Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ bầu cần biết tăng cân như nào cho chuẩn khoa học
Cân nặng bà bầu theo từng tháng quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong thời điểm đó. Do đó, mẹ bầu cần biết tăng cân như nào cho chuẩn khoa học theo tháng để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp.
1. Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ:
- Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg. - Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ bầu có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg. - Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg. - Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg. - Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg. - Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg. - Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.
Mẹ bầu cần theo dõi mức cân nặng trong cả thai kỳ
2. Biến chứng của tăng cân quá ít và nhiều trong thai kỳ:
- Các nhà khoa học Mỹ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cần quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của thai nhi:
Khó sinh
Sinh con quá to
Trẻ sinh ra bị nặng cân, dễ có vấn đề tiểu đường
Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
Khả năng huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2
- Đối với mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ có những ảnh hưởng như:
Sinh non
Sinh trẻ thiếu cân
Ảnh hưởng quá trình tiết sữa sau khi sinh và không đủ lượng sữa cho con bú
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Bởi thế, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây nên tình trạng sẩy thai.
3. Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý đúng chuẩn khoa học:
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng cân khoa học
- Theo dõi cân nặng thường xuyên: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra cân nặng trên cùng một chiếc cân một tuần một lần. Thời điểm vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Trong trường hợp, nếu mẹ bầu là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg . Nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai. - Thăm khám thường xuyên: Mẹ bầu cần kham thai thường xuyên đẻ theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho thai kỳ. - Luyện tập thể thao đều đặn: Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp)…nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế một vài khó chịu khi mang thai: đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Hạn chế hoặc tuyệt đối những môn thể thao nguy hiểm. - Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ăn đủ protein: thịt, cá, trứng, sữa, dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể. Và chất béo tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A: sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng, B :ngũ cốc và D: sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá, axit folic trong rau xanh , sắt trong động vật thân mềm, rau xanh, canxi trong sữa, rau xanh và magiê: rau xanh, nước khoáng.
Chọn những loại thức ăn béo và ít đường, nhiều chất xơ.
Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước trong thai kỳ và đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Như vậy, với những thông tin trên mẹ bầu đã biết mức tăng cân hợp lý khi mang thai giúp thai nhi phát triển toàn diện. hăm sóc bản thân mình một cách tốt hơn, đảm bảo thai nhi được lớn dần khỏe mạnh qua từng ngày từng tháng. Đừng nên nghĩ rằng, ăn càng nhiều sẽ tốt cho em bé trong bụng mà hãy thật thận trọng với chế độ ăn, khẩu phẩn ăn hằng ngày của mình, ngoài ra cũng nên đi khám thai thường xuyên để bác sĩ tiện theo dõi mức cân nặng của mẹ ít hay nhiều mà can thiệp hỗ trợ kịp thời.
Từ ngày 01/09 - 30/09, khi mẹ đăng ký sinh tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% gói Thai sản trọn gói và: – Miễn phí tiêm vaccine phòng Covid-19 cho KH đăng ký gói – Giảm 50% phí test nhanh covid cho KH thai sản – Tặng 01 phiếu bốc thăm may mắn: cơ hội nhận voucher giảm giá 50% gói thai sản và nhiều phần quà hấp dẫn khác tại chương trình bốc thăm may mắn vào tháng 10/2021. – Miễn phí giường gấp người nhà. – Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh cho khách sinh mổ (nếu thời điểm KH sinh không bùng dịch). – Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn. Quà tặng đi kèm - Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé của nhãn hàng HIPP và Moony
dịch vụ đẻ không đau
Phương Pháp Tăng Nước Ối Cho Mẹ Bầu Cần Biết
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp lượng nước ối trong bụng mẹ qua ít mà người ta gọi là thiếu ối sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như chèn ép dây rốn,…Vậy thì mẹ bầu bị thiếu ổi phải làm gì và như thế nào để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
1. Vai trò của nước ối:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ối là giữ cho em bé an toàn trong bụng mẹ bằng bao bọc và che chắn xung quanh. Bên cạnh đó, nước ối cũng có các chức năng khác gồm: – Cung cấp 1 môi trường ấm áp ổn định. – Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu. – Bảo vệ thai nhi chống lại những chân thương cơ học. – Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. – Cho phép hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương phát triển 1 cách bình thường. – Cho phép thai nhi phát triển co duỗi dễ dàng.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ít nước ối:
Một số nguyên nhân điển hình khiến cho mẹ bầu bị cạn nước ối gồm: – Do rỉ ối kéo dài mà không phát hiện kịp thời. – Nhau thai gặp vấn đề, không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi thì bé sẽ giảm khả năng bài tiết nước tiểu. – Mẹ bầu uống ít nước hoặc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết trong quá trình mang thai. – Thai nhi có vấn đề về hệ niệu, không thể duy trì cơ chế nuốt nước ối – đi tiểu như bình thường, làm quá trình tái tạo nước ối bị gián đoạn. – Mẹ bầu mắc các biến chứng như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thai kỳ, tiêu chảy, tiền sản giật,… – Thai quá ngày, thai già tháng khiến lượng nước ối bị hao hụt. – Thai phụ mang song thai, đa thai hoặc đang dùng thuốc tân dược liều cao để trị bệnh cũng có thể gây ra tình trạng thiếu ối.
3. Phương pháp giúp tăng nước ối trong bà bầu:
Khi bị thiếu nước ối, mẹ cần làm gì để tăng lượng ối. Ngoài các biện pháp y tế được thực hiện với bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cũng có thể áp dụng những phương phap giúp tăng nước ôi cho bà bầu – Ăn trái cây chứa lượng nước lớn: Ngoài nước uống, bà bầu cũng có thể bổ sung dưỡng chất bằng những loại trái cây, rau củ có lượng nước cao. Theo đó, các loại rau có lượng nước cao là dư chuột, rau diếp, cần tây…. Còn ở trái cây thì có dưa hâu, cà chua, khế,… đều giúp mẹ bầu tăng lượng nước ối hiệu quả. – Uống nhiều nước: Để tăng lượng nước ối của mẹ bầu thì việc đảm bảo cơ thể luôn đủ nước là điều rất quan trọng. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống ít nhất 8-10 ly nước ngày tương đương với 2- 2,5 lít nước. Ngoài ra, mẹ bầu cần nhớ nên uống nước cả ngày và không nên chờ đến khi khát mới uống, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. – Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ cung cấp đủ chất cho thai nhi thông qua nước ối. Đặc biệt, ở những tháng cuối thai kỳ, bé thường xuyên nuốt và cảm nhận được vị của nước ối nên một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ sẽ giúp vị giác của bé tốt hơn.
– Bổ sung các loại nước:
Uống nước dừa 2-3 lần/1 tuần bắt đầu từ tháng 4 cũng là cách để mẹ bổ sung dinh dưỡng cho nước ối. Vì đây là loại nước nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung nước cho ối bằng nhiều loại trái cây khác như nước mía, cam, ổi, cóc,… – Không sử dụng các thực phẩm làm mất nước: Các loại đồ uống lợi tiểu như trà râu ngô, cà phê,… vô tình sẽ làm mẹ bị mất nước, dẫn tới nguy cơ thiếu nước ối cao. Ngoài ra, tuyệt đối không được uống rượu bởi loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của bé, làm cơ thể mẹ bầu bị mất nước và khiến lượng nước ối cũng bị giảm đi. – Tư thế ngủ thích hợp: Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn nên nằm nghiêm về hướng bên trái. Vì ở tử thế này, máu của mẹ bầu sẽ lưu thông tốt hơn qua các mạch máu tử cung và tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn của thai như được chảy với tốt độ bình thường, phần nào cải thiện được nước ối. Điều này cũng sẽ giúp lượng nước ối của mẹ dần được cải thiện. – Luyện tập thể thao: Các mẹ bầu luôn được khuyến khích luyện tập thể dục thể thao và đặc biệt là những mẹ bị thiếu nước ối. Theo đó, những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung, nhau thai. Đây cũng là làm cách tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối do thai nhi đã đi tiểu ra. Chính vì thế, bà bầu nên tập luyện ít nhất 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập như: bơi lội, đi bộ,…
Từ 05/04 – 30/04 , Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng những ưu đãi cực hấp dẫn khi mẹ đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói:
Giảm 25% các gói thai sản Giảm thêm 5% cho khách sinh trong tháng 4 và tháng 5.2021 – Miễn phí khám và siêu âm thai 2D hoặc 5D không giới hạn cho khách hàng đăng ký gói từ tuần thai đăng ký (Siêu âm 5D chỉ áp dụng với tuần thai dưới 33 tuần) – Miễn phí sàng lọc thính lực cho bé – Tặng 01 lần chiếu plasma – Tặng voucher trị liệu giảm đau lưng sau sinh trị giá 1 triệu đồng – Tặng chụp ảnh newborn
– Tặng giường gấp người nhà – Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé trị giá + 02 bộ quần áo Nous + Bộ quà tặng của nhãn hàng HIPP (sữa hoặc bình sữa, trà lợi sữa, kem hăm) + Bộ quà tặng của nhãn hàng Moony + Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn
Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh ? – Khoa Sản Nhi – Viện Y Học Biển Vn
Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Riêng với những bà bầu sinh con lần thứ 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Với mẹ mang thai lần đầu đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.
Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Một tin vui cho các mẹ bầu: Bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không
Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
Cảm giác mót rặn và mót tiểu nhiều hơn
Cùng triệu chứng sụt bụng thì dấu hiệu mót rặn nhiều hơn là do đầu em bé xuống thấp hơn gây chèn ép vào trực tràng và bàng quang. Vậy nên thể tích trực tràng và bàng quang bị thu hẹp lại, gây ra hiện tượng mót rặn và mót tiểu, thực tế mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện các mẹ bầu ở giai đoạn này thường tiểu không nhiều và đại tiện không nhiều trong 1 lần nhưng có thể đi nhiều lần hơn trong một ngày.
Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung.
Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng hoặc màu nâu đen. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
Tuy nhiên,tùy tình trạng cơn co tử cung thưa hay mau mà cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra sớm hay muộn, có trường hợp mẹ bầu có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Các cơn co thắt ngày càng mạnh và mau hơn
Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau tức bụng như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “đẩy” bé ra ngoài. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối sẽ có cơn co tử cung sinh lý gọi là cơn co Braxton-Hicks, cơn co này chỉ gây cho mẹ cảm nhân được bụng mình đang gò cứng lên chứ không gây đau và không gây ra máu âm đạo. Cơn co này là động lực để em bé quay đầu (thường ở tuần 34 -35) và để em bé bình chỉnh ngôi thai sao cho thuận nhất với khung chậu của mẹ (38 -40 tuần)
Cơn co sẽ mạnh đủ gây cảm giác đau cho mẹ
Các cơn co diễn ra tự nhiên và bạn không thể làm gì để giảm được cơn co này
Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
Tần suất cơn co: Tần suất cơn co tử cung ngày càng mau, ban đầu có thể 1 vài cơn/ ngày cho đến khi 10 phút có 1 đến 2 cơn là lúc bạn cần đến viện.
Cảm thấy các khớp được dãn ra
Vỡ nước ối
Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.
Cổ tử cung bắt đầu xóa mở
Ở thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự đó mẹ!
Ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Sụt cân có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu và dễ bị bỏ sót và cũng khó thực hiện
.10. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra do ngôi thai tụt xuống thấp hơn
Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?
Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng, phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.
Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:
Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể lẫn phân su của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé có thể cần theo dõi sát hơn.
Cảm thấy hoa mắt, nhìn mờ, đau đầu, đau vùng bụng bên phải hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng bạn cần đến viện để kiểm tra ngay.
Cách Uống Sữa Tươi Khoa Học Cho Bà Bầu, Đảm Bảo Con Tăng Cân, Phát Triển Chiều Cao
Bà bầu nên uống sữa tươi vào lúc nào để thai nhi hấp thụ tốt nhất?
Cũng giống như sữa bầu, mẹ bầu có thể uống sữa tươi ngay khi phát hiện mình có thai. Tốt hơn nữa hãy bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày cả trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn trước, trong và sau khi sinh con.
Nếu không uống được từ đầu thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu uống sữa tươi vào tuần thai thứ 20. Đây là thời điểm thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ hệ xương, răng, trí não… nên cần bổ sung nhiều canxi.
Về thời điểm uống sữa trong ngày thì hợp lý và khoa học nhất là sau khi ăn sáng từ 1-2 tiếng.
Bà bầu có nên uống sữa ban đêm? Câu trả lời là rất nên. Bởi nó sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon và bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Lưu ý là mẹ bầu không nên uống sữa thay cho bữa sáng. Uống sữa khi bụng đói sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt, buồn ngủ. Hơn nữa, khi bụng đói dạ dày co bóp làm phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột khi chưa tiêu hóa hết.
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi bà bầu uống sữa tươi
Chọn loại sữa tươi có hàm lượng chất béo khoảng 1 – 2 % để không bị tăng cân quá nhiều
Chọn sữa tươi tiệt trùng vừa tiện lợi, vừa giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm.
Không đun sôi sữa ở nhiệt độ cao hơn 90 độ C, sẽ làm sữa bị kết tủa, mất dinh dưỡng.
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 400ml – 600ml sữa tươi, có thể đổi vị bằng sữa đậu nành, sữa hạt.
Không uống sữa với nước trái cây. Như vậy sẽ gây chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Không dùng chung sữa với chocolate, vì chocolate sẽ phá hủy thành phần canxi trong sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Nếu mẹ không thích uống sữa, hoặc bị nghén thì có thể chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Có thể ăn kèm bánh mỳ, bánh quy khi uống sữa.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa thành phần canxi hoặc các chế phẩm từ sữa như: trứng, phô mai, sữa chua…
Sữa tươi có thể thay thế cho sữa bầu được không?
Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ thì có một thắc mắc thường gặp là bà bầu nên uống sữa gì. Hầu hết mọi người đều sẽ lựa chọn sữa bầu. Nhưng thực tế, nếu mẹ nào không uống được sữa bầu hoặc muốn đổi vị thì sữa tươi là “sự thay thế hoàn hảo”. Lý do là:
Cung cấp dinh dưỡng cần thiết
Sữa tươi không đường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi như:
Khoáng chất: kali, phốt pho
Các loại vitamin như A, B1, B2, B2
Bổ sung canxi
Đây là một thành phần rất quan trọng, nó có tác dụng:
Hình thành, phát triển khung xương cho bé, giúp bé có chiều cao vượt trội
Tăng cường sức khỏe cho mẹ
Ngăn ngừa tình trạng loãng xương trong thai kỳ
Giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh
Bà bầu uống sữa tươi sẽ giúp thai nhi:
Phát triển trí não,
Tăng cường sức đề kháng
Tham gia vào việc cấu thành tế bào
Phát triển thị lực
Giúp bé tăng cân nhanh, lượng nước ối dồi dào.
Trường hợp mẹ bị thiếu ối thì việc uống sữa tươi thường xuyên sẽ bổ sung ối cho thai nhi.
Mang đến cho bầu một giấc ngủ ngon
Trước khi đi ngủ 2 tiếng, mẹ bầu uống một ly sữa tươi ấm sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Lý do là bởi trong sữa tươi có chứa Tryptophan giúp hỗ trợ sản xuất Serotonin và melatonin giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng.
Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ sẽ rất nhanh đói. Nếu bụng đói vào ban đêm mẹ bầu sẽ dễ thức giấc và khó ngủ lại. Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi suốt đêm.
Không làm mẹ tăng cân quá nhiều, giữ vóc dáng gọn gàng
Nếu bạn muốn biết bà bầu nên uống sữa gì tốt cho con, mẹ tăng cân ít, thì sữa tươi không đường là lựa chọn tốt nhất. Đặc biệt, với bà bầu bị thừa cân hay tiểu đường thì việc uống sữa tươi không đường sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!