Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu Ý Những Gì được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.
Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Virus viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không có bao cao su. Đặc biệt, sản phụ có thể truyền virus viêm gan B sang con trong quá sinh thường hoặc sinh mổ.
1. Bà bầu bị viêm gan B lây cho con như thế nào?
Viêm gan B cũng có thể lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch khác của cơ thể từ người nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Thậm chí có thể bị nhiễm virus viêm gan B với một lượng máu nhỏ.
2. Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Nhiễm virus viêm gan B hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi trong khi mang thai. Điều quan trọng là bác sĩ phải được biết về nhiễm trùng viêm gan B của bạn để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh.
3. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các bà bầu bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ.
Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG) ngay sau khi sinh. Những mũi tiêm ban đầu này sẽ giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Cả vắc-xin và immunoglobulin đều là những sản phẩm an toàn và hiệu quả do đó các bà mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú an toàn, miễn là em bé đã được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin.
Ở các mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ cần tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan khi được 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ được 95% trẻ tránh bị nhiễm viêm gan B.
Khi chín tháng tuổi, trẻ sẽ cần được xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả bảo vệ chống lại viêm gan B hay trẻ đã bị nhiễm virus. Nếu trẻ chưa có kháng thể bảo vệ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiêm thêm hai mũi vắc-xin viêm gan B.
Thất bại trong điều trị bằng vắc-xin viêm gan B và HBIG có thể xảy ra ở những sản phụ có xét nghiệm HBeAg dương tính và có tải lượng virus rất cao, nên khả năng cao có thể truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi. Lượng tải virus lớn hơn 200.000 IU/mL hoặc 1 triệu cp/ml cho thấy mức độ kết hợp giữa vắc-xin viêm gan B và HBIG được tiêm lúc sinh có thể đã thất bại. Do đó, đầu tiên sản phụ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus như tenofovir, sau đó sẽ được sử dụng thuốc chống siêu vi bao gồm telbivudine hoặc lamivudine. Điều trị bằng thuốc kháng virus bắt đầu từ tuần thứ 28-32 và tiếp tục 3 tháng sau sinh…
Phòng khám đa khoa Biển Việt – địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, điều trị viêm gan B uy tín tại Hà Nội.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 của Phòng khám đa khoa Biển Việt để được hỗ trợ miễn phí.
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không?
Virus Viêm gan B (HBV) là một trong những virus nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con, Bởi vậy, những phụ nữ bị viêm gan B khi mang bầu thường lo lắng rằng liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này.
Bị viêm gan B khi mang thai có nguy cơ lây truyền cho con
Viêm gan B là một trong những loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền còn tùy vào từng trường hợp và từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai mà không được điều trị thuốc ức chế virus, HBV từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10% – 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên tới 80% – 90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tác hại của virus viêm gan B đối với mẹ bầu là mối quan tâm của nhiều người
Nếu người mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan khi trưởng thành.
Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ ( HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Mẹ mang bầu bị nhiễm viêm gan B ảnh hưởng gì đến sự phát triển thai nhi?
Không có những ghi nhận về việc Virus viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi vì loại virus này sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như những loại virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.
Virus viêm gan B ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non.
Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao, lên đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khác.
Triệu chứng và những ảnh hưởng của virus viêm gan B lên mẹ bầu
Mệt mỏi và xuất hiện những cơn đau bụng: Với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, một triệu chứng khác có thể gặp phải ở mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B là tình trạng đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.
Chán ăn: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Đối với mẹ bầu thì tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Vàng da: Một triệu chứng đáng lưu tâm khác là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tế tin cậy để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt cho cả mẹ và bé.
Làm gì khi bà bầu bị viêm gan B?
Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc, trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.
Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực cao.
Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.
Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Có thể thấy tác hại của viêm gan B là rất lớn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé khi chào đời cũng như cả quá trình phát triển sau này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B từ sớm và kiểm tra kỹ xét nghiệm tìm virus viêm gan B trước khi có ý định sinh con.
Bà Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không?
Chăm sóc bà bầu bị viêm gan B như thế nào?
Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?
Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu bị viêm gan B có sao không và cách bảo vệ cả mẹ và bé trước căn bệnh này luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 10 – 13% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bà bầu bị viêm gan B có sao không. Điều này hình thành nên tâm lý chủ quan trong việc kiểm soát và điều trị bệnh, từ đó dẫn đến nhiều rủi ro khôn lường ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Khoảng 10-15% phụ nữ mang thai mắc viêm gan siêu vi B
Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B
1. Đối với mẹ bầu
Sức đề kháng của phụ nữ đối với virus HBV cũng giảm đáng kể khi mang thai. Vì vậy, so với những trường hợp khác, viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai càng dễ tiến triển nghiêm trọng và kéo theo nhiều hệ luỵ như đái tháo đường thai kỳ, xơ gan, suy gan…, từ đó làm tăng rủi ro tử vong.
2. Đối với trẻ sơ sinh
Vì virus viêm gan B không lây qua nhau thai nên về cơ bản, bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sự hiện diện của chủng virus gây tổn thương gan này lại có thể góp phần làm tăng nguy cơ:
Sinh non
Trọng lượng của bé thấp hơn dự kiến
Ngoài ra, rủi ro nguy hiểm nhất khi bà bầu bị viêm gan B là trẻ sơ sinh nhiễm virus từ mẹ trong thời điểm sinh nở, dẫn đến tình trạng viêm gan siêu vi B bẩm sinh. Theo thống kê từ các chuyên gia, có đến 90% trường hợp viêm gan B bẩm sinh phát triển thành viêm gan B mạn tính. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 25% trẻ sẽ sớm tử vong bởi những hệ luỵ như xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan…
Virus viêm gan B không lây qua nhau thai
Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?
Trong trường hợp này, để bảo vệ bản thân cũng như đứa trẻ sắp chào đời trước sự tấn công của virus viêm gan B, mẹ bầu cần:
Cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B
Nếu bạn đang mang thai và được chẩn đoán nhiễm virus HBV, hãy đảm bảo con bạn sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B liều sau khi sinh cho trẻ trong vòng 12 giờ đầu tiên kể từ lúc bé chào đời. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn cần tiêm thêm HBIG (globulin miễn dịch kháng viêm gan B) trong thời gian này. Bố mẹ cần lưu ý vị trí tiêm của 2 mũi sẽ không trùng nhau.
Đảm bảo trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Ngoài ra, sau đó bé vẫn cần được tiêm các liều vắc xin viêm gan siêu vi B còn lại theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Hãy tham vấn cùng bác sĩ để biết thêm chi tiết về số mũi cần tiêm cũng như thời gian tiêm chủng tốt nhất cho trẻ.
Điều trị viêm gan B khi mang thai
Bà bầu bị viêm gan B cần được chăm sóc bởi bác sĩ có chuyên môn trong việc kiểm soát tình trạng nhiễm virus HBV. Nếu có thể, các chuyên gia sẽ trì hoãn việc điều trị nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, họ tiếp tục theo dõi các triệu chứng lâm sàng và chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm định kỳ. Điều này giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng tiến triển của bệnh, đồng thời sớm có biện pháp can thiệp nếu có bất kỳ biến cố nào xảy ra.
Ngược lại, với trường hợp nghiêm trọng, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Tenofovir và lamivudine là 2 loại phổ biến nhất, thường áp dụng từ tuần 28 – 32 trong thai kỳ cho đến tháng thứ 3 sau khi sinh.
Điều trị sau mang thai
Nếu được kê toa thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải làm xét nghiệm HBV-DNA mỗi 3 tháng/lần trong vòng 6 tháng liên tiếp. Kết quả xét nghiệm cho biết liệu mẹ có đủ tiêu chuẩn để tiếp tục điều trị bằng phương pháp này hay cần ngừng thuốc.
Trong trường hợp virus đã bất hoạt, các bác sĩ chuyên khoa vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh nhằm kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy viêm gan tái phát.
Cẩn thận khi cho con bú
Các chuyên gia đến từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến khích mẹ bị viêm gan siêu vi B trong giai đoạn mang thai vẫn nên cho con bú. So với nguy cơ nhiễm virus, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh được tiêm chủng viêm gan B ngay khi chào đời nên rủi ro mắc bệnh càng thấp.
Mẹ bị viêm gan B vẫn nên cho con bú
Chăm sóc bà bầu bị viêm gan B như thế nào?
Không ít mẹ bầu có cảm giác căng thẳng, lo âu khi biết tin bản thân đang nhiễm virus HBV. Điều này có thể vô tình gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Do đó, nếu bạn có người thân bị viêm gan B trong thời gian mang thai, hãy cố gắng chăm sóc họ bằng cách:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp
Giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng
Chú trọng việc nghỉ ngơi, tránh để bà bầu vận động nặng
Đảm bảo mẹ bầu tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai đặc biệt của bác sĩ
Nhìn chung, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần có chế độ kiểm soát, điều trị cũng như chăm sóc đặc biệt. Để bảo vệ cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng những chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên cho trẻ tiêm phòng viêm gan siêu vi B ngay khi chào đời để giảm thiểu rủi ro nhiễm virus HBV từ mẹ.
Chủ để: viêm gan c lây qua đường nào, dấu hiệu viêm gan c
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Chào bác sĩ, em đang mang bầu ở tháng thứ 4, khi đi làm xét nghiệm bác sĩ có chẩn đoán bị mắc bệnh viêm gan B. Gia đình em hiện đang rất lo lắng, liệu rằng mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Mong bác sĩ tư vấn sớm. Em cảm ơn. (Trúc Quỳnh, 27 tuổi) Bác sĩ Hoàng Phúc – Bệnh viện Từ Dũ tư vấn
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra. Tỷ lệ mắc phải viêm gan B ở Việt Nam khá cao. Vì vậy, trước khi có ý định mang thai, nhiều chị em đều tiêm phòng vắc-xin để ngừa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với các mẹ chưa kịp tiêm phòng khi mang thai, việc nhiễm viêm gan B khá cao. Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn và vàng da là các biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị viêm gan B. Tuy nhiên, nếu viêm gan B ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, chỉ khi thử máu mới biết.
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi chỉ khoảng ở 1%. Tỷ lệ lây nhiễm này sẽ tăng 10-20%vào tam cá nguyệt thứ 2 và có thể tăng tới 80 % trong tam cá nguyệt thứ 3. Trong quá trình sinh con, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang thai nhi sẽ cao lên đến 95%.
Do đó, mẹ bầu mang thai bị viêm nhiễm virus viêm gan B gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi dẫn đến nguy cơ dễ sinh non trước 34 tuần. Nếu người mẹ tái phát các đợt viêm gan B cấp tính sẽ làm cho chức năng gan bị suy giảm, để lại biến chứng nặng nhất của viêm gan B là teo gan, đông máu, xuất huyết, sảy thai,…
Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?
Điều đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm thêm 1 lần nữa để chắc chắn mình có bị nhiễm viêm gan B không. Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay được kích hoạt kháng thể nên an toàn cho phụ nữ mang thai và không ảnh hưởng đến thai nhi, do vậy bạn không cần lo lắng quá. Bạn đang mang thai tháng thứ 4 thì đã qua tam nguyệt thứ 2 nên có thể tiêm vắc xin được. Lúc này, bạn cần ổn định tâm lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc lây nhiễm sang con khả năng sẽ thuyên giảm.
Bảo vệ trẻ sơ sinh chào đời khi mẹ bị viêm gan B bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho từ mẹ sang con, các chuyên gia khuyên nên tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 – 24 tiếng sau sinh. Khả năng bảo vệ của mũi tiêm này lên đến 90% nếu được tiêm phòng đúng cách và đúng thời điểm. Tiêm phòng quá muộn, trẻ dễ bị nhiễm viêm gan B cao.
Nếu mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính hoặc HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên và không sinh sôi nảy nở), trẻ mới sinh sẽ được tiêm ngay một liều immunoglobulin với một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Từ tháng thứ 2, bé sẽ được tiêm tiếp mũi 2 và mũi thứ 3 khi trẻ được 4 tháng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu Ý Những Gì trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!