tăng ít dưới 500g thì cần kiểm tra nguồn sữa của mình.
Bước 2: Xác định nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần và cách xử lý
1. Không cho con bú thường xuyên dẫn tới sữa mẹ ít dần
Mẹ cần biết cho con bú liên tục sẽ giúp kích thích tiết sữa. Chính vì điều này mà các chuyên gia sản khoa khuyến khích mẹ nên cho con bú ngay khi mới sinh vài giờ, mặc dù lượng sữa chỉ có mấy ml nhưng cũng đủ cho bé sơ sinh no lúc đó và sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu.
Cách xử lý: Để khắc phụ tình trạng này, mẹ nên tăng cường cho con bú mẹ vì động tác này sẽ kích thích tiết sữa, mỗi lần bé bú cạn bầu vú thì sữa càng mau về, ưu tiên bầu vú ít sữa trước nhưng vẫn cân đối cho bú bên còn lại để duy trì sữa đều 2 bên. Mẹ có thể cho bé bú từ 20-30 phút, nên cho bé bú ở nơi chỉ có 2 mẹ con để tránh bé sao nhãng khi bú. Cho bé bú hết bầu thứ nhất rồi mới chuyển sang bầu thứ hai vì bú như vậy sẽ vừa giúp kích thích sữa lại tận dụng được nguồn sữa béo sau cùng giúp bé tăng cân. Nếu bé ngủ lúc đang ti sữa, mẹ đừng rút ra mà cứ để con vừa ăn vừa ngủ, đến khi nào bé bú no, lúc đó bé tự nhả ti mẹ và ngủ ngoan.
2. Cách ngậm vú và tư thế thế bú sai cách ảnh hưởng lượng sữa tiết ra
Không chỉ những mẹ chăm con đầu lòng mới gặp vấn đề này mà còn có nhiều mẹ sinh con lần 2, lần 3 cũng chưa biết cách cho con bú đúng. Hậu quả là mẹ thì đau vú vì bé ngậm kéo nhiều còn con thì quấy khóc vì không có sữa. Có một số trường hợp là do trẻ bị dị tật bẩm sinh ở miệng.
Cách xử lý: Khi cho con bú, mẹ nên ôm bé sao cho đầu, thân mình, mông bé tạo thành một đường thẳng và phải được nâng đỡ; bụng bé áp vào bụng mẹ; mặt bé đối diện với vú mẹ. Mẹ nên tập cho bé ngậm cả quầng vú, há miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm chạm vào vú. Tránh để bé chỉ ngậm mỗi núm vú, lúc bú cũng không được nhiều sữa mà mẹ còn rất đau nữa nếu để lâu có thể gây tổn thương vú ở mẹ còn trẻ thì không chịu bú nữa dẫn đến việc tạo sữa ít đi, dần dần sẽ mất sữa.
Nếu bé bú đúng cách mẹ sẽ không thấy đau ở đầu vú mà có cảm giác “rần rần” sữa xuống, tiếng trẻ nuốt nghe ừng ực và tự nhả khi bú xong với biểu hiện thỏa mãn hài lòng.
Ngoài ra việc lạm dụng bú bình, ti giả khiến bé dần chán bú, sữa ít dần mẹ nên hạn chế mà tập trung cho bé bú ti mẹ tự nhiên. Kích thước núm vú của bình sữa khác với núm vú của mẹ. Mức độ chảy của bình sữa khi bé bú cũng rất dồi dào, nhanh hơn so với tốc độ bé bú vú mẹ. Trẻ dễ bị quen bú bình nếu mẹ sử dụng bình quá nhiều mà không cho bé ti mẹ tự nhiên, về sau bé sẽ từ chối bú mẹ hoặc quấy khóc bỏ bú. Số lần cho con bú giảm đồng nghĩa với sữa về không nhiều.
3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây mất sữa
Nếu mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giai đoạn cho con bú sẽ làm giảm cả “số lượng” và “chất lượng sữa”. Hoặc trong bữa ăn của mẹ có các thực phẩm gây mất sữa, khiến sữa có mùi khó chị khiến bé không có đủ sữa hay bỏ bú dẫn đến sữa về ít.
Cách xử lý:
Ăn những đồ ăn nóng sốt như cơm nóng, canh nóng
Ăn đa dạng thực phẩm, tăng so với bình thường để có thêm chất tạo sữa.
Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).
Ăn thêm bữa phụ, sử dụng vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh hoặc các đồ lợi sữa.
Uống thêm sữa nóng, nước ấm 2,5-3 lít mỗi ngày để tăng kích thích sữa.
Mẹ có thể ăn một số món truyền thống như cháo móng giò ninh nhừ thêm vài lát đu đủ xanh, cháo lạc, cháo hoặc chè vừng đen, uống nước trà vằng,…
4. Stress khi mang thai hoặc sau khi sinh ức chế phản xạ tiết sữa ở mẹ
Nếu mẹ phải làm quá nhiều việc lúc mới sinh có thể gây áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Thấy con quấy khóc chữa có kinh nghiệm sinh con, lo lắng không đủ sữa cho con và hàng trăm vấn đề khác có thể khiến mẹ quá tải lúc này.
Cách xử lý: Mẹ không nên nhận hết mọi việc về mình mà hay nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ hoặc thuê giúp việc nếu điều kiện cho phép. Quan trọng nhất là tinh thần mẹ thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngời hoàn toàn khi mới sinh. Mẹ đừng để mình rơi vào tình trạng lo lắng căng thẳng kéo dài bởi hormone tiết sữa chịu chi phối rất lớn bởi yếu tố tâm lý.
5. Tỷ lệ ít sữa sau sinh mổ cao hơn so với sinh thường
Mẹ sinh mổ có thể ít sữa hơn sinh thường. Do ảnh hưởng từ thuốc gây mê, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây rối loạn hormone tuyến sữa khiến việc tiết sữa bị hạn chế. Tâm lý và sức khỏe sau khi mổ cùng với việc không thể cho con bú ngay sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.
6. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa
Cách xử lý: Lúc này mẹ nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị đúng phương pháp. Khi sử dụng thuốc cần lắng nghe ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Dinhduongbabau.net
Mẹ Bầu Lo Lắng Khi Bị Ít Nước Ối Phải Làm Sao?
Giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày của người phụ nữ thường phải trải qua rất nhiều vất vả và khó khăn, nhất là thai nhi càng phát triển thì sẽ càng khiến mẹ mệt mỏi hơn. Nhưng quan trọng nhất là mang thai có rất nhiều vấn đề khiến mẹ bầu lo lắng, trong đó có vấn đề về nước ối, khi bị nhiều hay ít nước ối phải làm sao là những lo lắng của các mẹ khi vào từng trường hợp, đặc biệt là với người bị ít nước ối, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bác sĩ khoa sản hướng dẫn mẹ bầu nếu bị động thai nên làm gì?
Chia sẻ cách nhanh hết sản dịch cho mẹ sau sinh đơn giản bằng rau ngót
Cảnh báo 8 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới cần hết sức thận trọng
Sau sinh bị bế sản dịch có nguy hiểm không?
Khi bị ít nước ối phải làm sao?
Nước ối khi mang thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng thai nhi và để giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Cụ thể, các vai trò của nước ối như:
Tái tạo lại năng lượng và duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ
Giúp thai nhi tránh được những chèn ép quá mức từ bên ngoài
Giúp cung cấp dưỡng chất cho thai nhi từ cơ thể mẹ
Bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn
Đồng thời, giúp thai nhi có thể di chuyển linh hoạt trong bụng mẹ để phát triển cơ xương.
Tuy nhiên, lượng nước ối phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi người phụ nữ và nó cũng có sự thay đổi theo quá trình mang thai. Nhưng với những mẹ có quá ít nước ối cần hết sức chú ý vì nó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình mang thai, đây cũng là lý do khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng khi bị ít nước ối phải làm sao!
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ít nước ối
Mặc dù lượng nước ối có thể phụ thuộc vào cơ địa mỗi người nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
1. Bị rò rỉ hoặc vỡ ối
Có thể màng ối bị nứt một vết nhỏ khiến nước ối bị rò ra ngoài và nước ối cạn dần, điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào do tác động mạnh hay khi sắp chuyển dạ. Nhất là với trường hợp vỡ ối, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Nguyên nhân do nhau thai có vấn đề
Tình trạng ít nước ối có thể do nhau thai gây nên như đứt một phần nhau thai, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo nước ối, nghiêm trọng nhất là em bé sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy. Chính điều này càng khiến mẹ bầu lo lắng không biết nếu bị ít nước ối phải làm sao.
3. Sức khỏe của mẹ bầu
Đôi khi, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng có thể dẫn đến ít nước ối như mẹ bị cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, lupus… Với những trường hợp này cần hết sức thận trọng.
4. Mang đa thai
Tức là mẹ có thể mang thai đôi hoặc ba… với trường hợp này có thể sẽ gặp phải sự mất cân bằng, một túi ối quá nhiều, một túi ối quá ít, do mẹ mắc phải hội chứng truyền nước ối, truyền nước ối không đều.
5. Nguyên nhân ít nước ối do bất thường của thai nhi
Đây là trường hợp khiến nhiều mẹ lo lắng nếu ít nước ối phải làm sao! Bởi mực nước ối thấp có thể là sự báo hiệu thai nhi có khả năng bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như không có thận hay thận phát triển không bình thường, đường tiết niệu bị tắc… thai nhi sẽ không tiết ra nước tiểu để duy trì lượng nước ối, đây là điều cực kỳ lớn.
Những nguy cơ có thể xảy ra do thiếu nước ối
Lượng nước ối ít gây ra ảnh hưởng đến quá trình mang thai, nhưng mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ.
Ở nửa đầu thai kỳ có thể gây ra các ảnh hưởng như: Khuyết tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sẩy thai hay sinh non.
Ở nửa cuối thai kỳ bị ít nước ối sẽ làm giảm quá trình phát triển của thai nhi, gây sinh non, biến chứng khi chuyển dạ, thậm chí là có thể gây tử vong cho thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời.
Cách khắc phục khi bị ít nước ối
Với những nguy cơ kể trên, có thấy điều các mẹ bầu lo ngại nếu ít nước ối phải làm sao là đúng. Để sớm biết mình có bị ít nước ối hay không các mẹ nên chú ý đi khám thai định kỳ, nếu biết sớm sẽ được bác sĩ can thiệp với các biện pháp như: bác sĩ sẽ theo dõi thai phụ và thai nhi qua các kết quá khám định kỳ hoặc chỉ định thêm các lần khám thai khác, nếu thai nhi vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Còn nếu có trường hợp khác thì có thể phải theo dõi chặt chẽ bằng các kiểm tra áp lực và siêu âm thường xuyên.
Mẹ bầu cần làm gì để tăng lượng nước ối?
Trước tiên, mẹ bầu sẽ được khuyên uống nhiều nước, theo dõi vận động của bé qua số lần đạp, cần thông báo cho bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Còn điều quan trọng nhất, đó là về chế độ dinh dưỡng hàng ngày mẹ bầu nên chú ý đa dạng các loại thực phẩm, tập trung vào những loại tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Và để không còn lo lắng khi ít nước ối phải làm sao, mẹ hãy chú ý uống nhiều nước, trong đó nên uống khoảng 3 lít/ ngày, có thể uống thêm nước dừa, nước mía, nước ép trái cây… Như vậy, thai kỳ của mẹ sẽ luôn thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
Sau sinh có thể bị bế sản dịch phải làm sao để phòng tránh?
Giải đáp thắc mắc về sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết?
Cùng giải đáp vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?
Mẹ Bầu Mất Ngủ Phải Làm Sao? Cách Nào Giúp Bà Bầu Ngủ Ngon Giấc?
1. Giữ tinh thần thư thái, tránh căng thẳng, lo lắng Trong quá trình mang thai người phụ nữ phải qua rất nhiều áp lực về tâm lí, chưa kể về gia đình hay vật chất, cơ thể trở nên khác đi, bụng chướng ra đi đứng cũng khó khăn ì ạch đủ làm bà bầu lo lắng, mệt mõi. Tâm lý không tốt khiến bà bầu suy nghĩ nhiều dẫn đến khó ngủ mất ngủ về đêm, cứ kéo dài tình trạng tệ đi sẽ ảnh hưởng đến em bé. Nên để tốt nhất phụ nữ mang thai nên hạn chế căng thẳng, hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái vui vẻ. Bạn có thể đọc một quyển sách, nghe những bản nhạc hay học những bài thai giáo cho trẻ, điều này rất có ích cho sự phát triển của bé.2. Cần có quy tắc ăn uống ngủ nghĩ hợp lý Lúc mang thai việc ăn ngủ không chỉ giành riêng cho mẹ mà đó còn là tiền đề để nuôi em bé, sự phát triển của bé sau này ra sao là phụ thuộc vào chế độ ăn uống nghĩ ngơi của người mẹ. Một chế độ ăn nghĩ khoa học sẽ giúp trẻ thông minh và phát triển tốt hơn. Mẹ bầu nên biết trẻ sẽ không đủ sức để hấp thụ lượng dinh dưỡng trong một lần nên mẹ khi mang bầu tuyệt đối không nên ăn quá no. quá nhiều, nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa. Đặc biệt, không nên ăn no trước lúc đi ngủ. Chỉ ăn trước 1-2 giờ trước lúc đi ngủ. Khi dạ dày quá no hệ tiêu hóa sẽ không tiêu thụ kịp dẫn đến khó ngủ khó thở và sẽ dẫn đến mất ngủ sau đó. Khi mang thai những hormone nội tiết tố thay đổi cũng khiến theo giấc ngủ bạn cũng bị đảo lộn dẫn đến mất ngủ. Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon bạn cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, và nên tạo không gian thoải mái để có giấc ngủ ngon.
Nên nằm ngủ nghiêng về bên trái đây là tư thế tốt nhất cho mẹ và bé. Nếu duy trì tư thế này mẹ sẽ đỡ bị đau lưng và giúp máu và chất dinh dưỡng tới được thai nhi và tử cung đồng thời giúp cơ thể loại bỏ chất thải và dịch dư thừa. Để trãi qua quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là điều không hề dể dàng với bât kì người phụ nữ nào, nhưng được làm mẹ là điều thiêng liêng và cao quý nhất. Vì vậy hãy trân trọng và chăm sóc cơ thể thật tốt để phần nào giúp cơ thể bé được phát triển sau này. Với câu hỏi mẹ bầu mất ngủ phải làm sao thì tôi nghĩ chắc các mẹ cũng đã biết cách nào rồi dung không. Những cách chăm sóc đơn giản nhưng không ít người mẹ đã vô tình bỏ qua để rồi phải hối hận.
sau 1 tháng sử dụng tôi đã ngủ ngon hơn, khg còn thức giấc nữa đem như trc nữa
hết mất ngủ tinh thần tôi thoải mái hơn hẳn, sản phẩm rất tốt và hiệu quả
Thảo dược trị mất ngủ an toàn mà lại hiệu quả, rất tốt, toi da hết mất ngủ nhờ an giấc hvqy
Mẹ Bầu Sinh Xong Bị Trĩ Phải Làm Sao?
Bệnh trĩ hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình sinh con, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.
Phụ nữ sau sinh nên tuân thủ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, để tránh bị trĩ. Khi đi đại tiện không ngồi lâu, không rặn nhiều, kiêng đồ ăn cay nóng, kích thích, tránh đồ ăn nhiều tinh bột, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn thức ăn nhuận tràng, tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
Sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô, không nên dùng giấy. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì đó, nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.
Cách chữa trĩ tại nhà cho mẹ bầu mới sinh con
Chườm lạnh bằng miếng vải mềm có chứa đá.
Ngâm chậu nước ấm vài lần trong ngày hay bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm.
Xen kẽ túi chườm đá và ngâm chậu nước ấm.
Lau nhẹ nhàng và sạch sẽ vùng đáy chậu. Bạn có thể dùng bình nước xịt để rửa sạch vùng này. Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau bằng khăn ướt.
Những vật dụng bạn dùng để vệ sinh như giấy, túi đá nên là đồ không mùi và đừng quá khô ráo.
Bạn nên nằm nhiều để giảm áp lực lên vùng đáy chậu.
Để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể dùng acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen đúng liều. Cả hai đều an toàn với mẹ đang cho con bú.
Cách chữa trĩ cho các mẹ nuôi con từ 2 tuổi trở lên
Khi bé từ 2 tuổi trở đi các mẹ không còn nuôi con bằng sữa mẹ nữa, lúc này tùy vào 1 số tác nhân nên có nhiều trường hợp bệnh trĩ sẽ quay trở lại. Lúc này, tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2, điều trị nội khoa (dùng thuốc) là phương pháp tốt nhất. Trong điều trị nội khoa, cần giải quyết được 3 vấn đề:
– Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
– Tăng trương lực mạch máu, làm săn se và giúp co mạch, co búi trĩ.
– Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương mau lành.
Hiện nay, thế mạnh điều trị bệnh trĩ thuộc về các thực phẩm chức năng chuyên biệt hỗ trợ điều trị từ căn nguyên gây bệnh từ đó giải quyết được cả 3 vấn đề trên.
Một trong số các sản phẩm tiêu biểu thuộc nhóm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ phải kể đến là B-Mass Olympiam Labs – một hãng dược phẩm uy tín và lâu đời của Mỹ hiện đang có mặt trên 180 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của B-Mass là kết quả của quá trình dày công nghiên cứu cấu trúc thành phần, tác dụng tổng hợp trên thực thể của sản phẩm do đội ngũ các nhà khoa học của hãng thực hiện.
B-Mass sản phẩm hỗ trợ điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ
Đặc điểm nổi trội của B-Mass là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa thành phầm Witch Hazel (Hamamelis): 820mg. Witch Hazel là chiết xuất cây phỉ, giàu hợp chất chống oxy hóa, giúp tăng sức bền thành mạch. Nó có hợp chất tannin giúp làm săn se, hạn chế hiện tượng xung huyết búi tĩnh mạch. Giúp chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó còn có các hoạt chất khác như: Horse chiết xuất cao hạt dẻ ngựa có công dụng làm co mạch, ngăn tình trạng sưng, phình to và hình thành búi trĩ, giảm đau, sưng; Dosmin và Hesperdine tăng co bóp bạch huyết để giảm phù nề; Butcher’s Broom (Cây đậu chổi) và Bilberry (Việt quất) ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm này là giải pháp tốt nhất cho phụ nữ mắc bệnh trĩ vào thời đoạn 2 năm sau khi sinh con (đối tượng mẫn cảm với các thành phần gây kích ứng của thuốc) vì rất lành tính do có các thành phần từ thiên nhiên không gây kích ứng và không tác dụng phụ.
Vì tương lai của bé yêu, các bà mẹ cần điều chỉnh lối sống để tránh mắc phải bệnh trĩ sau sinh. Lối sống khoa học giúp mẹ khỏe, bé khỏe và phát triển tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!