Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Út Em chào các mẹ.
Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ năm của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 6.
A. Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 6
Những ngày đầu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ có thể phân biệt được những bộ phận khác nhau của thai nhi thông qua thành bụng.
Các mẹ cũng sẽ nhận thấy những chuyển động của thai nhi và có thể đánh giá được đâu là thời gian ngủ, thời gian thức của bé. Lịch trình này của thai nhi cũng nên được theo dõi tiếp vì có thể bé sẽ giữ thói quen đó sau khi sinh ra.
Cân nặng của các mẹ bầu trong những tháng cuối này tương đối ổn định. Thực tế, bước vào giai đoạn nửa sau này là thời kỳ các mẹ đã đạt được sự tăng cân tối đa khi mang thai.
Mỗi mẹ chỉ cần tăng 0,5kg mỗi tuần trong tháng này. Đến cuối tháng mang thai thứ 6, các mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về cân nặng, đặc biệt là tiếp tục thấy nặng nề ở vùng xung quanh ngực cũng như bầu vú.
Lúc này, tử cung đủ nặng và tạo áp lực lên các mạch máu, khiến các mẹ bị đau lưng nếu nằm ngửa. Điểm đáy của tử cung đã phát triển lên phía trên, cao hơn rốn.
Những triệu chứng của bệnh trĩ, ngứa bụng, hay quên và nhiều biểu hiện khác vẫn tiếp tục xuất hiện và các mẹ sẽ cảm thấy vụng về hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình vì cơ thể đang quá to và cồng kềnh.
Khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bắt đầu thấy sự hiện diện của các cơn co thắt Braxton Hicks. Nó giống như tử cung bị căng ra một chút như lúc chuẩn bị sinh. Những cơn co thắt này sẽ thường xuyên hơn nhất là giai đoạn càng về cuối này. Các mẹ sẽ thấy đau giống như bị khâu và di chuyển dần dần hai bên bụng trong suốt cơn đau vì nó bị gây ra bởi sự co kéo của dây chằng gắn liền với tử cung. Những cơn đau này có thể biến mất trong khoảng thời gian sau nhưng cũng có thể tiếp diễn trong suốt thời gian mang thai đó.
Thời gian mang thai tháng thứ 6 và những tháng sau đó, các mẹ có thể thấy đau nhức ở chân và bàn chân do sự tăng trọng lượng của cơ thể. Hiện tượng chuột rút ở chân, ợ nóng, đau lưng sẽ phổ biến hơn. Tử cung ngày càng to ra chèn vào bàng quang khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn.
Tình trạng tăng lưu thông, tuần hoàn máu khiến cho khuôn mặt của các mẹ trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Những vết rạn da màu hồng sẽ hình thành trên da của các mẹ vì sự căng da từ bên trong. Nhưng các mẹ không nên lo lắng quá bởi vì những vết đó sẽ mất dần sau khi sinh.
B. Đếm những cú đạp của thai nhi
Việc theo dõi và đếm những cú đạp của thai nhi bắt đầu từ khi mang thai tháng thứ 6 luôn được mọi người khuyến khích các mẹ thực hiện vì đó là cách để chắc chắn thai nhi vẫn ổn định.
Mỗi ngày, hãy ghi lại khoảng thời gian thai nhi đạp, xoay mình hoặc tạo ra tiếng động được 10 lần. Thông thường, các mẹ sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể thấy nhiều hành động của thai nhi hơn trong thời gian ngắn hơn. Một cách tính khác là theo dõi thời gian thai nhi được 3 chuyển động. Trung bình, các mẹ sẽ cảm nhận được ít nhất 3 lần máy thai trong nửa giờ đồng hồ.
Các mẹ sẽ dần nhận ra được biểu đồ thai máy bao gồm thời gian và số lần thai chuyển động. Nếu thấy những gì mình theo dõi bị lệch quá nhiều so với thông thường thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
C. Thăm khám sức khỏe trong khi mang thai tháng thứ 6
Khám thai tháng thứ 6 cũng không có gì khác so với tháng trước. Các bác sĩ sẽ vẫn kiểm tra những vấn đề sau đây:
Cân nặng
Huyết áp
Nước tiểu
Nhịp tim thai nhi
Kích cỡ và hình dạng của tử cung
Vị trí của thai nhi
Sưng chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng vì đó có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ
Tìm hiểu trước sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh của Út Em Shop, gồm rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.
– Hotline tư vấn mua hàng:
0968.458.405
0985.502.031
0945.920.087
xem fanpage:
xem fanpage:
Rượu Muối
(PS) – Có thể mẹ quan tâm:
D. Xét nghiệm trong khi mang thai tháng thứ 6
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, những mẹ mang thai trong giai đoạn 24-28 tuần thì nên làm xét nghiệm về chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu bác sĩ theo dõi các mẹ thấy có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai, họ sẽ yêu cầu các mẹ xét nghiệm từ sớm khi thai nhi mới được 13 tuần.
Trong xét nghiệm này, các mẹ buộc phải uống một cốc nước có nhiều đường glucozơ và sau đó một tiếng, bác sĩ sẽ lấy một ít máu làm mẫu để kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy có xu hướng bị tiểu đường, các mẹ sẽ phải làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ 2.
E. Những điều đáng lo ngại trong thời gian mang thai tháng thứ 6
Tháng này, các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu của việc sinh non để tìm sự giúp đỡ nếu cần thiết. Những triệu chứng đó là:
Xuất hiện nhiều hơn 5 cơn co thắt trong một giờ
Chảy máu âm đạo
Sưng phần mặt hoặc tay
Đi tiểu buốt
Nhói đau trong dạ dày hoặc đau dai dẳng
Nôn liên tục hoặc nguy cấp
Đau lưng dưới âm ỉ
Dịch âm đạo ra nhiều, đột ngột
Có áp lực tác động lên khung chậu
F. Sức khỏe và làm đẹp cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6
Đến tháng thứ 6, thai nhi đã dần hoàn thiện tương tự bé sơ sinh, các bộ phận thêm cứng cáp hơn và thực hiện được những động tác thai máy như các mẹ đã biết. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹ được khuyên là nên bắt đầu những bài tập cơ chậu như bài tập Kegel để chuẩn bị dần cho giai đoạn sinh nở đón bé chào đời.
Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6, ngoài những dưỡng chất chung cần thiết trong cả quá trình mang thai gồm axit folic, sắt, vitamin, canxi…các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến vitamin A. Vì ở tháng mang thai thứ 6, mắt các mẹ thường bị khô và suy giảm thị lực nên việc tăng cường những thực phẩm hoặc viên uống giàu vitamin A là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, nó cũng giúp bé giảm tình trạng bị hen suyễn sau khi sinh.
Những vết rạn da bắt đầu làm cho các mẹ trở nên tự ti, lo lắng. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn những vết này do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn, làm da bị căng hơn nhưng các mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm làm tăng độ đàn hồi cho da và làm mềm da hơn như dầu dừa, dầu oliu…
(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hơp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu Ý Những Gì
Viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.
Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Virus viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không có bao cao su. Đặc biệt, sản phụ có thể truyền virus viêm gan B sang con trong quá sinh thường hoặc sinh mổ.
1. Bà bầu bị viêm gan B lây cho con như thế nào?
Viêm gan B cũng có thể lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch khác của cơ thể từ người nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Thậm chí có thể bị nhiễm virus viêm gan B với một lượng máu nhỏ.
2. Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Nhiễm virus viêm gan B hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi trong khi mang thai. Điều quan trọng là bác sĩ phải được biết về nhiễm trùng viêm gan B của bạn để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh.
3. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các bà bầu bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ.
Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG) ngay sau khi sinh. Những mũi tiêm ban đầu này sẽ giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Cả vắc-xin và immunoglobulin đều là những sản phẩm an toàn và hiệu quả do đó các bà mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú an toàn, miễn là em bé đã được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin.
Ở các mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ cần tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan khi được 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ được 95% trẻ tránh bị nhiễm viêm gan B.
Khi chín tháng tuổi, trẻ sẽ cần được xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả bảo vệ chống lại viêm gan B hay trẻ đã bị nhiễm virus. Nếu trẻ chưa có kháng thể bảo vệ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiêm thêm hai mũi vắc-xin viêm gan B.
Thất bại trong điều trị bằng vắc-xin viêm gan B và HBIG có thể xảy ra ở những sản phụ có xét nghiệm HBeAg dương tính và có tải lượng virus rất cao, nên khả năng cao có thể truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi. Lượng tải virus lớn hơn 200.000 IU/mL hoặc 1 triệu cp/ml cho thấy mức độ kết hợp giữa vắc-xin viêm gan B và HBIG được tiêm lúc sinh có thể đã thất bại. Do đó, đầu tiên sản phụ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus như tenofovir, sau đó sẽ được sử dụng thuốc chống siêu vi bao gồm telbivudine hoặc lamivudine. Điều trị bằng thuốc kháng virus bắt đầu từ tuần thứ 28-32 và tiếp tục 3 tháng sau sinh…
Phòng khám đa khoa Biển Việt – địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, điều trị viêm gan B uy tín tại Hà Nội.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 của Phòng khám đa khoa Biển Việt để được hỗ trợ miễn phí.
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Cần Lưu Ý Những Gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và thai nhi là rất cao (trên 90%). Tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm trong quá trình sinh nở, gây ra uốn ván tử cung ở người mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván sẽ giúp ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công thai phụ và thai nhi.
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ. Từ đó tránh được nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ. Đồng thời hỗ trợ cho cơ thể bé, hạn chế tối đa nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Vì vậy, tiêm uốn ván trong thai kỳ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
Tiêm uốn ván tuần bao nhiêu thai kỳ? chắc hẳn nhiều mẹ bầu vẫn đang thắc mắc phải không ạ? Lịch tiêm phòng uốn ván các mẹ phải hết sức lưu ý và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và luôn nhớ mốc nhắc lại của mũi tiêm tiếp theo.
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu
Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ trên 22 tuần. Không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định
Mũi 2: Được tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Đối với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai từ lần hai trở lên
Với những người ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi, nếu thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván khi thai trên 22 tuần. Mũi nhắc lại này rất quan trọng, các mẹ bầu mang thai lần hai, lần ba cần chú ý.
Một số lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý đi tiêm mà cần có lịch theo giai đoạn mang thai của mình hoặc lịch của trung tâm y tế.
Mẹ chỉ nên tiêm uốn ván khi thai nhi đã trên 22 tuần. Mũi cuối cách ngày sinh bé ít nhất 30 ngày.
Hai tuần sau tiêm phòng cơ thể mới tạo nên kháng thể. Do đó, để vắc xin đạt hiệu quả cao mẹ không nên dùng rượu bia sau khi tiêm và phải tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.
Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.
Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Tốt nhất, mẹ chỉ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm.
Tiêm phòng uốn ván ở đâu uy tín, chất lượng?
Mẹ bầu có thể lựa chọn tiêm phòng uốn ván tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông luôn đầy đủ vắc xin uốn ván phục vụ nhu cầu khách hàng. Quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806, để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết.
Những Điều Cần Lưu Ý Dành Cho Mẹ Bầu Sau Khi Sinh
Từ xưa đến nay, khi phụ nữ mang thai luôn phải chịu đựng những thứ kiêng kị mà thậm chí bản thân cũng không biết rằng điều đó có đúng hay không, cũng chỉ vì “kinh nghiệm” từ người đi trước. Tuy nhiên, một vài sai lầm từ người lớn có thể sẽ khiến mẹ bầu sau khi sinh mệt mỏi và khó chịu hơn.
Không gội đầu 1 tháng sau khi sinh, kiêng nói chuyện nhiều, kiêng đọc sách, không nên xem ti vi, kiêng các loại thực phẩm chua… đều là những kiêng kị không đáng tin và sai lầm từ thuở xa xưa.
Không nên gội đầu trong một tháng
– Các bà mẹ lớn tuổi cho rằng, việc không gội đầu trong vòng 1 tháng khi ở cữ sẽ giúp cho mẹ bầy sau khi sinh tránh đau đầu và rụng tóc sau này.
– Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng những tin tức này hoàn toàn không có căn cứ. Bởi vì việc không gội đầu chỉ khiến tóc bết lại do tiết dầu quá nhiều sẽ gây nấm, giấc ngủ ảnh hưởng và gặp một vài vấn đề khác.
– Mẹ bầu sau khi sinh có thể dùng nước ấm pha chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh hay dùng máy sấy tóc để tránh làm tóc ẩm ướt thời gian dài sẽ sinh ra việc đau đầu. Ngoài ra, mẹ bầu sau khi tắm có thể dùng thêm các loại rượu gừng, dầu tràm để làm cơ săn chấc và ấm cơ thể.
Không nên xem ti vi hay đọc sách hay nói chuyện nhiều
– Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào cho rằng việc xem ti vi, đọc sách trong vòng 1 tháng sau khi sinh sẽ làm mẹ bầu chóng mặt, nhức đầu, mỏi mắt và lão hóa về sau.
– Nhưng điều này mẹ bầu cũng nên chú ý rằng, có rất nhiều việc làm sau khi sinh khiến mẹ dễ mệt mỏi nên hạn chế việc đọc sách giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý và bảo toàn sức lực.
– Trường hợp nếu bạn muốn xem thì chỉ nên ở mức độ thư giãn vừa phải, không nên tập trung quá lâu và bắt mắt điều tiết quá nhiều.
– Lưu ý rằng mẹ bầy sau khi sinh giao tiếp hoàn toàn bình thường nhưng tránh nói lớn tiếng để ảnh hưởng đến cổ họng vì có thể gây tổn thương dây thanh âm.
Không nên di chuyển nhiều để tránh vết mổ rách
– Đối với các bà mẹ sinh mổ thì ảnh hưởng từ vết mổ sau khi sinh sẽ lớn hơn so với các mẹ đẻ thông thường. Một số người còn cho rằng, việc di chuyển mẹ bầu quá nhiều chỉ khiến vết mổ rách ra.
– Sự thật thì hoàn toàn ngược lại, mẹ bầu sau khi sinh thì nên ngồi, đi lại thật chậm nhẹ nhàng sẽ giúp vết thương màu lành hơn.
Tránh ăn đồ chua
– Theo quan điểm xa xưa, nếu như mẹ bầu sau sinh người mẹ cần phải kiêng cữ tránh các đồ chua vì e sợ sau này sẽ bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy…
– Việc kiêng cữ này chưa đúng hoàn toàn bởi vì nếu ăn chua vừa phải có thể sẽ bổ sung vitamin C tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống đồ quá chua, quá mặn hay có tính hàn như hải sản thì sẽ gây ra các hiện tượng tiêu chạy hay phản ứng sản hậu.
– Phụ nữ sau khi sinh cũng nên ăn uống các thực phẩm có tính nóng để tốt cho sức khỏe sau khi sinh như thịt kho tiêu, nghệ hay gừng… đồng thời kết hợp với rau xanh và trái cây để tăng vitamin và chất xơ cho cơ thể.
– Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc giữ ấm cơ thể bà mẹ là điều tuyệt đối nên làm. Vì sau khi sinh, bà mẹ mất máu khá nhiều, năng lượng cũng như sức đề kháng đều bị giảm sút, nên dễ bị nhiễm lạnh, cảm từ bên ngoài
– Chính vì vậy, việc nằm than, hơ nóng cơ thể cho mẹ và bé từ thời xưa là có căn cứ. Tuy nhiên, nằm than nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: không kiểm soát được lượng than chảy, khí CO2 bay hơi từ đốt than sẽ gây độc hại cho mẹ và bé.
– Thay vì vậy, mẹ bầu sau khi sinh có thể giữ ấm cơ thể bằng cách: uống nhiều nước ấm, mặc ấm, chườm bụng ấm sau khi ăn xong, không gian thoáng đãng, mát mẻ nhưng không nên ở chỗ gió quá mạnh, máy lạnh hay quạt mạnh…
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!