Xu Hướng 3/2023 # Mẹ Bị Sốt Khi Đang Cho Con Bú Phải Làm Sao? # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mẹ Bị Sốt Khi Đang Cho Con Bú Phải Làm Sao? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Mẹ Bị Sốt Khi Đang Cho Con Bú Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bị sốt khi đang cho con bú phải xử lý thế nào?

Mẹ bị sốt khi đang cho con bú không hề hiếm gặp và cũng không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do phụ nữ sau khi sinh sức đề kháng kém nên dễ nhiễm bệnh như bị sốt viêm họng, sốt siêu vi, sốt xuất huyết,…

Theo khoa học ngày nay mẹ bị sốt thông thường vẫn có thể cho bú vì chất gây sốt dù ngấm vào sữa mẹ nhưng khi vào cơ thể bé không nhiều đến mức bé bị nhiễm sốt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chị em bị sốt không nên cho con bú vì có thể lấy sang cho con như:

– Sốt nhiễm khuẩn nặng hoặc sốt virut.

– Mẹ bị sốt quá cao trên 39,5 độ cũng không nên cho bé bú vì làm như thế khiến con có thể mệt hơn.

– Sốt do ngộ độc thực phẩm, “miệng nôn trôn tháo”.

Nếu 2 – 3 ngày chưa cắt sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị.

Mẹ bị sốt khi đang cho con bú có được uống thuốc không?

Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú là điều không được khuyến khích. Bởi vì một phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp tới bé.

Mặt khác, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. Do đó nến không thực sự cần thiết thì mẹ nên hạn chế vì bé có thể bị ngộ độc nếu mẹ uống nhiều thuốc.

Những trường hợp bị sốt mức độ nhẹ thì tốt nhất là không nên uống thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp hạ sốt dân gian, nghỉ ngơi và ăn uống thật điều độ để nhanh chóng khỏe lại.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc mới có thể khỏi bệnh. Vậy mẹ uống thuốc hạ sốt có nên cho con bú không? Câu trả lời là tùy vào mức độ của thuốc vì mỗi loại sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sữa mẹ.

Một số loại thuốc hạ sốt hoặc vitamin, thuốc giảm đau thông thường thì ít trường hợp phải ngừng cho bé bú còn nếu phải dùng thuốc kháng sinh như: Metronidazon, cloramphenicol, tetraxiclin,… thì mẹ sẽ phải ngừng cho bé bú.

Điều quan trọng là hãy lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ vì chỉ có họ mới biết được thành phần của thuốc tác động thế nào tới sữa mẹ, có ảnh hưởng nhiều tới bé hay không? Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng một cách bừa bãi.

Một số cách hạ sốt dân gian mẹ cho con bú có thể áp dụng

– Dùng khăn ấm để lau và ha nhiệt ở nách, trán, mang tai… Mặc quần áo mỏng, thoáng dễ chịu nhất để thân nhiệt không bị tăng nữa.

– Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

– Uống nhiều nước có thể pha một chút mật ong và chanh.

– Ăn cháo hành tía tô là mẹo hạ sốt khi cho con bú rất hiệu quả.

– Chế độ ăn uống cần bổ sung đủ chất để cơ thể nhanh bình phục.

Với bài viết trên, chắc hẳn đã cung cấp phần nào kiến thức cho các mẹ sau sinh khi bị sốt.  Nuôi con luôn là một hành trình vất vả, gian nan nhưng chỉ cần mẹ kiên trì, khỏe mạnh và nắm được những kiến thức cơ bản thì sẽ không có vấn đề gì.

Mắc Quai Bị Khi Đang Mang Thai, Phải Làm Sao?

Quai bị là bệnh nhiễm nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bị quai bị khi mang thai có thể do lây nhiễm bởi nước bọt nhiễm virus bệnh trong không khí thông qua giao tiếp, ho, hắt hơi. Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém đi, là điều kiện để lây bệnh từ môi trường.

Khi mẹ bầu nhận thấy có các dấu hiệu sau cần nghĩ ngay đến có thể mình đã bị quai bị khi mang thai và cần được đi khám ngay, đó là các triệu chứng bệnh phát triển nhanh như cảm cúm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng nhận thấy sự sưng to đặc trưng ở một hoặc cả hai bên, lấy tai làm trung tâm tỏa ra phía trước, sau và phía dưới. Mẹ bầu ấn thấy đau, tình trạng này kéo dài từ 2-3 ngày, thậm chí 5-7 ngày.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiêng cữ tốt, bệnh quai bị thai kỳ sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm, lành tính, nhưng hậu quả của bệnh cũng khá nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách. Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu bị quai bị trong thời kỳ mang thai cũng đều gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể có nguy cơ thai nhi bị dị dạng, sảy thai. Mắc quai bị ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chết thai, lưu thai, sinh non. Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus quai bị có thể gây biến đổi cho thai nhi, nhưng một số ít trường hợp đã cho thấy mẹ bầu mắc thai kỳ khi mang thai bị dị tật viêm tuyến nước bọt mang tai. Bởi vậy việc phòng ngừa phát hiện sớm bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai đóng vai trò rất quan trọng.

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, nếu bị quai bị khi mang thai thì mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh mà cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc đúng chỉ định, như vậy vừa giúp phục hồi bệnh sớm lại an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu khi có các triệu chứng bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định bệnh quai bị hay bị bệnh khác. Phát hiện điều trị bệnh quai bị sớm sẽ giúp mẹ bầu nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám thai định kỳ ở các tuần thai thứ 8, 12, 22, 32… để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, tầm soát sớm các bệnh trong thai kỳ là việc không thể bỏ qua trong thai kỳ. Mẹ bầu không nên tỏ ra quá lo lắng, hay sợ hãi vì bị quai bị khi mang thai tháng thứ 4 hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, khi bị bệnh thì cần phải giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh đi khám và điều trị sẽ thai nhi khỏe mạnh hơn.

Sau khi điều trị khỏi bệnh quai bị, mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và khám định kỳ thai nhi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng tránh hiệu quả bệnh quai bị trong thai kỳ, cách tốt nhất, hiệu quả nhất được các bác sĩ khuyến cáo là tiêm vắc-xin quai bị trước 3 tháng mang bầu để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên tiêm phòng vắc-xin quai bị khi đang có thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

Ngoài việc chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thì các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella.

Bà Bầu Bị Đau Họng Và Sốt Phải Làm Sao?

Thứ Ba, 10-07-2018

Khi bị viêm họng, bà bầu thường sẽ bị triệu chứng sốt cao kèm theo. Vậy mẹ bầu bị đau họng và sốt có nguy hiểm hay không? Cách chăm sóc cho phụ nữ mang thai bị viêm họng như thế nào cho đúng? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

I.Bà bầu bị đau họng và sốt cao có nguy hiểm hay không?

Viêm họng cấp là một bệnh lý thường hay gặp phải ở sản phụ. Khi bị viêm họng các mẹ bầu thường sẽ bị sốt, cổ họng đau rát, mệt mỏi, chán ăn, ho khan và thở khò khè.

Nguyên nhân thường bị gây ra do cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố khách quan môi trường, thời tiết,… và yếu tố chủ quan: thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm,…

Viêm họng thông thường sẽ không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày nếu được chăm sóc kĩ lưỡng. Bệnh buộc phải dùng thuốc trong trường hợp ho nặng dễ dẫn đến sảy thai hoặc do nhiễm khuẩn.

Với trường hợp viêm họng và sốt cao, khi bà bầu có dấu hiệu này, có nghĩa là cơ thể đang bị rối loạn. Khi bà bầu sốt cao, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải, có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại, có thể gây ra biến chứng cho cả mẹ và bé.

Khi bị sốt cao kéo dài, có 11,2% thai nhi sẽ bị dị tật khi sinh ra, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu thai kì.

II. Mẹ bầu bị viêm họng phát sốt phải làm sao?

Khi bà bầu bị viêm họng có dấu hiệu tăng thân nhiệt, ngay lập tức cần phải theo dõi liên tục và áp dụng các biện pháp hạ sốt phù hợp.

#1. Hạ nhiệt bằng cách chườm ấm

Một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm nhanh cơn sốt là thực hiện biện pháp chườm ấm.

✪ Cách thực hiện như sau: Dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và lau cổ, nách, bẹn đến khi hạ sốt. Có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp để giữ ấm cơ thể. Đắp một chiếc khăn ấm lên cổ họng sẽ giảm nhanh cơn đau họng do bệnh viêm họng gây nên.

Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để chính xác hơn. Phải đảm bảo hạ sốt đến dưới 38.5 độ C.

#2. Dùng thuốc hạ sốt để trị viêm họng cho bà bầu

Khi nhiệt độ tăng quá nhanh và cao ( trên 38.5 độ C) nghĩa là tình trạng bệnh khá nguy hiểm. Rất có thể cổ họng đã bị nhiễm trùng nặng dẫn đến phát sốt hoặc do nhiễm phải khuẩn cúm cực kì nghiêm trọng.

Dùng thuốc hạ sốt là một biện pháp có thể giảm nhanh cơn sốt của mẹ bầu, là một loại thuốc chữa viêm họng mãn tính rất tốt. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể dùng 1 viên paracetamol hoặc Tylenol để hạ nhiệt.

Cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng aspirin và ibuprofen cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ra thai nhi dị dạng.

#3. Các biện pháp hỗ trợ hạ sốt cho mẹ bầu đau họng

Phòng ngủ : mẹ bầu nên đặt phòng ngủ ở nơi thông thoáng kín gió. Nhiệt độ phòng luôn duy trì ở mức ổn định 26-28 độc C nếu sử dụng điều hòa. Còn nếu dùng quạt thì tránh để quạt thổi trực tiếp vào người.

Độ ẩm: Nên có máy tạo ẩm và làm sạch màng lọc ẩm thường xuyên. Không khí quá khô có thể dẫn đến tình trạng cổ họng viêm nhiễm nặng hơn và gây cảm giác đau rát rõ rệt.

Quần áo: khi bị sốt, mẹ bầu không nên mặc quần áo quá dày và nặng tránh bí bách. Ngược lại theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu nên mặc quần áo mềm mỏng bằng cotton để thấm hút mồ hôi, tăng khả năng thải nhiệt qua da.

Chăn nệm: chỉ nên đắp chăn mỏng vừa phải, không được dém chăn quá kĩ gây cản trở quá trình tỏa nhiệt, làm nhiệt độ mẹ bầu tăng cao.

Thức ăn: mẹ bầu nên ăn các món mềm, lỏng và dễ tiêu như cháo hành, cháo gà,… Tránh các đồ ăn dầu mỡ và chiên xào dễ làm trầy xước niêm mạc họng và làm đầy bụng chướng hơi.

Nước uống: Uống thật nhiều nước để bổ sung chất điện giải và nâng cao khả năng thải độc thanh lọc của cơ thể. Có thể uống các loại nước ép trái cây như cam, cà rốt, cà chua để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu.

Không gian: Mẹ bầu bị đau họng và sốt nên dành thời gian nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động và ít người qua lại để sớm lành bệnh.

Trong vòng 24 tiếng nếu thân nhiệt vẫn không giảm, cần lập tức đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý: Không nên xông hơi theo mẹo dân gian thường chỉ vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước, thoát nhiệt. Máu và dưỡng chất không kịp lưu thông sẽ dẫn đến rối loại, gây ra co giật sảy thai ở mẹ bầu và bệnh tật ống thần kinh ở thai nhi cực nguy hiểm.

Mẹ bầu sốt viêm họng là bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc trong trường hợp này. Hệ miễn dịch yếu ớt của thai phụ sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần và khiến cơ thể càng lúc càng dễ bị tổn thương. Vì vậy để ngăn ngừa bệnh xâm chiếm và tái phát, sau khi hết bệnh, mẹ bầu vẫn cần phải có các lưu ý:

Tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tốt. Có rất nhiều môn thể dục có mức độ vận động phù hợp với mẹ bầu như : đi bộ, thiền, yoga, …

Ăn và uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Tránh các thức ăn có thể làm hại đến niêm mạc họng và tiêu hóa.

Sinh hoạt trong môi trường trong lành và sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người tránh lây bệnh.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc nước muối mỗi khi đánh răng.

Tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dùng thuốc, tuân theo liều lượng và hướng dẫn.

Chỉ với các biện pháp chăm sóc đơn giản như thế, sức khỏe của mẹ và thai nhi chắc chắn sẽ được đảm bảo.

Tổng hợp: An Tư

Mẹ Đang Cho Con Bú Có Dùng Mỹ Phẩm Được Không ?

Trong thời kỳ cho con bú cũng vậy, trẻ sơ sinh sẽ bú trực tiếp từ vú của mẹ, tuyến sữa của người mẹ được hình thành từ các nang sữa của người mẹ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất nuôi dưỡng trẻ nhỏ, vì nó cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin, chính vì vậy mà tuyến sữa cũng rất dễ bị nhiễm các chất độc nếu như người mẹ sử dụng nhiều chất kích thích và mỹ phẩm chứa thành phần có hại nó rất dễ dàng truyền sang con của bạn.

Cuộc sống đã ban cho người phụ nữ một thiên chức vô cùng quan trọng đó là làm vợ và làm mẹ nhưng bên cạnh thiên chức đó cũng mang lại cho chị em phụ nữ nhiều phiền toái và lo âu. Khi có con nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi vì khi chăm sóc con nhỏ chị em phụ nữ ít có thời gian làm đẹp và chị em lo lắng khi sử dụng kem dưỡng da thì sẽ ảnh hưởng đến con nhỏ. Để giúp các chị em giải đáp hết các thắc mắc đó hôm nay chúng tôi xin chia sẽ bài viết mẹ đang cho con bú có dùng mỹ phẩm được không ? Giúp các chị em có thêm nhiều kiến thức cho việc làm đẹp bản thân.

Làm đẹp là nhu cầu cơ bản và chính đáng của chị em phụ nữ, việc các chị em phụ nữ sử dụng các loại kem dưỡng da là vô cùng cần thiết trong quá trình làm đẹp rất giúp nuôi dưỡng và chống lão hóa cho da. Nhưng đến thời kì mang thai và cho con bú chị em vẫn muốn dưỡng da sau khi sinh tránh cho da bị chảy xệ nhưng chị em lại lo lắng sợ các thành phần hóa học sẽ thấm qua da gây hại cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh trong bụng mẹ được nuôi dưỡng thông qua những tinh chất từ mẹ rồi truyền qua nhau thai cho trẻ. Nhau thai có tác dụng giúp trẻ sơ sinh lấy thức ăn từ bụng mẹ nó có khả năng ngăn cản các độc tố vào bào thai. Cũng chính vì vậy nếu trong thời gian này người mẹ sử dụng những chất đôc hại như thuốc lá, cà phê, sử dụng mỹ phẩm dưỡng da có chứa hóa chất thì hóa chất này nó sẽ theo nhau thai ảnh hưởng không tốt tới bào thai.

Mẹ đang cho con bú có dùng mỹ phẩm được không ?

Trong thời kỳ cho con bú cũng vậy, trẻ sơ sinh sẽ bú trực tiếp từ vú của mẹ, tuyến sữa của người mẹ được hình thành từ các nang sữa của người mẹ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất nuôi dưỡng trẻ nhỏ, vì nó cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin, chính vì vậy mà tuyến sữa cũng rất dễ bị nhiễm các chất độc nếu như người mẹ sử dụng nhiều chất kích thích và mỹ phẩm chứa thành phần có hại nó rất dễ dàng truyền sang con của bạn.

Không nên xài những sản phẩm có hiệu quả nhanh chống, vì loại này hóa chất sẽ thấm vào da rất nhanh.

Bạn cần tránh xa những loại mỹ phẩm có các thành phầnnhư: corticoid hydroquinon, thủy ngân, trong đó chất hydroquinone là chất gây ung thư nên bị cấm sử dụng nó rất dễ thấm qua da và ảnh hưởng đến trẻ.

Thông qua bài viết mẹ đang cho con bú có dùng mỹ phẩm được không ? Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc sử dụng kem dưỡng da để làm đẹp và biết cách sử dụng chúng một cách hợp lí tránh lạm dụng gây tác hại không tốt khi mang thai và cho con bú.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bị Sốt Khi Đang Cho Con Bú Phải Làm Sao? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!